hieuluat

Thông tư 06/1998/TT-BVGCP hướng dẫn xác định mức giá bán lẻ các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ban Vật giá Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:06/1998/TT-BVGCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Ngọc Tuấn
    Ngày ban hành:22/08/1998Hết hiệu lực:18/01/2002
    Áp dụng:15/04/1998Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Chính sách
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ SỐ 06/1998/TT/BVGCP
    NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH
    ĐƠN GIÁ TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN VÀ XÁC ĐỊNH MỨC GIÁ BÁN LẺ CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH ĐƯỢC TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC
    TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

     

    - Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 5/1/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Vật giá Chính phủ;

    - Căn cứ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá;

    - Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc;

    Sau khi trao đổi với các ngành liên quan, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc tính trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách và xác định mức giá bán lẻ các mặt hàng được trợ giá, trợ cước tại các tỉnh miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc như sau:

     

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    1. Phạm vi, đối tượng được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước.

    Phạm vi, đối tượng hưởng chính sách trợ giá, trợ cước được thực hiện theo quy định tại điểm I của Thông tư liên tịch số 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    2. Các mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển

    2.1. Các mặt hàng được trợ cước vận chuyên

    + Các mặt hàng được trợ cước vận chuyển đến trung tâm cụm xã gồm: giấy viết học sinh, thuốc chữa bệnh (theo danh mục qui định của Bộ Y tế), dầu hoả thắp sáng.

    + Các mặt hàng được trợ cước vận chuyển đến trung tâm huyện: phân bón (Urê, Kali, NPK, SA, DAP, phân bón vi sinh, phân lân), thuốc trừ sâu, than (cả than địa phương), sách (theo danh mục qui định của Bộ Văn hoá Thông tin).

    + Trợ cước để khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá (theo danh mục quy định của Chính phủ) được sản xuất ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

    2.2. Các mặt hàng được trợ giá và trợ cước vận chuyển đến trung tâm cụm xã:

    + Giống cây trồng.

    + Muối iốt (tiền túi PE, công trộn muối iốt và đóng thành từng túi có trọng lượng 1 kg, 2 kg).

    Các địa phương tự trộn muối iốt, ngoài việc được trợ cước vận chuyển muối iốt đến trung tâm cụm xã còn được hưởng trợ cước vận chuyển muối trắng (tương đương với lượng muối trắng để sản xuất muối iốt được trợ giá, trợ cước) từ nơi mua muối (phụ lục kèm theo) đến cơ sở trộn muối iốt của địa phương.

    3. Chân hàng để tính trợ cước

    Nguyên tắc chung của việc áp dụng chân hàng để tính trợ cước là phải đảm bảo cự ly vận chuyển hợp lý để sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước một cách có hiệu quả nhất.

    3.1. Đối với các tỉnh miền núi điểm khởi đầu tính trợ cước vận chuyển các mặt hàng được trợ cước là từ kho giao hàng của doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý ở nơi gần nhất (phụ lục kèm theo).

    3.2. Đối với các tỉnh chỉ có huyện, xã miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc điểm khởi đầu tính trợ cước vận chuyển các mặt hàng được trợ cước là từ trung tâm tỉnh. Riêng các mặt hàng muối iốt, giấy viết, thuốc chữa bệnh được trợ cước là từ kho giao hàng của doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý ở nơi gần nhất (phụ lục kèm theo).

    Các tỉnh có thể mua hàng ở những nơi khác nếu có cùng chất lượng, giá cả nhưng trợ cước vận chuyển tối đa cũng chỉ bằng lấy hàng ở các nơi quy định.

    3.3. Điểm khởi đầu tính trợ cước để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đồng bào miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc là từ trung tâm cụm xã.

     

    II. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ
    TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC

     

    1. Nguyên tắc xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển

    1.1. Nguyên tắc xác định đơn giá trợ cước vận chuyển

    + Đơn giá trợ cước vận chuyển được tính theo cự ly từ chân hàng qui định đến trung tâm huyện đối với những mặt hàng được trợ cước đến huyện, đến trung tâm cụm xã đối với những mặt hàng được trợ cước đến trung tâm cụm xã.

    Trợ cước để tiêu thụ sản phẩm (tiêu thụ nội địa và xuất khẩu) được tính từ trung tâm cụm xã đến nơi tiêu thụ tập trung (do Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Thương mại quy định cho phù hợp với thực tế cho từng trường hợp cụ thể).

    + Đơn giá trợ cước vận chuyển: Ban Vật giá Chính phủ qui định đối với đường do Trung ương quản lý, UBND tỉnh quy định đối với đường do địa phương quản lý (riêng đối với phương tiện thô sơ nếu địa phương không qui định thì được tính theo mức cước thực tế hợp lý).

