VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------------------ Số: 36/QĐ-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC VỤ, CỤC, ĐƠN VỊ THUỘC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----------------------------
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 33/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị,
QUYẾT ĐỊNH
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi chung là đơn vị).
2. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm Tin học còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quyết định này.
Điều 2. Nguyên tắc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị
1. Bảo đảm thực hiện tốt chức năng của Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc, cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Kế thừa sự phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị đã thực hiện có hiệu quả và hợp lý.
3. Một lĩnh vực công việc chỉ giao một đơn vị làm đầu mối chủ trì theo dõi, xử lý; trường hợp một lĩnh vực công việc liên quan đến nhiệm vụ của nhiều đơn vị thì quy định đơn vị làm đầu mối chủ trì và các đơn vị phối hợp theo dõi, xử lý.
Đơn vị được giao làm đầu mối chủ trì có trách nhiệm tổng hợp trung thực, đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan. Ý kiến của đơn vị phối hợp phải tham gia cụ thể, tập trung về lĩnh vực chuyên môn của mình.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau về phân văn bản đến giữa các đơn vị thì giải quyết theo Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ.
4. Một lĩnh vực công việc có thể giao cho nhóm công chức chịu trách nhiệm xử lý, trong đó phải xác định công chức chịu trách nhiệm chính.
5. Giải quyết công việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, các quy định có liên quan của Văn phòng Chính phủ và tinh thần cải cách hành chính.
Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của các đơn vị
Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Chương II Quyết định này, các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi.
2. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp luật và các đơn vị liên quan tổng hợp, rà soát xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành), Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là địa phương), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; xử lý các đề án, công việc thuộc nội dung phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật; chuẩn bị nội dung, tổ chức phục vụ các cuộc họp, các buổi làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực công việc được phân công; dự thảo thông báo kết luận của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó; theo dõi thông tin báo chí và tình hình kinh tế - xã hội trong lĩnh vực được phân công và kịp thời báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý đối với các vấn đề mà báo chí nêu theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề về cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi.
Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xác định cụ thể quan điểm, mục tiêu, định hướng xây dựng các Đề án, dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Vụ Pháp luật và Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan tham gia soạn thảo, hoàn thiện tờ trình, dự thảo luật, pháp lệnh về lĩnh vực được phân công theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
5. Có trách nhiệm cung cấp thông tin, chuẩn bị nội dung và các tài liệu, số liệu liên quan đến lĩnh vực được giao để phối hợp với Vụ Tổng hợp, Vụ Thư ký – Biên tập hoặc đơn vị được phân công chuẩn bị dự thảo các báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
6. Đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi.
7. Phối hợp công tác với các cơ quan của Đảng, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở Trung ương liên quan theo phạm vi lĩnh vực mà đơn vị được phân công theo dõi.
8. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ trình Thủ tướng Chính phủ về thành lập, sắp xếp các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành về lĩnh vực được phân công theo dõi; với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính xử lý các kiến nghị, phản ánh về thủ tục hành chính có nội dung về cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi.
9. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ quản lý công chức, người lao động; tổ chức cho công chức, người lao động học tập, nghiên cứu, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài; cử công chức tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ công tác liên ngành theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan; triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ cho Văn phòng Chính phủ nếu đơn vị được phân công chủ trì.
10. Phối hợp với Vụ Hành chính, Trung tâm Tin học và các đơn vị liên quan tiếp nhận, xử lý, phát hành, cập nhật, khai thác và quản lý văn bản trên mạng tin học của Văn phòng Chính phủ.
11. Quản lý hồ sơ, tài liệu, nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
12. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm phân công.
Chương 2.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Điều 4. Vụ Tổng hợp
Vụ Tổng hợp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ; làm đầu mối tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc trong nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; làm đầu mối phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; làm đầu mối cung cấp thông tin cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện Quy chế phát ngôn báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Vụ Tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp chung, đề xuất, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch công tác quy định tại Điểm a Khoản này; đề xuất việc điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác khi cần thiết;
c) Làm đầu mối, phối hợp lập danh mục các đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo các đề án đó.
2. Tổ chức phục vụ phiên họp, làm việc, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức và phục vụ các phiên họp Chính phủ, ghi biên bản, dự thảo và trình ký Nghị quyết phiên họp Chính phủ, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Nghị quyết phiên họp và các vấn đề khác đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại phiên họp Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức phục vụ các cuộc họp, làm việc, hội nghị và các chuyến đi công tác trong nước của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm có quyết định khác);
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo và theo dõi thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp, buổi làm việc (trừ trường hợp khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm có quyết định khác);
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất nội dung và tổ chức giao ban hàng tuần của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị nội dung giao ban hàng tuần của Văn phòng Chính phủ.
3. Chủ trì, phối hợp của các đơn vị liên quan, các Bộ, ngành, địa phương biên tập các báo cáo về chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
a) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo định kỳ về kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; về thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ;
c) Các báo cáo khác có nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm (bao gồm Báo cáo của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phục vụ họp giao ban định kỳ của Thường trực Ban Bí thư; tổng hợp tình hình chung trong nước để Bộ trưởng, Chủ nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ);
d) Tổng hợp tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật trong nước hàng ngày báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
4. Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, các đoàn thể nhân dân:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đề án, dự án, báo cáo, trả lời chất vấn và yêu cầu giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình và phục vụ các cuộc họp liên tịch giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội; các buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; dự thảo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình về nội dung kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai kế hoạch bầu cử đại biểu Quốc hội và các vấn đề khác có liên quan.
