hieuluat

Quyết định 352/QĐ-UBDT Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Uỷ ban Dân tộcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:352/QĐ-UBDTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Văn Chiến
    Ngày ban hành:08/07/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/07/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
  • ỦY BAN DÂN TỘC
    _______

    Số: 352/QĐ-UBDT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________

    Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2020

    QUYẾT ĐỊNH

    Phê duyệt Đán tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi sau khi các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ kết thúc hoạt động

    ___________

    BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

    Căn cứ Nghị định s 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của y ban Dân tộc;

    Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đi mới, sắp xếp tchức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

    Căn cứ Quyết định s 104-QĐ/TW ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;

    Căn cứ văn bản số 282/TB-VPCP ngày 07/8/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về dự thảo Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi sau khi các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ kết thúc hoạt động;

    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Phê duyệt Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi sau khi các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (gọi tắt là 3 BCĐ) kết thúc hoạt động, với những nội dung chủ yếu sau:

    I. TIP NHẬN KẾT QUẢ TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA 3 BAN CHỈ ĐẠO TRƯỚC ĐÂY

    1. Các báo cáo chuyên đề và định kỳ về tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc từ khi thành lập 3 BCĐ đến khi kết thúc hoạt động.

    2. Tiếp nhận, khai thác, sử dụng kết quả các đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2013-2018: Chương trình Tây Bắc “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”; Chương trình Tây Nguyên 3 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên”; Chương trình Tây Nam Bộ “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”; Các đề tài khoa học cấp Bộ có liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã hoàn thành được nghiệm thu để làm luận cứ nghiên cứu, xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2026.

    3. Tiếp nhận các đề án chính sách đặc thù ca từng vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    4. Tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác dân tộc, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với đồng bào dân tộc thiểu s.

    5. Tiếp nhận hồ sơ các vụ việc phức tạp liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số do 3 BCĐ trước đây theo dõi, quản lý.

    6. Tiếp nhận, khai thác các hồ sơ, tài liệu (trừ tài liệu kế toán) liên quan đến các cuộc gặp mặt, tuyên dương, biểu dương điển hình tiên tiến, già làng, trưởng bản, người có uy tín để tiếp tục theo dõi, triển khai thực hiện.

    II. TIP NHẬN VÀ TIẾP TỤC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THUỘC CHỨC NĂNG CỦA 3 BCĐ

    1. Tiếp tục triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Kết luận của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn hiệu lực liên quan đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do 3 BCĐ theo dõi.

    2. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm dân tộc ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Nội dung tuyên truyền, vận động theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”.

    3. Tổ chức thăm hỏi, động viên, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ cốt cán, già làng, trưởng bản người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thăm hỏi, chúc mừng nhân ngày Tết cổ truyền của dân tộc (tết Nguyên Đán); phối hợp với địa phương tổ chức và tham gia các ngày tết, lễ hội truyền thống của cộng đồng DTTS các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, cá nhân ở các tỉnh nước bạn có biên giới tiếp giáp với Việt Nam nhân ngày tết cổ truyền dân tộc của nước bạn Lào, Campuchia.

    4. Hai năm một lần tổ chức gặp mặt tọa đàm, tặng quà cho già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu, cán bộ cốt cán (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; sỹ quan lực lượng vũ trang từ thiếu tướng trở lên; nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sĩ nhân dân) thuộc các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

    Năm năm một lần (bắt đầu từ 2020) tổ chức Lễ vinh danh các đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu xuất sắc trong công tác, sản xuất - kinh doanh, để báo công với Bác Hồ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp mặt lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước tại Thủ đô Hà Nội.

    III. TIẾP NHẬN VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ THUỘC 3 VÙNG TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN, TÂY NAM BỘ

    1. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Bắc

    a) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, triển khai nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị số 14/2005/CT-TTg về “Hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định, phát triển toàn diện”.

    b) Theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương thuộc các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên triển khai các nội dung được Thủ tướng giao trong Thông báo Kết luận số 333/TB-VPCP ngày 21/8/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện các Kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ), Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị về di cư tự do, ổn định dân cư ở các tỉnh khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.

    2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên

    a) Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia: Tổ chức các cuộc gặp mặt trao đổi kinh nghiệm về đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho nhân dân thuộc các tỉnh nước bạn Lào, Campuchia có biên giới giáp với các tỉnh khu vực Tây Nguyên; hàng năm tổ chức các đoàn công tác đi thăm, chúc tết cổ truyền các tỉnh nam Lào và Campuchia tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên.

    b) Phối hợp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách định canh, định cư; bố trí ổn định cho đồng bào di cư ngoài kế hoạch theo Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp đối với dân di cư vào Tây Nguyên và Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 21/8/2014 của Văn phòng Chính phủ về Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ), Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị về di cư tự do, ổn định dân cư ở các tỉnh khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.

    c) Thực hiện Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 07/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị giao ban với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên.

