hieuluat

Quyết định 939/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:467&468 - 07/2012
    Số hiệu:939/QĐ-TTgNgày đăng công báo:31/07/2012
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:19/07/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:19/07/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    --------
    --------
    Số: 939/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------
    ------------
    Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2012
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020
    -----------------------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
    Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 với nhng nội dung chủ yếu sau:
    I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ
    - Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả của cả nước, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xut khẩu nông, thủy sản của cả nước.
    - Có một hệ thống sông rạch chằng chịt, rừng ngập mặn, nơi hội tụ, giao thoa các dòng văn hóa của dân tộc Kinh, Khơme, Chăm,., tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc trưng riêng của vùng; đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mê Kông.
    - Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cnước.
    II. QUAN ĐIM PHÁT TRIỂN
    1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; định hướng Chiến lược bin Việt Nam, đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; xây dựng và phát triển vùng đồng bng Sông Cửu Long thành động lực thúc đẩy phát triển của đất nước.
    2. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, nhất là lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển theo chiều sâu; phát triển bền vững các khu vực đồng bằng và ven biển.
    3. Phát triển đồng bộ hệ thống các đô thị, khu dân cư và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái gắn với đồng ruộng, miệt vườn, sông nước và biển đảo.
    4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và giữa các đồng bào dân tộc trong vùng.
    5. Tập trung đào tạo phát trin nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
    6. Thực hiện phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; có các giải pháp chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; kết hp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vng ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
    III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
    1. Mục tiêu tổng quát:
    Xây dựng, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng đim sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản ca cả nước với tốc độ tăng trưng kinh tế cao, bền vững; phát triển mạnh kinh tế biển và phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; là địa bàn, cầu nối để chủ động hội nhập, giao thương, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực; bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
    2. Mục tiêu cụ thể:
    a) Về kinh tế
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30,2 triệu đồng, tương đương 1.550 - 1.600 USD; năm 2020 khoảng 57,9 triệu đồng, tương đương 2.750 - 2.850 USD.
    - Đến năm 2015 phấn đấu tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP của vùng là 36,7%; công nghiệp, xây dựng 30,4%; dịch vụ 32,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là: 30,5% - 35,6% - 33,9%. Đảo đảm an ninh lương thực quốc gia và giữ vững mức xuất khẩu khoảng 6 - 7 triệu tấn gạo/năm.
    - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 12%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 11,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 630 USD và đạt trên 1.000 USD vào năm 2020; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 8 - 10%/năm.
    b) Về văn hóa - xã hội.
    - Tỷ lệ tăng dân số của vùng bình quân khoảng 0,8%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 0,85%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2015 dân số của vùng khoảng 18 triệu người và khoảng 18,8 triệu người vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo của vùng giảm bình quân 2 - 2,5%/năm.
    - Đến năm 2015, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99% đối với bậc tiểu học, 85% bậc trung học cơ sở và 60% bậc trung học phổ thông; đến năm 2020, tỷ lệ đến trường ở bậc trung học cơ sở đạt 95 - 97%, bậc trung học phổ thông đạt 65%; phấn đấu ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề của vùng đạt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học trên mức bình quân chung của cả nước vào năm 2020.
    - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 16% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi giảm còn 8,5% vào năm 2015 và 7,5% vào năm 2020.
    - Giải quyết việc làm cho khoảng 35 - 40 vạn lao động/năm. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 3,5 - 4%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 88 - 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35 - 40% vào năm 2015 và khoảng 50 - 55% vào năm 2020.
    - Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 28% vào năm 2015 và 34,2% vào năm 2020; phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% - 55% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ, di dời nhà ở trên sông, kênh, rạch cho nhân dân trong vùng.
    c) Về bảo vệ môi trường.
    - Đến năm 2015 có trên 90% dân s thành thị và 85% dân snông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và các tỷ lệ trên đạt 100% vào năm 2020.
    - Phấn đấu đến năm 2015 trên 85% chất thải rắn tại các đô thị được thu gom, xử lý hp vệ sinh và đạt trên 95% vào năm 2020. Khắc phục, xử lý căn bản tình trạng ngập úng tại các đô thị; tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt trên 70% vào năm 2020.