    + Các khoản phí cầu, đường, phà, chi phí bốc xếp, hao hụt định mức được tính vào đơn giá cước vận chuyển.

    1.2. Nguyên tắc xác định mức trợ giá

    a. Mức trợ giá giống cây trồng: là phần chênh lệch giữa giá vốn mua giống cây trồng (không tính phần trợ cước vận chuyển) tại nơi quy định với giá bán cho người sản xuất tại các trung tâm cụm xã.

    b. Mức trợ giá muối iốt bao gồm chi phí tiền công trọn muối iốt và tiền bao PE (trừ phần UNICEP viện trợ bao PE) do Ban Vật giá Chính phủ qui định.

    2. Phương pháp xác định đơn giá trợ giá, trợ cước.

    2.1. Đơn giá trợ cước vận chuyển được tính như sau:

    Đơn giá trợ cước = (đơn giá cước từng loại hàng và loại đường X Cự ly) + Chi phí bốc xếp + Lệ phí cầu, phà, đường + Chi phí hao hụt (nếu có)

    Trong đó:

    - Đơn giá cước vận chuyển được tính theo từng cự ly vận chuyển, loại đường, bậc hàng, theo qui định của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương.

    - Phân loại đường theo qui định của Bộ Giao Thông vận tải đối với đường do Trung ương quản lý và Sở Giao Thông vận tải đối với đường do địa phương quản lý.

    - Chi phí bốc xếp theo thực tế ở từng địa phương.

    - Lệ phí cầu, phà, đường theo qui định của cơ quan có thẩm quyền. - Tỷ lệ hao hụt theo qui định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thực tế đang tính (phụ lục kèm theo).

    2.2. Xác định mức trợ giá giống cây trồng:

    Mức trợ giá = giá vốn - Giá bán cho dân tại cụm xã

    Trong đó:

    - Giá vốn là giá mà đơn vị kinh doanh giống cây trồng mua và chi phí lưu thông thực tế hợp lý (trừ phần trợ cước vận chuyển).

    - Giá bán lẻ cho dân tại cụm xã theo qui định của UBND tỉnh.

     

    III. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH MỨC GIÁ HOẶC KHUNG GIÁ BÁN LẺ CÁC MẶT HÀNG ĐƯỢC TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC TẠI CÁC
    ĐỊA PHƯƠNG

     

    Căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá, giá cả thị trường và sức mua của nhân dân của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh qui định mức giá bán lẻ các mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển theo nguyên tắc sau:

    1. Đối với các mặt hàng Nhà nước đã qui định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tối đa thì địa phương qui định mức giá cụ thể trong giới hạn cho phép.

    2. Qui định thống nhất một mức giá bán lẻ các mặt hàng chính sách được trợ giá trợ cước tại các địa bàn được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước; Mức giá hoặc khung giá đó phải tương đương với giá bán các mặt hàng cùng loại có bán tại các thị xã, thành phố tỉnh lỵ.

    3. Riêng đối với giống cây trồng, UBND tỉnh qui định giá bán giống cây trồng căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá, sức mua của đồng bào và xem xét mức giá bán lẻ giống cây trồng của các vùng giáp ranh thuộc các tỉnh khác để qui định giá bán cho phù hợp, tránh tình trạng qui định giá bán quá thấp gây tiêu cực.

     

    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Về qui định giá

    a. Ban Vật giá Chính phủ quy định:

    + Đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng đối với từng địa phương cụ thể để làm căn cứ dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước hàng năm cho các tỉnh.

    + Công trộn muối iốt, tiền túi PE.

    + Đơn giá trợ cước tiêu thụ sản phẩm.

    b. Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định:

    + Đơn giá trợ giá giống cây trồng, trợ cước vận chuyển cho từng mặt hàng (kể cả đơn giá trợ cước muối trắng), từng địa điểm (theo qui định ở trên) để làm căn cứ thanh toán cho ngành hàng và quyết toán ngân sách.

    + Mức giá bán lẻ các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước.

    c. Sở Tài chính Vật giá xây dựng phương án đơn giá trợ giá, trợ cước; phương án về mức giá bán lẻ các mặt hàng được trợ giá, trợ cước để trình UBND tỉnh xem xét qui định theo hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ.

    2. Niêm yết giá

    Giá bán lẻ các mặt hàng được trợ giá, trợ cước phải được niêm yết công khai tại các địa điểm bán hàng để mọi người biết giám sát, kiểm tra và thực hiện.