    3. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

    a) Thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

    b) Hàng năm, phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn (Quân khu 9) tổ chức các đoàn đi khảo sát, nắm tình hình về dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia.

    b) Hàng năm, phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn (Quân khu 9) tổ chức các đoàn đi khảo sát, nắm tình hình về dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia.

    c) Tổ chức họp mặt, đi thăm hỏi, tặng quà cho các tổ chức Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước, các chùa có công với cách mạng tiêu biểu, các trường nghệ thuật Khmer, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, chức việc, cán bộ hưu trí, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sĩ công tác trong quân đội, công an, người có uy tín, hộ nghèo thuộc diện chính sách là người dân tộc Khmer tiêu biểu, thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.

    d) Tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam trong sinh viên, học sinh; tiến tới mở rộng đối tượng tham gia ra ngoài các trường học như hiện nay. (Có Đề án kèm theo)

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    Thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Quyết định này (có Biểu phân công nhiệm vụ cho các Vụ, đơn vị kèm theo). Hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các Vụ, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện để đề xuất đưa vào Kế hoạch công tác hằng năm của Ủy ban Dân tộc.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

    Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Phó TTg TTCP Trương Hòa Bình (để b/c);
    - Văn phòng Chính phủ (để b/c);
    - Các Thứ trưởng, PCN Ủy ban;
    - Cổng TTĐT;
    - Lưu: VT, KHTC.

    BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




    Đỗ Văn Chiến

     

    PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC VỤ, ĐƠN VỊ

    (Kèm theo Quyết định số: 352/QĐ-UBDT ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

    STT

    Nhim v

    Vụ/đơn v chu trách nhiệm

    1

    Tiếp nhận thành quả từ hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo

    a)

    Các báo cáo chuyên đề và định kỳ về tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

    Vụ Chính sách dân tộc

    b)

    Tiếp nhận, khai thác, sdụng kết quả các đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2013-2018 và các đề tài khoa học cấp Bộ có liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã hoàn thành được nghiệm thu để làm luận cứ nghiên cứu, xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2026.

    Vụ KHTC chủ trì phối hợp với các Vụ Tổng hp, Vụ Chính sách dân tộc.

    c)

    Tiếp nhận các đề án chính sách đặc thù của từng vùng (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) mà 3 Ban Chỉ đạo xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Vụ Chính sách dân tộc chủ trì, phối hợp với các Vụ Địa phương I, II, III và các Vụ, đơn vị liên quan.

    d)

    Tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác dân tộc, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số.

    Vụ Dân tộc thiểu số

    đ)

    Tiếp nhận hồ sơ các vụ việc phức tạp liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số do các Ban Chỉ đạo trước đây theo dõi, phối hợp với các địa phương chỉ đạo.

    Vụ Địa phương I, II, III thực hiện theo địa bàn phân công.

    e)

    Các hồ sơ, tài liệu (trừ tài liệu kế toán) liên quan đến các cuộc gặp mặt, tuyên dương, biểu dương điển hình tiên tiến, già làng trưởng bản, người có uy tín để tiếp tục theo dõi, triển khai thực hiện.

    Vụ Dân tộc thiểu số

    2.

    Tiếp nhận và tiếp tục triển khai nhiệm vụ thường xuyên thuộc chc năng của 3 Ban Chỉ đạo

    a)

    Tiếp nhận và tiếp tục triển khai các Nghị quyết, Chthị, Quyết định, Kết luận của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn hiệu lực, liên quan đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn.

    Vụ Chính sách dân tộc

    b)

    Tiếp nhận, khai thác, sử dụng kết quả các đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2013-2018 và các đề tài khoa học cấp Bộ có liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã hoàn thành được nghiệm thu để làm luận cứ nghiên cu, xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2026.

    Vụ Chính sách dân tộc

    c)

    Tổ chức thăm hỏi, động viên, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ cốt cán, già làng, trưởng bản người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thăm hỏi, chúc mừng nhân ngày Tết cổ truyền của dân tộc (tết Nguyên Đán); phối hợp với địa phương tổ chức và tham gia các ngày tết, lễ hội truyền thống của cộng đồng DTTS các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, cá nhân ở các tỉnh nước bạn có biên giới tiếp giáp với Việt Nam nhân ngày tết cổ truyền dân tộc của nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia.

    Vụ Địa phương I, II, III thực hiện theo địa bàn phân công

    d)

    Hai năm một lần tổ chức gặp mặt tọa đàm, tặng quà cho già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu, cán bộ cốt cán (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; sỹ quan lực lượng vũ trang từ thiếu tướng trở lên; nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, thy thuc nhân dân, nghsĩ nhân dân thuộc các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ). 05 năm một lần (bắt đầu từ 2020) tổ chức Lễ vinh danh các đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biu xuất sắc trong công tác, sản xuất - kinh doanh để báo công với Bác Hồ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp mặt lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước tại Thủ đô Hà Nội.

    Vụ Dân tộc thiu số chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban và Vụ Địa phương I, II, III thực hiện theo địa bàn phân công

    3.

    Tiếp nhận và tiếp tục triển khai nhiệm vụ đặc thù thuộc chức năng của 3 Ban Chđạo

    a)

    Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Bắc

    - Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị số 14/2005/CT-TTg về “Hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định, phát triển toàn diện”;

    Vụ Hợp tác quốc chủ trì phối hợp với Vụ Địa phương I, Vụ Tuyên truyền.

    - Theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương triển khai các nội dung Thủ tướng giao trong Thông báo Kết luận số 333/TB-VPCP ngày 21/8/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện các Kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội nghị về di cư tự do, ổn định dân cư ở các tỉnh khu vực Tây Bc và Tây Nguyên;

    Vụ Địa phương I chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách dân tộc.

    - Phối hợp triển khai Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020.

    Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Địa phương I.

    b)

    Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên

    - Xây dựng mối quan hệ hp tác, hữu nghị giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia: Tổ chức các cuộc gặp mặt trao đổi kinh nghiệm về đy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho nhân dân thuộc các tỉnh nước bạn Lào, Campuchia có biên giới giáp với các tỉnh khu vực Tây Nguyên; hàng năm tổ chức các đoàn công tác đi thăm, chúc tết cổ truyền các tỉnh Nam Lào và Campuchia tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên;

    Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Địa phương II

    - Phối hợp tổ chức kiểm tra, đôn đốc vic thực hiện các chính sách định canh, định cư; bố trí ổn định cho đồng bào di cư ngoài kế hoạch theo Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp đối với dân di cư vào Tây Nguyên và Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 21/8/2014 của Văn phòng Chính phủ về Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ), Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị về di cư tự do, n định dân cư ở các tỉnh khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên;

    Vụ Chính sách dân tộc chủ trì, phối hợp với Vụ Địa phương II

    - Thực hiện Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 07/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị giao ban với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên.

    Vụ Địa phương II

    c)

    Nhiệm vụ của Ban Chđạo Tây Nam Bộ

    - Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới;

    Vụ Địa phương III

    - Hằng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn (Quân khu 9) tổ chức các đoàn đi khảo sát, nắm tình hình về dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia;

    Vụ Địa phương III chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế.

    - Tổ chức họp mặt, đi thăm hỏi, tặng quà cho các tổ chức Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước, các chùa có công với cách mạng tiêu biểu, các trường nghệ thuật Khmer, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, nhân sĩ, trí thức, chức sc, chức việc, cán bộ hưu trí, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sĩ công tác trong quân đội, công an, người có uy tín, hộ nghèo thuộc diện chính sách là người dân tộc Khmer tiêu biểu, thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer;

    Vụ Địa phương III chủ trì, phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số.

    - Tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam trong sinh viên, học sinh; tiến tới mở rộng đối tượng tham gia ra ngoài các trường học như hiện nay.

    Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Địa phương II

     

    ĐỀ ÁN

    TIP NHN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC VÀ MIN NÚI SAU KHI CÁC BAN CHỈ ĐẠO TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN, TÂY NAM BỘ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
    (Kèm theo Quyết định số: 352/QĐ-UBDT ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT)

     

    Phần thứ nhất

    SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

     

    Nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với gần 13,5 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước. Đồng bào sinh sống chủ yếu ở 51 tỉnh, 458 huyện, 5.266 xã, trong đó ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ là 8,2 triệu người, đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái.

    Đảng ta luôn khẳng định đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đảm bảo các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kì thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

    Để trực tiếp tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực ở địa bàn trọng yếu, giai đoạn trước đây, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhằm giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi, chỉ đạo phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Qua 15 năm thực hiện đã đạt được kết quả to lớn, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; giải quyết căn bản các vấn đề về xã hội, giữ vững an ninh trật tự, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và tăng cường.

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII đã đánh giá cao kết quả hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo từ khi thành lập đến nay và thống nhất kết thúc hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo, chuyển giao nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo về các Ban, Bộ, ngành và địa phương đảm nhận (Quyết định số 104-QĐ/TW ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).

    Sau khi kết thúc hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên các địa bàn trọng yếu phải tiếp tục được tăng cường. Do vậy, theo đề nghị của Ủy ban Dân tộc (UBDT) và sự đồng thuận của các Ban, Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để UBDT xây dựng Đề án “Tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi sau khi các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ kết thúc hoạt động”.

     

    Phần thứ hai

    KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN, TÂY NAM BỘ

     

    I. VỀ PHÁT TRIỂN KINH T

    1. Vùng Tây Bắc

    1.1. Tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế

    Các tỉnh vùng Tây Bắc (địa bàn phụ trách của Ban Chỉ đạo Tây Bắc), có tổng diện tích tự nhiên 109 nghìn km2, dân số gần 11 triệu người (chiếm trên 33% diện tích tự nhiên và gần 12% dân số cả nước), có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, dài 1.572 km, với 239 xã biên giới; có 8 cửa khu quốc tế, 11 cửa khẩu quốc gia, 43 cửa khu phụ, là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vquốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế và quan hệ giao lưu quốc tế. Là căn cứ địa cách mạng, địa bàn chung sống gắn bó lâu đời của hơn 30 dân tộc anh em với nhiều bản sắc văn hóa sâu đậm, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đến 63%. Vùng Tây Bắc là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu, là vùng có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ, giàu tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và thủy điện, ưu thế trong phát triển rừng, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt đới và ôn đới, có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc...

    1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách trên địa bàn

    Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) năm 2017 đạt 8,43% so với năm 2016. Một số tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân toàn vùng như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp chiếm 23,52%, giảm 1,81% so với năm 2016; công nghiệp - xây dựng chiếm 33,73%, tăng 1,46%; dịch vụ chiếm 42,76%, tăng 0,35%. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 30,75 triệu đồng (tăng 2,25 triệu đồng so với năm 2016). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 36,8 nghìn tỷ đồng năm 2017, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn là 101,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,85% so với năm 2016.

    Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 153,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2016. Một số địa phương trong vùng chủ động tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu, đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh1. Nhiều công trình quan trọng như hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... được đầu tư, đưa vào sử dụng2.

    Tây Bắc là vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng an ninh đối với cả nước, song còn là vùng nghèo, rất cần sự quan tâm đặc biệt của Trung ương trong việc ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên đặc thù cho phát triển KT-XH, nhất là hệ thống giao thông kết nối các tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm.