5. Chủ trì, làm đầu mối phối hợp công tác giữa Văn phòng Chính phủ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội về chương trình, kế hoạch công tác.
6. Công tác thông tin báo chí:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo, tiếp báo chí, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với báo chí trong nước và nước ngoài;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm cung cấp thông tin theo quy định cho báo chí và nhân dân về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập thông tin từ báo chí và các nguồn thông tin khác về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như các sự kiện nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
d) Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế, các đơn vị liên quan quản lý và phục vụ hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí tham dự và đưa tin về các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vấn đề báo chí nêu theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 5. Vụ Nội chính
Vụ Nội chính giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực nội chính, bao gồm: Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm (trừ tội phạm về kinh tế, chức vụ, ma túy), biên giới, công tác Biển Đông – Hải đảo (bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh); tìm kiếm cứu nạn, cơ yếu, địa giới hành chính, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đặc xá; công nghiệp quốc phòng; công tác phối hợp hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Vụ Nội chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực nội chính, bao gồm: Công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy; đặc xá, thi hành án, tôn giáo, nhân quyền, dân tộc (về an ninh dân tộc), cơ yếu, địa giới hành chính, biên giới, phân giới, cắm mốc trên đất liền (bao gồm kè sông suối biên giới quốc gia); phân định vùng biển, đảo; tìm kiếm cứu nạn; công tác bảo đảm cho quốc phòng, an ninh theo các dự án, chương trình, mục tiêu; công tác bảo vệ bí mật nhà nước; mua sắm, sản xuất vũ khí, trang bị; giáo dục quốc phòng; công nghiệp quốc phòng; chương trình Biển Đông – Hải đảo (bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh); chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; đấu tranh với các thế lực phản động; phòng, chống khủng bố; công tác phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và xử lý các trường hợp khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
3. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định, điều chỉnh nội dung kinh phí cho các dự án, đề án, chương trình liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt.
4. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình chung của Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Nội vụ (đối với lĩnh vực tôn giáo), Bộ Ngoại giao (đối với lĩnh vực biên giới); công tác phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; theo dõi công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Điều 6. Vụ Quan hệ quốc tế
Vụ Quan hệ quốc tế giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực quan hệ quốc tế.
Vụ Quan hệ quốc tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quan hệ quốc tế, bao gồm: Chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hợp tác song phương và đa phương (với các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức liên chính phủ); các tổ chức phi chính phủ (NGOs); công tác lãnh sự; công tác người Việt Nam ở nước ngoài; xuất nhập cảnh; các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (phối hợp với Vụ Nội chính xử lý các vấn đề về an ninh, bảo vệ, chống khủng bố); hoạt động thông tin đối ngoại ở ngoài nước; các vấn đề về hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương cần báo cáo hoặc trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGOs), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chuyên ngành tổng hợp, báo cáo tình hình chung đối với các đề án, dự án có nguồn vốn ODA, NGOs, FDI;
b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương đầu tư, vận động, thu hút ODA, NGOs, FDI; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh, bổ sung các hiệp định, các văn bản về ODA, NGOs, FDI;
c) Phối hợp với đơn vị chuyên ngành theo dõi, đánh giá việc thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia chuẩn bị nội dung, tổ chức các chuyến thăm, làm việc nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các đoàn Việt Nam đi công tác nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.
6. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội về lĩnh vực quan hệ quốc tế.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận và trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm giải quyết các vấn đề về quan hệ quốc tế giữa nước ta với Chính phủ các nước, với các đại sứ quán, cơ quan đại diện, tổ chức quốc tế.
8. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản trị, Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành chuẩn bị nội dung, nghi lễ và phục vụ các buổi tiếp khách, làm việc với đại diện các tổ chức, cá nhân nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
9. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế (phối hợp với Vụ Nội chính xử lý các cam kết quốc tế liên quan đến vũ khí); nội dung đàm phán cấp Chính phủ; thành lập và hoạt động của các cơ chế hợp tác liên Chính phủ hoặc Tổ công tác hỗn hợp với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các thỏa thuận đã cam kết trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác liên Chính phủ hoặc Tổ công tác hỗn hợp với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.
10. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và quản lý các dự án của Văn phòng Chính phủ.
11. Phối hợp với đơn vị có liên quan tổng hợp tình hình nổi bật hàng ngày về lĩnh vực quan hệ quốc tế báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ tướng Chính phủ.
12. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản trị và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, trình xin ý kiến trả lời điện, thư, thiếp chúc mừng, chia buồn của các tổ chức và cá nhân ngoài nước gửi đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đề xuất quà tặng của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho các đối tượng ngoài nước đến Việt Nam theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
13. Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan, theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Ngoại giao (trừ lĩnh vực biên giới), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với lĩnh vực ODA và FDI).
Điều 7. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ
Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực cải cách hành chính; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cán bộ, công chức, công vụ; công tác thi đua, khen thưởng nhà nước.
Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực cải cách hành chính, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và công vụ, thi đua, khen thưởng nhà nước, bao gồm:
a) Các đề án, dự án về cải cách hành chính; đổi mới sự phân công, phân cấp quản lý hành chính giữa trung ương và địa phương; phân loại, phân công, phân cấp quản lý các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước được quy định tại các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phân loại đơn vị hành chính; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước; thi đua, khen thưởng; chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất sắp xếp lại tổng thể các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu theo hướng cải cách hành chính;
b) Các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu Kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất và các Ban Quản lý có tên gọi khác; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trừ thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp được quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành do các đơn vị chuyên ngành chủ trì, xử lý); trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; về hội và tổ chức phi Chính phủ; về thi đua, khen thưởng nhà nước;
c) Tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; phê duyệt tổng biên chế hành chính nhà nước và lực lượng vũ trang;
d) Trình phê duyệt đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; bổ nhiệm, điều động, kỷ luật chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Nội vụ (trừ lĩnh vực tôn giáo).
