Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 253/HĐBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 06/07/1992 | Hết hiệu lực: | 11/06/2003 |
Áp dụng: | 06/07/1992 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 253-HĐBT NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 1992 VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
CỦA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước phù hợp với yêu cầu cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách nền hành chính quốc gia;
Xét đề nghị của Hiệu trưởng trường Hành chính quốc gia (Công văn số 178-HCQG, ngày 22 tháng 5 năm 1992), và Bộ trưởng Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ (số 334-TCCP, ngày 2 tháng 6 năm 1992),
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay đổi tên trường Hành chính quốc gia thành Học viên Hành chính quốc gia.
Học viện Hành chính quốc gia chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng Bộ trưởng, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước và nghiên cứu khoa học hành chính Nhà nước.
Điều 2. Học viện Hành chính quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Đào tạo dài hạn công chức hành chính Nhà nước từ cấp chuyên viên trở lên; bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ cao cấp và trung cấp đương chức.
2. Nghiên cứu khoa học về hành chính Nhà nước để phục vụ giảng dạy của Học viện và kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng những luận cứ khoa học, thực tiễn để Hội đồng Bộ trưởng quyết định chủ trương, biện pháp cải cách nền hành chính quốc gia.
3. Tham gia với Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ xây dựng phương án trình Chính phủ:
a) Phương hướng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bồi dưỡng và đào tạo công chức Nhà nước.
b) Quy chế tuyển sinh, quy chế bổ nhiệm học viên tốt nghiệp vào ngạch công chức, quy chế về nghĩa vụ và quyền lợi của học viên.
4. Xây dựng và trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế giảng dạy, học tập và thi tốt nghiệp.
5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế với các học viện, Trường Hành chính các nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
6. Hướng dẫn và kiểm tra các trường Hành chính địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, quy chế thi cử và cấp bằng; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường Hành chính địa phương và khu vực.
7. Xây dựng và quản lý đội ngũ giảng viên (kể cả giảng viên kiêm chức) và cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện.
8. Học viện Hành chính quốc gia được nhận các văn bản, tài liệu và các thông tin cần thiết của Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng; được yêu cầu các Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cử người tham gia giảng dạy, nhận và giúp đỡ học sinh thực tập, phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học hành chính Nhà nước.
Điều 3. Học viện Hành chính quốc gia có hai hệ:
1. Hệ đào tạo công chức hành chính Nhà nước từ cấp chuyên viên trở lên, tuyển chọn từ công chức trong bộ máy Nhà nước và những người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác có năng khiếu về hành chính. Học viên tuyển vào học dài hạn phải qua kỳ thi theo quy chế tuyển sinh của Nhà nước; khi tốt nghiệp được bổ nhiệm vào ngạch bậc theo quy chế công chức.
2. Hệ bồi dưỡng công chức cao cấp và trung cấp hành chính Nhà nước đương chức gồm: các Thứ trưởng, Vụ trưởng, Vụ phó và chuyên viên có trình độ tương đương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.
Điều 4. Học viện Hành chính quốc gia do một Giám đốc Học viện lãnh đạo. Giúp việc Giám đốc Học viện có các Phó Giám đốc.
Tổ chức bộ máy Học viện Hành chính quốc gia gồm có:
1- Ban Giáo vụ,
2- Ban Tổ chức - cán bộ,
3- Ban Hợp tác quốc tế,
4- Trung tâm thông tin - tư liệu - thư viện và xuất bản,
5- Các khoa, bộ môn,
6- Viện nghiên cứu hành chính,
7- Văn phòng.
Cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách các đơn vị trực thuộc Học viện được bổ nhiệm và hoạt động theo quy chế chung như các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 5. Học viện Hành chính quốc gia là cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.
Học viện Hành chính quốc gia đóng trụ sở tại Hà Nội, và có cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 7. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các văn bản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Giám đốc Học viên Hành chính quốc gia, Bộ trưởng Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định 253/HĐBT chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Học viện hành chính quốc gia
In lược đồCơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Số hiệu: | 253/HĐBT |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày ban hành: | 06/07/1992 |
Hiệu lực: | 06/07/1992 |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày hết hiệu lực: | 11/06/2003 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!