hieuluat

Quyết định 725/QĐ-TTg Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:283&284 - 05/2013
    Số hiệu:725/QĐ-TTgNgày đăng công báo:24/05/2013
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:10/05/2013Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/05/2013Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Tài nguyên-Môi trường
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    ----------

    Số: 725/QĐ-TTg

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    -----------

    Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030,

    TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

    ---------------------

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

    Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

    Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

    Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,

     

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

     

    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:

    1. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch:

    - Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ hệ thống tiêu thoát nước thuộc địa gii hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và phần mở rộng ngoài địa giới hành chính Hà Nội thuộc các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên có cùng lưu vực sông.

    - Phạm vi lập quy hoạch:

    + Đối với nước mưa: Toàn bộ địa giới hành chính khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, các đô thị vệ tinh tương đương cấp đô thị loại III và khu vực ven đô có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thoát nước mưa.

    + Đối với nước thải: Khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, các đô thị vệ tinh tương đương cấp đô thị loại III.

    2. Quan điểm quy hoạch:

    - Phù hp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, miền Nam; Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Quy hoạch thoát nước Hà Nội xem xét đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững; trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa và nước thải từ thu gom chuyển tải đến xử lý cho từng lưu vực đô thị, phù hp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

    - Quy hoạch thoát nước mưa áp dụng mô hình kỹ thuật hệ thống thoát nước bền vững, tăng cường khả năng thấm và trữ nước mưa, góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị khác trong phạm vi lập quy hoạch.

    - Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải tập trung cho các đô thị (đặc biệt là đô thị trung tâm); định hướng thoát nước cho các đô thị nhỏ, khu vực ven đô và ngoài đô thị, khu công nghiệp và y tế, nhằm góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

    - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước của Thủ đô Hà Nội.

    3. Mục tiêu quy hoạch:

    - Cụ thể hóa định hướng phát triển thoát nước Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    - Phân vùng, lưu vực tiêu thoát nước. Dự báo yêu cầu thoát nước mưa và tổng lượng nước thải đô thị; xác định phương án thoát nước, xử lý nước thải theo từng lưu vực đô thị.

    - Từng bước khắc phục tình trạng ngập úng khu vực đô thị với lượng mưa tính toán có chu kỳ tính toán 10 năm đối với công trình đầu mối đồng thời có thể chủ động điều tiết lũ với chu kỳ cao hơn.

    - Tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải trong phạm vi quy hoạch đạt 90% đến năm 2030 và đạt 100% đến năm 2050.

    - Xác định nhu cầu đầu tư hệ thống thoát nước trong từng giai đoạn, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án thoát nước trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước.

    4. Nội dung quy hoạch:

    a) Tiêu thoát lũ và phân vùng tiêu thoát nước:

    - Tiêu thoát lũ qua Hà Nội phải tuân thủ theo Quy hoạch Phòng chống lũ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình tại Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của thành phố Hà Nội.

    - Phối hợp với quy hoạch thủy lợi Hà Nội để bảo đảm tiêu thoát nước đô thị ra các sông; đồng thời xây dựng các công trình tiếp nước tạo dòng chảy liên tục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các sông: Tích, Đáy, Nhuệ, Tô Lịch.

    - Phân vùng tiêu thoát nước: Thành phố Hà Nội bao gồm 03 vùng tiêu chính là vùng tiêu Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội.

    + Vùng Tả Đáy: Thoát nước bằng bơm cưỡng bức bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị là lưu vực sông Tô Lịch, Đông Mỹ, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Phú Xuyên và các thị trấn, diện tích khoảng 47.350 ha.

    + Vùng Hữu Đáy: Thoát nước tiêu tự chảy kết hợp với bơm tiêu đô thị và thủy lợi bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị là lưu vực Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chúc Sơn và các thị trấn, diện tích khoảng 31.310 ha.

    + Vùng Bắc Hà Nội: Kết hợp một phần thoát nước tự chảy với bơm tiêu đô thị và thủy lợi bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị là lưu vực Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, diện tích khoảng 46.740 ha.

    b) Quy hoạch thoát nước mưa

    - Các chỉ tiêu tính toán:

    Các chỉ tiêu tính toán hệ thống thoát nước mưa căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan theo quy định.