    3. Thanh tra, kiểm tra

    + Trên cơ sở những nguyên tắc để xác định đơn giá trợ giá, trợ cước và mức giá hoặc khung giá bán lẻ các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước quy định tại Thông tư này, UBND tỉnh miền núi, tỉnh có huyện, xã miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện để kịp thời chấn chỉnh những sai sót, lệch lạc; Đồng thời, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật.

    + Ban Vật giá Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan và Sở Tài Chính Vật giá tỉnh phối hợp tổ chức thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách trợ giá trợ cước ở địa phương; Kiểm tra việc quy định đơn giá trợ giá, trợ cước ở các địa phương và xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật, đảm bảo chính sách trợ giá, trợ cước được thực hiện nghiêm túc và đưa lại hiệu quả thiết thực đối với đồng bào sinh sống và hoạt động tại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

    4. Chế độ thông tin, báo cáo:

    + Ban Vật giá Chính phủ thường xuyên thông báo cho các địa phương những chính sách được sửa đổi, bổ sung và những thay đổi trong việc xác định đơn giá trợ giá, trợ cước, cự ly (điểm đầu, điểm cuối nơi giao nhận hàng) hoặc mức giá, khung giá bán lẻ các mặt hàng được trợ giá, trợ cước cho phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.

    + Định kỳ (quí, 6 tháng, năm) tỉnh phải báo cáo về Trung ương tình hình thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; giá bán lẻ các mặt hàng chính sách, tình hình thanh kiểm tra tại địa phương; nêu rõ những khó khăn vướng mắc và những kiến nghị xử lý về Ban Vật giá Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính để xử lý hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

     

    V. THỜI HẠN THI HÀNH

     

    Thông tư này thay thế Thông tư số 02/VGCP/TH ngày 14/5/1996 của Ban Vật giá Chính phủ và mọi qui định trước đây trái với qui định của Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/1998.

    Trong quá trình thực hiện có điều gì khó khăn, vướng mắc đề nghị địa phương báo cáo với Ban Vật giá Chính phủ và các ngành liên quan để xem xét giải quyết.

     

    PHỤ LỤC 1

    CHÂN HÀNG TÍNH TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN CÁC MẶT HÀNG
    CHÍNH SÁCH LÊN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

    (Kèm theo Thông tư hướng dẫn số 06/1998/TT-BVGCP
    ngày 22 tháng 8 năm 1998 của Ban Vật giá Chính phủ)

     

    1. Thuốc chữa bệnh:

    + Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh tính từ Hà Nội.

    + Các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc tính từ Đà Nẵng.

    + Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

    2. Giấy viết học sinh:

    + Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra tính từ Hà Nội.

    + Các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kom Tum tính từ Đà Nẵng.

    + Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

    3. Muối.

    3.1. Muối iốt:

    + Các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tây tính từ Hà Nội.

    + Thành phố Hải Phòng tính từ Hải Phòng.

    + Tỉnh Quảng Nam tính từ Đà Nẵng.

    + Các tỉnh Kom Tum, Bình Định, Phú Yên tính từ Quy Nhơn.

    + Tỉnh Bình Thuận tính từ Phan Thiết.

    + Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

    + Các tỉnh An Giang, Bình Phước tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

    3.2. Muối trắng:

    + Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hoà Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tính từ Hà Nội.

    + Tỉnh Quảng Ninh tính từ Thái Bình.

    + Tỉnh Hà Nam tính từ Nam Định

    + Tỉnh Thanh Hoá tính từ đồng muối Thanh Hoá

    + Tỉnh Ninh Bình tính từ Nam Định

    + Tỉnh Nghệ An tính từ Diễn Châu

    + Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tính từ đồng muối Hà Tĩnh.

    + Các tỉnh Đã Nẵng, Gia Lai tính từ đồng muối Bình Định.

    + Tỉnh Quảng Ngãi tính từ Sa Huỳnh.

    + Các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận tính từ đồng muối tỉnh Ninh Thuận.

    + Các tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hoà tính từ đồng muối Khánh Hoà.

    + Tỉnh Đồng Nai tính từ đồng muối của tỉnh Đồng Nai.

    4. Dầu hoả thắp sáng:

    Tất cả các tỉnh đều tính từ trung tâm tỉnh.

    5. Sách (Các xuất bản phẩm theo danh mục của Bộ Văn hoá - Thông tin):

    + Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ Hà Nội.

    + Các tỉnh Gia Lai, Kon Kum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

    6. Than mỏ:

    + Các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên tính từ thị xã Bắc Giang.

    + Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình tính từ Hà Nội.

    + Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ tính từ Việt Trì.

    + Tỉnh Quảng Ninh tính từ Cẩm Phả - Hòn Gai.

    + Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum tính từ Qui Nhơn.

    + Các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng tính từ Nha Trang.