    1.3. Kết quả thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia

    a) Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

    Chương trình xây dựng nông thôn mới được các tỉnh trong vùng triển khai tích cực, hiệu quả. Duy trì các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong năm 2017 có thêm 106 xã được công nhận đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn vùng lên 318 xã (chiếm 16,4% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn vùng).

    b) Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư theo kế hoạch để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 (của 14 tỉnh) là 27.547,39 tỷ đồng, trong đó: đã thực hiện năm 2016 là 2.567,48 tỷ đồng, năm 2017 là 4.084,8 tỷ đồng. Qua hai năm triển khai thực hiện Chương trình, số hộ nghèo của 14 tỉnh qua kết quả rà soát hộ nghèo năm 2017 là 662.663 hộ, tỷ lệ nghèo là 16,18%, trong đó số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 541.151 hộ, chiếm 81,66%; tỷ lệ hộ thoát nghèo là 3,86%, tỷ lệ hộ tái nghèo là 0,37%, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh mới là 1,01%.

    2. Vùng Tây Nguyên

    2.1. Tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế

    Các tỉnh vùng Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 54.637 km2 (chiếm 16,8% diện tích của cả nước). Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái của vùng miền Trung - Tây Nguyên; có 4/5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) giáp biên giới với Lào và Campuchia, có 93 ngàn người DTTS sinh sống trên dọc tuyến biên giới với chiều dài 574 km. Tây Nguyên3 là vùng có tiềm năng lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng, nước, khoáng sản, nổi bật đất đỏ bazan (1,45 triệu ha), khí hậu ưu đãi, tạo tiềm năng to lớn về nông - lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và giàu tiềm năng văn hóa của các DTTS để phát triển du lịch...Với vị trí nằm ở trung tâm Nam Đông Dương, có hành lang tự nhiên thông thương với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, có hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ, có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội...

    2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách trên địa bàn

    Năm 2017, toàn vùng đạt tổng giá trị sản phẩm (GRDP) đạt 165.472 tỷ đồng4 tăng 7,47% so với năm 2016, trong đó đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,01%, công nghiệp - xây dựng 2,14%, dịch vụ 3,56%. Cơ cấu GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 1,38% so cùng kỳ); tăng khu vực công nghiệp - xây dựng (tăng 1,06%) và dịch vụ (tăng 0,32%). GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 41,55 triệu đồng, tăng 5,02% (tương ứng 1,98 triệu đồng) so với năm 2016.

    Thu ngân sách trên địa bàn là 18.995 tỷ đồng, chi ngân sách trên địa bàn là 46.839 tỷ đồng, tỷ lệ thu/chi ngân sách tăng từ 36,3% năm 2016 lên 40,55% năm 2017.

    Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 78.467 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2016, về thu hút đầu tư: Thu hút 235 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 103.357 tỷ đồng và 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn 109,9 triệu USD.

    2.3. Kết quả thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia

    a) Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

    Tính đến cuối năm 2016, toàn vùng Tây Nguyên được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới 01 huyện (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) và 02 thành phố (Đà Lạt và Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; toàn vùng đã có 123 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 20,5% toàn vùng (cả nước chiếm 26,45%); trong số đó có 113 xã được UBND cấp tỉnh quyết định công nhận và 10 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, có 7.587/11.400 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66,6% (cao nhất là tỉnh Lâm Đồng, thấp nhất là tỉnh Kon Tum).

    b) Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư theo kế hoạch giai đoạn 2016-2020 của 5 tỉnh Tây Nguyên là 6.074 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện năm 2016 là 582,2 tỷ đồng, năm 2017 là 951,47 tỷ đồng. Qua hai năm triển khai thực hiện Chương trình, số hộ nghèo của các tỉnh Tây Nguyên năm 2017 là 175.772 hộ, tỷ lệ nghèo là 12,86%, trong đó số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 129.465 hộ, chiếm 73,66%; tỷ lệ hộ thoát nghèo là 3,28%, tỷ lệ hộ tái nghèo là 0,06%, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh mới là 1,02%.

    3. Vùng Tây Nam Bộ

    3.1. Tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế

    Vùng Tây Nam Bộ (vùng đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL), đây là vùng nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển, giáp với thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích gần 40 nghìn km2, có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài 750 km, có hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, trong đó có đảo lớn Phú Quốc; gần tuyến hàng hải Đông - Tây, là luồng hàng hải quốc tế sôi động nhất, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới.

    ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, cây ăn quả, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản của cả nước, mà còn được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia5.

    3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách trên địa bàn

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân toàn vùng giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 11,5%/năm, năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,26%6, thu nhập bình quân đầu người đạt 42,06 triệu đồng (tương đương khoảng 2.000 USD/người/năm).

    Tổng thu ngân sách toàn vùng năm 2017 đạt 93.304 tỷ đồng, tổng chi ngân sách toàn vùng đạt 118.173 tỷ đồng.

    Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng năm 2017 đạt 307.743 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực hệ thống hạ tầng giao thông, công nghiệp chế biến, y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, v.v...

    Thu hút FDI toàn vùng đạt khá, toàn vùng có 1.248 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 18,9 tỷ USD. Một số tỉnh thu hút cao như Long An, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ, Kiên Giang, v.v...

    3.3. Kết quả thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia

    a) Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

    Toàn vùng có 378 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 29,43%. Có 06 huyện thuộc 06 tỉnh, thành phố: Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang đạt tiêu chí nông thôn mới.

    b) Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, vốn kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 của các tỉnh Tây Nam Bộ là 5.815,55 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện năm 2016 là 366,2 tỷ đồng, năm 2017 là 943,65 tỷ đồng. Qua hai năm triển khai thực hiện Chương trình, số hộ nghèo của 10 tỉnh qua kết quả rà soát hộ nghèo năm 2017 là 201.310 hộ, tỷ lệ nghèo là 6,13%, trong đó số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 55.362 hộ, chiếm 27,5%; tỷ lệ hộ thoát nghèo là 2,26%, tỷ lệ hộ tái nghèo là 0,03%, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh mới là 0,3%.

