hieuluat

Quyết định 5338/QĐ-UBND TPHCM thực hiện Chương trình hành động số 45-Ctr/TU 2015

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. HCMSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:5338/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Hoàng Quân
    Ngày ban hành:21/10/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/10/2015Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    -------
    Số: 5338/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2015
     
     
     SỐ 45-CTR/TU NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA THÀNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
    SỐ 33-NQ/TW HỘI NGHỊ LẦN THỨ CHÍN BAN CHẤP TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    -------------------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
    Căn cứ Chương trình hành động số 45-Ctr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 3923/TTr-SVHTT-VHGĐ ngày 04 tháng 9 năm 2015;
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
     

     Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
    - Thường trực Thành ủy;
    - Thường trực HĐND TP;
    - TTUB: CT, các PCT;
    - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
    - Các Đoàn thể Thành phố;
    - Các Sở - ngành Thành phố;
    - UBND quận - huyện;
    - VPUB: các PVP;
    - Các Phòng CV, TTCB;
    - Lưu: VT, (VX/LH) T.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Lê Hoàng Quân
     
     
     
     
    Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
    Thực hiện Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy với các nội dung cụ thể như sau:
    1. Mục đích:
    - Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
    - Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp với 7 đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
    - Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; chú ý đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
    2. Yêu cầu:
    - Quán triệt đến tất cả cán bộ công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân về nội dung cơ bản của Nghị quyết; lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước phải thật sự quyết liệt, có hiệu quả.
    - Đẩy mạnh việc đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa và đồng thời có giải pháp thực hiện đồng bộ của các ngành, các cấp từ Thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn trong triển khai thực hiện.
    - Xây dựng chương trình hành động cụ thể theo từng giai đoạn; đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cần tập trung đúng hướng và tương xứng để có hiệu quả lâu dài
    - Quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ văn hóa ở cơ sở.
    1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng công dân Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, lịch sự, nhân ái, nghĩa tình:
    - Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.
    - Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
    - Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội.
    - Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên.
    - Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    - Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thông “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái”.
    - Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực làm tha hóa con người, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện.
    - Xây dựng con người với tư cách là công dân Thành phố Hồ Chí Minh, biết ứng xử một cách văn minh trên các lĩnh vực:
    + Trong gia đình: kính trên, nhường dưới, yêu thương, gắn bó và có trách nhiệm với gia đình.
    + Nơi công cộng: lịch sự, hòa nhã, nhường nhịn; hình thành thói quen xếp hàng, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn; chấp hành luật giao thông, hình thành văn hóa giao thông và vệ sinh môi trường.
    + Nơi cơ quan, công sở: ứng xử có văn hóa, đúng mực giữa cấp trên, cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau và đặc biệt giữa công chức với nhân dân, giữa nhân viên với khách hàng.
    + Với môi trường: sống hài hòa với tự nhiên, ứng xử thân thiện với môi trường nước, không khí, tham gia bảo vệ môi trường.
    2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh:
    - Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống.
    - Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nề nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.
    - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở: gia đình văn hóa, ấp văn hóa - khu phố văn hóa, xây dựng phường văn minh đô thị, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới... Đa dạng các giải pháp thực hiện nếp sống văn minh mỹ quan đô thị lồng ghép vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” như: khu phố không rác, xây dựng tuyến đường văn minh - mỹ quan đô thị, tuyến kênh xanh - sạch - đẹp, vận động thực hiện xóa bỏ 6 hành vi không có văn hóa, không phù hợp với nếp sống văn minh đô thị, góp phần xây dựng con người Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới: văn minh - lịch sự - nhân ái - nghĩa tình.
    - Triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới, lễ hội; nhân rộng các mô hình như: nhà hàng tiệc cưới văn minh - lành mạnh - tiết kiệm, tiết kiệm trong việc tang để thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện, thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng dân gian, tôn giáo.
    - Trùng tu, tôn tạo ngăn chặn sự xuống cấp, mai một các di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
    - Đầu tư và xây dựng cơ chế hoạt động đồng bộ có hiệu quả của Trung tâm văn hóa xã, liên xã ở 5 huyện ngoại thành, đẩy mạnh chương trình văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, rút ngắn khoảng cách chênh lệch hưởng thụ văn hóa nghệ thuật giữa nội thành và ngoại thành.
    - Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa như: Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao quận - huyện, phường - xã vào các thiết chế văn hóa trên địa bàn như điểm sáng văn hóa, các công trình văn hóa trên địa bàn Thành phố.
    - Thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng dân gian, tôn giáo và hoạt động lễ hội.
    - Tiếp tục hoàn thiện các tài liệu tập huấn cho cơ sở: “Văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình”’, “Văn hóa giao tiếp ứng xử trong hành chính công”, “Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công cộng”, “văn hóa giao tiếp trong hành chính công”, lấy đó làm nội dung cho Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ mới (2016 - 2020).
    3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế:
    Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.
    3.1. Xây dựng văn hóa trong chính trị
    - Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
    - Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đi vào chiều sâu, trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên của tổ chức Đảng và Đảng viên, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong Đảng bộ và cán bộ, công chức, viên chức theo phương châm “Tích cực học tập, nỗ lực làm theo”, nhất là 6 phẩm chất “Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư”.
    - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo định hướng tư tưởng, chính trị trên tất cả các lĩnh vực, đề cao yếu tố văn hóa và tri thức trong công việc. Trong ứng xử với người dân cần xây dựng văn hóa nụ cười, văn hóa xin lỗi, văn hóa từ chức. Tiếp tục hoàn thiện các tài liệu “Giao tiếp ứng xử nơi công sở”.
