hieuluat

Thông báo 230/TB-VPCP tại buổi làm việc ngày 03/08/2016 với Bộ Tài chính

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:230/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Mai Tiến Dũng
    Ngày ban hành:11/08/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:11/08/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • Số: 230/TB-VPCP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2016
     
    THÔNG BÁO
    KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH TẠI BUỔI LÀM VIỆC NGÀY 03 THÁNG 8 NĂM 2016 VỚI BỘ TÀI CHÍNH
     
    Ngày 03 tháng 8 năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, đã làm việc với Bộ Tài chính về công tác cải cách hành chính, kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Tổng cục Thuế, thăm Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục thuế. Cùng dự có lãnh đạo các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
    Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng kết luận như sau:
    I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
    1. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động, quyết tâm triển khai công tác cải cách hành chính, đạt được những kết quả rất tích cực. Lãnh đạo Bộ đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong toàn ngành thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ; đã lồng ghép và kết hợp việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với nhiệm vụ quản lý về tài chính trong các lĩnh vực ngân sách nhà nước, thuế, hải quan, tài chính doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm... Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của Bộ được ban hành, triển khai kịp thời, đồng bộ. Công tác báo cáo hàng tháng, quý và năm được thực hiện nghiêm túc. Các nội dung cải cách hành chính được triển khai toàn diện, hiệu quả, nhất là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
    Hệ thống pháp luật về tài chính được hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Bộ đã trình Chính phủ thông qua để trình Quốc hội nhiều dự án luật và nghị định quan trọng.
    Là cơ quan đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Bộ đã chủ động, tích cực rà soát, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm túc các giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, đã rút ngắn được quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan.
    Theo Báo cáo, tổng số giờ thực hiện của thuế là 117 giờ (đã giảm được 420 giờ/năm); thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được giảm từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu. Hệ thống khai thuế điện tử được triển khai tại 63/63 tỉnh, thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với hơn 99% số doanh nghiệp đang hoạt động; triển khai hải quan điện tử tại 100% cục và chi cục hải quan địa phương, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 09/14 Bộ...
    Cải cách tài chính công có bước chuyển rõ rệt, bảo đảm hiệu quả thu, chi, sử dụng ngân sách; thực hiện có hiệu quả quy định về quyền tự chủ của cơ quan trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, từng bước cải thiện thu nhập của cán bộ, công chức.
    Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tài chính hàng năm luôn trong nhóm đầu, thể hiện sự nỗ lực của toàn ngành Tài chính. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, tôi biểu dương các kết quả các đồng chí đã đạt được thời gian qua.
    2. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính của Bộ Tài chính còn một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
    - Còn chậm ban hành văn bản hướng dẫn trên một số lĩnh vực; chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành chưa cao; một số nội dung quy định chưa rõ ràng, tạo ra cách hiểu và áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan và doanh nghiệp; còn vướng mắc trong quy định về hóa đơn, chứng từ, khai thuế qua mạng, chồng chéo giữa thủ tục thuế và hải quan; thời hạn kiểm tra, thanh tra thuế tại doanh nghiệp...Việc thực hiện thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp như thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan...; các biểu mẫu kê khai thuế còn tiểu tiết không cần thiết.
    - Tinh trần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận công chức hải quan, thuế chưa cao; còn hiện tượng các doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi phí không chính thức. Một số cán bộ hải quan thiếu đạo đức nghề nghiệp đã bao che cho doanh nghiệp, gây thất thoát thuế, một số trường phải bị xử lý hình sự. Một vấn đề còn tồn tại nữa là công tác chống buôn lậu gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước, ví dụ buôn lậu thuốc lá. Bộ Tài chính và các Bộ, ngành cần xem xét các cam kết của Việt Nam trong WTO, WHO để xử lý vấn đề thuốc lá nhập lậu bị tịch thu (bán hay tiêu hủy).
    - Hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn bất cập, chưa đồng bộ; sự kết nối giữa cơ quan thuế, hải quan địa phương với kho bạc, ngân hàng thương mại còn thiếu chặt chẽ nên doanh nghiệp mất thời gian và chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính.
    - Việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa hiệu quả.
    II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
    Nhất trí với nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính của Bộ Tài chính trong báo cáo và lưu ý một số công việc sau đây:
    1. Tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp để triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục rà soát chính sách, pháp luật, kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý, loại bỏ những quy định, những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho doanh nghiệp; đồng thời, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.
    2. Chủ động rà soát chức năng, nhiệm vụ, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, bảo đảm phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước, giảm biên chế và tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn.
    3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ. Có Kế hoạch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực đội ngũ công chức ngành tài chính tận tụy, liêm chính, đạo đức và chuyên nghiệp.
    4. Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế, hải quan và các lĩnh vực khác, chú ý an toàn, an ninh mạng; thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ.
    7. Đề xuất cơ chế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
    Sớm trình Chính phủ Nghị định về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác.
    8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện cải cách hành chính tại các đơn vị; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành; thực hiện tốt công tác phối hợp trong hoạt động kiểm tra.
    III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
    Để triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, nhất trí với kiến nghị của Bộ Tài chính, yêu cầu các Bộ, ngành:
    1. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, thực hiện hồ sơ điện tử, không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình bản giấy về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; bổ sung quy định về phạm vi và số lượng các thủ tục hành chính tham gia vào cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, góp phần vào hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN.
    2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành, thực hiện công nhận kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
    Đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ dữ liệu điện tử về kết quả kiểm tra chuyên ngành để bảo đảm hiệu quả trong thực hiện thủ tục hành chính.
    Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    - UBND thành phố Hà Nội;
    - VPCP: BTCN, PCN Kiều Đình Thụ, Trợ lý TTg, Tổng GĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH;
    - Lưu VT, TCCV (03).
    BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




    Mai Tiến Dũng
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X