Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 10/CT-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Huy Tưởng |
Ngày ban hành: | 04/05/2010 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 04/05/2010 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Điện lực |
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 10/CT-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2010
Thực hiện các Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 02/6/2005 về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện và Chỉ thị số 424/CT-TTg ngày 05/4/2010 về tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện trong các tháng mùa khô năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 12/3/2010 về việc tăng cường công tác tiết kiệm điện năm 2010 của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện các biện pháp sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cụ thể như sau:
1. Đối với các cơ sở sản xuất
- Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm, xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng tại đơn vị mình làm cơ sở thực hiện và gửi Sở Công Thương để kiểm tra, giám sát theo quy định.
- Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị sử dụng điện công suất lớn vào giờ cao điểm, các thiết bị hoạt động ở chế độ không tải.
- Tổ chức đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng điện tại đơn vị nhằm đảm bảo sử dụng năng lượng đúng kế hoạch và không được công suất, biểu đồ phụ tải đăng ký.
- Tắt các thiết bị điện, đèn chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng, nhất là trong thời gian nghỉ giữa ca sản xuất.
- Đặc biệt, với các cơ sở sản xuất có mức tiêu thụ điện lớn (công suất sử dụng điện trung bình từ 500 KW trở lên hoặc tiêu thụ điện hàng năm từ 3.000.000 kWh trở lên) cần bố trí cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện việc tiêu thụ năng lượng – hiệu quả. Định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng, xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để sử dụng năng lượng, xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
2. Đối với các tòa nhà và trụ sở làm việc
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình sử dụng điện của năm trước và yêu cầu nhiệm vụ thực tế để xây dựng phương án sử dụng điện phù hợp, đảm bảo tiết kiệm; ban hành nội quy sử dụng điện tiết kiệm tại cơ quan, đơn vị. Đối với các tòa nhà, phải có phương án đảm bảo cách nhiệt khi sử dụng máy điều hòa, tận dụng tối đa ánh sáng ngoài trời
- Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm, hạn chế số lượng đèn chiếu sáng chung ở hành lang, khu vực sân, vườn, hàng rào.
- Tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc. Trang thiết bị điện trong các phòng khi không có người làm việc đều phải cắt điện (trừ các thiết bị có tính chất đặc thù).
- Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và chỉ để chế độ làm mát từ 250C trở lên, tắt điều hòa 30 phút trước khi hết giờ làm việc. Định kỳ tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng đường thông gió và đường dẫn nhiệt để tránh tổn thất điện năng. Dùng quạt để thay thế điều hòa nhiệt độ khi không quá nóng.
- Đối với các cơ quan, công sở sử dụng vốn ngân sách: Khi thay thế hoặc lắp đặt mới phải sử dụng bóng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang tiết kiệm điện. Đối với các đèn treo trên trần, trên tường phải lắp máng, chao, chụp để tăng độ chiếu sáng. Bố trí các thiết bị đóng cắt phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế; Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC-BCT ngày
- Đối với các cơ sở kinh doanh có sử dụng đèn quảng cáo: Hạn chế việc sử dụng đèn có công suất lớn để quảng cáo, trang trí; thay thế các loại đèn sợi đốt có hiệu suất sử dụng thấp bằng các loại đèn tiết kiệm điện.
3. Đối với chiếu sáng đô thị
- Các đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng điều chỉnh thời gian bật, tắt chiếu sáng công cộng hợp lý, đảm bảo không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trật tự an ninh công cộng của thành phố.
- Từng bước áp dụng hệ thống thiết bị điều khiển tự động có chế độ điều chỉnh công suất để giảm công suất chiếu sáng khi mật độ giao thông giảm.
- Với các công trình đầu tư xây dựng mới hoặc thay thế bóng đèn trong hệ thống chiếu sáng phải sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, hiệu suất cao.
4. Đối với các hộ gia đình
- Tích cực tham gia phong trào Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố Hà Nội năm 2010.
