hieuluat

Quyết định 499/QĐ-KTNN phân công nhiệm vụ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Kiểm toán Nhà nướcSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:499/QĐ-KTNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vương Đình Huệ
    Ngày ban hành:08/04/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/04/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức, Kế toán-Kiểm toán
  • KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
    ----------------------
    Số: 499/QĐ-KTNN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -------------------------------
    Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2011
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
    ------------------------------
    TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
     
    Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước;
    Căn cứ Nghị quyết 916/2005/NQ-UBTVQH 11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; Nghị quyết số 1123/NQ-UBTVQH 11 ngày 28/5/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thêm 04 đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực trực thuộc Kiểm toán Nhà nước;
    Căn cứ Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-KTNN ngày 11/7/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước;
    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phụ trách các lĩnh vực công tác, các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc như sau:
    1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
    2. Bảo đảm thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế làm việc và Quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Kiểm toán Nhà nước.
    3. Bảo đảm chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực công tác, vừa tạo điều kiện cho lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước nắm và hiểu rõ các mặt công tác khác của ngành.
    4. Bảo đảm tính ổn định, kế thừa và có sự điều chỉnh từng bước cho phù hợp.
    5. Bảo đảm tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.
    Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
    1. Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ
    a) Chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; phụ trách chung các lĩnh vực công tác trong toàn ngành.
    Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Kiểm toán nhà nước.
    b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; thi đua - khen thưởng; kiểm toán lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ quan đảng, cơ yếu và dự trữ quốc gia.
    Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước và an ninh quốc gia.
    c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành I.
    2. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái
    a) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực và nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước.
    b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Xây dựng cơ bản của Kiểm toán Nhà nước; công tác tài chính - kế toán, hành chính, quản trị, văn thư - lưu trữ; công tác thông tin, tuyên truyền; kiểm toán lĩnh vực ngân hàng nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng và các quỹ tài chính tập trung của Nhà nước (ngoài ngân sách);
    Thủ trưởng cơ quan Kiểm toán Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Kiểm toán Nhà nước; Người phát ngôn của Kiểm toán Nhà nước; Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng Kiểm toán Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến lĩnh vực tín dụng - ngân hàng và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
    c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII; Kiểm toán Nhà nước khu vực IV; Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước.
    3. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng
    a) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước.
    b) Trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm toán trong các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản; chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án vay nợ, viện trợ Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia và lĩnh vực khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
    Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: pháp chế; thanh tra, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
    Tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
    c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V; Kiểm toán Nhà nước khu vực V; Kiểm toán Nhà nước khu vực IX.
    4. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc
    a) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 20 của Luật Kiểm toán nhà nước.
    b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở; quan hệ phối hợp với các tổ chức đoàn thể của Kiểm toán Nhà nước.
    Uỷ viên thường trực Ban cán sự đảng; Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Kiểm toán Nhà nước; Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Kiểm toán Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
    c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Kiểm toán Nhà nước khu vực I; Kiểm toán Nhà nước khu vực II; Kiểm toán Nhà nước khu vực III; Trung tâm Tin học.
    5. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Hoàng Quân
    a) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 20 của Luật Kiểm toán nhà nước.
    b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: xây dựng kế hoạch, phân giao nhiệm vụ kiểm toán và theo dõi thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; kiểm toán ngân sách nhà nước trung ương, quyết toán ngân sách nhà nước; trình bày ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương; tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kiểm toán đột xuất theo quy định; tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
    Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước trung ương và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
    Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong quan hệ, phối hợp công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội.
    c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổng hợp; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III; Kiểm toán Nhà nước khu vực VII; Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII.
    6. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên
    a) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước.
    b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: kiểm soát chất lượng kiểm toán; xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy trình, chuẩn mực, hồ sơ kiểm toán; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quan hệ quốc tế; nghiên cứu khoa học.
    Chủ tịch Hội đồng khoa học; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
    c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Vụ Quan hệ quốc tế; Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ; Tạp chí Kiểm toán; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI; Kiểm toán Nhà nước khu vực VI.
    Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 08/4/2011. Tổng Kiểm toán Nhà nước, các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Chủ tịch nước;
    - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
    - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng QH;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các Ngân hàng thương mại nhà nước;
    - Lưu: VT, TCCB (3), TK-TH (7).
    TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC



     


    Vương Đình Huệ
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X