ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- Số: 4930/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 09 năm 2013 |
GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
--------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ, về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Xét Tờ trình 734/TTr-BQL, ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi về việc phê duyệt Đề án Nông thôn mới xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015, có phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi; ý kiến thẩm định và khảo sát thực tế của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 405/TB-TCT-PTNT ngày 17 tháng 12 năm 2012 và Thông báo số 155/TB-TCT ngày 26 tháng 6 năm 2013; đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số 1526/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 15 tháng 8 năm 2013 về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, giai đoạn 2013 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 (theo nội dung đề án đính kèm). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh thay đổi về cơ chế, chính sách đầu tư xã nông thôn mới, Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ nghiên cứu, đề xuất kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Trưởng Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trung Lập Hạ - huyện Củ Chi có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thường trực Thành ủy; - Đ/C Nguyễn Văn Đua, PBT.TT TU; - Trưởng BCĐCTXDNTM TP; - Thường trực HĐND thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Văn phòng Thành ủy; - Các thành viên BCĐ CTXDNTM TP; - Các thành viên Tổ Công tác giúp việc BCĐ CTXDNTM TP; - VPUB: Các PVP; Các Phòng CV, TTCB; - Lưu: VT, (CNN.M).MH | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Mạnh Hà |
của Ủy ban nhân dân thành phố)
Xã Trung Lập Hạ nằm ở phía Đông Bắc của huyện Củ Chi có tổng diện tích tự nhiên là 1.698,97 ha, chiếm 3,91% diện tích tự nhiên của huyện.
Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã An Nhơn Tây;
- Phía Đông giáp xã Nhuận Đức;
- Phía Tây giáp xã Trung Lập Thượng, Phước Thạnh và Phước Hiệp;
- Phía Nam giáp xã Tân An Hội.
Trung Lập Hạ nằm ở phía Đông Bắc của huyện Củ Chi chia thành 6 ấp (Trung Hòa, Lào Táo Trung, Ấp Đồn, Gia Bẹ, Trảng Lắm, Xóm Mới).
Diện tích đất nông nghiệp 1.437,85 ha, chiếm 84,63% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất phi nông nghiệp 258,97 ha (chiếm 15,24% diện tích). Đất chưa sử dụng là 2,15 ha (chiếm 0,13% diện tích).
Dân số toàn xã là 11.846 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 592 người/km2.
Lực lượng lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi (16 đến 60 tuổi): 8.167 lao động, lao động nông nghiệp: 4.368 lao động (53,48%), công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 2.661 lao động (32,58%), lao động thương mại và dịch vụ: 1.138 lao động (13,94%).
a) Quy hoạch sử dụng đất
Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, nay cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020.
b) Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường; khu dân cư mới: Chưa thực hiện.
a) Giao thông
Hiện tại trên địa bàn xã có các tuyến đường giao thông, tổng chiều dài 80,89 km, trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: 10,85 km, 100% đã được thi công nhựa hóa.
- Đường trục ấp, liên ấp: 32,4km, trong đó đã được nhựa hóa, cứng hóa 18,09km (55,83%);
- Đường giao thông nội đồng: 8,84km, trong đó đi lại thuận lợi 6,18km;
- Đường ngõ, xóm: 28,8km, trong đó đi lại thuận lợi 28,8km.
b) Thủy lợi
Hiện nay trên địa bàn xã số km kênh mương đã kiên cố hóa: 77,35 km. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.
c) Điện
Xã có 55 trạm biến áp, hệ thống đường dây hạ thế dài 55,1 km, tỷ lệ hộ dân có điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất 100%.
d) Trường học
- Trường mầm non: Xã có một trường mầm non Trung Lập Hạ chưa đạt chuẩn quốc gia (6 phân hiệu) với tổng số học sinh là 252 học sinh và 9 giáo viên.
- Trường tiểu học: Xã có 3 trường tiểu học. Trong đó có 2 trường tiểu học chưa đạt chuẩn: Trường tiểu học Liên Trung (3 phân hiệu), trường tiểu học Lê Văn Thế chưa đạt chuẩn và một trường tiểu học Trung Lập Hạ đang xây dựng đạt chuẩn.
- Trường trung học cơ sở: Xã có một trường trung học cơ sở Trung Lập Hạ chưa đạt chuẩn quốc gia với tổng số học sinh 215 và 22 giáo viên.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa
- Số nhà văn hóa xã, ấp:
Trên địa bàn xã hiện chưa có nhà văn hóa và 6 văn phòng ấp chưa phục vụ tốt nhu cầu hội họp và sinh hoạt của người dân.
