hieuluat

Thông báo 93/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:93/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Mai Tiến Dũng
    Ngày ban hành:09/03/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:09/03/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
    -------

    Số: 93/TB-VPCP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2018

     

     

    THÔNG BÁO
    KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH YÊN BÁI

    Ngày 03 tháng 02 năm 2018, tại tỉnh Yên Bái Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo Tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hưng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và một số kiến nghị của Tỉnh. Cùng dự buổi làm việc có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Tỉnh và ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

    I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

    Biểu dương sự nỗ lực và những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Yên Bái đã vượt khó khăn vươn lên mạnh mẽ trong thời gian qua trong bối cảnh Yên Bái là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn, thách thức thiên tai gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân.

    Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị năm 2017, tốc độ tăng GRDP đạt 6,22%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 24,7%; công nghiệp, xây dựng chiếm 23,2%; dịch vụ chiếm 48,3%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,8%; 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt đến nay, Tỉnh không còn nợ đọng xây dựng cơ bản. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả vượt bậc. Bước đầu đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đầu tư vào tỉnh. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, được quan tâm chăm lo.

    Tuy nhiên, Yên Bái là một tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, nằm sâu trong nội địa, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp (chỉ đạt 29,5 triệu/người/năm so với cả nước 53,5 triệu đồng/người/năm), đời sống của nhân dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng nhất là các tuyến giao thông liên tỉnh, liên vùng chưa đồng bộ. Số lượng doanh nghiệp còn rất thấp (tỷ lệ 457 người dân có 1 doanh nghiệp); doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý, chất lượng lao động còn yếu; năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh. Chưa khai thác và phát huy được hết tiềm năng cũng như thu hút các nhà đầu tư lớn vào phát triển du lịch. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải cách hành chính (Par Index) thấp. Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng thiếu bền vững và vẫn cao so với cả nước ( còn 21,97%).

    II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỜI GIAN TỚI

    Về cơ bản thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong báo cáo của Tỉnh đề ra. Năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch trung hạn 2016-2020; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Yên Bái cần phát huy truyền thống tốt đẹp, khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế, yếu kém, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực với khát vọng vươn lên mạnh mẽ, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong đó cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

    1. Tập trung quyết liệt triển khai ngay các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ và các văn bản điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể khắc phục hạn chế yếu kém trong từng ngành, từng lĩnh vực; lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên, đột phá, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

    2. Triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” có hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, đảm bảo chất lượng và phát triển các vật nuôi cây trồng có giá trị kinh tế cao. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp gắn với thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ cho xuất khẩu. Tập trung sắp xếp ổn định dân cư, tái định cư cho các hộ hiện đang sinh sống ở địa bàn các thôn, bản tại một số xã có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

    3. Tái cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng tăng chế biến và chế biến sâu; phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà tỉnh có lợi thế. Tiếp tục thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp năng lượng tái tạo. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.

    4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số PCI và PAPI, phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, đi mới sáng tạo; tổ chức xúc tiến đầu tư, có cơ chế chính sách thông thoáng thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào Tỉnh để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả... của chính quyền các cấp theo hướng liêm chính, phục vụ, thực sự chính quyền của dân, do dân, vì dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

    5. Tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công; bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp hiệu quả đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Quan tâm các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phcập giáo dục trung học cơ sở. Chủ động phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. Bảo tn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Thực hiện đng bộ và có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững, đặc biệt tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, các xã đặc biệt khó khăn.

    6. Chú trọng phát triển du lịch gắn với danh thắng ruộng bậc thang tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt, đồng thời đầu tư tạo kết nối du lịch vùng Tây Bắc, cũng như kết nối du lịch liên vùng và quốc tế.

    7. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động; tăng cường đoàn kết trong đồng bào các dân tộc, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, không để xảy ra điểm nóng về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, quan tâm chăm lo đi sống để không người dân nào bị đói.

    III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

    1. Về xây dựng dự án kè và chính trị tổng thể Suối Thìa chảy qua địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan của Bộ (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng thể ổn định lâu dài cho khu vực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Đối với đoạn sạt lở vào khu dân cư nếu không xử lý ngay có thể đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người dân cần chủ động di dời dân cư, có phương án đảm bảo cho người dân trong mùa mưa lũ tới; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    2. Về bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp tỉnh lộ 174 (Nghĩa Lộ - Trạm Tấu), tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) đi Bắc Yên (Sơn La) thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phương án vốn (kể cả nguồn phòng chống giảm nhẹ thiên tai, dự phòng trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác) hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    3. Về hỗ trợ xây dựng các dự án tái định cư cho các hộ dân đang sinh sống trong vùng khó khăn, nguy cơ cao thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, nhất là trên địa bàn các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên: Đồng ý về chủ trương, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và Ủy ban Dân tộc khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại văn bản số 44/TB-VPCP ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ, sớm bố trí vốn cho Tỉnh thực hiện trước mùa mưa bão năm 2018.

    4. Về Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực, sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB): Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tỉnh Yên Bái khẩn trương hoàn thành thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016.

    5. Về Dự án đoạn tuyến nối tỉnh Lai Châu với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đoạn tuyến nối Quốc lộ 32 địa phận thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái vi cao tc Nội Bài - Lào Cai, vốn vay ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1107/VPCP-QHQT ngày 31 tháng 01 năm 2018. Bộ Giao thông vận tải thng nht với các cơ quan liên quan theo hướng làm chủ đầu tư dự án và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    6. Về Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo vốn vay phát triển Ả - rập Xê - út: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và các Bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán để Dự án sớm được triển khai.

    7. Về khắc phục những ảnh hưởng do thi công cao tốc Nội Bài - Lào Cai (hỗ trợ kinh phí để sửa chữa tuyến tỉnh lộ 166 từ xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái đi xã Đông An, huyện Văn Yên; làm hệ thống đường gom dân sinh, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi...) và kinh phí chi trả bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam căn cứ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng để sớm xử lý kiến nghị của địa phương.

    8. Về xây dựng Đề án nghiên cứu tổng thể thực trạng biến đổi khí hậu, đề ra giải pháp phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trước mắt và lâu dài tại khu vực miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2018 để triển khai thực hiện trước mùa mưa, bão; Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ Tỉnh nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội lng ghép với phòng chng thiên tai khu vực thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

    9. Về bố trí các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng II: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp các kiến nghị của các địa phương nghiên cứu, đề xuất khi có chủ trương chung về bổ sung nguồn vốn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    10. Về phát triển du lịch: Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh nghiên cứu, quảng bá nâng tầm Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là danh thng quốc gia mà còn mang tầm quốc tế.

    11. Về bố trí vốn cho đồng bào dân tộc rất ít người Xa Phó (Phù Lá) tỉnh Yên Bái theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg và số 2086/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc cân đối nguồn vốn bố trí cho Tỉnh thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao v
    à Du lịch, Công Thương;
    - Ủy ban Dân tộc;
    - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;
    - T
    nh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NN, CN, KGVX, QHQT;
    - Lưu: VT, QHĐP (3b). Thg

    BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




    Mai Tiến Dũng

     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông báo 93/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    93-TB-VPCP_140318163812.doc (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X