hieuluat

Quyết định 104/2007/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:514&515 - 7/2007
    Số hiệu:104/2007/QĐ-TTgNgày đăng công báo:30/07/2007
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:13/07/2007Hết hiệu lực:03/09/2013
    Áp dụng:14/08/2007Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường, Khoáng sản
  • QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 104/2007/QĐ-TTg NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2007

    PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG

    QUẶNG TITAN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

     
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,      

     

    QUYẾT ĐỊNH :

    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

    1. Quan điểm

    a) Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng titan phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đảm bảo thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên titan tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp việc phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản titan.

    b) Khai thác và chế biến quặng titan một cách đồng bộ đến chế biến sâu thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu; giảm dần và dừng xuất khẩu quặng tinh vào thời gian thích hợp gần nhất.

    c) Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với công nghệ hiện đại, kết hợp nội lực và hợp tác đầu tư trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất pigment, rutil nhân tạo và xỉ titan.

    2. Mục tiêu

    a) Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng tinh titan cho các cơ sở chế biến sâu trong nước. Có một phần quặng tinh xuất khẩu hợp lý để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong giai đoạn trước mắt (đến năm 2010) khi chưa kịp đầu tư các cơ sở chế biến sâu.

    b) Đáp ứng nhu cầu của đất nước về sản phẩm bột màu dioxit titan, ilmenit hoàn nguyên và zircon mịn cho giai đoạn sau năm 2010 và có một phần xuất khẩu.

    c) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các mỏ sẽ đưa vào khai thác trước năm 2020.

    d) Xác định các mỏ thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp, các vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản để bảo đảm cho các hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    3. Nội dung Quy hoạch

    a) Trữ lượng và tài nguyên

    Trữ lượng quặng titan Việt Nam bao gồm quặng ilmenit đã xác định và dự báo khoảng 34,5 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã xác định từ cấp C2 trở lên khoảng 14 triệu tấn (chiếm 41%), tài nguyên dự báo khoảng 20,5 triệu tấn (chiếm 59%).

    Quặng titan gồm 2 loại quặng gốc và sa khoáng: quặng titan gốc phân bố ở Thái Nguyên có trữ lượng và tài nguyên dự báo đến 7,8 triệu tấn; quặng sa khoáng titan chủ yếu phân bố vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, trữ lượng đã xác định 9,2 triệu tấn và tài nguyên dự báo khoảng 7,5 triệu tấn.

    Đi kèm quặng sa khoáng titan còn có quặng zircon với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn và tài nguyên dự báo khoảng 2 triệu tấn. 

    Chi tiết về trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam thể hiện ở Phụ lục I kèm theo.

    b) Phân vùng quy hoạch

    - Khu vực hoạt động khoáng sản titan

    Khu vực hoạt động khoáng sản titan bao gồm các vùng sau:  vùng Thái Nguyên; vùng Thanh Hoá - Hà Tĩnh; vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, vùng Bình Định - Phú Yên; vùng  Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

    - Vùng cấm hoạt động khoáng sản titan, hạn chế hoạt động khoáng sản titan

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động, hạn chế hoạt động khoáng sản titan.

    - Khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản titan

    Triển khai việc thí điểm đấu thầu hoạt động khoáng sản đối với một số  mỏ, điểm mỏ titan tại các vùng nguyên liệu hoặc địa phương có một số doanh nghiệp cùng muốn khai thác và chế biến quặng titan.

    - Khu vực tài nguyên dự trữ  quốc gia

     Hiện tại, các mỏ titan đã thăm dò đều thuộc Quy hoạch khai thác và chế biến. Gần 60% tài nguyên còn ở mức độ dự báo nên chưa có mỏ titan nào thuộc khu vực tài nguyên dự trữ quốc gia.

    c) Quy hoạch thăm dò

    Đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ hoặc phần mỏ cấp trữ lượng C2, P1 đáp ứng yêu cầu khai thác và chế biến cho giai đoạn quy hoạch.

    Tiến độ thăm dò phải thực hiện phù hợp với tiến độ duy trì và đưa các mỏ mới vào khai thác.

    Danh mục và dự kiến tiến độ thăm dò các mỏ và điểm mỏ titan xem Phụ lục II kèm theo.

    d) Nhu cầu  các sản phẩm chế biến sâu

    Dự báo nhu cầu các sản phẩm chế biến sâu quặng titan, zircon trong nước đến năm 2025 (nghìn tấn)

    TT

    Nhu cầu sản phẩm

    2007

    2010

    2015

    2020

    2025

    1

    Pigment

    12

    16

    26

    42

    74

    2

    Rutil nhân tạo hoặc xỉ titan

    0

    30

    30

    45

    80

    3

    Ilmenit hoàn nguyên

    28

    37

    70

    110

    170

    4

    Bột zircon mịn

    10

    12

    15

    25

    40

    đ) Quy hoạch khai thác, chế biến

    - Quy hoạch khai thác

    Giai đoạn 2007 - 2015, quy hoạch khai thác, chế biến được thực hiện cho các mỏ quy mô công nghiệp đã được thăm dò, đánh giá. Các giai đoạn tiếp theo sẽ huy động bổ sung cho khai thác và chế biến những mỏ quặng  đã  được thăm dò để duy trì sản lượng và đảm bảo nhu cầu về tinh quặng cho chế biến sâu.