- Khu thể thao của xã, ấp:
Hiện tại xã có 2 sân bóng, 1 sân bóng đá do xã quản lý chưa đạt chuẩn và 1 sân bóng đá mini Trung Lập Hạ của tư nhân.
e) Chợ
Trên địa bàn xã có 1 chợ với diện tích là 458 m2 không đạt chuẩn, với khoảng 12 tiểu thương buôn bán cố định các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
g) Bưu điện
- Hiện có 1 bưu điện văn hóa đạt chuẩn với diện tích 50 m2 (khuôn viên 470,8 m2) hiện đang hoạt động và phục vụ nhu cầu người dân.
h) Nhà ở dân cư nông thôn
- Theo thống kê hiện nay, toàn xã không còn nhà tạm và dột nát. Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố 100%.
a) Kinh tế
- Cơ cấu kinh tế xã theo hướng: Nông nghiệp: 45%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: 35%, Thương mại - dịch vụ: 20%;
- Cơ cấu ngành nông nghiệp: Trồng trọt: 55%, Chăn nuôi: 44%, Thủy sản: 1%.
- Thu nhập bình quân/đầu người/năm: 19,4 triệu đồng.
- Tỷ lệ hộ nghèo: theo tiêu chí thành phố dưới 12 triệu đồng/người/năm là 177 hộ, chiếm 5,5% tổng số hộ toàn xã.
b) Tỷ lệ lao động có việc làm
- Tỷ lệ lao động có việc làm 6.942 lao động, chiếm 85%.
c) Hình thức tổ chức sản xuất
- Số trang trại: 23 trang trại;
- Số doanh nghiệp: 20 doanh nghiệp;
- Toàn xã có 2 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.
a) Giáo dục
- Về công tác phổ cập giáo dục: Công tác phổ cập chống mù chữ năm 2012, cụ thể:
+ Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học là 70,7%.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) trong năm 2012 là 97%.
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 3.679 lao động, chiếm 45%.
+ Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi là 100%.
+ Xóa mù chữ theo quy định của ngành giáo dục đào tạo: Đạt.
b) Y tế
- Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia phục vụ tốt nhu cầu chăm lo sức khỏe cho nhân dân địa phương.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 6.086 người, chiếm 51,38%.
- Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân/năm là 13,05%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng 0,4%.
c) Văn hóa
- Năm 2012 xã có 6/6 ấp được công nhận đạt chuẩn ấp văn hóa, đạt tỷ lệ 100%.
d) Môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: là 2.973 hộ, chiếm 92%.
- Tỷ lệ hộ có đủ 03 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: trong những năm trở lại đây, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng nhiều nên có trên 90% số hộ đều có đủ 3 công trình kể trên.
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: có 80%.
- Xử lý chất thải: Toàn xã có 1.599 hộ dân, trong đó 49,49% số hộ có đăng ký thu gom rác (dân lập và thu rác công cộng), 50,51% số hộ còn lại phải tự tiêu hủy theo hình thức chôn và đốt tại nhà.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường: có 85%.
- Nghĩa trang: Hiện trên địa bàn xã có 10 nghĩa trang nhưng chưa được quy hoạch, chưa có cơ chế quản lý.
a) Hệ thống chính trị của xã
- Hệ thống chính trị của xã đạt chuẩn.
- Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh. Có đầy đủ các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức hoạt động ổn định.
- Đảng bộ xã có 205 đảng viên.
- Đội ngũ công chức của UBND xã: 39 người
b) Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững, thực hiện tốt kế hoạch tấn công các loại tội phạm. Bảo vệ tốt các ngày lễ, tết, quản lý tốt việc đăng ký tạm trú, tạm vắng trên địa bàn.
- Xây dựng 100% ấp không có tội phạm ẩn náu hoạt động, có tội phạm phát hiện nhanh. Quản lý tốt các đối tượng phạm pháp theo nghị định của Chính phủ.
Phần 2.
Xây dựng xã Trung Lập Hạ trở thành xã nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ... nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, ấp dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Xây dựng xã Trung Lập Hạ trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.
