hieuluat

Thông báo 129/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp Đề án cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:129/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Hữu Vũ
    Ngày ban hành:31/05/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:31/05/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Thông tin-Truyền thông
  • VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
    --------------------
    Số: 129/TB-VPCP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------
    Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2011
     
     
    THÔNG BÁO
    KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI CUỘC HỌP VỀ ĐỀ ÁN CẤP MỘT SỐ LOẠI BÁO, TẠP CHÍ CHO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2011-2015.
     
     
    Ngày 05 tháng 5 năm 2011, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp để nghe và cho ý kiến về Đề án cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015. Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ, cơ quan: Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí liên quan.
    Sau khi nghe Ủy ban Dân tộc báo cáo về nội dung cơ bản Đề án giai đoạn 2011-2015; ý kiến của đại diện các Bộ, cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như sau:
    1. Việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt hiệu quả nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần quan trọng vào việc thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí và giữ gìn bản sắc dân tộc.v.v...
    Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục, như: nội dung một số ấn phẩm chưa sâu sắc, chưa bám sát đời sống của vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; một số nơi việc phát hành, phổ biến các ấn phẩm còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thật sự có tác dụng như mong muốn; chưa có tiêu chí lựa chọn ấn phẩm rõ ràng; công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả, chất lượng của các ấn phẩm thông tin còn sơ sài, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan và các địa phương liên quan...
    2. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015 là cần thiết, nhưng cần phải được chấn chỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả, khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập.
    Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, cơ quan, Ủy ban Dân tộc cần chủ động phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 11 tháng 6 năm 2011. Trong đó, cần lưu ý một số nội dung sau:
    a) Nguyên tắc chung:
    - Đề án cho giai đoạn 2011-2015 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá cụ thể, sát thực việc thực hiện giai đoạn 2006-2010; trong đó cần khẳng định rõ những mặt được, chưa được về số lượng ấn phẩm và chất lượng thông tin; về việc phổ biến rộng rãi, kịp thời và phát huy hiệu quả của các ấn phẩm thông tin.v.v... Mặt khác, cần nhận thức rõ, việc thực hiện Đề án này chỉ là một trong những giải pháp nằm trong cơ chế, chính sách tổng thể của nhà nước ta nhằm hỗ trợ thông tin, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
    - Chỉ xem xét lựa chọn những ấn phẩm báo chí có tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ phù hợp với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và nhu cầu của các địa phương;
    - Mỗi ngành, lĩnh vực chỉ lựa chọn một ấn phẩm có nội dung thiết thực, phù hợp với trình độ và đặc thù của vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; trường hợp đặc biệt phải lựa chọn hai ấn phẩm, Ủy ban Dân tộc cần giải trình, nêu rõ căn cứ thực tiễn và khoa học;
    - Danh mục các ấn phẩm báo chí tham gia Đề án sẽ được thực hiện rà soát, xem xét điều chỉnh, bổ sung (tăng, giảm) hàng năm; các ấn phẩm báo chí được lựa chọn, bổ sung vào danh mục các ấn phẩm báo chí hàng năm cần xây dựng đề án chi tiết và phải được Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan thẩm định, đề xuất.
    b) Về cơ cấu các ấn phẩm báo chí tham gia Đề án:
    - Tham gia Đề án chủ yếu là ấn phẩm của các cơ quan báo chí; chỉ xem xét, lựa chọn tối đa hai ấn phẩm của các cơ quan tạp chí có tính đặc thù, liên quan trực tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thực sự cần thiết;
    - Hình thức các ấn phẩm báo chí tham gia Đề án chủ yếu là các Chuyên đề (ấn phẩm phụ); xem xét, lựa chọn một số ít các báo chí thường kỳ (ấn phẩm chính) thực sự cần thiết, có tính đặc thù, được các địa phương đánh giá tốt để tham gia Đề án;
    c) Về các giải pháp để thực hiện Đề án:
    - Các giải pháp phải nhằm đạt được mục tiêu: tăng cường chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời, khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập của các giai đoạn trước, bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước;
    - Cần xây dựng hệ thống các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ xem xét, lựa chọn và điều chỉnh danh mục các ấn phẩm báo chí tham gia thực hiện Đề án;
    - Làm rõ cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án; đặc biệt là việc thẩm định, đánh giá chất lượng từng ấn phẩm báo chí, gắn với việc quản lý có hiệu quả ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục các ấn phẩm báo chí hàng năm;
    - Cần quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp (đặc biệt là cấp huyện) trong việc tham gia thực hiện Đề án, nhất là việc tổ chức phát hành, bảo quản, lưu giữ các ấn phẩm báo chí; việc phối hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương triện truyền thông hiện có tại cơ sở (phát thanh, truyền thanh) trong việc phổ biến các ấn phẩm báo chí đến rộng rãi nhân dân; việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả của từng ấn phẩm báo chí.v.v...
    - Cần sớm có lộ trình cụ thể để các cơ quan báo chí phải chuyển đổi hình thức báo thường kỳ sang ấn phẩm chuyên đề tham gia Đề án giai đoạn 2011-2015 có đủ thời gian chuẩn bị.
    Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban Dân tộc, các Bộ: Tài chính, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
    - Ban Tuyên giáo Trung ương;
    - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
    - Ủy ban Dân tộc;
    - Các Bộ: Thông tin & Truyền thông, Tài chính,
    Kế hoạch & Đầu tư, Văn hóa, Thể thao & Du lịch,
    Lao động-Thương binh & Xã hội;
    - VPCP: BTCN, các PCN,Các Vụ: TH, KTTH, KTN, ĐP, Cổng TTĐT;
    - Lưu: Văn thư, KGVX (05), HVB 32
    KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
    PHÓ CHỦ NHIỆM




    Nguyễn Hữu Vũ
     
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông báo 129/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp Đề án cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủ
    Số hiệu:129/TB-VPCP
    Loại văn bản:Thông báo
    Ngày ban hành:31/05/2011
    Hiệu lực:31/05/2011
    Lĩnh vực:Chính sách, Thông tin-Truyền thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Hữu Vũ
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X