hieuluat

Quyết định 59/2010/QĐ-UBND chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường tỉnh Long An

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Long AnSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:59/2010/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Dương Quốc Xuân
    Ngày ban hành:20/12/2010Hết hiệu lực:15/08/2020
    Áp dụng:30/12/2010Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Cán bộ-Công chức-Viên chức
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH LONG AN
    --------

    Số: 59/2010/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Tân An, ngày 20 tháng 12 năm 2010

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

    --------

    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

     

    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

    Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

    Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

    Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định trên;

    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

    Quyết định này quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách và trợ cấp địa phương đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

    Điều 2. Chức v ụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã:

    1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

    a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy.

    b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

    đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

    g) Chủ tịch Hội Nông dân.

    h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

    2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

    a) Trưởng Công an.

    b) Chỉ huy trưởng Quân sự.

    c) Văn phòng - thống kê.

    d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã).

    đ) Tài chính - kế toán.

    e) Tư pháp - hộ tịch.

    g) Văn hoá - xã hội.

    Điều 3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã:

    Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã (kể cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã), cụ thể như sau:

    A. Xã, phường, thị trấn loại I: bố trí không quá 25 người.

    1. Cán bộ cấp xã gồm:

    1.1. Bí thư Đảng ủy hoặc Bí thư Chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã).

    1.2. Phó Bí thư Đảng ủy hoặc Thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách) hoặc Phó Bí thư Chi bộ.

    1.3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    1.4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    1.5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    1.6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối kinh tế.

    1.7. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối văn hoá - xã hội.

    1.8. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

    1.9. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    1.10. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

    1.11. Chủ tịch Hội Nông dân.

    1.12. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

    2. Công chức cấp xã gồm:

    2.1. Chỉ huy trưởng Quân sự.

    2.2. Trưởng Công an.

    2.3. Văn phòng - thống kê.

    2.4. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (nếu phường, thị trấn thì Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường).

    2.5. Tài chính - kế toán.

    2.6. Tư pháp - hộ tịch làm công tác đăng ký hộ tịch, chứng thực.

    2.7. Văn hóa - xã hội.

    3. Công chức tăng thêm:

    3.1. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (nếu phường, thị trấn thì Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường).

    3.2. Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm Phó Công an.

    3.3. Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác quản lý tư pháp, phối hợp thi hành án.

    3.4. Văn hóa - xã hội đảm nhiệm Phó Chỉ huy trưởng Quân sự.

    3.5. Văn hóa - xã hội đảm nhiệm Lao động - người có công và xã hội.

    3.6. Văn phòng - thống kê đảm nhiệm Văn phòng cấp Ủy.

    B. Xã, phường, thị trấn loại II: được bố trí không quá 23 người.

    1. Cán bộ cấp xã gồm:

    1.1. Bí thư Đảng ủy (Bí thư Chi bộ) kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    1.2. Phó Bí thư Đảng ủy (Phó Bí thư Chi bộ) hoặc Thường trực Đảng ủy.

    1.3. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    1.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    1.5. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối kinh tế.

    1.6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối văn hoá - xã hội.

    1.7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

    1.8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    1.9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

    1.10. Chủ tịch Hội Nông dân.

    1.11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

    2. Công chức cấp xã gồm:

    2.1. Chỉ huy trưởng Quân sự.

    2.2. Trưởng Công an.

    2.3. Văn phòng - thống kê.

    2.4. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (nếu phường, thị trấn thì Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường).

    2.5. Tài chính - kế toán.

    2.6. Tư pháp - hộ tịch làm công tác đăng ký hộ tịch, chứng thực.

    2.7. Văn hóa - xã hội.

    3. Công chức tăng thêm:

    3.1. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (nếu phường, thị trấn thì Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường).

    3.2. Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm Phó Công an.

    3.3. Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác quản lý tư pháp, phối hợp thi hành án.