    - Nâng độ che phủ rừng tập trung lên 8,5% vào năm 2015 và trên 9% vào năm 2020. Bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển, hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; chủ động phòng, tránh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bão, lũ, thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
    d) Về an ninh, quốc phòng.
    - Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông ra biên giới, hệ thống đồn trạm biên phòng và các khu vực phòng thủ, các khu dân cư và hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc Khơ Me.
    - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông; giáo dục nếp sống văn hóa mới, chống mê tín dị đoan tại các cộng đồng dân cư.
    IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
    1. Về nông, nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
    Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm về phát trin nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và thủy sản; hình thành các khu, vùng chuyên canh sản xut lớn ứng dụng công nghệ cao, gắn với việc phát triển nông thôn mới; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo định hướng của thị trường. Phn đu tc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,2%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và tăng 4,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
    - Nông nghiệp: Xác định cây lúa là cây trồng chủ lực, tiếp tục đầu tư khoa học, kthuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho tiêu dùng trong nưc và xuất khẩu; khuyến khích phát triển vùng sản xuất lúa lớn, chuyên canh (mô hình cánh đồng mẫu lớn), nht là các địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
    Quy hoạch và phát triển các vùng cây ăn quả theo hướng tập trung chuyên canh, chú trọng vấn đề lai tạo các giống mới có giá trị kinh tế cao; ctrọng phát trin các cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, bông vải, đậu nành, mía... tiến tới thay thế các nông sản nguyên liệu nhp khẩu. Giữ vng diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 khoảng 1,8 - 1,85 triệu ha.
    Phát trin ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng mở rộng chăn nuôi tập trung gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
    - Thủy sản: Xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, kim ngạch xuất khẩu lớn. Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và tập trung, mở rộng khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển, đảo, khu vực nước ngọt, nước lợ; áp dụng các mô hình nuôi trồng ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và đảm bảo môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy hải sản khoảng 550 - 600 nghìn ha.
    Khai thác thủy sản đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái; đầu tư phát triển mô hình đánh bắt xa bờ, các dịch vụ hậu cần trên biển, trên bờ.
    - Lâm nghiệp: Tập trung củng cố và hoàn thiện hệ thống rừng đặc dụng; thiết lập hệ thống rừng phòng hộ vi quy mô đáp ứng yêu cầu phòng hộ ven biển, biên giới và cơ sở hạ tầng vùng lũ; phát triển và nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất tập trung và trồng cây phân tán, xây dựng mô hình kết hợp nông - lâm - ngư theo hướng phát triển bền vững về kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
    2. Về công nghiệp:
    Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, trọng tâm là công nghiệp chế biến các sản phm nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu; công nghiệp điện và năng lượng, công nghiệp dệt may và da giầy, công nghiệp cơ khí. Phn đu tc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt bình quân 16%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 16,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
    - Xây dựng ngành công nghiệp chế biến quy mô lớn có trình độ công nghệ cao gắn vi phát triển vùng nguyên liệu; hình thành các trung tâm chế biến với công nghệ hiện đại, khép kín, thiết bị đồng bộ, hướng tới chuyên sản xuất các sản phẩm chế biến sâu; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư thiết bị, tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cu của thị trường; tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế so sánh như chế biến gạo, thủy sản, rau quả, dừa, chế biến thịt, thức ăn chăn nuôi.
    - Phát triển công nghiệp dệt may, da giầy gắn với nhu cầu lao động tại các địa phương; chú trọng việc đầu tư trang thiết bị và nâng cao tay ngh đtiến tới xuất khẩu trực tiếp, giảm dần việc gia công; đa dạng hóa v mu mã và các sản phẩm; nghiên cứu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
    - Đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp hiện có; nghiên cứu xây dựng trung tâm cơ khí của Vùng tại Thành phố Cần Thơ để tạo điều kiện thúc đẩy, nâng cao trình độ công nghệ cho các địa phương; chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thủy tại một số địa phương như Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
    - Quy hoạch và đầu tư phát triển các khu công nghiệp phải đồng bộ, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, lao động có tay nghề cao, đầu tư hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, cơ sở y tế và bảo vệ môi trường. Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát trin khu, cụm công nghiệp. Thực hiện đúng các quy định về thành lập các khu công nghiệp mới. Chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tại các địa phương.