- Lựa chọn các sản phẩm đèn chiếu sáng tiết kiệm điện, các sản phẩm đã được Bộ Công Thương dán nhãn tiết kiệm năng lượng; Thay thế dần các loại đèn chiếu sáng có hiệu suất thấp (nhất là loại đèn sợi đốt) bằng các loại đèn tiết kiệm hơn (đèn huỳnh quang hiệu suất cao T8, T5 và đèn compact); Đối với các gia đình có điều kiện nên sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời.
- Tận dụng ánh sáng, thông gió tự nhiên; tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng. Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện trong giờ cao điểm.
5. Tổ chức thực hiện
a) UBND các Quận, huyện, thị xã có trách nhiệm:
- Tổ chức công tác tuyên truyền nhằm phổ biến sâu rộng chủ trương, biện pháp tiết kiệm điện đến mỗi người dân, cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý. Việc tuyên truyền qua hệ thống phát thanh xã (phường, thị trấn) phải làm thường xuyên, liên tục (tối thiểu 1 lần/1 tuần) về cách lựa chọn và sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; nêu các tấm gương, kỹ năng, các điển hình sáng tạo sử dụng năng lượng hiệu quả …
- Chỉ đạo UBND các xã (phường, thị trấn) giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng công cộng các khu vực dân cư hợp lý từ 18 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 5 giờ 30 ngày hôm sau.
- Định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả thực hiện công tác tiết kiệm trong sử dụng điện về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
b) Sở Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm: hướng dẫn các đơn vị sử dụng lắp các bóng đèn tiết kiệm điện đối với các công trình trụ sở, tòa nhà, hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Thành phố khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp.
c) Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch có trách nhiệm: Kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia quảng cáo, hạn chế sử dụng bóng đèn có công suất lớn, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện trong các bảng quảng cáo có chiếu sáng đèn. Thực hiện vận hành bảng quảng cáo theo quy định. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm trong sử dụng điện.
d) Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
- Đảm bảo cấp điện cho Thành phố ở chế độ ưu tiên theo Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 07/4/2010 của Bộ Công Thương. Ưu tiên cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội, các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn thủ đô Hà Nội; cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng đã được UBND Thành phố phê duyệt.
- Thực hiện điều hòa tiết giảm điện phải theo nguyên tắc luân phiên, công bằng, tránh tình trạng kéo dài ở một khu vực. Định kỳ gửi báo cáo tình hình cắt điện trên địa bàn thành phố về Sở Công Thương trước ngày mùng 5 hàng tháng.
- Triển khai các chương trình vận động tiết kiệm điện như Chương trình đèn compact, Chương trình bình đun nước nóng bằng năng lượng, quản lý phụ tải, lắp công tơ điện tử nhiều quá … nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức tuyên truyền rộng rãi về các biện pháp sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý trong kỹ thuật và trong kinh doanh, bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất. Tổ chức kiểm tra, thống kê các đơn vị không thực hiện tiết kiệm điện, các đơn vị tiêu thụ điện tăng 10% so với dự báo, kịp thời báo cáo Sở Công Thương.
đ) Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội không thẩm định hồ sơ quyết toán, cấp phát kinh phí đối với các dự án, công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách vi phạm Chỉ thị này.
e) Các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế - Đô thị định kỳ (có ít nhất 2 lần trong 1 tháng) thông tin, tuyên truyền các biện pháp tiết kiệm điện, các gương điển hình trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
g) Sở Công Thương Hà Nội là thường trực Ban chỉ đạo Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố năm 2010:
- Tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn;
- Tổng hợp, tham mưu cho UBND Thành phố trong việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố. Chỉ đạo Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, kiểm toán năng lượng … để hỗ trợ các cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức thực hiện Chỉ thị này và kiểm tra việc thực hiện đối với các đơn vị trực thuộc, các cơ sở trên địa bàn.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Không có văn bản liên quan. |
Chỉ thị 10/CT-UBND sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả địa bàn Hà Nội năm 2010
In lược đồCơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội |
Số hiệu: | 10/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Ngày ban hành: | 04/05/2010 |
Hiệu lực: | 04/05/2010 |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Điện lực |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Huy Tưởng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!