    3.4. Văn hóa - xã hội đảm nhiệm Phó Chỉ huy trưởng Quân sự.

    3.5. Văn hóa - xã hội đảm nhiệm Lao động - người có công và xã hội.

    C. Xã, phường, thị trấn loại III: được bố trí không quá 21 người.

    1. Cán bộ cấp xã gồm:

    1.1. Bí thư Đảng ủy (Bí thư Chi bộ) kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    1.2. Phó Bí thư Đảng ủy (Phó Bí thư Chi bộ) hoặc Thường trực Đảng ủy.

    1.3. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    1.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    1.5. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối kinh tế.

    1.6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối văn hoá - xã hội.

    1.7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

    1.8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    1.9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ.

    1.10. Chủ tịch Hội Nông dân.

    1.11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

    2. Công chức cấp xã gồm:

    2.1. Chỉ huy trưởng Quân sự.

    2.2. Trưởng Công an.

    2.3. Văn phòng - thống kê.

    2.4. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (nếu phường, thị trấn thì Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường).

    2.5. Tài chính - kế toán.

    2.6. Tư pháp - hộ tịch.

    2.7. Văn hóa - xã hội.

    3. Công chức tăng thêm:

    3.1. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (nếu phường, thị trấn thì Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường).

    3.2. Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm Phó Công an.

    3.3. Văn hóa - xã hội đảm nhiệm Lao động - người có công và xã hội.

    D. Các quy định khác:

    1. Các xã, phường, thị trấn nếu có Trưởng, Phó Công an được ngành dọc tăng cường thì không bố trí công chức tăng thêm cho đủ biên chế.

    Lĩnh vực chuyên môn nào đã có công chức cấp xã kiêm nhiệm thì không bố trí những người hoạt động không chuyên trách ở lĩnh vực chuyên môn đó.

    2. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của từng xã, phường, thị trấn không nhất thiết bố trí cán bộ, công chức theo số lượng tối đa như trên mà có thể bố trí kiêm nhiệm để tiết kiệm biên chế, cụ thể như sau:

    - Bí thư cấp Ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    - Phó Bí thư cấp Ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    3. Những chức danh công chức được tăng thêm người đảm nhiệm, khi ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức mà Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định.

    Điều 4. Chế độ tiền lương và chuyển xếp, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức cấp xã:

    1. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    2. Cán bộ cấp xã có bằng trung cấp chính trị trở lên được xếp hưởng lương như bằng chuyên môn. Nếu có cả bằng chính trị và bằng chuyên môn thì được xếp lương theo văn bằng cao hơn.

    3. Cán bộ, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài chế độ thương binh, bệnh binh đang hưởng, được xếp lương theo quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    4. Cán bộ, công chức cấp xã nếu có sự thay đổi về bằng chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp thì được xếp lương vào ngạch tương ứng với trình độ đào tạo mới (không qua thi chuyển ngạch), thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ thời điểm có văn bằng mới.

    5. Công chức cấp xã tuyển dụng phải thông qua tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định.

    6. Việc thi tuyển, xét tuyển, chuyển ngạch, nâng bậc lương thường xuyên của công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và tổ chức thực hiện.

    7. Công chức cấp xã được hưởng chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.

    8. Việc điều động, xét chuyển công chức cấp xã lên công chức cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo Điều 25, Điều 26 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về việc quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

    Điều 5. Chế độ phụ cấp:

    1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

    Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 quyết định này nếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, đã chuyển xếp vào ngạch bậc lương thì được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số so với mức lương tối thiểu chung như sau:

    a) Bí thư Đảng ủy hoặc Bí thư Chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy): 0,30.

    b) Phó Bí thư Đảng ủy hoặc Phó Bí thư Chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.

    c) Thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.

    d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

    2. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

    Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại mục A, mục B, mục C Điều 3 quyết định này đã xếp lương theo ngạch công chức hành chính được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ và Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    Cán bộ, công chức cấp xã có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật kéo dài thêm 06 tháng, bị kỷ luật cách chức kéo dài thêm 12 tháng thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định. Trường hợp trong thời gian giữ bậc lương có năm công tác vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức kỷ luật.

    3. Phụ cấp theo loại xã:

    a) Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 quyết định này được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã tính theo % trên mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); cụ thể như sau:

    - Cán bộ cấp xã loại I hưởng mức phụ cấp 10%.

