hieuluat

Thông tư 35/1999/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính và sử dụng Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:35/1999/TT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
    Ngày ban hành:02/04/1999Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:17/04/1999Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Chính sách
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 35/1999/TC-TT NGÀY 2 THÁNG 4 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ SỬ DỤNG QUỸ
    BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

     

    Căn cứ vào Quyết định số 105/1998/QĐ-TTg ngày 9/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Hội Chữ Thập đỏ Việt nam thành lập Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam.

    Căn cứ vào Nghị định số 87-CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

    Căn cứ Quyết định số 222/1998/TCCP-TC ngày 23/7/1998 của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ về việc chuẩn y bản quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt nam.

    Sau khi thống nhất với Hội chữ thập đỏ Việt nam; Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý tài chính và sử dụng Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam như sau:

     

    I. QUY ĐỊNH CHUNG:

     

    1. Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam là Quỹ nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ có chức năng xây dựng và phát triển nguồn tài chính nhằm góp phần bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam ổn định cuộc sống gia đình và hoà nhập với cộng đồng.

    2. Đối tượng được Quỹ bảo trợ là những nạn nhân chất độc da cam theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

    3. Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam phải mở và gửi tại tài khoản ở ngân hàng thương mại quốc doanh, được dùng tiền nhàn rỗi của Quỹ gửi tiết kiệm tại các quỹ tiết kiệm của Ngân hàng thương mại Quốc doanh hoặc mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, kỳ phiếu của Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước. Chủ tài khoản là Giám đốc điều hành Quỹ nạn nhân chất độc da cam hoặc người được giám đốc uỷ quyền.

     

    II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

     

    1. Nguồn thu của Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam gồm:

    a. Quyên góp nhân đạo, ủng hộ, viện trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế, tổ chức kinh tế, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

    b. Lãi tiền gửi, lãi tiết kiệm, lãi tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước.

    c. Nguồn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động và một số lượng biên chế cần thiết cho Quỹ, theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    d. Các khoản thu khác.

    2. Nội dung chi của Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam:

    a. Chi giúp đỡ cho các nạn nhân chất độc da cam trong trường hợp: khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng, học nghề và tạo điều kiện về việc làm, cung cấp những phương tiện thiết yếu cho các nạn nhân thuộc diện quá khó khăn có xác nhận của chính quyền cơ sở. Nội dung chi này được sử dụng 90% số thu.

    b. Chi hành chính và quản lí Quỹ theo định mức,tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước. Nội dung chi này được sử dụng 8,5% số thu trong năm. Trong đó: dành 3,5% số thu để chi vốn đối ứng cho các dự án viện trợ. Cuối năm còn dư nhập lại Quỹ để hỗ trợ cho nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam.

    c. Chi khen thưởng động viên cho cán bộ, viên chức của Quỹ và những cá nhân đơn vị có thành tích xây dựng Quỹ được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ viên chức của Quỹ theo chế độ của Nhà nước (khống chế mức chi tối đa bằng 3 tháng lương thực tế). Nội dung chi này được sử dụng 1,5% số thu trong năm. Cuối năm còn dư nhập lại Quỹ để hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam.

    3. Công tác lập dự toán, kế toán và quyết toán thu chi Quỹ:

    - Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí do ngân sách hỗ trợ thực hiện theo Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính. Hàng năm cùng với thời gian lập dự toán ngân sách Nhà nước, Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam có trách nhiệm lập dự toán thu, chi Quỹ, trong đó có phần kinh phí do ngân sách Nhà nước hỗ trợ trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và gửi Hội chữ thập đỏ Việt nam để tập hợp báo cáo Bộ Tài chính.

    - Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam phải lập sổ sách kế toán và tổ chức công tác kế toán để theo dõi toàn bộ hoạt động thu, chi của Quỹ và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định tại thông tư này.

    - Đối với nguồn viện trợ: Quỹ phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ.

    - Việc hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí hàng quý, hàng năm của Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thực hiện theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản hiện hành của Nhà nước.

    - Bộ Tài chính phối hợp với Hội chữ thập đỏ Việt Nam kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí của Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam. Giám đốc Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý thu, chi và tài sản của Quỹ.

     

    III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

     

    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X