4. Bộ phận giúp việc Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ sinh hoạt về hành chính và đoàn thể tại Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
Chế độ làm việc của bộ phận giúp việc Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ quyết định.
Điều 8. Vụ Pháp luật
Vụ Pháp luật giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức thẩm tra về quy trình, thủ tục và có ý kiến đánh giá độc lập đối với dự án luật, pháp lệnh; thực hiện công tác pháp chế của cơ quan Văn phòng Chính phủ.
Vụ Pháp luật thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh (bao gồm Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra về quy trình, thủ tục soạn thảo; tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các dự án luật, pháp lệnh để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ xem xét, quyết định; thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp.
4. Chuẩn bị, giúp Thủ tướng đưa ra quan điểm và những nội dung cơ bản để định hướng cho Ban soạn thảo trong việc nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh.
5. Theo dõi, tổng hợp ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình thảo luận, cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình. Phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi có ý kiến khác đối với dự án luật, pháp lệnh mà Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
6. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuẩn bị ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu Quốc hội gửi lấy ý kiến của Chính phủ.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, kiến nghị xử lý các vấn đề pháp luật về thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Thẩm tra các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo quy định của pháp luật.
9. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ pháp chế cơ quan theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế.
10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu về công tác cải cách pháp luật, công tác cải cách tư pháp liên quan đến nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
11. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Tư pháp.
Điều 9. Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng
Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra, kiểm tra; công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế và chức vụ; theo dõi xử lý các vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Thẩm tra, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xử lý kết luận thanh tra; chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân mà các Bộ, ngành, địa phương xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phối hợp công tác với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể về lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm kinh tế và chức vụ; công tác thanh tra; theo dõi việc xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp dân, tiếp nhận, phân loại để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đơn, thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
5. Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm kinh tế và chức vụ; về xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
6. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu chỉ đạo, xử lý các vụ việc cá nhân, tổ chức nước ngoài kiện về kinh tế đối với cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước Việt Nam ra Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan trọng tài quốc tế.
7. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Bộ Công an (đối với lĩnh vực phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế và chức vụ).
Điều 10. Vụ Kinh tế ngành
Vụ Kinh tế ngành giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Công nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, khu công nghiệp, truyền thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất đai, thủy lợi, phòng chống bão lụt, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, diêm nghiệp, phát triển nông thôn và các thành phần kinh tế.
Vụ Kinh tế ngành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực kinh tế ngành, bao gồm:
a) Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ, điều tra, thăm dò, chế biến khoáng sản (gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu khoáng sản), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và diêm nghiệp;
b) Tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí ở trong nước và ngoài nước, vận chuyển, phân phối, xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu, dự trữ dầu thô và sản phẩm dầu (gồm cả các hoạt động dịch vụ trực tiếp cho các hoạt động này);
c) Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, an toàn giao thông;
d) Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia, truyền dẫn phát sóng, bưu chính và chuyển phát, viễn thông, tần số vô tuyến điện;
đ) Quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển đô thị, công sở, nhà ở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng;
e) Khu công nghiệp;
g) Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, phân bón (gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu phân bón);
h) Bảo vệ và phát triển rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu gỗ, nguyên liệu hàng gỗ gia dụng và lâm sản ngoài gỗ);
i) Khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và hậu cần nghề cá, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý các khu bảo tồn biển và kinh tế biển;
k) Sản xuất, tiêu thụ muối và muối công nghiệp;
l) Đê điều, công trình thủy lợi, phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, khí tượng và các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tài nguyên nước, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình bố trí dân cư;
m) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; đo đạc bản đồ;
n) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, ngành nghề nông thôn, kinh tế tập thể, nông trường, lâm trường quốc doanh và xây dựng nông thôn mới.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công.
4. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp điều chỉnh nội dung dự án, đề án, chương trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án, đề án, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI):
a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế theo dõi, đánh giá việc thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI thuộc lĩnh vực kinh tế ngành.
6. Làm đầu mối phối hợp của các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Công Thương (trừ lĩnh vực thương mại), Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ lĩnh vực môi trường phát triển bền vững, đa dạng sinh học; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường gắn với công tác nghiên cứu khoa học), Bộ Thông tin và Truyền thông (trừ lĩnh vực thông tin báo chí).
Điều 11. Vụ Kinh tế tổng hợp
Vụ Kinh tế tổng hợp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch, tài chính, giá, ngân hàng, thương mại, thống kê, kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm xã hội, kinh doanh bảo hiểm, hải quan, dự trữ quốc gia, hỗ trợ đầu tư và phát triển, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất.