    3. Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch:
    - Dịch vụ, thương mại:
    Phát triển đa dạng các loại hình tổ chức và phương thức hoạt động thương mại đáp ứng nhu cầu của người dân. Hình thành các trung tâm thương mại, giao thương lớn của vùng tại Cần Thơ, Phú Quốc và các đô thị lớn; chú trọng phát triển thương mại tại các khu vc nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân các dân tộc trong vùng; hoàn thành mạng lưới phân phối hàng hóa từ đô thị đến nông thôn.
    Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từ khu thương mại - dịch vụ, trung tâm logistics đến hệ thống chợ dân sinh với quy mô hợp lý; chú trọng xây dựng hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản, nhất là hệ thống kho chứa lúa gạo đảm bảo đtiêu chuẩn; mở rộng giao lưu thương mại với các khu vực lân cận, trưc hết vùng Đông Nam Bộ và các nước trong khu vực; phát triển kinh tế cửa khẩu thúc đẩy giao lưu thương mại vùng biên giới. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân 15,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 14,5%/năm giai đoạn 2016 -2020.
    Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động có hiệu quả, tiến tới hình thành một số tập đoàn thương mại kinh doanh hàng hóa chuyên ngành có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác có hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài.
    Phát triển mạnh dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, chuyn giao công nghệ và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phương tiện, khai thác vận tải thủy bộ và đu tư mạnh vào vận tải công cộng.
    - Ngành du lịch:
    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng dựa trên những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của vùng như hệ sinh thái rừng ngập nước, hệ thống kênh rạch, bản sắc văn hóa của các lễ hội dân tộc... đtạo các sản phm đặc trưng về du lịch sinh thái, du khảo văn hóa gn với miệt vườn, sông nước. Liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng và lân cận, đặc biệt với thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
    Hình thành và phát triển 4 cụm du lịch chính, gồm: Cụm du lịch Cần Thơ và phụ cận, cụm du lịch Mỹ Tho và phụ cận, cụm du lịch Bảy Núi - Rạch Giá và phụ cận, cụm du lịch Năm Căn và phụ cận.
    4. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội:
    - Giáo dục - đào tạo
    Phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để mọi người dân được đi học và không ngừng nâng cao cht lượng giáo dục; tiếp tục đổi mi phương pháp dạy, các hình thức tổ chức dạy học; tăng cường tuyên truyền, vận động học sinh đến trường nht là các vùng có nền kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc; khc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp. Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học trong hệ thống giáo dục mầm non và ph thông.
    Chú trọng đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề nhằm hình thành đội ngũ nhân lực kỹ thuật đạt chuẩn quốc gia đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động; tăng cường dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất; phát triển dạy nghề lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khó khăn được tham gia học nghề, tự tạo việc làm.
    Tiếp tục đu tư nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ có cơ sở vật cht, trình độ giảng dạy ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực; đu tư phân hiệu Trường Đại học Nha Trang tại Kiên Giang; mở rộng quy mô giáo dục đại học và sau đại học và phát triển một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn nhm từng bước điều chỉnh cơ cấu và trình độ lực lượng lao động.
    - Chăm sóc sức khỏe nhân dân:
    Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011 - 2015 duy trì ở mức 1,27%/năm và khoảng 1% giai đoạn 2016 - 2020.
    Xây dựng hệ thống y tế của vùng từng bước hiện đại, hướng tới công bằng, hiệu quả, đạt mức phát triển bằng mc bình quân chung của cả nước, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, cải thiện chất lượng cuộc sng của nhân dân. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đến năm 2015 100% trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia.
    Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm y tế chuyên sâu tại Cần Thơ. Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa vùng tại Tiền Giang và Kiên Giang, nâng cấp các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn hạng I với quy mô từ 500 - 800 giường; tiếp tục củng cố các bệnh viện chuyên khoa như phụ sản, nhi, tâm thần, lao và y học cổ truyền trên địa bàn các tỉnh.