    Các tiêu chí chính trong quy hoạch thoát nước mưa Thủ đô Hà Nội:

    STT

    Tiêu chuẩn quy hoạch

    Sông, kênh, cống/ hồ điều hòa đầu mối, trạm bơm nước mưa

    Kênh mương, cống thoát nước mưa chính

    Cống, mương nhánh thoát nước mưa

    1

    Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán

    10 năm và có tính đến lượng mưa tăng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2050

    5-10 năm

    2-5 năm

    2

    Lượng mưa tính toán

    310mm/2 ngày cho đô thị lõi phía Nam sông Hồng và cao hơn 200mm/ngày cho từng lưu vực đô thị cụ thể đối với trận mưa có chu kỳ lặp lại 10 năm;

    - Các khu vực trong phạm vi quy hoạch thoát nước mưa được phân chia thành các lưu vực chính và các tiểu lưu vực nhỏ, bảo đảm thoát nước mưa, trên bề mặt nhanh, triệt để.

    - Phát huy tối đa khả năng thoát nước mặt bằng tiêu tự chảy, tăng diện tích thấm nước mưa, bố trí hệ thống công trình trữ và chứa nước hợp lý nhằm điều hòa lượng nước mưa, kết hợp cùng với giải pháp bơm thoát nước cưỡng bức hp lý; hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện có sang mục đích khác.

    - Đối với khu vực đô thị:

    + Cải tạo, xây dựng mới hệ thống mạng lưới cống, kênh, sông và các trạm bơm thoát nước, các công trình thấm, trữ và chứa nước mưa.

    + Cải tạo, bảo tồn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường các hồ hiện có, phát huy chức năng tổng hợp của các hồ điều hòa, hồ cảnh quan.

    + Khu vực đô thị cũ: Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có, xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống thoát nước chung để thoát nước mưa, kết hợp giải pháp xây dựng mới các công trình thu gom và truyền dẫn nước thải về nhà máy xử lý.

    + Khu vực đô thị mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng đồng bộ với phát triển hạ tầng đô thị bao gồm mạng lưới thoát nước mưa, kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm và các công trình thoát nước tại chỗ (thấm, trữ nước mưa...). Nước mưa được thoát ra sông, kênh, hồ; tiến tới xử lý ô nhiễm do nước mưa trong tương lai.

    + Dự kiến xây dựng công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mưa cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

    TT

    Tên Vùng/Lưu vực

    Diện tích (ha)

    Hồ điều hòa (ha)

    Công suất bơm yêu cầu (m3/s)

    Nguồn xả

    A

    Vùng Tả Đáy

    47.350

    2.330

    811,50

     

    1.

    Lưu vực sông Tô Lịch

    7.750

    944

    90,00

    Sông Hồng

    2.

    Lưu vực Đông Mỹ

    2.010

    97

    41,30

    Sông Hồng

    3.

    Lưu vực Tả Nhuệ

    9.800

    564

    115,00

    Sông Hồng, Nhuệ

    4.

    Lưu vực Hữu Nhuệ

    17.714

    531

    464,00

    Sông Hồng, Nhuệ, Đáy

    5.

    Lưu vực Phú Xuyên

    8.800

    194

    101,20

    Sông Hồng, Nhuệ

    6.

    Lưu vực các thị trấn

    1.276

    -

    -

     

    B

    Vùng Hữu Đáy

    31.310

    1.880

    101,30

     

    1.

    Lưu vực Sơn Tây

    6.404

    300

    -

    Sông Tích

    2.

    Lưu vực Xuân Mai

    6.243

    270

    70,60

    Sông Bùi

    3.

    Lưu vực Hòa Lạc

    13.560

    1221

    -

    Sông Tích

    4.

    u vực Quốc Oai

    1.685

    14

    30,70

    Sông Tích, Đáy

    5.

    Lưu vực Chúc Sơn

    1.633

    75

    -

    Sông Tích, Đáy

    6.

    Lưu vực Phúc Thọ

    685

    -

    -

    Sông Tích

    7.