Vụ Kinh tế tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực kinh tế tổng hợp, bao gồm:
a) Tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; cân đối vĩ mô của nền kinh tế; kế hoạch huy động, phân bổ vốn đầu tư phát triển, vốn hỗ trợ có mục tiêu thuộc ngân sách nhà nước, kể cả việc bổ sung vốn đối với các dự án, đề án, chương trình đã được phê duyệt (trừ chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh được sử dụng nguồn kinh phí đặc biệt do Vụ Nội chính làm đầu mối xử lý; kinh phí khắc phục thiên tai bão lụt, đột xuất do Vụ Kinh tế ngành xử lý khi cùng tham gia các Đoàn công tác Thủ tướng Chính phủ); danh mục đầu tư nhóm A có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước; khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất;
b) Chính sách khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư; quy định về thủ tục đầu tư, về tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư; quản lý nhà nước về thống kê;
c) Ngân sách nhà nước (lập, chấp hành, phân bổ và thanh quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước; bổ sung, điều chỉnh dự toán, sử dụng nguồn dự phòng và các nguồn khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước); tiền lương, phụ cấp chức vụ, tiền công, bảo hiểm xã hội; tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước; thuế (bao gồm chính sách thuế đối với phương tiện của dự án ODA), phí, lệ phí (trừ học phí, viện phí do Vụ Khoa giáo – Văn xã chủ trì theo dõi); các nguồn thu khác của ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính; hải quan; kế toán; kiểm soát; giá cả (trừ giá thuốc phòng, chữa bệnh do Vụ Khoa giáo – Văn xã chủ trì theo dõi); quản lý tài sản công; dự trữ quốc gia; huy động, sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, kinh doanh bảo hiểm, hoạt động xổ số, chứng khoán và hoạt động đầu tư gián tiếp trong nước;
d) Tín dụng nhà nước; chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá; vay, trả nợ nước ngoài; bảo lãnh vay nước ngoài (trừ vay và bảo lãnh vay ODA nước ngoài do Vụ Quan hệ quốc tế chủ trì); ngoại hối; dự trữ ngoại hối nhà nước; thành lập, hoạt động của các tổ chức tín dụng;
đ) Lưu thông hàng hóa trong nước; cơ chế, chính sách và tổng hợp các cân đối chung, danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu (trừ các mặt hàng phân bón, gỗ, khoáng sản, khí tài quân sự do các đơn vị chuyên ngành theo dõi), xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, quản lý thị trường, cơ chế, chính sách về phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả; tranh chấp về thương mại, chống trợ cấp, chống bán phá giá;
e) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, casino, đặt cược.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi.
4. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI):
a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế theo dõi việc phân bổ, đánh giá thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI thuộc lĩnh vực kinh tế tổng hợp.
5. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương (lĩnh vực thương mại), Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Điều 12. Vụ Khoa giáo – Văn xã
Vụ Khoa giáo – Văn xã giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; môi trường và phát triển bền vững; văn hóa, thể thao, du lịch; thông tin báo chí; y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; lao động, thương binh và xã hội; khu công nghệ cao.
Vụ Khoa giáo – Văn xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực khoa giáo, văn xã, bao gồm:
a) Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ;
b) Sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ;
c) Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;
d) Ứng dụng và phát triển năng lượng hạt nhân, an toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân;
đ) Công nghệ thông tin (bao gồm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin), các cơ sở dữ liệu quốc gia và Internet (bao gồm nội dung thông tin trên Internet và bảo đảm an toàn, công nghệ bảo mật thông tin trên Internet). Phối hợp với Vụ Kinh tế ngành xử lý các vấn đề về cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng của phát thanh và truyền hình;
e) Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, phát triển các khu công nghệ cao, hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia;
g) Thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực khoa giáo – văn xã (không thuộc Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ);
h) Môi trường, phát triển bền vững, đa dạng sinh học; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường (gắn với công tác nghiên cứu khoa học);
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề và giáo dục thường xuyên (bao gồm theo dõi về học phí); hệ thống các trường chính trị - hành chính và các trường thuộc các tổ chức chính trị - xã hội;
k) Văn hóa (gồm cả vấn đề gia đình); thể dục, thể thao;
l) Phê duyệt khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch, các loại hình du lịch;
m) Thông tin, báo chí, xuất bản, quảng cáo;
n) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hành chính xử lý các vấn đề liên quan đến công tác lưu trữ nhà nước;
o) Việc làm, lao động, bảo hộ lao động, xuất khẩu lao động, quan hệ lao động (gồm cả đình công), giải quyết tranh chấp lao động, bảo trợ xã hội, chính sách đối với người có công; bình đẳng giới; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; thương binh và xã hội; xóa đói, giảm nghèo và các vấn đề xã hội liên quan;
p) Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình (gồm cả theo dõi công tác về viện phí và giá thuốc phòng, chữa bệnh);
q) Phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm (gồm cả theo dõi phòng, chống tội phạm về ma túy).
3. Đầu mối quản lý thư viện, tư liệu, công tác nghiên cứu khoa học của cơ quan Văn phòng Chính phủ.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình về quản lý nhà nước liên quan đến thông tin báo chí.
5. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp điều chỉnh nội dung dự án, đề án, chương trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án, đề án, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Đối với hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI):
a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình cấp có thẩm quyền quyết định về chủ trương vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; về đàm phán, ký kết, điều chỉnh các hiệp định, các văn bản về ODA, FDI liên quan đến lĩnh vực được phân công theo dõi;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế về theo dõi, đánh giá việc thực hiện và xử lý phát sinh đối với các dự án có nguồn vốn liên quan đến nước ngoài sau khi đàm phán, ký kết liên quan thuộc lĩnh vực khoa giáo, văn xã.
7. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (trừ lĩnh vực bưu chính, viễn thông), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Điều 13. Vụ Đổi mới doanh nghiệp
Vụ Đổi mới doanh nghiệp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; giúp Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của Ban.
Vụ Đổi mới doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, tập đoàn, Tổng công ty 91 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp, bao gồm:
a) Thành lập, tổ chức lại, cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, mua bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kể cả các nông trường, lâm trường quốc doanh;
b) Chuyển các đơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp khoa học – công nghệ, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
c) Đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước, cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;
đ) Tổng hợp về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tình hình thực hiện Luật Doanh nghiệp.
3. Giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban.
Điều 14. Vụ Địa phương
Vụ Địa phương giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực công tác địa phương (bao gồm hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Vụ Địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì rà soát, đôn đốc việc xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công theo dõi.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Phản ánh tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham dự các cuộc họp định kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị nội dung, phục vụ các hội nghị của Chính phủ với các địa phương, các vùng và các buổi làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp khi có quyết định khác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm).
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những kiến nghị của các địa phương về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ các buổi gặp mặt của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ với Đoàn đại biểu của các địa phương theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những công việc đột xuất về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn xảy ra tại các địa phương.
8. Tham gia các buổi giao ban của Văn phòng Trung ương Đảng với các Ban của Đảng và đại diện các Bộ, ngành tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
9. Cử cán bộ tham gia tiếp dân theo quy định của pháp luật; tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức xã hội gửi Thủ tướng Chính phủ thông qua địa chỉ của Vụ Địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh và chuyển những đơn thư khiếu nại, tố cáo đó đến Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng theo dõi xử lý theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp khi có quyết định khác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm).
10. Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung của Ủy ban Dân tộc; theo dõi công tác của Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
11. Vụ Địa phương có đại diện thường trực của Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 15. Vụ Thư ký – Biên tập
Vụ Thư ký – Biên tập giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ về biên tập hoặc soạn thảo các văn kiện, báo cáo, các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ tướng Chính phủ.
Vụ Thư ký – Biên tập thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Phối hợp với Vụ Tổng hợp xây dựng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các đơn vị và các cơ quan liên quan đôn đốc thực hiện chương trình công tác và lịch làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Biên tập, hoàn thiện các báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội,…
3. Hoàn thiện hoặc trực tiếp chuẩn bị các bài viết, bài nói, bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hoàn thiện hoặc chủ trì chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn, thư, điện của Thủ tướng Chính phủ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Chủ động nghiên cứu, phát hiện, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần chỉ đạo, điều hành (báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và được gửi trực tiếp đến Thủ tướng Chính phủ).
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các ý kiến kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ; các cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương.
7. Tham gia các cuộc họp do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì; được tiếp cận các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
8. Giúp Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm làm đầu mối tổ chức các hoạt động của chuyên gia tư vấn; giữ mối liên hệ với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các đồng chí có kinh nghiệm trong công tác của Chính phủ để tranh thủ ý kiến tham vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Điều 16. Vụ Hành chính
Vụ Hành chính giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và công tác hành chính văn phòng tại Văn phòng Chính phủ; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác văn thư, công báo.
Vụ Hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức tiếp nhận, phân, chuyển giao văn bản, tài liệu gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ theo Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ; theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý văn bản tại các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ.
Làm đầu mối quản lý, hướng dẫn và thực hiện công tác văn thư tại các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ.
2. Quản lý và tổ chức việc phát hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo quy định, bảo đảm các văn bản ban hành đúng về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, quản lý, phát hành và lưu trữ các văn bản, tài liệu mật của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan tại phía Bắc theo Quy chế bảo mật tài liệu.
4. Chủ trì cập nhật văn bản ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vào mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng tin học của Văn phòng Chính phủ; quản lý, cung cấp văn bản điện tử theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ.
5. Quản lý và tổ chức đánh máy, in, chụp văn bản, đọc soát văn bản, tài liệu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ trước khi phát hành.
6. Quản lý và tổ chức thu thập, chỉnh lý, sử dụng, cấp chứng thực tài liệu lưu trữ và bảo quản tài liệu lưu trữ của Văn phòng Chính phủ (trừ hồ sơ cán bộ, công chức và hồ sơ đảng viên) theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Trung tâm Tin học và các đơn vị liên quan quản lý cơ sở dữ liệu xử lý công việc trên môi trường mạng.
7. Quản lý, sử dụng con dấu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ.
8. Xây dựng, bổ sung và sửa đổi các quy chế về công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ và phát hành công báo, trực hành chính ngoài giờ làm việc. Phối hợp với Trung tâm Tin học và các đơn vị liên quan ứng dụng tin học trong công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy và các nghiệp vụ hành chính khác tại Văn phòng Chính phủ.
9. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh chương trình công tác của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; tổ chức giao ban hàng tuần của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận giao ban, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nội dung kết luận giao ban của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; tổng hợp tình hình hoạt động chung của cơ quan khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
10. Quản lý, tổ chức việc cung cấp báo, tạp chí, bản tin phục vụ công tác của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các đơn vị, cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ theo quy định.
11. Biên tập, phát hành danh bạ điện thoại của Văn phòng Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức để phục vụ quan hệ công tác của Văn phòng Chính phủ.
12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan chịu trách nhiệm về nội dung xuất bản, phát hành ấn phẩm Công báo in và Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phối hợp với Cục Quản trị và Vụ Tài vụ trong việc in ấn, phát hành Công báo in; phối hợp với Trung tâm Tin học, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan bảo đảm nội dung, duy trì hoạt động của Công báo điện tử trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và mạng nội bộ.
13. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về thủ tục hành chính trong công tác văn thư tại các cơ quan hành chính nhà nước; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định đó.
14. Phối hợp với Vụ Khoa giáo – Văn xã xử lý các vấn đề liên quan đến công tác lưu trữ nhà nước.
15. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương về nghiệp vụ hành chính và công tác văn phòng.
16. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung và tổ chức các buổi làm việc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm với Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương về công tác văn phòng.
17. Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan xem xét trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xét tặng bằng khen, kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn phòng cơ quan hành chính nhà nước cho đơn vị, cá nhân thuộc Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương đã có thành tích về công tác văn phòng; hiệp y trình cấp có thẩm quyền các hình thức khen thưởng bậc cao về công tác văn phòng đối với đơn vị, cá nhân thuộc Văn phòng các Bộ, ngành, địa phương.
18. Vụ Hành chính có Phòng Văn thư, Phòng Đánh máy, Phòng Lưu trữ, Phòng Nghiệp vụ hành chính và Phòng Công báo.
Điều 17. Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện công tác cải cách hành chính; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; công vụ; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thi đua, khen thưởng; thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Văn phòng Chính phủ.
Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và công tác cải cách hành chính của Văn phòng Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ; các Quy chế hoạt động của Văn phòng Chính phủ theo sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện công tác cán bộ thuộc nội bộ Văn phòng Chính phủ, bao gồm: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tiếp nhận, tuyển dụng, tuyển chọn, hợp đồng lao động; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, điều động, luân chuyển, cán bộ, công chức; thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động (xếp lương, nâng lương, nâng ngạch, chế độ phụ cấp, chế độ hưu trí, bảo hiểm, các chính sách xã hội khác); công tác thi đua, khen thưởng nội bộ, cán bộ cấp cao, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất việc cử cán bộ, công chức đi công tác, học tập, biệt phái, đào tạo trong nước, ngoài nước; cử cán bộ, công chức tham gia Ban Soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ công tác liên ngành theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức liên quan.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác thanh tra nội bộ, bao gồm: Thanh tra định kỳ, đột xuất, thanh tra việc chấp hành các quy định về công vụ, các Quy chế nội bộ của Văn phòng Chính phủ; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Báo cáo và chuẩn bị tổng kết công tác hàng năm của Văn phòng Chính phủ.
7. Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế và các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và quản lý các dự án của Văn phòng Chính phủ.
8. Làm thường trực các Hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, bao gồm: Hội đồng tuyển dụng cán bộ, công chức, Hội đồng lương, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và các Hội đồng khác theo quy định của pháp luật.
9. Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Chính phủ quản lý, đánh giá sử dụng cán bộ, công chức; xem xét bổ nhiệm cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
10. Làm đầu mối phối hợp về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giữa Văn phòng Chính phủ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội.
11. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Chính phủ từ trần; phối hợp với Cục Quản trị, Cục Hành chính – Quản trị II, Vụ Tài vụ, Vụ Hành chính tổ chức lễ tang đối với cán bộ cấp cao của Nhà nước khi được phân công.
12. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước và bảo vệ nội bộ cơ quan; theo dõi, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác quân sự địa phương của cơ quan Văn phòng Chính phủ.
13. Vụ Tổ chức cán bộ có Phòng Thi đua – Khen thưởng, Phòng Thanh tra, Phòng Đào tạo.
14. Văn phòng Đảng ủy – Công đoàn – Đoàn Thanh niên sinh hoạt hành chính và đoàn thể tại Vụ Tổ chức cán bộ. Chế độ làm việc, biên chế của Văn phòng Đảng ủy – Công đoàn – Đoàn Thanh niên cơ quan do cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 18. Vụ Tài vụ
Vụ Tài vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý tài chính đơn vị cấp Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính đối với các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Văn phòng Chính phủ và đơn vị khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán trưởng đơn vị kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vụ Tài vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Quản lý toàn diện các loại kinh phí được ngân sách nhà nước cấp, các nguồn vốn hợp pháp khác thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
2. Quản lý về mặt giá trị toàn bộ tài sản có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ, bao gồm: Trụ sở làm việc, quỹ nhà công vụ, phương tiện đi lại và các tài sản khác từ khi hình thành, đưa vào sử dụng, biến động tăng, giảm, sửa chữa, thanh lý tài sản.
3. Hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật; tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách của Văn phòng Chính phủ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng Chính phủ; trình phương án phân bổ, dự toán ngân sách, bao gồm: Điều chỉnh, bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ và các đơn vị khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền giao.
5. Tổ chức giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và cấp phát ngân sách cho đơn vị dự toán cấp dưới; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách; theo dõi, quản lý tài sản nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện đúng các quy định về kế toán, thống kê và chức năng, nhiệm vụ của Kế toán trưởng; chịu trách nhiệm báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật.
7. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện thu, chi ngân sách của Văn phòng Chính phủ, công tác quản lý tài chính và duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các đơn vị phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí được cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu về sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm đầy đủ trong việc hướng dẫn ngân sách, kiểm tra các đơn vị trực thuộc nghiệm các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, kế toán, thống kê trên tinh thần các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ là đơn vị mẫu mực về thực hiện quy định thu, chi, sử dụng ngân sách nhà nước đúng quy định, hiệu quả.
10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của Văn phòng Chính phủ và các đơn vị dự toán trực thuộc Văn phòng Chính phủ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
11. Phối hợp với Cục Quản trị và các đơn vị liên quan bảo đảm kinh phí cho các chuyến đi công tác nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tưởng Chính phủ theo phân cấp quản lý tài chính của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
12. Thực hiện chức năng thẩm định, tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, trực tiếp là Phó Chủ nhiệm được phân công phụ trách quản trị, tài vụ trong việc quản lý tài chính, tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa các hạng mục công trình và mua sắm hàng hóa dịch vụ theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
13. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về nghiệp vụ tài chính, kế toán theo quy định.
14. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm quản lý tài chính các dự án viện trợ cho Văn phòng Chính phủ và các đơn vị khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính.
15. Lưu giữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
16. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm về tình hình quản lý tài chính của cơ quan Văn phòng Chính phủ.