    II. VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

    1. Về giáo dục, đào tạo

    Nhìn chung, giáo dục và đào tạo ở 3 vùng được duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên tiếp tục được quan tâm, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Các địa phương đã tập trung rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp đảm bảo hợp lý, hiệu quả và chất lượng; công tác xây dựng, phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia được triển khai tích cực7.

    Quy mô giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở trường học tiếp tục được đầu tư xây dựng, số lượng trường học năm sau luôn tăng so với năm trước, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS cho con em dân tộc luôn được quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường, số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn được nâng lên. Theo đó, mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề tiếp tục được đầu tư, xây dựng theo hướng chuẩn hóa.

    Tuy nhiên một số địa phương cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày ở các cấp học; tỷ lệ thư viện, phòng vi tính, phòng học bộ môn đạt chuẩn còn thấp. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập về chất lượng, số lượng. Chất lượng học sinh vẫn thấp so với mức trung bình chung của cả nước, tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên chưa biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ ở cả 3 vùng còn cao khoảng 20,2%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học có tăng nhưng chủ yếu tập trung ở vùng thuận lợi.

    Còn 32 DTTS có tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng dưới 1%, còn 3 DTTS chưa có người học đại học: Rơ Măm, Brâu, Mảng.

    2. Về y tế, dân số

    Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; các chương trình, dự án về y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được thực hiện có hiệu quả; cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế các tuyến cơ bản đáp ứng nhu cầu về khám và chữa bệnh cho nhân dân; trên 99% số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động; tổ chức tiêm chủng ở 100% xã, phường, thị trấn; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đạt trên 95%; công tác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tuyến cơ sở thực hiện hiệu quả; việc xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được đẩy nhanh; chính sách cấp phát thẻ BHYT cho đồng bào DTTS tiếp tục được quan tâm thực hiện. Các địa phương tăng cường việc giám sát phòng, chống dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch. Công tác cai nghiện và quản lý sau cai được thực hiện đúng theo quy địng8.

    Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh vùng dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và cán bộ y tế trong vùng vẫn còn bất cập, nhiều bệnh viện quá tải; tình trạng vệ sinh môi trường ở một số nơi chậm được cải thiện; chất lượng nước sinh hoạt có nơi chưa đảm bảo; tình trạng bệnh dịch có lúc còn diễn biến phức tạp; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

    3. Về phát triển văn hóa

    Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được duy trì, phát triển mạnh, nhiều thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng9; tổ chức triển khai hiệu quả Quyết định 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020”, trong đó tập trung bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của 16 DTTS có số dân dưới 10.000 người, bảo tồn các làng, bản, buôn truyền thống để khai thác phát triển du lịch văn hóa các DTTS (gồm 20 lễ hội tiêu biểu của đồng bào DTTS); bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS đã được UNESCO ghi danh; các lễ hội dân gian được phục dựng, phát huy, bảo tồn và phát triển, trong đó chủ yếu là nghệ thuật dân gian truyền thống, có khoảng 240 nghệ nhân ưu tú trở lên, trong đó có 27 nghệ nhân dân gian; các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng đã được đầu tư, tu bổ và tôn tạo, các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương được lưu giữ; nhiều công trình kiến trúc, cơ sở thờ tự của đồng bào các DTTS được công nhận xếp hạng di tích Lịch sử văn hóa các cấp. Các nghề truyền thống, làng văn hóa dân tộc, điểm văn hóa du lịch cộng đồng được quan tâm phát triển.

    4. Về giải quyết việc làm và giảm nghèo

    Các tỉnh, thành phố của 3 vùng bước đầu đã quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, đã có 14 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề cho con em đồng bào DTTS, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững. Công tác chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được các địa phương đặc biệt quan tâm10.

    Tuy nhiên, đây vẫn là vùng có điều kiện sống khó khăn nhất trong cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao: Năm 2017, tỷ lộ hộ nghèo khu vực Tây Bắc là 28,1%, Đông Bắc 14,87%; Tây Nguyên 12,86%; các tỉnh Bắc Trung Bộ là 8,2% (tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 6,7%). Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Một bộ phận đồng bào dân tộc vẫn thiếu đất ở, sản xuất11, thiếu đói giáp hạt hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai; công tác dạy nghề và giải quyết việc làm chưa đáp ứng nhu cầu của từng địa phương, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo trong DTTS còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững.

    5. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại

    Địa bàn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Việc kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng - an ninh, nhất là các tỉnh biên giới được các địa phương rất chú trọng. Các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp; các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nắm chắc địa bàn kịp thời giải quyết tốt các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở, không để xảy ra các điểm nóng về an ninh trật tự; các lực lượng, chức năng đã phối hợp thực hiện tốt công tác đối ngoại kể cả đối ngoại nhân dân. Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước bạn có chung đường biên giới.

