hieuluat

Quyết định 826/QĐ-TTg quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:826/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:30/05/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:30/05/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 826/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ------------------------
    Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU
     CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG, ĐẾN NĂM 2030
    -------------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
    Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
    1. Phạm vi, quy mô và giai đoạn lập quy hoạch
    - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn bao gồm bốn huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang, diện tích tự nhiên khoảng 235.680 ha ranh giới được xác định như sau:
    + Phía Bắc: Giáp Trung Quốc.
    + Phía Nam: Giáp huyện Bắc Mê; huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng).
    + Phía Đông: Giáp Trung Quốc.
    + Phía Tây: Giáp huyện Vị Xuyên.
    - Dân số năm 2013 khoảng 265.000 người, dự kiến đến năm 2020 dân số khoảng 300.000 người, đến năm 2030 dân số khoảng 330.000 người. Khách du lịch năm 2013 khoảng 0,5 triệu lượt khách, dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 2,3 triệu lượt khách/năm, đến năm 2030 đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách/năm.
    - Giai đoạn quy hoạch đến năm 2030, trong đó có định hướng phát triển cho giai đoạn đến năm 2020.
    2. Tính chất:
    - Khu vực được Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, có giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học; văn hóa các dân tộc bản địa mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
    - Là khu du lịch quốc gia, đầu mối thúc đẩy phát triển du lịch miền núi Bắc Bộ, từ đó phát triển kinh tế góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng và ổn định chính trị một cách bền vững toàn vùng Bắc Bộ.
    - Là vùng nguyên liệu nông, lâm sản, dược liệu gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao.
    3. Quan điểm quy hoạch:
    Quy hoạch xây dựng gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa tại Cao nguyên đá Đồng Văn để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
    4. Các nội dung quy hoạch:
    a) Quy hoạch xây dựng vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030:
    - Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, dân số, lao động, các đô thị và điểm dân cư nông thôn, tình trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, môi trường.
    - Phân vùng và định hướng phát triển không gian: Các công viên chuyên đề (Công viên địa văn hóa, Công viên khoa học địa chất, Công viên địa sinh học); các đô thị - trung tâm du lịch (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Tam Sơn) và các thị trấn khác; mạng lưới điểm dân cư nông thôn; cơ sở kinh tế, đặc biệt là cơ sở phục vụ phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch; các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, dược liệu, các khu vực khác.
    - Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, giải pháp về nền xây dựng, thoát nước mưa, các công trình đầu mối cấp nước, cấp điện, thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang, thông tin liên lạc, đáp ứng các hoạt động du lịch, dân sinh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tình trạng thiếu đất, khắc phục tình trạng thiếu nước trong khu vực.
    - Đánh giá môi trường chiến lược, đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt tại các khu vực có giá trị di sản địa chất, đa dạng sinh học và cộng đồng dân cư.
    - Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
    - Đề xuất các quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
    b) Quy hoạch chung xây dựng các đô thị - trung tâm du lịch.
    - Các đô thị - trung tâm du lịch bao gồm:
    + Thị trấn Đồng Văn - Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử; Diện tích tự nhiên khoảng 3.038 ha. Dân số năm 2013 khoảng 6.000 nghìn người, dự kiến đến năm 2020 khoảng 8.000 - 10.000 người, đến năm 2030 khoảng 14.000 - 16.000 người.
    + Thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu: Diện tích tự nhiên khoảng 1.980 ha. Dân số năm 2013 khoảng 5.000 người, dự kiến đến năm 2020 khoảng 8.000 - 10.000 người, đến năm 2030 khoảng 14.000 - 16.000 người,
    + Thị trấn Yên Minh - Trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh: Diện tích tự nhiên khoảng 1.726 ha. Dân số năm 2013 khoảng 6.100 người, dự kiến đến năm 2020 khoảng 10.000 - 15.000 người, đến năm 2030 khoảng 20.000 - 25.000 người.
    + Thị trấn Tam Sơn - Trung tâm du lịch, vui chơi giải trí (Quản Bạ): Diện tích tự nhiên khoảng 932 ha. Dân số năm 2013 khoảng 5.800 người, dự kiến đến năm 2020 khoảng 8.000 - 10.000 người, đến năm 2030 khoảng 12.000 - 15.000 người.
    - Các nội dung nghiên cứu:
    + Phân tích, đánh giá hiện trạng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số, lao động, sử dụng đất đai, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị.
    + Định hướng phát triển không gian đô thị gồm các khu vực bảo tồn, tôn tạo, các khu chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là dịch vụ, thương mại, du lịch, các khu trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, y tế, khu ở, công viên, cây xanh tự nhiên, các khu chức năng khác.
    + Thiết kế đô thị, cần chú trọng gìn giữ, phát huy các đặc trưng về không gian, cảnh quan, kiến trúc truyền thống tại khu vực.
    + Quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn, đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng xây dựng manh mún, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.
    + Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: Hệ thống giao thông, san nền, hệ thống thoát nước, thu gom xử lý nước thải và chất thải rắn, nghĩa trang, cung cấp nước, điện cho người dân, du khách và các hoạt động kinh tế khác.
    + Đánh giá môi trường chiến lược, xác định các giải pháp bảo vệ, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị.
    + Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và các nguồn lực thực hiện.
    + Xác định các nội dung cần kiểm soát và đề xuất quy định quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.
    5. Yêu cầu về hồ sơ sản phẩm:
    Thành phần hồ sơ và nội dung đồ án thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
    6. Tổ chức thực hiện:
    - Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
    - Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng.
    - Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
    - Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Tư vấn trong nước phối hợp tư vấn nước ngoài theo hình thức chuyên gia.
    - Thời gian lập quy hoạch không quá 18 tháng sau khi Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
    Điều 2. Giao Bộ Xây dựng:
    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc lập, thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đảm bảo chất lượng và tiến độ.
    - Bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc;
    - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, VIII, KGVX;
    - Lưu: Văn thư, KTN (3b).
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Hoàng Trung Hải
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch xây dựng
    Ban hành: 24/01/2005 Hiệu lực: 18/02/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 17/06/2009 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
    Ban hành: 07/04/2010 Hiệu lực: 25/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 826/QĐ-TTg quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:826/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:30/05/2014
    Hiệu lực:30/05/2014
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X