hieuluat

Quyết định 07/2012/QĐ-UBND nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh LongSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:07/2012/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Diệp
    Ngày ban hành:17/04/2012Hết hiệu lực:28/10/2019
    Áp dụng:27/04/2012Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
  • UỶ BAN NHÂN DÂN
    TỈNH VĨNH LONG

    --------

    Số: 07/2012/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Vĩnh Long, ngày 17 tháng 4 năm 2012

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

    ------------

    UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

    Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 28/01/2011 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Vị trí chức năng:

    1. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là bộ máy giúp việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh).

    2. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    3. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ.

    Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

    Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

    1. Tham mưu tổng hợp, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh:

    a) Xây dựng, quản lý chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

    b) Theo dõi, đôn đốc các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là sở, ngành), Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    c) Phối hợp thường xuyên với các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

    d) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các công việc khác do các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    đ) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    e) Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

    g) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, bất thường, các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cuộc họp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    h) Chủ trì, điều hoà, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân của tỉnh.

    2. Tham mưu tổng hợp, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

    a) Xây dựng, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong từng thời gian nhất định.

    b) Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

    c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chương trình công tác của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và các công việc khác do các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên khác.

    đ) Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh mà các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn có ý kiến khác nhau theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    e) Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    g) Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh với các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

    h) Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với các sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện và bảo đảm chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính.

    i) Đề nghị các sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo tình hình, kinh tế thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    k) Được yêu cầu các sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    3. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

    a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; thông tin để các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    b) Cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan trọng của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    c) Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

    d) Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo tỉnh.

    đ) Quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    e) Quản lý tổ chức và hoạt động của Trang Thông tin điện tử của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    5. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

    6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    7. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn phòng các sở, ngành, Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.

    9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    10. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

    Điều 3. Tổ chức bộ máy, biên chế:

    1. Lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh:

    - Lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.

    - Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

    - Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; đồng thời là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    - Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh được Chánh Văn phòng phân công theo dõi từng khối công việc và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về các lĩnh vực công việc được phân công phụ trách. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

    2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh:

    - Phòng Hành chính - Tổ chức

    - Phòng Quản trị - Tài vụ

    - Phòng Tổng hợp

    - Phòng Kinh tế ngành

    - Phòng Kinh tế tổng hợp

    - Phòng Văn h- Xã hội

    - Phòng Nội chính

    - Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính

    - Phòng Ngoại vụ và Kinh tế đối ngoại

    - Phòng Tiếp công dân (trụ sở tiếp công dân tỉnh Vĩnh Long theo Đề án Đổi mới công tác tiếp dân kèm theo Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

    Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (hoặc tương đương) và bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định phân cấp hiện hành về quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

    * Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

    - Nhà khách.

    - Trung tâm Công báo.

    - Trung tâm Tin học.

    Tuỳ theo tình hình thực tế, khi có nhu cầu thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng, Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án thành lập, trình Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định hiện hành.

    3. Biên chế:

    Biên chế của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh bao gồm biên chế công chức và biên chế sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.

    Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành:

    1. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

    2. Quyết định này thay thế Quyết định số 994/2006/QĐ-UBND ngày 17/5/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

    3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

     

    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Nguyễn Văn Diệp

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 07/2012/QĐ-UBND nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X