    - Văn hóa và thể dục thể thao:
    Bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc trong vùng; xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới trong vùng; đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thông tin đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.
    Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Triển khai thực hiện chương trình phát triển thể dục thể thao ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới Tây Nam, vùng ven biển. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tng phục vụ cho luyện tập và thi đấu ththao đạt chuẩn quốc gia; trước mắt đầu tư xây dựng Trung tâm thể dục, thể thao cấp vùng tại thành phố Cần Thơ.
    - Giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội:
    Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến công, khuyến nông - lâm - ngư và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các mô hình giảm nghèo và tập trung hỗ trợ tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
    Phát triển an sinh xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em; vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đn ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ những người nghèo vươn lên hòa nhập cộng đng. Thực hiện các quyền trẻ em bảo đảm trẻ em được chăm sóc, bảo vệ; tạo môi trường lành mạnh, an toàn để trẻ em được phát trin toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em.
    5. Phát triển kết cấu hạ tầng:
    Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Kết hp chặt chẽ đu tư kết cấu hạ tầng giao thông với thủy lợi, kiểm soát lũ, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn và cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ.
    - Về phát triển giao thông:
    Đường bộ: Hình thành 5 tuyến hành lang nối đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và cả nước bao gồm: Tuyến ven biển (Quốc lộ 50, Quốc lộ 60), Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, tuyến N2, tuyến N1; hoàn thành việc đầu tư nâng cấp các tuyến trục ngang đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe; riêng tuyến N1 đạt tiêu chuẩn cấp IV, quy mô 2 làn xe; hoàn thành xây dựng các cầu lớn gồm: cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn và tùng bước nâng cấp các cầu yếu trên các tuyến quốc lộ. Nâng cấp và xây dựng các tỉnh lộ và huyện lộ theo quy hoạch.
    Phấn đấu đến năm 2020 có 100% đường ô tô đến trung tâm xã; 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được trải nhựa hoặc bê tông xi măng; xóa bỏ 100% cầu khỉ; tiếp tục đầu tư một số công trình quan trọng, cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
    Đường thủy nội địa: Đầu tư xây dựng tuyến vận tải thủy Cà Mau - Năm n, tuyến Kiên Lương - Hà Tiên, tuyến Bạc Liêu - Cà Mau và các bến xếp dỡ. Hoàn thành dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo; dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cu Long bằng nguồn vốn WB5. Tiếp tục nâng cấp các tuyến vận tải thủy hiện có để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đẩy mạnh vận tải đa phương thức trong đó tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải thủy.
    Đường biển: Hoàn thành đầu tư dự án luồng vào cảng trên sông Hậu qua Kênh Quan Chánh Bố; nghiên cứu nâng cấp luồng sông Cửa Lớn. Nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng biển có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cảng và luồng tàu một cách đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải của vùng.
    Hàng không: Sớm hoàn thành cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới (giai đoạn I) để đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo tiếp nhận loại máy bay B777, B747. Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Cà Mau. Tiếp tục đầu tư nâng cấp để nâng cao năng lực và cht lượng phục vụ, đáp ứng nhu cu tăng trưởng hành khách.
    Đường sắt: Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt khổ 1.435mm từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ vào thời điểm thích hợp.
    - Về cấp điện:
    Phát triển các nhà máy nhiệt điện khí, sử dụng ngun khí khai thác được từ các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu. Đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải - Trà Vinh, Trung tâm Điện lực Long Phú - Sóc Trăng, Trung tâm Điện lực Sông Hậu - Hậu Giang, Trung tâm Điện lực Kiên Lương và nhà máy điện Long An. Xây dựng nhà máy nhiệt điện Phú Quốc và cáp ngầm ra đảo Phú Quốc để cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc. Đầu tư đồng bộ hệ thống phân phối đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân cả ở khu vực đô thị và vùng nông thôn.
