hieuluat

Quyết định 489/QĐ-UBND Nam Định sáp nhập Chi cục Quản lý đê điều - Phòng chống lụt bão vào Chi cục Thủy lợi

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Nam ĐịnhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:489/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Đình Nghị
    Ngày ban hành:09/03/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/03/2016Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH NAM ĐỊNH
    __________

    Số: 489/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

    Nam Định, ngày 09 tháng 3 năm 2016

    QUYẾT ĐỊNH

    V/v sáp nhập Chi cục Quản lý đê điều - PCLB vào Chi cục Thủy lợi, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi

    _________

    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

    Căn cứ Lut: luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

    Căn cứ Luật phòng chng thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

    Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bo vệ công trình thủy lợi số 33/2001/PL-UBTVQH10 ngày 4/4/2001;

    Căn cứ Thông tư liên tịch s 14/2015/TTLT- BNNPTNT-BNV, ngày 25/3/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tnh, cấp huyện. Thông tư s 15/2015/TT-BNNPTNT, ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT;

    Căn cứ Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định;

    Xét đề nghị của Giám đốc SNông nghiệp và PTNT, tại Tờ trình số 10/TTr-SNN ngày 11/01/2016 và của Giám đốc SNội vụ, tại Tờ trình số 231/TTr-SNV ngày 04/3/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. - Sáp nhập Chi cục quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão vào Chi cục Thủy lợi.

    - Ban hành kèm theo quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau ngày ký và thay thế Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 18/9/2006 của UBND tỉnh Nam Định về việc thành lập Chi cục Thủy lợi và Chi cục quản lý đê điều - Phòng chống lụt bão và Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 02/10/2007 của UBND tỉnh về việc Đổi tên Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều thành Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão.

    Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     Nơi nhận:
    - Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT;
    - TT. T
    nh ủy, TT HĐND tnh;
    - Như điều 3;
    - Công báo t
    nh, Website của tnh;
    - Lưu VP1, VP8.

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH



    Phạm Đình Nghị

     

    QUY ĐỊNH

    Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi

    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 489/QĐ- UBND ngày 09/3/2016

    của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)

     

    Điều 1. Vị trí, chức năng

    Chi cục Thủy lợi là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sthực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống lụt, bão, thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật, (sau đây gọi tắt là Chi cục).

    Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

    Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

    1. Tham mưu, giúp Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kthuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kthuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

    2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mc kinh tế-kthuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chng thiên tai, nước sạch nông thôn đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

    3. Trình Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

    4. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

    5. Về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi:

    a) Tham mưu cho SNông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thủy lợi và chương trình mục tiêu cấp thoát nước nông thôn trên địa bàn tnh; Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc nhiệm vụ của UBND tỉnh; tham gia tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu cp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.

    b) Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình vận hành, phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

    c) Tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; giải quyết các tranh chấp phát sinh theo quy định của pháp luật; Hướng dn, kiểm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo quy định.

    d) Tham mưu với S, trình cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép cho các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải vào hệ thống thủy lợi theo quy định của pháp luật;

    e) Là thành viên Hội đng bàn giao cơ sở các công trình thủy lợi; thm định, thẩm tra hoặc tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa cha, nâng cấp các công trình thủy lợi khi được cấp có thẩm quyền giao;

    g) Thẩm định dự án tu bvà sửa cha thường xuyên vốn cấp bù miễn thủy lợi phí và các nguồn vốn hợp pháp khác, các công trình thủy lợi;

    h) Phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm vkhai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi.

    6. Về công tác nước sạch nông thôn:

    a) Hướng dẫn, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình nước sạch nông thôn; phối hợp thẩm định, điều chnh, bổ sung, lập báo cáo kinh tế-kthuật các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa cha công trình nước sạch nông thôn theo phân công của Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    b) Là thành viên hội đồng bàn giao cơ sở công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, công trình nước sạch nông thôn.

