hieuluat

Quyết định 30/2009/QĐ-UBND Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Long An

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Long AnSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:30/2009/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Dương Quốc Xuân
    Ngày ban hành:22/07/2009Hết hiệu lực:01/10/2016
    Áp dụng:01/08/2009Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH LONG AN
    ----------
    Số: 30/2009/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------------------
    Tân An, ngày 22 tháng 07 năm 2009
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
    CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LONG AN
    -----------------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
    Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
    Căn cứ Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    Theo đề nghị tại Tờ trình số 804/TTr-SNN ngày 16/6/2009 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và ý kiến đề xuất tại văn bản số 323/SNV-TCCC ngày 15/7/2009 của Giám đốc Sở Nội vụ,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Vị trí, chức năng
    1. Chi cục Phát triển nông thôn là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; về phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn; về quy hoạch bố trí dân cư trong nông nghiệp, nông thôn; tổng hợp chính sách phát triển nông thôn; về chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản và muối; về lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình, tổ hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    2. Chi cục Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Cục Thương mại, Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    3. Chi cục Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
    Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
    1. Xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm, cơ chế chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực chuyên ngành: về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối); về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; về quy hoạch bố trí dân cư, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; về xây dựng mô hình nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo nông nghiệp nông thôn; về chế biến, bảo quản và thương mại nông, lâm, thủy sản và muối.
    2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
    3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về chuyên môn thuộc phạm vi quản lý được giao.
    4. Về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
    a) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành về phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn;
    b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn;
    c) Đầu mối xây dựng, triển khai, nhân rộng các mô hình; sơ kết, tổng kết, chỉ đạo, tuyên truyền việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn;
    d) Đầu mối xây dựng và tổ chức thực hiện về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại trong nông nghiệp, nông thôn;
    đ) Tổng hợp đề xuất về cơ chế chính sách liên quan đến đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
    5. Về phát triển nông thôn
    a) Đầu mối xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế chính sách về phát triển kinh tế nông thôn;
    b) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hoặc hợp phần của các chương trình, dự án về xoá đói giảm nghèo, về xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển nghề thuộc chương trình giảm nghèo và các chương trình, dự án khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc sở.
    6. Về quy hoạch bố trí dân cư nông thôn
    a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn; các dự án điều tra cơ bản và thiết kế quy hoạch về bố trí dân cư;
    b) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quy hoạch và bố trí dân cư; công tác di dân tái định cư trong nông thôn theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tham gia hướng dẫn xây dựng khu dân cư, xây dựng hạ tầng nông thôn ở khu tái định cư.
    7. Về làng nghề, ngành nghề nông thôn
    a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành nghề nông thôn gắn với làng nghề, hợp tác xã và hộ gia đình;
    b) Hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã;
    c) Đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất ngành nghề nông thôn và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết những nội dung liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề cho nông thôn;
    d) Tổ chức các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tư vấn đầu tư; cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ và quảng bá sản phẩm cho các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.
    8. Về chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản
    a) Đầu mối quản lý nhà nước về các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và những sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu có gắn với vùng nguyên liệu;
    b) Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
    9. Về cơ điện nông nghiệp (nông, lâm. thuỷ sản)
    a) Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông dân mua máy, thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản trong và sau thu hoạch;
    b) Đầu mối quản lý nhà nước về các cơ sở dịch vụ cơ điện nông, lâm, thuỷ sản.
    10. Về thương mại nông, lâm, thuỷ sản
    a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất về cơ chế chính sách hỗ trợ bình ổn giá nông, lâm, thuỷ sản; chính sách hỗ trợ nông dân sử dụng các sáng kiến, thành tựu công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và thương mại nông sản;
    b) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông, lâm, thuỷ sản;
    c) Đầu mối xây dựng và triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại nông, lâm, thủy sản.
    11. Đề xuất danh mục các chương trình, dự án đầu tư và thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý của Chi cục theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở.
    12. Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực quản lý của Chi cục. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý việc sử dụng và thanh quyết toán vốn đã được đầu tư thuộc chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hàng năm được giao.
    13. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Chi cục; giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Chi cục; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
    14. Xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách hành chính của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở.
    15. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức và tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Sở.
    16. Báo cáo định kỳ (tháng, quí, 6 tháng, năm), báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của UBND tỉnh và Cục quản lý chuyên ngành.
    17. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
    Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
    1. Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn có Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng.
    a) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
    b) Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
    c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý hiện hành.
    2. Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm có:
    a) Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp;
    b) Phòng Phát triển nông thôn;
    c) Phòng Kinh tế tập thể và Dân cư;
    d) Phòng Chế biến nông - lâm - thủy sản.
    3. Biên chế của Chi cục Phát triển nông thôn là biên chế hành chính, trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được UBND tỉnh giao hàng năm.
    Điều 4. Tổ chức thực hiện
    1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ Điều 2 Quyết định số 1809/QĐ-UB ngày 26/4/2005 của UBND tỉnh về việc thành lập Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai và chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này; ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Chi cục.
    3. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định này do UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.
    Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng sở ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành quyết định này./. 
     

     Nơi nhận:
    - Bộ NN và PTNT;
    - Bộ Nội vụ;
    - Cục KTHT và PTNT;
    - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
    - TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
    - CT, PCTsx;
    - Như điều 5;
    - Phòng NCTH;
    - Lưu: VT. Ng.
    TC_CN NV QH Chi cuc PTNT
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
    CHỦ TỊCH




    Dương Quốc Xuân
     
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X