    - Thông tin và truyền thông
    Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, có thông lượng lớn, độ tin cậy cao, có khả năng tích hợp các dịch vụ trên một hệ thống mạng truyền dẫn. Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành một trung tâm dịch vụ bưu chính viễn thông lớn của vùng và cả nước. Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ thông tin (khu công nghệ thông tin tập trung), vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố Cần Thơ và các đô thị lớn trên địa bàn vùng.
    - Về cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:
    Cấp nước: Từng bước đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho sản xuất; và sinh hoạt của các đô thị. Đối với các khu vực nông thôn, ven biển, hải đảo, cần nghiên cứu các mô hình, quy mô cấp nước phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng (vùng ngập lũ, ven biển, hải đo). Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm trong toàn vùng để kiểm tra, giám sát độ ô nhiễm, độ nhiễm mặn của nguồn nước.
    Thoát nước và vệ sinh môi trường: Từng bước đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống thoát nước thải, nước mưa tại các đô thị; đảm bảo nước thải sinh hoạt, sản xuất tại các khu công nghiệp, bệnh viện, làng nghề được xử lý đạt tiệu chuẩn theo quy định trước khi xả ra hệ thống tập trung. Thu gom và xử lý rác thải tập trung; áp dụng các công nghệ tiên tiến xử lý rác để tái chế, hạn chế biện pháp chôn lấp nhằm tiết kiệm đất và đảm bảo vệ sinh môi trường.
    - Về phát triển thủy lợi
    Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và đê điều đa mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn giải quyết những vn đ v kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
    Tiếp tục hoàn thiện các công trình thóa lũ, kiểm soát mặn, các kênh trục phục vụ tưới tiêu; xây dựng các công trình cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ở vùng ven bin và các mô hình lúa - thủy sản ở vùng sinh thái ngọt. Nghiên cứu xây dựng các công trình thủy lợi quy mô lớn vùng cửa sông, đảm bảo chủ động ngun nước ngọt phục vụ sản xuất, kiểm soát mặn và bảo vê môi trường. Củng cố, nâng cấp các tuyến đê hiện có, xây dựng các tuyến đê mới, trồng và giữ rừng chắn sóng ven đê phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển.
    6. Phát triển khoa học và công nghệ:
    Phát triển mạnh và đa dạng tiềm lực khoa học và công nghệ, xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm khoa học, công nghệ cấp vùng. Nghiên cứu thành lập Viện Khoa học công nghệ, Viện Công nghệ sinh học, Viện nghiên cứu Thủy sản, Trung tâm Kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    Phát triển hệ thống các Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ở tất cả các tỉnh/thành phố trong vùng để tăng cường các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ. Ưu tiên hỗ trợ áp dụng Tiêu chuẩn GAP (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp/thủy sản tốt) trong sản xut nông, lâm nghiệp, thủy sản; ưu tiên hỗ trợ việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong cơ giới hóa, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến các sản phm nông nghiệp, thủy sản.
    7. Ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững:
    - Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu. Quy hoạch, xây dựng hệ thống các công trình chống lũ, chống xâm nhập mặn có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ứng dụng công nghệ mới vào xử lý nước thải, rác thải tại các khu công nghiệp; hiện đại hóa hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa tại các khu đô thị, chuyn giao công nghệ phục vụ sản xut theo hướng thân thiện với môi trường.
    Nghiên cứu, cảnh báo và đề xuất giải pháp phòng chống thiên tai (như kè bờ sông, di dời dân cư, trồng cây bảo vệ bờ...) tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao dọc các tuyến sông, kênh, rạch. Lng ghép các nhiệm vụ vứng phó với biến đổi khí hậu và phát trin bn vững trong tt cả các hoạt động vchiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong vùng, đặc biệt là trong phát triển kinh tế của các địa phương ven bin.
    - Bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ ven bin, các công trình hạ tng cơ sở và cụm dân cư ở vùng lũ, hành lang biên giới Tây Nam. Bảo vệ các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bảo tồn các mẫu chun hệ sinh thái đt ngập nước, bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn gien.
    8. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh:
    - Quy hoạch và xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, kết hp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, sẵn sàng đập tan âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch.
    - Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng các tuyến ven biên giới; đầu tư xây dựng các đường tuần tra biên giới để kết hợp phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng. Xây dựng các công trình bến cảng cá, nhất là tuyến đảo, tạo ra hệ thống đồng bộ các cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ từ ven bờ đến các đảo tiền tiêu để phục vụ cho khai thác xa bờ, phòng chống bão, bảo vệ an ninh, quốc phòng.
    V. PHƯƠNG HƯỚNG TCHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
    1. Phát triển không gian đô thị:
    - Hệ thống đô thị: Phát triển mạng lưi đô thị gắn với phát triển các khu công nghiệp, các trung thương mại, dịch vụ; tạo mạng lưới liên kết chặt chẽ với vùng Đông Nam bộ, khu vực biển Đông, biển Tây, khu vực biên giới thông qua hệ thống giao thông thuận lợi.
    Vùng đô thị trung tâm: Gồm thành phố Cần Thơ và các đô thị vệ tinh Cao Lãnh, Long Xuyên, Vĩnh Long và thị xã Sa Đéc; trong đó xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành đô thị trung tâm vùng về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo và văn hóa - thể thao; thành phố Long Xuyên là đô thị trung tâm tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên.
    Vùng đô thị Đông Bắc: Phát triển thành phố Mỹ Tho là đô thị hạt nhân, kết nối với các đô thị Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Bến Tre và Tân Thạch, đây là vùng kết nối giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố H Chí Minh.
    Vùng đô thị Tây Nam: Phát triển thành phố Cà Mau là đô thị hạt nhân kết nối với các đô thị Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Vị Thanh. Từng bước xây dựng phát triển đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, trung tâm giao thương lớn của vùng, cả nước và khu vực.
    - Phát triển các điểm dân cư nông thôn:
    Hoàn thành Chương trình cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ, hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ trong vùng. Xây dựng các khu dân cư nông thôn đảm bảo theo quy hoạch, phù hp với phong tục văn hóa, điều kiện sản xut của người dân. Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân.
    2. Phát triển các vùng kinh tế
    - Vùng kinh tế trọng điểm (bao gồm các tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau): Là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ quan trọng như chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp phục vụ toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    Phát triển các trung tâm điện lực tại Cần Thơ (Ô Môn), Cà Mau (Cụm khí - điện - đạm), Kiên Giang (Kiên Lương) và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam, đảm bảo vai trò là trung tâm năng lượng lớn của vùng.
    Phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ tại Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau; du lịch tại Phú Quốc, cụm du lịch Bảy Núi; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu An Giang, Hà Tiên; đầu tư các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, đảm bảo giữ vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn Vùng.
    - Vùng Bắc sông Tiền (bao gồm phần phía Đông của tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang thuộc vùng thành phHồ Chí Minh):
    Tập trung phát triển các khu công nghiệp đã được quy hoạch; ưu tiên các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh dịch vụ giao lưu hàng hóa, xây dựng hệ thống các chợ đầu mi trái cây, lúa gạo,... các dịch y tế, đào tạo cht lượng cao (tại khu vực Mỹ Tho, Tân An); từng bước hình thành khu du lịch Cù lao Thới Sơn; phát triển các vùng trồng cây ăn quả tập trung tại Tin Giang.
    - Vùng Đồng Tháp Mười (bao gồm các huyện phía Tây của hai tỉnh Long An, Tiền Giang; tnh Đồng Tháp):
    Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng né lũ, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu sản xuất để tăng hiệu quả thu nhập. Phát trin thương mại qua biên giới, các khu kinh tế cửa khu của Long An, Đng Tháp.
    Phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử như khu du lịch Tràm Chim, Gò Tháp; tập trung xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết Đồng Tháp Mười với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; hoàn thành xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ sớm ổn định đời sống của người dân; phát trin công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ phù hợp điều kiện của vùng.