    Tuy nhiên, vùng DTTS hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề “tự do tôn giáo”, “dân tộc”,”dân chủ”, “nhân quyền” để hoạt động chống phá nước ta; tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo, kích động, gây chia rẽ dân tộc, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài, trên trang thông tin mạng của tổ chức; phát tán các tài liệu, băng đĩa xuyên tạc về lịch sử Việt Nam. Tình hình tội phạm, các tệ nạn xã hội khác như tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tai nạn giao thông còn ở mức cao; tình hình khiếu kiện, khiếu nại đông người, vượt cấp, nghỉ việc tập thể, lao động vượt biên trái phép còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm.

    III. VỀ DÂN CƯ, DÂN TỘC VÀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

    1. Về cơ cấu và phân bố dân cư:

    Các DTTS ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ sinh sống và cư trú xen kẽ, hòa đồng tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa phong phú, đa dạng trong sự thống nhất của dân tộc Việt Nam; trình độ phát triển các dân tộc không đồng đều, đa số các DTTS có mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao so với bình quân chung cả nước.

    2. Một số điểm cần chú ý về chính trị, an ninh, trật tự tại 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

    Hiện nay các thế lực thù địch vẫn tuyên truyền, tập hợp lực lượng thành lập “Nhà nước Mông”; tổ chức “Dương Văn Minh” vẫn hoạt động khá phức tạp; tình trạng tái dựng “Nhà đòn” chưa được giải quyết dứt điểm; các tổ chức ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức phản động trong nước chống phá nhà nước ta như “Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền - VETO!” ở Đức, “Ủy ban cứu người vượt biên - BPSOS” ở Mỹ. Các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục thực hiện mục tiêu nhằm lập lại “Nhà nước Đêga độc lập, tự trị” ở Tây Nguyên; hoạt động của tà đạo “Hà Mòn” vẫn len lỏi trong đồng bào DTTS; các tài liệu, băng đĩa xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, về biên giới Việt Nam - Campuchia vẫn được phát tán trong đồng bào DTTS; các tổ chức lưu vong vẫn lôi kéo đồng bào vùng ĐBSCL kỷ niệm cái gọi là “Ngày mất đất Khmer Campuchia Krôm 4/6” tại Vương Quốc Campuchia và một số nước khác...

    Với đặc điểm tình hình nêu trên, sau khi 3 Ban Chỉ đạo kết thúc hoạt động, UBDT sẽ tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ công tác dân tộc trước đây do 3 Ban Chỉ đạo đảm nhiệm, trong đó trách nhiệm chủ yếu do các Vụ phụ trách địa bàn của UBDT thực hiện là Vụ Địa phương I, phụ trách địa bàn các tỉnh vùng DTTS phía Bắc từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra; Vụ địa phương II, phụ trách địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, Vụ Địa phương III, phụ trách các tỉnh vùng ĐBSCL (trong suốt thời gian qua, 3 Vụ phụ trách địa bàn của UBDT đã phối hợp hiệu quả với 3 Ban Chỉ đạo trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với 3 vùng trên, góp phần quan trọng làm ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng DTTS, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS).

    Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ 3 Ban Chỉ đạo, UBDT sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tiếp nhận, đồng thời nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ mới nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh để Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ hội nhập, phát triển cùng với đất nước.

     

    Phần thứ ba

    NỘI DUNG TIẾP NHẬN CÔNG TÁC DÂN TỘC, MIỀN NÚI TỪ BAN CHỈ ĐẠO TÂY BẮC, TÂY NGUYÊN, TÂY NAM BỘ VỀ UBDT

     

    Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao 3 Ban Chỉ đạo thực hiện trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, UBDT đã rà soát các nhiệm vụ liên quan đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và miền núi, để đề xuất tiếp nhận nhiệm vụ sau khi ba Ban Chỉ đạo kết thúc hoạt động, nội dung tiếp nhận, cụ thể như sau:

    I. TIẾP NHẬN NHIỆM VỤ CHUNG

    1. Tiếp nhận kết quả hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo trước đây

    1.1. Các báo cáo chuyên đề và định kỳ về tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

    1.2. Tiếp nhận, khai thác, sử dụng kết quả các đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2013-2018 và các đề tài khoa học cấp Bộ có liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã hoàn thành được nghiệm thu để làm luận cứ nghiên cứu, xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2026.

    1.3. Tiếp nhận các Đề án chính sách đặc thù của từng vùng (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) mà 3 Ban Chỉ đạo xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    1.4. Tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác dân tộc, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số.

    1.5. Tiếp nhận hồ sơ các vụ việc phức tạp liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số do các Ban Chỉ đạo trước đây theo dõi, phối hợp với các địa phương chỉ đạo.

    1.6. Các hồ sơ, tài liệu (trừ tài liệu kế toán) liên quan đến các cuộc gặp mặt, tuyên dương, biểu dương điển hình tiên tiến, già làng trưởng bản, người có uy tín để tiếp tục theo dõi, triển khai.

    2. Tiếp nhận và tiếp tục triển khai nhiệm vụ thường xuyên thuộc chức năng của 3 Ban Chỉ đạo

    2.1. Tiếp nhận và tiếp tục triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Kết luận của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn hiệu lực liên quan đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

    2.2. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với đặc điểm dân tộc ở từng vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

    2.3. Tổ chức thăm hỏi, động viên, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ cốt cán, già làng, trưởng bản người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thăm hỏi, chúc mừng nhân ngày Tết cổ truyền của dân tộc (tết Nguyên Đán); phối hợp với địa phương tổ chức và tham gia các ngày tết, lễ hội truyền thống của cộng đồng DTTS các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, cá nhân ở các tỉnh nước bạn có biên giới tiếp giáp với Việt Nam nhân ngày tết cổ truyền dân tộc của nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia.