17. Vụ Tài vụ có Phòng Tổng hợp, Phòng Theo dõi các đơn vị dự toán thuộc Văn phòng Chính phủ.
Điều 19. Cục Quản trị
Cục Quản trị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức và người lao động; có con dấu và tài khoản, đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.
Cục Quản trị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Bảo đảm phương tiện, điều kiện vật chất; bố trí vị trí, hình thức, nghi lễ theo quy định trong các phiên họp Chính phủ, các buổi họp, làm việc, tiếp khách của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức trong nước và ngoài nước tại trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ hoặc các địa điểm khác khi Văn phòng Chính phủ được phân công chủ trì.
2. Bảo đảm điều kiện và phương tiện đi lại, phục vụ làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các chức danh khác khi được Thủ tướng giao và cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ theo quy định của Nhà nước và các Quy chế quản lý của Văn phòng Chính phủ.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, bao gồm cả xác định khu vực, địa điểm cấm; xây dựng phương án, kế hoạch và biện pháp bảo vệ cơ quan; tổ chức quản lý và hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan; bảo vệ an ninh, trật tự, trị an khu vực cơ quan; xây dựng phương án và biện pháp phòng cháy, chữa cháy, thường trực phòng cháy, chữa cháy khu vực cơ quan.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan phục vụ đón, tiếp, bảo đảm ăn, nghỉ của khách nước ngoài đến Việt Nam làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Tổ chức tiếp nhận quản lý theo đúng quy định của pháp luật đối với bưu phẩm, hàng hóa, quà tặng do các tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
5. Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế chuẩn bị nội dung, trình xin ý kiến trả lời điện, thư, thiếp chúc mừng, chia buồn của các tổ chức và cá nhân ngoài nước gửi đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đề xuất và chuẩn bị quà tặng của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho các đối tượng ngoài nước đến Việt Nam theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, trình xin ý kiến trả lời điện, thư, thiếp chúc mừng, chia buồn của các tổ chức và cá nhân trong nước gửi đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đề xuất và chuẩn bị quà tặng của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho các đối tượng trong nước theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ các hoạt động nghi lễ nhà nước (lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ quốc tang, lễ viếng các anh hùng liệt sỹ, lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo nhiệm vụ được phân công; phục vụ đón nhận danh hiệu khen thưởng của Đảng và Nhà nước, các ngày kỷ niệm sinh nhật, ngày mất của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phúng, viếng, điện chia buồn các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương từ trần và các đối tượng khác theo yêu cầu của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
8. Quản lý về mặt hiện vật toàn bộ các tài sản có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước, viện trợ, quà tặng và các nguồn hợp pháp khác thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ. Theo dõi tình hình biến động tăng, giảm tài sản về mặt hiện vật; thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều chuyển, thanh lý tài sản theo quy định; thực hiện quy định về bảo hiểm phương tiện, tài sản; mua sắm, sử dụng tài sản hàng hóa, vật tư, xăng, dầu cơ quan; lưu giữ, bảo quản tư liệu, hiện vật về hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ tại trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
9. Được ủy quyền chi Quỹ hỗ trợ người lao động của Văn phòng Chính phủ theo quy định; chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước; cải tạo, sửa chữa, duy tu, nâng cấp cơ sở vật chất; trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ tại phía Bắc.
Được phân cấp quyết định mức chi dưới 500.000.000 đồng đối với đầu tư sửa chữa, xây dựng cơ bản; dưới 100.000.000 đồng đối với mua sắm, hàng hóa, dịch vụ và chi thường xuyên khác (trừ tiền lương và các khoản chi có tính chất lương). Quản lý các công trình xây dựng cơ bản, các hạng mục cải tạo sửa chữa, duy tu, nâng cấp tài sản cố định của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm tại phía Bắc.
10. Chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế thực hiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Chính phủ; bảo đảm môi trường, cảnh quan, vệ sinh nơi làm việc và khu vực trụ sở của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
11. Phối hợp với các đơn vị sự nghiệp có thu phía Bắc bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ cho đại biểu trong nước về họp, làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tại thành phố Hà Nội.
12. Bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần phục vụ các chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương ở phía Bắc; các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ở phía Bắc.
13. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ các chuyến đi công tác nước ngoài của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (trừ quà tặng do Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm); báo cáo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ giải quyết các trường hợp phát sinh cho các chuyến đi công tác của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
14. Bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần cho các chuyến thăm và làm việc nước ngoài của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
15. Thực hiện các chính sách, chế độ theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng Chính phủ; quản lý nhà ăn cơ quan Văn phòng Chính phủ.
16. Quản lý ngân sách của đơn vị dự toán cấp III và chịu sự giám sát, hướng dẫn của đơn vị dự toán tài chính cấp trên theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính để phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
17. Quản lý, duy trì, nâng cấp vườn hoa, cây xanh trong khu vực trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
18. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức việc mua sắm vật tư, thiết bị, văn phòng phẩm của các đơn vị và các nhu cầu khác theo quy định của Nhà nước; lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, nhà ở công vụ của Chính phủ; phối hợp với Vụ Tài vụ tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện.
19. Thẩm định về sự cần thiết, yêu cầu kỹ thuật phải đầu tư, mua sắm đối với tài sản, hàng hóa, vật tư của các dự án và các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ (trừ phần phân cấp cho các đơn vị tự quyết định).
20. Cục Quản trị có Phòng Quản trị, Phòng Tài vụ, Phòng Lễ tân, Phòng Quản lý nhà làm việc Chính phủ, Phòng Tổng hợp, Phòng Xây dựng, quản lý nhà và Công trình, Phòng Bảo vệ, Phòng Y tế và Đoàn xe.