* Hoàn thành 19/19 tiêu chí về nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo từng giai đoạn cụ thể:
- Năm 2012: có 8/19 tiêu chí đạt chuẩn (3, 4, 8, 9, 13, 16, 18, 19);
- Năm 2013: Phấn đấu đạt 11/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 3 tiêu chí: 1, 12, 17);
- Năm 2014: Phấn đấu đạt 16/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 5 tiêu chí: 5, 6, 7, 11, 15);
- Năm 2015: Phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 3 tiêu chí: 2, 10, 14).
* Nội dung thực hiện cụ thể:
- Hoàn thành Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch sản xuất: quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch xây dựng).
- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 gấp 1,5 - 1,8 lần so với khi xây dựng đề án (không thấp hơn 37 triệu đồng).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - Nông nghiệp - dịch vụ theo tỷ lệ: 45% - 35% - 20%.
- Đào tạo nghề: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 70% trong đó lao động nữ chiếm 40%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong đó lao động nữ chiếm 40%.
- Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 90% (trừ lao động trong độ tuổi đang đi học tập trung tại các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học theo quy định).
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm bình quân 1,8%/năm (Đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo).
- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh.
- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản.
- Nâng cấp và cải tạo các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tốt cho phục vụ sản xuất của người dân.
- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học.
- Duy trì và phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 6/6 ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
b) Nội dung thực hiện: Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới.
a) Giao thông
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Đường giao thông trục ấp, liên ấp: Mở rộng, nâng cấp 8 tuyến đường với chiều dài 13,302km.
+ Đường ngõ, xóm: Mở rộng và nâng cấp 9 tuyến đường với chiều dài 2,665km
b) Thủy lợi:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: Làm mới 4 tuyến kênh: N25.2.9.2, N31A.5, N31A-9A-9A1, N31A-2D-2.2.4 với chiều dài: 4,695 km.
c) Điện
- Mục tiêu: Duy trì - nâng chất tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Lắp đặt mới 5 trạm biến áp (tổng dung lượng: 1400KVA) và 2,97 km đường dây hạ thế.
+ Nâng cấp 43 trạm biến áp (tổng dung lượng: 1825KVA) và 0,3 km đường dây hạ thế.
d) Trường học
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xây mới 1 trường mầm non bán trú Trung Lập Hạ tại ấp Xóm Mới.
+ Nâng cấp trường Trung học cơ sở Trung Lập Hạ tại ấp Xóm Mới: cung cấp thêm trang thiết bị; xây mới 6 phòng chức năng.
+ Nâng cấp 2 phân hiệu trường mầm non Trung Lập Hạ tại ấp Trảng Lắm và ấp Đồn.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện theo chủ trương Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi việc xây dựng nhà văn hóa phải được thực hiện theo quy hoạch nhà văn hóa cụm. Xã Trung Lập Hạ sinh hoạt cụm văn hóa Phước Thạnh, Thái Mỹ, Trung Lập Hạ. Tuy nhiên, xã vẫn tiếp tục giành quỹ đất công 2,2ha tại ấp Xóm Mới để phục vụ nhu cầu xây dựng nhà văn hóa giai đoạn sau năm 2015 (theo hướng dẫn 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
+ Xây dựng mới Văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp Gia Bẹ và Trảng Lắm.
+ Nâng cấp, sửa chữa Văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp Trung Hòa, Xóm Mới, Lào Táo Trung và Đồn.
e) Chợ nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp các sạp tại chợ, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy; Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chợ.
g) Bưu điện
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: nâng cấp và sửa chữa 1 bưu điện văn hóa xã. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư xây dựng đường truyền Internet tốc độ cao, bổ sung dung lượng. Xây dựng và nhân rộng mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới mỗi nhà nông một website.
h) Nhà ở dân cư nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Chỉnh trang nhà ở dân cư đạt 10 - 15%
+ Vận động và tuyên truyền người dân có nhu cầu xây nhà mới; sửa chữa nhà thực hiện đúng quy định về kiến trúc nhà ở dân cư phù hợp với nông thôn ven đô.
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phấn đấu đạt tỷ lệ 45%.
Tăng 200 ha về quy hoạch sản xuất công nghiệp. Hiện đã có ban quản lý đầu tư khu công nghiệp Tây Bắc. Định hướng tiểu thủ công nghiệp phát triển về các ngành nghề: Bánh phở, mây đan, sửa chữa cơ khí,...