    7. Về công tác đê điều:

    a) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định về quản lý sông, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê; kế hoạch, giải pháp phòng, chng sạt lbờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

    c) Thực hiện công tác hộ đê, xử lý kthuật các sự cố đê điều, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đxuất phương án phòng, tránh, xử lý, khc phục hậu quả sự cđê điều. Đxuất các giải pháp huy động các nguồn lực để cứu hộ và bảo vệ đê điều, an toàn cho dân cư khi sạt lđê, bờ sông;

    d) Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động có cấp phép liên quan đến đê điều theo quy định; hướng dn các địa phương tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;

    e) Tổ chức cm mốc chgiới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định;

    g) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bo vệ công trình thủy lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V, việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định.

    h) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bo vệ công trình phòng, chng lụt, bão (PCLB); xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc PCLB, sạt lở ven sông, ven bin trên địa bàn;

    i) Theo dõi mọi nguồn vốn đầu tư, tu bổ, nâng cấp, duy tu, sửa cha công trình đê điều và PCLB; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, tu bổ, duy tu đê điều và quản lý việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    k) Quản lý, kiểm tra việc sử dụng vật tư dự tr, trang thiết bị phòng chống lụt, bão;

    l) Tổ chức đánh giá hiện trạng đê điều, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt l, ngập lụt, xâm nhập mặn đề xuất phương án phòng tránh, xử lý khắc phục hậu quả các sự cố;

    m) Phát hiện, ngăn chặn, phi hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm Luật Đê điều;

    n) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38; Điều 39 và Điều 40 của Luật Đê điều và Khoản 2, Điều 7 Nghị định 113/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.

    8. Về công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và phòng, chống tác hại do nước gây ra:

    a) Tham mưu, trình Giám đốc SNông nghiệp và Phát trin nông thôn biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão, lũ, hạn hán, úng, ngập, xâm nhập mặn, sạt lở, thiên tai khác và ô nhiễm nguồn nước gây ra; xử lý sự cố công trình thủy lợi, đê điều; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Tổ chức theo dõi, cập nhật về tình hình mưa, bão, lũ, tố, lốc, động đất, sóng thn; phối hợp với các ngành, các tổ chức, các địa phương kịp thời đề xuất với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh phương án xử lý sự cố các công trình thủy lợi, đê điu và xử lý tình huống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc phạm vi quản lý;

    c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khc phục hậu qungập lụt, trợ cấp cho nhân dân; Hướng dẫn biện pháp phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai;

    d) Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chhuy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Ban chhuy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tnh.

    9. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư công trình xây dựng (nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi; nâng cấp, duy tu, sửa chữa, tu bổ và làm mới đê điu, công trình phòng chng lụt bão; nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch nông thôn) khi được cấp có thẩm quyền giao.

    10. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy lợi, đê điều, phòng, chng thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý.

    11. Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chng thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.

    12. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi.

    13. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc Chi cục Thủy lợi.

    14. Quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và ngun lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

    15. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình ci cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    16. Thực hiện nhiệm vụ của Đơn vị thường trực của cơ quan quản lý Quỹ phòng chống thiên tai thuộc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

    Điều 3. Tổ chức bộ máy

    1. Lãnh đạo Chi cục: Có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.

    - Chi cục trưởng là người đng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động và việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Chi cục.

    - Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách một slĩnh vực công tác do Chi cục trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công.

    Việc bnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tnh, phù hợp với tiêu chun chức danh theo quy định.

    2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

    - Phòng Hành chính - Tổng hợp;

    - Phòng Thanh tra, Pháp chế;

    - Phòng Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn;

    - Phòng Quản lý đê điều;

    - Phòng Phòng, chống thiên tai.

    3. Các đơn vị trực thuộc Chi cục

    - Hạt quản lý đê thành phố Nam Định;

    - Hạt quản lý đê MLộc;

    - Hạt quản lý đê Vụ Bản;

    - Hạt quản lý đê Ý Yên

    - Hạt quản lý đê Nam Trực

    - Hạt quản lý đê Trực Ninh;

    - Hạt quản lý đê Xuân Trường;

    - Hạt quản lý đê Giao Thủy

    - Hạt quản lý đê Hải Hậu

    - Hạt quản lý đê Nghĩa Hưng;

    3.1. Chức năng của hạt quản lý đê:

    Hạt quản lý đê là đơn vị trực thuộc Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng quản lý và bo vệ đê từ cấp III đến cấp I trên địa bàn các huyện, thành phố; Hướng dẫn các địa phương quản lý đê cấp IV đến cấp V;

    Hạt quản lý đê có con dấu riêng đgiao dịch; trụ sở làm việc đóng tại các huyện, thành phố.

