Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 50/2002/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Mạnh Cầm |
Ngày ban hành: | 17/04/2002 | Hết hiệu lực: | 24/06/2004 |
Áp dụng: | 17/04/2002 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 50/2002/QĐ-TTG
NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ
CÔNG TÁC LIÊN BỘ VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO
ASEAN - TRUNG QUỐC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ quyết định của những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc ngày 06 tháng 11 năm 2001 tại Brunei;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ công tác liên Bộ để làm nhiệm vụ phối hợp với các nước thành viên ASEAN đàm phán với Trung Quốc về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc.
Điều 2. Các thành viên của Tổ công tác liên Bộ gồm :
1. Một đồng chí Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Tổ trưởng và một đồng chí cán bộ cấp Vụ của Bộ Thương mại làm Trưởng đoàn đàm phán của phía Việt Nam.
- Tổ trưởng Tổ công tác liên Bộ có thể phân công thêm một số Phó Tổ trưởng trong số thành viên của Tổ công tác liên Bộ.
2. Các thành viên của Tổ công tác liên Bộ là cán bộ cấp Vụ của các Bộ : Thương mại, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản, Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục Hải quan.
- Các thành viên của Tổ công tác liên Bộ có thể được thay đổi hoặc bổ sung thêm đại diện các Bộ, ngành khác để đảm bảo phù hợp với yêu cầu và nội dung của từng phiên đàm phán.
- Các Bộ, ngành nêu trên có trách nhiệm cử cán bộ đủ năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm đàm phán về kinh tế - thương mại quốc tế và phải thông thạo tiếng Anh để tham gia Tổ công tác liên Bộ.
Điều 3. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế làm việc của Tổ công tác liên Bộ về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc.
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Tổ công tác liên Bộ do Bộ Tài chính cấp và lấy vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Thương mại.
- Bộ Thương mại có trách nhiệm xây dựng dự trù kinh phí của Tổ công tác liên Bộ trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ.
Điều 5. Tổ công tác liên Bộ bắt đầu làm việc kể từ ngày có Quyết định này cho đến khi kết thúc công việc đàm phán về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN BỘ
VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết số 50/2002/QĐ-TTg
ngày 17tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
I. NHIỆM VỤ.
Tổ công tác liên Bộ về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc có nhiệm vụ:
1. Xây dựng nội dung và phương án đàm phán của Việt Nam về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Cùng với các đoàn đàm phán của ASEAN trực tiếp đàm phán với phía Trung Quốc trên cơ sở các phương án, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có sự thoả thuận trong nội bộ ASEAN.
II. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Tổ công tác liên Bộ có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây :
1. Tổ trưởng Tổ công tác liên Bộ có trách nhiệm và quyền hạn :
a) Chỉ đạo và điều hành hoạt động của Tổ công tác trong việc nghiên cứu, xây dựng các nội dung và phương án đàm phán trên cơ sở các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Phân công công việc và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Tổ công tác liên Bộ.
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công tác liên Bộ.
d) Trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, các Viện Nghiên cứu để thu thập, tổng hợp thông tin và kết quả nghiên cứu có liên quan tới nội dung và phương án đàm phán.
đ) Tuỳ theo yêu cầu và nội dung của từng phiên đàm phán, chủ động đề nghị các Bộ, ngành liên quan bổ sung hoặc thay thế đại diện tham gia đoàn đàm phán phù hợp với nội dung công tác của Tổ công tác liên Bộ.
e) Bộ máy giúp việc cho Tổ công tác liên Bộ là các bộ phận liên quan trực thuộc Bộ Thương mại.
2. Trưởng đoàn đàm phán là một đồng chí cán bộ cấp Vụ của Bộ Thương mại, có các trách nhiệm và quyền hạn sau :
a) Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ trưởng Tổ công tác liên Bộ trong việc chuẩn bị nội dung và thực hiện công tác đàm phán.
b) Là người lãnh đạo đoàn đàm phán của phía Việt Nam tham gia cùng với các đoàn đàm phán của ASEAN trực tiếp đàm phán với phía Trung Quốc và chịu trách nhiệm chính trong công tác đàm phán, trên cơ sở nội dung và phương án đã được phê duyệt.
c) Đề xuất thành viên đoàn đàm phán phù hợp với các phiên đàm phán.
d) Định kỳ báo cáo kết quả công tác đàm phán lên Thủ tướng Chính phủ.
3. Các thành viên của Tổ đàm phán làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm sau đây:
a) Đề xuất phương án đàm phán liên quan đến lĩnh vực do Bộ, ngành mình phụ trách để tổng hợp thành phương án chung.
b) Tham gia các phiên đàm phán, sau khi được Tổ trưởng công tác phân công và có trách nhiệm tư vấn cho Trưởng đoàn đàm phán về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách.
c) Thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác đàm phán do Tổ trưởng Tổ công tác liên Bộ phân công.
01 | Văn bản căn cứ |
Quyết định 50/2002/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác liên Bộ về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
In lược đồCơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 50/2002/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 17/04/2002 |
Hiệu lực: | 17/04/2002 |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Cầm |
Ngày hết hiệu lực: | 24/06/2004 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!