    2.4. Hai năm một lần tổ chức gặp mặt tọa đàm, tặng quà cho già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu, cán bộ cốt cán (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; sỹ quan lực lượng vũ trang từ thiếu tướng trở lên; nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sĩ nhân dân thuộc các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ). 05 năm một lần (bắt đầu từ 2020) tổ chức Lễ vinh danh các đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu xuất sắc trong công tác, sản xuất - kinh doanh để báo công với Bác Hồ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp mặt lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước tại Thủ đô Hà Nội.

    III. TIẾP NHẬN NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ

    1. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Bắc

    1.1. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định, phát triển toàn diện”.

    1.2. Theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương triển khai các nội dung Thủ tướng giao trong Thông báo Kết luận số 333/TB-VPCP ngày 21/8/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện các Kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội nghị về di cư tự do, ổn định dân cư ở các tỉnh khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.

    2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên

    2.1. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia: Tổ chức các cuộc gặp mặt trao đổi kinh nghiệm về đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho nhân dân thuộc các tỉnh nước bạn Lào, Campuchia có biên giới giáp với các tỉnh khu vực Tây Nguyên; hàng năm tổ chức các đoàn công tác đi thăm, chúc tết cổ truyền các tỉnh nam Lào và Campuchia tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên.

    2.2. Phối hợp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách định canh, định cư; bố trí ổn định cho đồng bào di cư ngoài kế hoạch theo Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp đối với dân di cư vào Tây Nguyên và Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 21/8/2014 về Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ), Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị về di cư tự do, ổn định dân cư ở các tỉnh khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.

    2.3. Thực hiện Thông báo 167/TB-VPCP ngày 07/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị giao ban với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên:

    3. Nhiệm vụ của Ban Chđạo Tây Nam Bộ

    3.1. Thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

    3.2. Hằng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn (Quân khu 9) tổ chức các đoàn đi khảo sát, nắm tình hình về dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia.

    3.3. Tổ chức họp mặt, đi thăm hỏi, tặng quà cho các tổ chức Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước, các chùa có công với cách mạng tiêu biểu, các trường nghệ thuật Khmer, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, chức việc, cán bộ hưu trí, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sĩ công tác trong quân đội, công an, người có uy tín, hộ nghèo thuộc diện chính sách là người dân tộc Khmer tiêu biểu, thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.

    3.4. Tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm hiu lịch sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam trong sinh viên, học sinh; tiến tới mở rộng đối tượng tham gia ra ngoài các trường học như hiện nay.

     

    Phần thứ tư

    GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Trách nhiệm của các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc

    1.1. Các Vụ, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu cho Lãnh đạo y ban dân tộc: (i) phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tchức triển khai đảm bảo hiệu qucác nhiệm vụ sau khi tiếp nhận từ 3 BCĐ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; (ii) chủ động lồng ghép các nhiệm vụ sau khi tiếp nhận từ 3 BCĐ với các nhiệm vụ thuộc chức năng qun lý nhà nước của UBDT. Cụ thể như sau:

    - Văn phòng Ủy ban: Tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản các tài liệu liên quan đến công tác xây dựng Đề án theo quy định.

    - Vụ Kế hoạch - Tài chính: Tham mưu về lĩnh vực kế hoạch, dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ sau khi tiếp nhận 3 BCĐ. Tổng hợp, theo dõi các Đề tài KHCN và nguồn kinh phí tiếp tục thực hiện các chính sách về công tác dân tộc, miền núi từ 3 BCĐ.

    - Vụ Tổng hợp: Tiếp nhận các báo cáo, đánh giá ... về công tác dân tộc và miền núi của 3 BCĐ khi kết thúc hoạt động.

    - Vụ Chính sách dân tộc: Tham mưu việc tiếp tục thực hiện các chính sách vẫn còn hiệu lực thi hành; tổng hợp, đề xuất mới các chính sách dân tộc và miền núi của 3 BCĐ khi kết thúc hoạt động.

    - Vụ Tuyên truyền: Tham mưu công tác tuyên truyền phát triển mối quan hệ tốt đẹp của đồng bào DTTS tuyến biên giới với các nước bạn: Trung Quốc, Lào, Campuchia.

    - Vụ Dân tộc thiểu số: Tham mưu công tác thăm hỏi, tuyên dương những tấm gương đồng bào DTTS tiêu biểu.

    - Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu lĩnh vực phát triển mối quan hệ tốt đẹp của đồng bào DTTS, miền núi tuyến biên giới với các nước bạn.

    - Vụ Địa phương I: Tiếp nhận tài liệu và tham mưu về công tác dân tộc và miền núi sau khi Ban chỉ đạo Tây Bắc kết thúc hoạt động.

    - Vụ Địa phương II: Tiếp nhận tài liệu và tham mưu về công tác dân tộc và miền núi sau khi Ban chỉ đạo Tây Nguyên kết thúc hoạt động;

    - Vụ Địa phương III: Tiếp nhận tài liệu và tham mưu về công tác dân tộc và miền núi sau khi Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ kết thúc hoạt động;

    1.2. Các Vụ, đơn vị tham mưu cho Ủy ban Dân tộc: Hàng năm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức đánh giá, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, định kỳ xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    2. Kinh phí thực hiện Đề án

    Hằng năm, Ủy ban Dân tộc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện đề án cho các Vụ, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước.