    - Cán bộ cấp xã loại II hưởng mức phụ cấp 5%.

    b) Phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã nêu trên không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

    4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh:

    a) Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại mục A, mục B, mục C Điều 3 Quyết định này, kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.

    b) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh nêu trên không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

    c) Phụ cấp thí điểm Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của tỉnh được duy trì thực hiện đến hết tháng 12/2010, kể từ tháng 01/2011 chuyển sang hưởng phụ cấp kiêm nhiệm 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

    5. Phụ cấp khác:

    a) Cán bộ, công chức cấp xã được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT.BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

    b) Cán bộ, công chức cấp xã được hưởng phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định hiện hành (nếu là đại biểu Hội đồng nhân dân).

    c) Cán bộ được điều động, tăng cường, luân chuyển về công tác ở cấp xã được hưởng chế độ hỗ trợ đối với cán bộ được điều động, tăng cường và luân chuyển công tác theo quy định hiện hành của tỉnh Long An.

    6. Trợ cấp địa phương:

    Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ được hưởng lương bằng hệ số 1,18 so với mức lương tối thiểu, cộng thêm khoản trợ cấp địa phương 150.000 đồng/tháng; trợ cấp này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

    Điều 6. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã:

    1. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

    a) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại mục A, mục B, mục C Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Quyết định này, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ.

    b) Cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (kể từ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó, nếu có), chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng. Việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo hàng năm và quyết định cử cán bộ, công chức cấp xã tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.

    b) Cán bộ, công chức cấp xã khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ theo quy định hiện hành.

    Điều 7. Giải quyết tồn tại về chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã:

    Thực hiện theo Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Điều 8. Nguồn kinh phí:

    1. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ xã già, yếu nghỉ việc do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    2. Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ xã già yếu, nghỉ việc được giải quyết bằng nguồn kinh phí thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo quy định.

    3. Nguồn kinh phí truy nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho các đối tượng cán bộ cấp xã có thời gian giữ chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân do ngân sách địa phương bảo đảm.

    4. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.

    Điều 9. Tổ chức thực hiện:

    Sở Nội vụ, Sở Tài chính phối hợp với sở ngành liên quan hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện nội dung quyết định này.

    Sở Nội vụ phối hợp với các Sở ngành liên quan hướng dẫn việc rà soát, lập danh sách, hồ sơ giải quyết đối với cán bộ cấp xã giữ các chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và giải quyết tồn tại đối với cán bộ cấp xã theo quy định.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chuyển xếp lương mới sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ. Hồ sơ chuyển xếp lương mới phải kèm theo bản sao quyết định lương gần nhất, bản sao sổ bảo hiểm xã hội để tính thời gian công tác và bản công chứng bằng tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ.

    Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả chuyển xếp lương của Ủy ban nhân dân cấp xã; truy nộp bảo hiểm xã hội, nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định.

    Ủy ban nhân dân cấp xã lập báo cáo kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới, truy nộp bảo hiểm xã hội, nhu cầu kinh phí tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.

    Điều 10. Hiệu lực thi hành:

    Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

    Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

    Quyết định này thay thế Quyết định số 23/2006/QĐ-UBND ngày 08/6/2006 của UBND tỉnh về tổ chức bộ máy và chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn.

    Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

    Điều 11. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thủ trưởng sở ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thi hành quyết định này./.

     

     Nơi nhận:
    - Bộ Nội vụ;
    - Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp;
    - TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
    - CT, các PCT.UBND tỉnh;
    - Như Điều 11;
    - Cổng TTĐT tỉnh;
    - Phòng NCTH;
    - Lưu: VT.
    D\CS_CBchuyentrachcapxa

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
    CHỦ TỊCH




    Dương Quốc Xuân

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 59/2010/QĐ-UBND chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường tỉnh Long An

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Long An
    Số hiệu:59/2010/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:20/12/2010
    Hiệu lực:30/12/2010
    Lĩnh vực:Chính sách, Cán bộ-Công chức-Viên chức
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Dương Quốc Xuân
    Ngày hết hiệu lực:15/08/2020
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 59/2010/QĐ-UBND chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường tỉnh Long An (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X