Điều 20. Cục Hành chính – Quản trị II
Cục Hành chính – Quản trị II giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm công tác hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ tại phía Nam; quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động; thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tài vụ của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; có con dấu và tài khoản cấp III theo quy định của pháp luật.
Cục Hành chính – Quản trị II thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần phục vụ các chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương ở phía Nam; các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ở phía Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức bảo vệ an toàn các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; với các cơ quan liên quan bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, bao gồm: Xác định khu vực, địa điểm cấm; xây dựng phương án, kế hoạch và biện pháp cụ thể bảo vệ cơ quan; tổ chức quản lý và hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan; bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự, trị an khu vực cơ quan; xây dựng phương án và biện pháp phòng cháy, chữa cháy, thường trực phòng cháy, chữa cháy khu vực cơ quan tại phía Nam.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ các hoạt động nghi lễ nhà nước (lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ quốc tang, lễ viếng các anh hùng liệt sỹ) theo phân công; phục vụ các đồng chí nguyên là lãnh đạo Chính phủ tại phía Nam theo quy định; phục vụ đón nhận danh hiệu khen thưởng của Đảng và Nhà nước, các ngày kỷ niệm sinh nhật, ngày mất của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước; phúng, viếng, điện chia buồn các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương từ trần ở phía Nam và các đối tượng khác theo yêu cầu của Thủ tướng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, quản lý, phát hành và lưu trữ các văn bản, tài liệu mật của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan tại phía Nam theo Quy chế bảo mật tài liệu theo phân cấp.
5. Tiếp nhận, quản lý công văn, tài liệu đi và đến của các bộ phận thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
6. Quản lý đánh máy, in, chụp, fax tài liệu phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam.
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định và hướng dẫn về công tác lưu trữ của Văn phòng Chính phủ theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
8. Quản lý con dấu của Cục Hành chính – Quản trị II theo quy định; quản lý thống nhất hoạt động hành chính của các bộ phận thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo phân cấp.
9. Tổ chức quản lý, vận hành mạng tin học của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam; bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị tin học và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về tin học cho cán bộ, công chức các đơn vị tại phía Nam.
10. Đề xuất, tổ chức thực hiện việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định của Nhà nước.
11. Được ủy quyền chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách nhà nước.
Được phân cấp quyết định mức chi dưới 100.000.000 đồng đối với đầu tư sửa chữa, xây dựng cơ bản; dưới 50.000.000 đồng đối với mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ và chi thường xuyên khác.
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam. Quản lý các công trình xây dựng cơ bản, các hạng mục cải tạo sửa chữa, duy tu, nâng cấp tài sản cố định của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm tại phía Nam.
12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan y tế chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định; các đại biểu về dự hội nghị do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì tại phía Nam.
13. Quản lý tổ chức, biên chế và hồ sơ cán bộ, công chức, người lao động theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
14. Giải quyết các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, người lao động của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
15. Chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động của các đơn vị phía Nam thuộc Văn phòng Chính phủ theo phân cấp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
16. Quản lý ngân sách của đơn vị dự toán cấp III theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính để phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
17. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị sự nghiệp có thu phía Nam bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ cho đại biểu trong nước về họp, làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh.
18. Làm đầu mối chủ trì tổ chức các hoạt động chung của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ ở phía Nam, như các hoạt động học tập, bồi dưỡng, nghe thời sự, nghị quyết và văn hóa, thể thao.
19. Cục Hành chính – Quản trị II có Phòng Hành chính – Tổ chức, Phòng Quản trị, Phòng Tài vụ, Phòng Bảo vệ, Đoàn xe.
Điều 21. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 74/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính còn thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, văn bản chỉ đạo, điều hành do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phần nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án về cải cách thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và hành chính điện tử do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hàng quý chuẩn bị báo cáo của Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương; định kỳ hàng năm phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị phần nội dung Báo cáo về công tác cải cách thủ tục hành chính trong Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm của Chính phủ.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Điều 22. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 83/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan tổ chức tiếp báo chí, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với báo chí trong nước.
2. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và nắm tình hình sau khi tổ chức họp báo; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm cung cấp thông tin theo quy định cho báo chí và nhân dân về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan thu thập thông tin từ báo chí và các nguồn thông tin khác về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như các sự kiện nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan quản lý và phục vụ hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí tham dự và đưa tin về các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
5. Phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị liên quan xử lý các vấn đề báo chí nêu theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
6. Phối hợp với Vụ Hành chính và các đơn vị liên quan bảo đảm nội dung, duy trì hoạt động của Công báo điện tử trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; tiếp nhận kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trừ văn bản thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Điều 23. Trung tâm Tin học
Trung tâm Tin học ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 803/QĐ-VPCP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tin học, Trung tâm Tin học còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp với Vụ Hành chính và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại Văn phòng Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn, an ninh mạng của Văn phòng Chính phủ.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tại Văn phòng Chính phủ.
4. Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý thiết bị tin học được trang bị tại Văn phòng Chính phủ.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 993/QĐ-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
1. Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Trợ lý, Thư ký của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc và công chức, viên chức của Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát việc phân công trong Quyết định này, phát hiện những việc chồng chéo, chưa phù hợp để trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Văn phòng Trung ương (để phối hợp);a - Văn phòng Quốc hội (để phối hợp); - Văn phòng Chủ tịch nước (để phối hợp); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, Thư ký các Phó Thủ tướng Chính phủ; - VP: Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên; - Lưu: Văn thư, TCCB (40b) | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Vũ Đức Đam |