    Lưu vực các thị trấn

    1.100

    -

    -

    Sông Tích

    C

    Vùng Bắc Hà Nội

    46.740

    1.195

    402,20

     

    1.

    Lưu vực Long Biên

    3.788

    156

    65,00

    Sông Hồng, Đuống

    2.

    Lưu vực Gia Lâm

    7.804

    240

    47,50

    Sông Hồng, Đuống

    3.

    Lưu vực Đông Anh

    18.590

    350

    202,00

    Sông Hồng, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê

    4.

    Lưu vực Mê Linh

    10.045

    123

    87,70

    Sông Hồng, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê

    5.

    Lưu vực Sóc Sơn

    6.513

    326

     

    Sông Cầu, Cà Lồ

    Tổng

    125.400

    5.405

    1.315,00

     

    Quy hoạch các tiểu lưu vực thoát nước mưa và các trạm bơm thoát nước chính cho các đô thị, chi tiết xem tại Phụ lục I.

    + Mạng lưới thoát nước mưa gồm kênh, mương, hồ, cống thoát nước chính đã được quy hoạch về hướng tuyến, quy mô theo từng lưu vực, tiểu lưu vực thoát nước; sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập các dự án đầu tư xây dựng bảo đảm phù hợp vi điều kiện thực tế.

    - Khu vực ven đô thị và ngoài đô thị:

    + Lựa chọn hệ thống thoát nước phù hp với hệ thống tiêu thủy lợi và điều kiện của địa phương.

    + Đối vi sông, suối chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở.

    + Đối với khu dân cư nằm giáp với sườn đồi, núi cần xây dựng các công trình bao đón nước mưa từ trên đỉnh đồi, núi xuống, tránh nước mưa chảy tràn trên khu dân cư.

    c) Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải

    - Các chỉ tiêu tính toán quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải:

    - Các chỉ tiêu tính toán hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy đnh.

    + Tiêu chuẩn thoát nước thải:

    TT

    Khu vực thoát nước

    Tiêu chuẩn thoát nước thải

    Đến năm 2030

    Đến năm 2050

    1

    Đô thị trung tâm

    (254 - 321) l/người/ngày

    (321 - 379) l/người/ngày

    2

    Đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai

    (239 - 274) l/người/ngày

    (312 - 350) l/người/ngày

    + Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.

    - Dự báo tng lượng nước thải thu gom và xlý cho đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh (Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) và đô thị sinh thái Quốc Oai như sau:

    STT

    Khu vực đô thị

    Số lượng lưu vực

    Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

    Đến năm 2030

    Đến năm 2050

    1

    Đô thị trung tâm

    29

    1.439.300

    1.883.300

    2

    Đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai

    10

    369.000

    599.000

     

    Tng

    39

    1.808.300

    2.482.300

    - Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải:

    + Đối với các đô thị:

    . Khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (thuộc lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ) được chia thành 05 lưu vực chính thu gom và xử lý nước thải: Phát triển hệ thống thoát nước hỗn hợp trên cơ sở mạng lưới thoát nước chung đã có và xây dựng mới mạng lưới thu gom nước thải để đưa nước thải về nhà máy xử lý tập trung của từng lưu vực.

    . Khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (thuộc khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần lưu vực Tả Nhuệ còn lại) được chia thành 11 lưu vực; Khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng được chia thành 13 lưu vực; các đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai được chia thành 10 lưu vực thu gom và xử lý nước thải: Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải. Cải tạo hệ thống thu gom nước thải đối với các khu đô thị cũ xen lẫn; từng bước phát triển mạng lưới thu gom nước thải riêng. Nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung và được xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi thải ra môi trường.

    . Mạng lưới thu gom nước thải bao gồm các trạm bơm chuyển bậc, các tuyến cống bao và giếng tách nước thải, cống thu gom nước thải riêng đã được quy hoạch về hướng tuyến, quy mô và sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu thu gom toàn bộ nước thải về các nhà máy xử lý nước thải.

    + Các khu công nghiệp và cơ sở y tế: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải; nước thải được thu gom và xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc ra môi trường.