    3.2. Văn hóa doanh nghiệp
    - Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” xây dựng danh hiệu văn hóa trong doanh nghiệp, trong đơn vị.
    - Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa.
    - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ gìn chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì sự nghiệp phát triển kinh tế của Thành phố, góp phần khẳng định văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân của Thành phố Hồ Chí Minh.
    3.3. Xây dựng văn hóa trong kinh tế
    - Quan tâm nghiên cứu và phát triển các mô hình văn hóa trong doanh nghiệp, xây dựng và hình thành văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam, sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, vận động nhân dân và cán bộ công chức thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
    - Duy trì hoạt động tôn vinh các doanh nghiệp xã hội, các doanh nhân tiêu biểu và có ý thức cộng đồng trách nhiệm cao, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm của doanh nhân, doanh nghiệp; từ đó thu hồi các danh hiệu và các hình thức khen thưởng trước đó khi phát hiện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hành vi sai phạm văn hóa đạo đức, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
    4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động văn hóa:
    - Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
    - Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
    - Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng.
    - Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước, phát triển Thành phố. Tích cực góp phần xây dựng và phát triển hệ thống lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam; nâng cao chất lượng phản bác, đấu tranh chống các hành vi, các sản phẩm phi văn hóa, độc hại, thiếu chính trị, xuyên tạc chủ trương, quan điểm của Đảng.
    - Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
    - Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt quan tâm đến công chúng trẻ, luôn tìm tòi, thể nghiệm để có nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, kết hợp hài hòa tính dân tộc và hiện đại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
    - Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.
    - Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên.
    - Đẩy mạnh hoạt động các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Hành trình đến với di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, tổ chức các hội thi “Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố” đến các quận - huyện và cơ sở.
    - Triển khai hoạt động kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố, có kế hoạch bảo tồn tiếng nói, chữ viết, phong tục, truyền thống của các dân tộc thiểu số tiêu biểu hiện đang sinh sống trên địa bàn Thành phố như dân tộc Chăm, Hoa, Khmer...
    5. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa Thành phố
    - Tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung lựa chọn các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế của Thành phố, xác lập Thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    - Đẩy mạnh phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, trong đó phấn đấu xây dựng một số trung tâm dịch vụ có tầm cỡ quốc tế.
    - Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, đặc trưng văn hóa Thành phố; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
    - Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa.
    - Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa.
    - Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan; hình thành môi trường cho các tổ chức và cá nhân nhân tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ văn hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các doanh nghiệp, doanh nhân tìm hiểu và tham gia thị trường văn hóa; xúc tiến các hoạt động đầu tư cho văn hóa.
    - Có kế hoạch cụ thể khảo sát sâu cơ sở vật chất, nhà xưởng trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ lao động, tay nghề, đội ngũ sáng tác, nghiên cứu thị trường trong nước khu vực và quốc tế ở các lĩnh vực về công nghiệp văn hóa với thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh như:
    + Công nghiệp nghe nhìn: đầu tư có hiệu quả các kịch bản hay về phim ảnh, cải lương, tuồng cổ truyền hình, các băng đĩa nhạc, băng đĩa hình... thật sự thu hút góp phần định hướng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong nhân dân.
    + Công nghiệp thời trang: định hướng cho các hoạt động tạo mẫu và lĩnh vực thời trang thông qua hội thi, hội diễn, thời trang mang hơi thở thời đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; đầu tư cho ngành công nghiệp thời trang mang dấu ấn của nền văn hóa Việt để vươn ra thế giới.
    + Phát triển ngành công nghiệp giải trí phục vụ du lịch: bằng các chương trình ca nhạc dân tộc; hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa, các khu vui chơi giải trí mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với hoạt động thể thao đa dạng tạo nên sự gắn kết giữa hoạt động văn hóa, văn nghệ với hoạt động vui chơi giải trí và quảng bá du lịch.
    6. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
    - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc trưng văn hóa Thành phố; đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, văn hóa phẩm xấu, độc hại du nhập từ nước ngoài, tạo nên diện mạo văn hóa lành mạnh cho Thành phố.
    - Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước; thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
    - Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra nước ngoài, đa dạng các kênh truyền bá hình ảnh con người Thành phố Hồ Chí Minh văn minh - lịch sự - nhân ái - nghĩa tình; dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thành phố. Đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc vào các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
    - Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đặc trưng của Thành phố ra nước ngoài.
    1. Tiếp tục đi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa:
    - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thành phố. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao vai trò gương mẫu, xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    - Khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ; hạn chế tự do sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo văn hóa, văn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo.
    - Sự gương mẫu của mỗi cán bộ công chức, viên chức và đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng; coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Gần dân, hiểu dân, gắn bó mật thiết với dân”.
    2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa:
    - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền, tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Thành phố.
    - Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số như các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ-me.... trên địa bàn Thành phố.
    - Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn.
    - Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường.
    - Thực hiện đề tài về “Giữ gìn và phát huy hệ giá trị đạo đức của người dân Thành phố: văn minh - lịch sự - nhân ái - nghĩa tình trong hệ giá trị đạo đức của con người Việt Nam”.
    3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa:
    - Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật truyền thống, quan tâm chú ý nâng cao năng lực của những người hoạt động nghệ thuật sáng tạo văn hóa, lý luận phê bình văn học nghệ thuật. Xây dựng đội ngũ kế thừa đủ năng lực ở các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu chung trong tình hình mới.
    - Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
    - Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển.
    - Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa.
    - Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù, nghệ thuật dân tộc.
    - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các nghệ sĩ để họ yên tâm gắn bó với các đơn vị nghệ thuật nhà nước.
    4. Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa:
    - Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
    - Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
    - Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
    - Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học và nghệ thuật, giữ gìn và phát triển các ngành nghệ thuật dân tộc, hỗ trợ xuất bản ấn phẩm kỹ thuật số, quảng bá mỹ thuật.
    - Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm: cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư… có thiết chế văn hóa ở cơ sở cho phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).
    - Đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi xã hội hóa cho các bước đi cơ bản, nhằm hình thành một thị trường các sản phẩm văn hóa nghệ thuật vốn là thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh, hướng đến xuất khẩu các sản phẩm văn hóa.
    - Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.
    5. Tăng cường công tác giám sát thực hiện:
    - Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc triển khai Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa con người Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới (2016 - 2020).
    - Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện, giám sát định kỳ, đột xuất; báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân Thành phố.
    1. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể của Thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Xây dựng trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và phát triển văn hóa.
    - Chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố.
    - Gắn kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy với Chương trình phát triển nông thôn mới.
    - Tham mưu thực hiện các cơ chế, chính, sách phát triển văn hóa; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất văn hóa; thực hiện đạt kết quả văn hóa gắn với gia đình và du lịch.
    - Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với nhiệm vụ năm và từng giai đoạn để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
    - Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
    - Giao Sở Văn hóa và Thể thao là bộ phận Thường trực giúp Ban Chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình hành động này.
    2. Sở Tài chính:
    Căn cứ ngân sách hàng năm và tình hình thực tế của Thành phố tham mưu, đề xuất kinh phí cho phù hợp và đảm bảo cho hoạt động văn hóa phát triển; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất bố trí cho phù hợp với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp ngân sách.
    3. Sở Nội vụ:
    - Phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng và các dân tộc thiểu số.
    - Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện về tổ chức bộ máy ngành Văn hóa, thể thao; phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa.
    4. Skế hoạch và Đầu tư:
    Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương hàng năm hoặc giai đoạn để tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trên địa bàn Thành phố; xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất văn hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thành phố nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
    5. SThông tin và Truyền thông:
    - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thông tấn báo chí, Đài truyền hình Thành phố, Đài tiếng nói Nhân dân Thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân.
    - Phối hợp Sở văn hóa và Thể thao tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí văn hóa; tuyên truyền Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy đến các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    6. Sở Giáo dc và Đào to:
    - Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đoàn thể có liên quan tham mưu nội dung xây dựng và phát triển toàn diện con người Thành phố trong giai đoạn mới; trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách cho học sinh; sinh viên và đội ngũ giáo viên. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc và truyền thống của Thành phố.
    - Phát huy vai trò và hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trong việc giáo dục lòng yêu, nâng cao nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trên địa bàn và đẩy mạnh xã hội học tập.
    7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
    - Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa từ Thành phố đến cơ sở.
    - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động thực hiện xây dựng môi trường văn hóa gắn với môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
    8. Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện:
    - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 45-Ctr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
    - Cân đối ngân sách đảm bảo đầu tư thỏa đáng cho hoạt động văn hóa;
    - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí;
    - Hàng năm, xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
    9.Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức thành viên và các đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát quá trình triển khai thực hiện.
    10. Các Sở ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện cụ thể hóa Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 45-Ctr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo điều kiện và đặc thù của từng đơn vị, địa phương theo từng giai đoạn và báo cáo kết quả thực hiện.
    - Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015: các Sở, Ban ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường-xã-thị trấn tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập, thảo luận Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 45-Ctr/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
    - Từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2016: các Sở, Ban ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể hóa của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
    - Sau một năm triển khai thực hiện, các Sở, ban ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân quận- huyện, phường - xã - thị trấn tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm.
    - Sau 5 năm thực hiện, tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng điển hình tập thể, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện và tiếp tục nâng chất triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn tiếp theo./.
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 5338/QĐ-UBND TPHCM thực hiện Chương trình hành động số 45-Ctr/TU 2015

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. HCM
    Số hiệu:5338/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/10/2015
    Hiệu lực:21/10/2015
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Lê Hoàng Quân
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X