    - Vùng ven biển Đông (bao gồm các huyện ven biển của Tiền Giang, các tỉnh ven biển từ Bến Tre đến Bạc Liêu):
    Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở khu vực ven biển; kết hợp việc nuôi tôm, cá với trồng trọt tại mương vườn, nuôi nhuyễn thể tại các bãi triều. Phát triển sản xuất các giống lúa đặc sản có gạo chất lượng cao, các vùng trồng cây ăn trái tập trung tại khu vực sinh thái nước ngọt. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; hình thành một số trung tâm lớn về chế biến thủy sản.
    Chú trọng phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng khu vực ven biển (đường ven biển, hệ thống cấp nước..), cải tạo các luồng lạch trên sông Tiền và sông Hậu; phát triển khu kinh tế Định An (Trà Vinh) cùng với dịch vụ cảng, công nghiệp đóng tàu. Nghiên cứu đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết, nếu đáp ứng đủ các tiêu chí thì tiến tới hình thành Khu kinh tế biển Gành Hào.
    VI. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐU TƯ
    (Phụ lục kèm theo)
    VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
    1. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển.
    - Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Vùng; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính.
    - Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông đtạo sự kết nối giữa các địa phương trong vùng và vùng lân cận; mạng lưới thủy lợi phục vụ sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản và khu vực trồng cây ăn quả tập trung quy mô lớn; các công trình ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
    - Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nhanh nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất trên một ha canh tác.
    2. Giải pháp về vốn đầu tư.
    Huy động có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy sức mạnh nội lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
    - Tập trung phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác chng tht thu, xử lý nghiêm các trường hợp trốn lậu thuế, gian lận thương mại; đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời ngân sách nhà nước.
    - Ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình, dự án có ý nghĩa chiến lược của vùng, không có khả năng thu hồi vốn, khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường, các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, các dự án phát trin nông nghiệp, nông thôn; đồng thời cân đối ngân sách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người nghèo, hộ gia đình chính sách; tăng cường công tác kiểm soát chi, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
    - Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020; trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế; sử dụng và tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật có quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại.
    - Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai; ban hành chính sách khuyến khích đầu tư kết hợp với tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng; phát triển thị trường tài chính; đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa – th thao.
    - Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
    3. Giải pháp về cơ chế, chính sách.
    - Chính sách hỗ trợ đối với vùng sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (cấp tín dụng ưu đãi thu mua, trữ, bình ổn giá lúa, đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống kho chứa theo hướng liên kết với các địa phương, tạo động lực phát triển); hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhất là các sản phẩm xuất khẩu và xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản.
    - Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính và tín dụng đi với tiu vùng có nhiu sông, rạch, bao gồm cả cơ chế về tỷ lệ đầu tư và suất đầu tư đối với các dự án phát triển sử dụng vốn từ nguồn ngân sách và tín dụng có nguồn vốn từ ngân sách.
    4. Giải pháp về nguồn nhân lực.
    - Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm phát huy và thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao đến làm việc lâu dài ở các địa phương trong vùng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng.
    - Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa đnâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao trình độ cán bộ, công chức quản lý kinh tế; cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước. Mở rộng dạy nghề, xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyn đi sang các ngành nghề phi nông nghiệp.
    - Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và công bố quy hoạch mạng lưới trường học các cấp (phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học); ưu tiên dành quỹ đất cho các trường ngoài công lập nhằm đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành y tế và quy hoạch đào tạo cán bộ y tế, trong đó tập trung phát triển khu y tế kỹ thuật cao; tăng cường đầu tư cho các trung tâm y tế chuyên sâu, đào tạo nguồn nhân lực cho mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động y tế dự phòng.
    5. Giải pháp về khoa học và công nghệ.
    - Tập trung nghiên cứu ứng dụng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước. Khuyến khích nghiên cứu sáng tạo xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng.
    - Phát huy nội lực, kết hp với phát triển hợp tác quốc tế, xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, tạo lập thị trường khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
    6. Giải pháp về cải cách hành chính.
    - Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và giải quyết tốt các thủ tục hành chính.
    Xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế; cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển.
    - Nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phân định rõ thm quyn, trách nhiệm giữa các cơ quan nhằm khắc phục sự chng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
    7. Giải pháp về tăng cường hp tác và phát triển thị trường
    - Mở rộng hợp tác về phát triển công nghiệp, đào tạo, y tế, du lịch, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và cung cấp lao động giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh để phát huy tối đa và có hiệu quả các tiềm năng của vùng.
    - Tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong vùng về lĩnh vực xúc tiến đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; sử dụng chung kết cấu hạ tầng vùng về công nghiệp, xử lý chất thải rắn, cấp nước, chợ đầu mối...; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.
    - Tăng cường hợp tác phát triển thương mại qua biên giới với Campuchia, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp điện giữa các địa phương Việt Nam với Campuchia. Đẩy mạnh hợp tác với các nước thuộc vùng Hạ lưu sông Mê Kông trong khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Kông, trong đó chú trọng mục đích phát triển nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và hạn chế tác hại của lũ lụt.
    Điều 2. Tổ chức, giám sát thực hiện Quy hoạch
    1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực trong vùng; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
    2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong vùng có trách nhiệm:
    - Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Quy hoạch.
    - Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch vùng, Quy hoạch của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng; giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng.
    - Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phi giữa các địa phương trong vùng và với các vùng khác. Chủ trì, phi hợp với các Bộ, ngành liên quan kêu gọi đầu tư đối với các dự án trọng điểm của vùng.
    3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:
    Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm lập mới, điều chỉnh, trình phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn vùng phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
    - Nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù tại Khoản 5 Điều 1 Quyết định này nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong Quy hoạch.
    - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý nhằm thúc đy phát triến kinh tế - xã hội vùng.
    Các nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ, ngành như sau:
    a) Bộ Giao thông vận tải:
    - Chỉ đạo xây dựng, hoàn thành các công trình giao thông quan trọng trên địa bàn vùng như: Dự án luồng Kênh Quan Chánh Bố, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới, dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, dự án đường hành lang ven biển phía Nam, các cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, Năm Căn, Cổ Chiên...
    - Nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng biển có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT.
    - Đ xuất cơ chế huy động vốn cho các dự án phát triển giao thông vận tải quy mô lớn trên địa bàn vùng.
    b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
    - Hoàn thành xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch thủy lợi, các sản phm nông nghiệp, thủy sản chủ yếu trên địa bàn vùng.
    - Đề xuất cơ chế, chính sách và hỗ trợ các địa phương trong vùng xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao.
    c) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    - Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng nhân lực sau đào tạo trong vùng; tạo điều kiện đTrường Đại học Cần Thơ và một số trường đại học khác hiện đại hóa cơ sở vật cht, phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
    - Phối hợp cùng vi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thành phố Cần Thơ và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm đào tạo ngun nhân lực cht lượng cao cho cả vùng.
    d) Bộ Công Thương:
    - Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và quy hoạch các trung tâm điện lực và mạng lưới cấp điện trên địa bàn vùng.
    - Chủ trì và phối hợp với các địa phương liên quan trong việc xây dựng mạng lưới chợ đầu mối, các trung tâm thương mại quy mô vùng.
    đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì và phối hp với các địa phương liên quan trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước bin dâng; trong việc bảo vệ và khai thác nguồn nước hợp lý; bảo vệ các Vườn quc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
    e) Bộ Xây dựng: Chủ trì lập, điều chỉnh quy hoạch chung gắn với quy hoạch, kiểm tra, giám sát xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại, nghĩa trang, hệ thống cấp nước quy mô vùng; phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị.
    4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long:
    - Chủ động rà soát điều chỉnh, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020 phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại Quyết định này.
    - Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch.
    - Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn theo chức năng được phân công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    Điều 4.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
     

     Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Tổng Bí thư;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN,
    Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
    - Lưu:
    Văn thư, ĐP (5b).
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
    Ban hành: 07/09/2006 Hiệu lực: 08/10/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
    Ban hành: 11/01/2008 Hiệu lực: 04/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 939/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:939/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:19/07/2012
    Hiệu lực:19/07/2012
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:31/07/2012
    Số công báo:467&468 - 07/2012
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X