    + Tỉnh Bình Phước tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

    7. Thuốc trừ sâu:

    + Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ kho của Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 và kho của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam tại khu vực phía Bắc.

    + Các tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc tính từ kho của Công ty vật tư bảo vệ thực vật III và kho của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam tại khu vực Miền Trung.

    + Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước tính từ kho của Công ty vật tư bảo vệ thực vật II và kho của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam tại khu vực Nam bộ.

    8. Giống cây trồng:

    + Đối với giống do tỉnh tự sản xuất tính từ nơi sản xuất hoặc Công ty giống cây trồng của tỉnh.

    + Đối với giống địa phương tự nhập khẩu tính từ cửa khẩu nhập,

    + Đối với các loại giống cây trồng khác mua của công ty giống cây trồng Trung ương tính từ nơi mua hàng.

    9. Phân bón:

    9.1. Các loại phân bón nhập khẩu:

    + Tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ tính từ cảng Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì.

    + Các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình tính từ cảng Hải Phòng, Hà Nội.

    + Tỉnh Quảng Ninh tính từ cảng Hạ Long, cảng Hải Phòng.

    + Các tỉnh Gia Lai, Kom Tum tính từ cảng Qui Nhơn, cảng Đà Nẵng.

    + Tỉnh Đắc Lắc tính từ cảng Quy Nhơn, cảng Nha Trang, cảng Sài Gòn.

    + Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước tính từ cảng Sài Gòn.

    9.2. Su pe lân Lâm Thao:

    + Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ kho của Công ty Su pe lân Lâm Thao.

    + Tỉnh Đắc Lắc tính từ ga Hoà Huỳnh.

    + Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum tính từ ga Diêu Trì.

    + Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước tính từ ga Sóng Thần, Sài Gòn, nhà máy Su pe lân Long Thành.

    9.3. Phân lân nung chảy của công ty Văn Điển, Ninh Bình:

    + Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ kho Xí nghiệp phân lân nung chảy Ninh Bình hoặc Văn Điển sản xuất.

    + Tỉnh Đắc Lắc tính từ ga Hoà Huỳnh.

    + Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum tính từ ga Diêu Trì.

    + Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước tính từ ga Sóng Thần, Sài Gòn.

    9.4. Phân dạm Urê Hà Bắc:

    + Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc.

    9.5. Phân NPK nội địa:

    Các tỉnh được tính trợ cước vận chuyển phân NPK từ nơi sản xuất gần nhất. Chỉ tính trợ cước cho lượng hàng mua của các doanh nghiệp Trung ương sản xuất có hàm lượng chất dinh dưỡng bằng hoặc ’ 18%, đã đăng ký chất lượng với trung tâm đo lường chất lượng Nhà nước.

    9.6. Phân bón vi sinh:

    Các tỉnh được tính trợ cước vận chuyển từ các xí nghiệp sản xuất phân bón vi sinh do Công ty Thiên nông quản lý ở nơi gần nhất.

     

    Ban Vật giá Chính phủ

     

     

    PHỤ LỤC SỐ II

    TỶ LỆ HAO HỤT ĐƯỢC TÍNH VÀO ĐƠN GIÁ TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN

    (Kèm theo Thông tư hướng dẫn số 06/1998/TT-BVGCP
    ngày 22/8/1998 của Ban Vật giá Chính phủ)

     

    Mặt hàng Tỷ lệ hao hụt

    1. Thuốc chữa bệnh 0%

    2. Giấy viết 0%

    3. Sách 0%

    4. Muối iốt 0,5%

    5. Muối trắng 1%

    6. Dầu hoả thắp sáng:

    + 0,045%/km đường loại 1 và loại 2

    + 0,09%/km đường loại 3 trở đi

    7. Than mỏ 1,5%

    8. Thuốc trừ sâu 0%

    9. Giống cây trồng Theo qui định của cơ quan có thẩm quyền

    10. Phân bón 0,5%

    Riêng phân bón nhập khẩu, phân đạm Hà Bắc áp dụng Quyết định số 75 ngày 5/9/1991 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước như sau:

    + Vận chuyển bốc xếp hàng bằng đường thuỷ tính 0,4%.

    + Vận chuyển bốc xếp bằng đường bộ:

    - Dưới 50 km = 0,25%

    - 50 - 100 km = 0,30%

    - Trên 100 km = 0,35%

     

    Ban Vật giá Chính phủ

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 06/1998/TT-BVGCP hướng dẫn xác định mức giá bán lẻ các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ban Vật giá Chính phủ
    Số hiệu:06/1998/TT-BVGCP
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:22/08/1998
    Hiệu lực:15/04/1998
    Lĩnh vực:Chính sách, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Ngọc Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:18/01/2002
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X