    3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm:

    3.2.1. Nhiệm vụ

    a) Trực tiếp quản lý và bo vệ đê từ cấp I đến cấp III trên địa bàn các huyện, thành phố; nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

    - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;

    - Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;

    - Quản lý vật tư dự trchuyên dùng phục vụ công tác phòng, chng lũ, lụt, bão;

    - Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;

    - Tổ chức hướng dẫn về kthuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;

    - Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.

    b) Tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:

    - Tun tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;

    - Đxuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;

    - Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dn kthuật xử lý sự cđê điều;

    - Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.

    c) Tham mưu, đxuất về kthuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:

    - Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;

    - Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;

    - Xử lý sự cố đê điều;

    - Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;

    - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.

    d) Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điu và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:

    - Kthuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;

    - Việc thực hiện các nội dung trong giy phép của công trình được cp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;

    - Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

    e) Tổ chức thực hiện việc sửa cha nhỏ, duy tu, bo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

    f) Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điu trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điu; giám sát việc chấp hành pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai; Xử lý hoặc kiến nghị với cấp thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai và các quy định hiện hành của nhà nước.

    g) Thực hiện chế độ báo cáo thông tin đầy đkịp thời tình hình đê điều, phòng chống thiên tai cho Chi cục Thủy lợi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thực hiện một số nhiệm vụ khác của Chi cục Thủy lợi trong lĩnh vực khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và nhiệm vụ đột xuất khác khi được Chi cục trưởng chi cục Thủy lợi, Giám đc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện, Thành phố giao.

    3.2.2. Quyền hạn:

    a) Là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thuộc mọi nguồn vốn.

    b) Lập biên bản, quyết định tạm đình chhành vi vi phạm pháp luật về đê điều của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chậm nhất trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định tạm đình chphải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

    c) Được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vđê.

    3.2.3. Trách nhiệm

    a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật do thiếu trách nhiệm dẫn đến vđê trong các trường hợp sau đây:

    - Công chức, viên chức trực tiếp quản lý đê không phát hiện kịp thời sự cố hư hng đê điều hoặc báo cáo chậm, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp kỹ thuật xử lý giờ đu sự cố đê điu;

    - Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đê không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, đôn đốc công việc đã giao cho công chức, viên chức quản lý đê.

    b) Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thi công làm sai thiết kế kthuật xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; thiếu giám sát để tổ chức, cá nhân làm sai các nội dung trong giấy phép liên quan đến sự an toàn của đê điều và thoát lũ.

    c) Khi thi hành công vụ, công chức, viên chức lực lượng chuyên trách quản lý đê điều phải mặc sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và đeo thẻ.

    3.2.4. Hạt quản lý đê có Hạt trưởng và các Phó hạt trưởng

    - Hạt trưởng là người chịu trách nhiệm trước Chi cục trưng Chi cục Thủy lợi về toàn bộ hoạt động của Hạt.

    - Phó hạt trưởng là người giúp Hạt trưởng phụ trách một số mặt công tác do Hạt trưởng phân công.

    4. Biên chế:

    Biên chế của Chi cục nằm trong tổng biên chế của SNông nghiệp và Phát triển nông thôn được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng nhiệm vụ được giao.

    Điều 4. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm:

    - Sắp xếp, btrí biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục theo đúng quy định về phân công phân cấp của UBND tnh.

    - Chỉ đạo Chi cục xây dựng Đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác cụ thcủa Chi cục theo hướng dẫn của của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ.

    - Thu hồi con dấu của Chi cục Quản lý đê điều và PCLB giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm quản lý./.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Đê điều số 79/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2006 Hiệu lực: 01/07/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Phòng chống thiên tai của Quốc hội, số 33/2013/QH13
    Ban hành: 19/06/2013 Hiệu lực: 01/05/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
    Ban hành: 25/03/2015 Hiệu lực: 11/05/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 26/03/2015 Hiệu lực: 12/05/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 2134/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn
    Ban hành: 18/09/2006 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    07
    Quyết định 2131/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc đổi tên Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều thành Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão
    Ban hành: 02/10/2007 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 489/QĐ-UBND Nam Định sáp nhập Chi cục Quản lý đê điều - Phòng chống lụt bão vào Chi cục Thủy lợi

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
    Số hiệu:489/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:09/03/2016
    Hiệu lực:10/03/2016
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phạm Đình Nghị
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X