     

    -----------------------------------

    1  Hà Giang thu hút 18 dự án/8.416 tỷ đồng. Sơn La 28 dự án/ 5.890 tỷ đồng. Bắc Kạn 19 dự án/8.683 tỷ đồng.

    2 Như các tuyến đường thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, tuyến đường Tuyên Quang - Hà Giang, mở rộng 4 làn xe một số đoạn đường Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai...

    3 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, 15 năm hình thành và phát triển (Ngày 17/02/2002-17/02/2017): Tập Tư liệu KT-XH vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2001-2015), phát hành tháng 7 năm 2017.

    4 Trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 64.560 tỷ đồng, tăng 5,0%; CN-XD đạt 33.183 tỷ đồng, tăng 10,94%; dịch vụ đạt 61.758 tỷ đồng, tăng 9,69% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 5.971 tỷ đồng, tăng 10,95%.

    5 Hằng năm, ĐBSCL đóng góp 20% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, thu ngoại tệ khoảng trên 3 tỉ USD/năm.

    6 Nhóm các tỉnh tăng cao, gồm: Sóc Trăng 7,01%, Kiên Giang 7,39%, Tiền Giang 7,40%, Cần Thơ 7,83%, Long An 9,53%, Trà Vinh 10,41%; nhóm các tỉnh tăng khá, gồm: Bạc Liêu 6,50%, An Giang 6,70%, Bến Tre 6,70%, Hậu Giang 6,7%, Cà Mau 6,89%; nhóm các tỉnh tăng thấp: Vĩnh Long 5,62%, Đồng Tháp 5,75%.

    7 Vùng Tây Nguyên: Năm 2017, toàn vùng có 1.125 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 33,57%; vùng Tây Bắc tổng số trường đạt chuẩn 2.644 trường, chiếm 36,4%; vùng Tây Nam Bộ trường đạt chuẩn quốc gia 2.248/6.943 đạt tỷ lệ 33%.

    8 Vùng Tây Bắc: Năm 2017 xã chuẩn quốc gia về y tế 1.272 xã/2.156, có 1.734 trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ, chiếm 80,42%, bình quân có 9,6 bác sỹ/vạn dân, toàn vùng có 31,5 giường bệnh/vạn dân; Vùng Tây Nguyên: toàn vùng có 88,4% trạm y tế xã có bác sĩ; 61,4% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã., tỷ lệ thôn, buôn có nhân viên y tế hoạt động đạt 98%; Vùng Tây Nam Bộ: Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia đạt 72,35%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn 12,2%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82%; tỷ lệ giường bệnh đạt 28 giường/vạn dân, tỷ lệ Bác sĩ đạt 6,8 Bác sĩ/vạn dân.

    9 Số xã có nhà văn hóa: Các tỉnh miền núi phía Bắc có 871 xã, chiếm tỷ lệ 42,1%; các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 330 xã, chiếm tỷ lệ 44,8%; các tỉnh Tây Nguyên có 273 xã, chiếm tỷ lệ 45%; các tỉnh ĐBSCL có 162 xã, chiếm tỷ lệ 45,5%.

    10 Việc làm và giảm nghèo tại 3 vùng:

    - Vùng Tây Bắc: Riêng năm 2017, đã đào tạo nghề cho trên 132,2 nghìn người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 46,9% năm 2016 lên 49%, tạo việc làm mới cho gần 167,4 nghìn người; đến nay toàn vùng có 176 cơ sở dạy nghề, trong đó, có 17 trường cao đẳng nghề (03 trường tư thục), 33 trường trung cấp nghề (04 trường tư thục), 126 trung tâm dạy nghề (30 trung tâm tư thục). Năm 2017, toàn vùng còn 23,09% hộ nghèo, giảm 3.49% so với năm 2016.

    - Vùng Tây Nguyên: Trong các năm 2016-2017, đã đào tạo nghề cho 78.643 lượt người; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 10.830 lượt người; giải quyết việc làm cho 113.637 người, tổ chức 79 phiên giao dịch việc làm, giới thiệu 2.406 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng 26.300 vị trí việc làm, doanh nghiệp đã tiếp nhận 18.133 người. Số lao động có được tư vấn là 68.500 lượt, trong đó số lao động được tuyển dụng trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm là 4.726 người. Một số địa phương trong vùng tổ chức hiệu quả xuất khẩu lao động: toàn vùng đã xét, tuyển và đào tạo tu nghiệp sinh, giải quyết cho 2.769 lao động xuất cảnh đi lao động nước ngoài.

    11 Các tỉnh miền núi phía Bắc, thiếu đất ở 21.864 hộ (chiếm tỷ lệ 1,42%), thiếu đất sản xuất 81.292 hộ (chiếm tỷ lệ 5,4%); các tỉnh Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, thiếu đất ở 29.649 hộ (chiếm tỷ lệ 6,39%), thiếu đất sản xuất 64.756 hộ (chiếm tỷ lệ 13,95%); các tỉnh Tây Nguyên, thiếu đất ở 15.846 hộ (chiếm tỷ lệ 3,66%), thiếu đất sản xuất 32.000 hộ (chiếm tỷ lệ 7,4%); các tỉnh ĐBSCL thiếu đất ở 8.286 hộ (chiếm tỷ lệ 2,55%), thiếu đất sản xuất 29.722 hộ (chiếm tỷ lệ 9,15%).

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 352/QĐ-UBDT Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Uỷ ban Dân tộc
    Số hiệu:352/QĐ-UBDT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:08/07/2020
    Hiệu lực:08/07/2020
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Đỗ Văn Chiến
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 352/QĐ-UBDT Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Quyết định 352/QĐ-UBDT Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X