    + Dự kiến xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung chính cho các đô thị:

    STT

    Khu vực đô thị

    Slượng nhà máy XLNT tập trung

    Công suất tổng hợp các nhà máy XLNT (m3/ngày)

    Kiểu hệ thống thoát nước

    Đến năm 2030

    Đến năm 2050

    I

    Đô thị trung tâm

     

     

     

     

    1

    Phía Nam sông Hồng (thuộc lưu vực Tô Lịch và một phần Tả Nhuệ)

    05

    588.300

    588.300

    Hệ thng thoát nước hỗn hợp

    2

    Phía Nam sông Hồng (thuộc khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần Tả Nhuệ)

    11

    406.000

    675.000

    Hệ thng thoát nước riêng

    3

    Phía Bc sông Hng

    13

    445.000

    620.000

    Hệ thống thoát nưc riêng

    II

    Đô th v tinh

     

     

     

     

    1

    Sơn Tây

    01

    50.000

    75.000

    Hệ thng thoát nước riêng

    2

    Hòa Lạc

    02

    149.000

    238.000

    Hệ thng thoát nước riêng

    3

    Xuân Mai

    01

    58.000

    100.000

    Hệ thống thoát nước riêng

    4

    Phú Xuyên

    01

    33.000

    52.000

    Hệ thống thoát nước riêng

    5

    Sóc Sơn

    03

    66.000

    116.000

    Hệ thống thoát nước riêng

    6

    Quc Oai (đô thị sinh thái)

    02

    13.000

    18.000

    Hệ thống thoát nước riêng

    1

    Tng

    39

    1.808.300

    2.482.300

     

    Quy hoạch các lưu vực thoát nước thải và các nhà máy xử lý nước thải tập trung chính cho các đô thị, chi tiết xem tại Phụ lục II.

    + Định hướng thoát nước các đô thị nhỏ và khu vực ven đô: Khu vực dân số thấp sẽ xây dựng các công trình xử lý nước thải phân tán.

    + Định hướng thoát nước thải làng nghề: Nước thải từ các làng nghề được xử lý cục bộ trước khi thải ra môi trường hoặc hệ thống thoát nước đô thị.

    d) Công nghệ xử lý nước thải và xử lý bùn:

    Sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý nước thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải phù hp với điều kiện kinh tế - xã hội; ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai.

    - Công nghệ xử lý nưc thải:

    + Đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về môi trường; định hướng về lâu dài sẽ áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, thân thiện hơn với môi trường.

    + Đối với trạm xử lý nước thải phân tán: Tận dụng tối đa công nghệ xử lý bằng sinh học tự nhiên.

    + Đối với xử lý nước thải công nghiệp, y tế: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến cho các trạm xử lý cục bộ.

    + Đi với khử trùng: Áp dụng khử trùng bằng Clo và trong tương lai áp dụng các công nghệ thay thế như tia cực tím hoặc ozon,... nhằm thân thiện hơn với môi trường.

    - Công nghệ xử lý bùn thải: Đối với bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải, bể tự hoại, bùn phát sinh từ hoạt động nạo vét, duy tu quản lý mạng lưới thoát nước được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ưu tiên các giải pháp xử lý thân thiện môi trường, tạo ra các sản phẩm tái sử dụng, tái tạo năng lượng hoặc vật liệu xây dựng.

    5. Khái toán kinh phí, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:

    a) Khái toán kinh phí đầu tư:

    Thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 khoảng 116.500 tỷ đồng (tính theo thời điểm giá năm 2012). Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 dự kiến khoảng 53.350 tỷ đồng, gồm: Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước mưa chiếm khoảng 21.550 tỷ đồng, hệ thống thu gom xử lý nước thải và cải thiện môi trường chiếm khoảng 31.800 tỷ đng.

    b) Nguồn vốn đầu tư:

    - Vốn ngân sách nhà nước;

    - Vốn vay ODA, vn tài trợ nước ngoài;

    - Vốn tín dụng đầu tư;

    - Vay vốn thương mại trong nưc;

    - Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

    - Các nguồn vốn hợp pháp khác.