+ Nông nghiệp phấn đấu đạt tỷ lệ 35%, trong đó:
Chăn nuôi: 50%. Duy trì và phát triển thêm đàn bò sữa thành 1.200 con, bò thịt 1.800 con, heo 7.000 con.
Trồng trọt: 48%. Đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nền tăng diện tích rau an toàn lên thành 368 ha, duy trì diện tích bắp lai hàng năm đạt 70 ha, cải tạo và mở rộng vườn cây ăn trái lên 151 ha, hoa lan cây kiểng tăng thêm 5,5 ha.
Thủy sản: 2%. Phát triển thêm 16 ha diện tích nuôi trồng (hiện có 14 ha đang nuôi trồng thủy sản). Chủ yếu nuôi cá Hường, cá Trê lai, cá lốc, cá kiểng (6.000 m2),...
+ Dịch vụ phấn đấu đạt tỷ lệ 20%: Kinh doanh buôn bán nhỏ (chủ yếu), cho thuê áo cưới, Internet, may mặc, làm tóc,...
b) Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo theo tiêu chí mới của thành phố, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% vào năm 2015.
+ Thực hiện các chương trình an sinh xã hội:
* Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm cho người nghèo; khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công...
* Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.
c) Tỷ lệ lao động có việc làm
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 12 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Địa phương liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và với các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động.
+ Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.
+ Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu ... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.
+ Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã.
d) Hình thức tổ chức sản xuất
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.
+ Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo, trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in).
+ Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế Tổ hợp tác, Hợp tác xã thông qua:
* Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản.
* Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho xã viên tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
* Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.
* Tham quan học tập mô hình sản xuất hiệu quả.
a) Giáo dục
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xã phối hợp với các đoàn thể nắm bắt các trường hợp trẻ em bỏ học và kịp thời có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học giành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt.
+ Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động, dưới nhiều hình thức và ngành nghề phù hợp với đặc thù địa phương.
+ Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh nghiệp.
b) Y tế
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo.
+ Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm y tế theo quy định.
c) Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào càng phát triển sâu rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn.
+ Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Bộ Chính trị và quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang, lễ hội... Thực hiện tốt chính sách về người nghèo...
+ Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gương người tốt, việc tốt.
d) Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao động và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Vận động triển khai tổ chức “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”, kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên quy mô xã.
+ Tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư và vận động nhân dân định kỳ tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã.
a) Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 18 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn để không ngừng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 1 năm 2004 và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ
+ Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”; Các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.
+ Thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã;
+ Hoàn thiện bộ máy chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tiếp tục đổi mới thiết chế dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để vận hành tốt nhiệm vụ.
b) An ninh chính trị và trật tự xã hội nông thôn
- Mục tiêu: Duy trì đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ An ninh xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, thường xuyên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc;
+ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương và vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, giải quyết tốt khiếu nại tố cáo, không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người hoặc xảy ra điểm nóng.
1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 107.237 triệu đồng (chiếm 47,41%)
2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 118.911 triệu đồng (chiếm 52,59%).
1. Vốn từ Ngân sách nhà nước: 96.270 triệu đồng, chiếm 42,57 %; trong đó:
+ Vốn nông thôn mới: 68.099 triệu đồng, chiếm 30,11%.
+ Vốn lồng ghép: 28.171 triệu đồng:
* Vốn tập trung: 10.293 triệu đồng;
* Vốn phân cấp huyện: 0 triệu đồng;
* Vốn sự nghiệp: 17.878 triệu đồng.
2. Vốn cộng đồng: 76.919 triệu đồng, chiếm 34,01%; trong đó:
+ Vốn dân: 47.832 triệu đồng
+ Vốn doanh nghiệp: 29.087 triệu đồng
3. Vốn tín dụng: 52.960 triệu đồng
* Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phần 3.
- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.
a) Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
b) Quản lý đầu tư và xây dựng
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Vận dụng theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài Chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
a) Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Ủy ban nhân dân xã Trung Lập Hạ, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ:
- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ, công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phân công các Phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2012 - 2015, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
b) Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố
- Phân công cán bộ công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Trung Lập Hạ huyện Củ Chi chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và thành phố do Sở, ngành phụ trách trên địa bàn xã.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Trung Lập Hạ và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Củ Chi và xã Trung Lập Hạ; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Trung Lập Hạ cân đối, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và bố trí vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp hàng năm (2013 - 2015), đảm bảo tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Trung Lập Hạ.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới Trung Lập Hạ, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Trung Lập Hạ.
c) Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.