    6. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020:

    - Hệ thống thoát nước mưa:

    + Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II, thoát nước mưa lưu vực Tô Lịch (dự án đang thực hiện và dự án bổ sung);

    + Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực sông Nhuệ;

    + Dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1 và Đồng Bông 2, khu vực phía Tây Hà Nội;

    + Dự án đầu tư xây dựng thoát nước quận Hà Đông;

    + Các dự án xây dựng công trình đu mối cấp 1 (trục kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa) quận Long Biên;

    + Các dự án thoát nước chống ngập úng cục bộ khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và sinh thái.

    - Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, xử lý bùn thải:

    + Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở;

    + Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 cho Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở;

    + Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bảy Mu;

    + Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây;

    + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá;

    + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô;

    + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ;

    + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực Hà Đông và Sơn Tây;

    + Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải An Lạc

    + Dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tại bãi đổ Yên Sở;

    + Các dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành.

    7. Đánh giá môi trường chiến lược:

    a) Tác động tích cực đến môi trường:

    - Bảo đảm quản lý ngập lụt và tiêu thoát nước mưa đô thị phù hp với đặc điểm hiện trạng, thủy văn, địa hình và các quy hoạch khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

    - Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải thông qua việc thu gom và xử lý nước thải cho các đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh; cải tạo chất lượng nước các sông, hồ và tạo dòng chảy tăng cường khả năng tự làm sạch.

    - Góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị; giảm thiểu các dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước và tăng cường sức khỏe cho người dân.

    - Góp phần vào việc xây dựng và phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội xanh, sạch đẹp.

    b) Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:

    - Việc xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải sẽ gây những tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực như: Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rung, nguồn nước mặt, giao thông đô thị hoặc do thu hồi đất giải phóng mặt bằng,...

    - Quản lý vận hành thoát nước không bảo đảm sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng môi trường và nguồn nước.

    c) Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường:

    - Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý, hướng tới tái sử dụng đáp ứng bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên nước, đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

    - Ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến và các biện pháp hợp lý, hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường, tránh gây ảnh hưởng đối với các khu vực có giá trị văn hóa.

    - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý và giám sát môi trường đảm bảo phù hp với quy định.

    - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm phục vụ quản lý và vận hành hệ thống thoát nước khi có mưa lớn.

    - Xây dựng quy trình quan trắc môi trường đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của công trình xử lý nước thải, xử lý bùn thải.

    - Nâng cao năng lực quản lý và vận hành hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, bùn thải.

    - Các biện pháp hỗ trợ khác.

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:

    - Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    - Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực triển khai quy hoạch này. Trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn.

    - Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình thoát nước (trạm bơm, hồ điều hòa, nhà máy xử lý nước thải, xử lý bùn thải...).

    - Chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án phát triển mạng lưới thu gom nước thải với các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và bùn thải.

    - Xây dựng và ban hành quy định quản lý hệ thống thoát nước đô thị; tăng cường kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện theo quy hoạch.

    - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý thoát nước; xây dựng mô hình doanh nghiệp thoát nước phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    2. Các Bộ, ngành có liên quan:

    - Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phi hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ;
    - Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh và thành phố trên lưu vực sông Hồng;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, V.III, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KTN (3b).

    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Hoàng Trung Hải

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
    Ban hành: 28/05/2007 Hiệu lực: 08/07/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 17/06/2009 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
    Ban hành: 07/04/2010 Hiệu lực: 25/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Kế hoạch 189/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020
    Ban hành: 30/12/2013 Hiệu lực: 30/12/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 832/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo của Thành phố Hà Nội"
    Ban hành: 06/02/2014 Hiệu lực: 06/02/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Công văn 1634/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ về việc phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất
    Ban hành: 10/03/2015 Hiệu lực: 10/03/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 92/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái bình
    Ban hành: 21/06/2007 Hiệu lực: 31/07/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 725/QĐ-TTg Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:725/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:10/05/2013
    Hiệu lực:10/05/2013
    Lĩnh vực:Chính sách, Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:24/05/2013
    Số công báo:283&284 - 05/2013
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X