    - Quy hoạch chế biến

    Theo quy mô trữ lượng, tính chất quặng của 5 vùng nguyên liệu và khả năng biến động của thị trường, dự kiến đầu tư các cơ sở chế biến sâu với các sản phẩm bột màu dioxit titan, xỉ titan, rutil nhân tạo và ilmenit hoàn nguyên như sau:

    + Đầu tư nhà máy hoàn nguyên ilmenit ở các khu vực Thái Nguyên, Bình Định và Quảng Trị  và mở rộng theo nhu cầu từng giai đoạn.

    + Đầu tư 01 nhà máy pigment công suất giai đoạn 1 là 5.000 tấn/năm và mở rộng lên 10.000 tấn/năm vào năm 2015 tại khu vực Bình Thuận, 01 nhà máy pigment công suất giai đoạn 1 là 30.000 tấn/năm và mở rộng lên 50.000 tấn/năm ở giai đoạn 2 (sau năm 2015) tại khu vực Hà Tĩnh.

    + Đầu tư 01 nhà máy xỉ titan hoặc rutil nhân tạo với công suất 20.000 tấn/năm tại khu vực Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2015 và mở rộng lên 40.000 - 60.000 tấn/năm vào giai đoạn 2016 - 2025.

    + Đầu tư 01 nhà máy rutil nhân tạo hoặc xỉ titan với công suất 30.000 tấn/năm tại vùng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2015 và mở rộng lên 50.000 tấn/năm vào giai đoạn sau năm 2015 nếu có nhu cầu thị trường.

    Dự kiến sản lượng  quă?ng tinh ilmenit (nghìn tấn) theo thời kỳ quy hoạch như sau:

     

    Tên sản phẩm

    2007

    2010

    2015

    2020

    2025

    Sản xuất quặng tinh

    460

    250

    350

    400

    600

    Quặng tinh cho chế biến sâu

    40

    250

    350

    400

    600

    Quặng tinh xuất khẩu

    420

    0

    0

    0

    0

    Sản lượng trên có thể điều chỉnh tuỳ theo thực tế phát triển ngành khai thác - chế biến quặng titan và nhu cầu của thị trường.

    4. Vốn đầu tư 

    Tổng vốn đầu tư ước tính của giai đoạn quy hoạch 2007 - 2025 cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng titan khoảng 4.282 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2007 - 2015 khoảng 2.139 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2025 khoảng 2.143 đồng. Cụ thể như sau:

    Giai đoạn 2007 - 2015:

    - Vốn đầu tư cho công tác thăm dò khoảng 94 tỷ đồng, dự kiến thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp.

    - Vốn đầu tư cho khai thác và tuyển quặng titan khoảng 40 tỷ đồng do các chủ đầu tư thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay và các hình thức huy động vốn khác.

    - Vốn đầu tư cho các nhà máy (chế biến sâu) pigment, ilmenit hoàn nguyên, xỉ titan và rutil nhân tạo khoảng 2045 tỷ đồng từ nguồn vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.

    Giai đoạn 2016 - 2025: dự kiến vốn đầu tư cho thăm dò, khai thác và chế biến khoảng 2.143 tỷ đồng.

    Chi tiết vốn đầu tư thể hiện tại Phụ lục V kèm theo.

    5. Các giải pháp và chính sách thực hiện

    - Các giải pháp

    + Giải pháp cụ thể về huy động vốn

    Thăm dò địa chất, các công trình khai thác và chế biến: sử dụng nguồn vốn vay thương mại, nguồn vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.

    + Quản lý và phát triển tiềm năng quặng titan

    . Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý dữ liệu bằng công nghệ số hoá nguồn quặng titan trên phạm vi cả nước để lưu trữ quốc gia;

    . Đẩy mạnh công tác thăm dò để chuẩn bị tài nguyên cho các dự án đưa vào khai thác giai đoạn 2007 - 2015 và có đủ cơ sở chắc chắn cho triển khai, điều chỉnh Quy hoạch giai đoạn trên.

    + Về khai thác và sử dụng quặng titan

    .  Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án xây dựng nhà máy pigment tại Hà Tĩnh;

    . Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Công ty Khoáng sản Huế triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án chế biến sâu quặng titan theo Quy hoạch;

    . Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ  chế biến sâu quặng titan và các nguyên tố công sinh.

    + Giải pháp về cơ sở hạ tầng

    Đầu tư xây dựng mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các vùng khai thác và chế biến sâu quặng titan.

    - Các chính sách

    + Về cơ chế quản lý thực hiện quy hoạch

    Xây dựng chính sách sử dụng, kinh doanh xuất nhập khẩu quặng titan với phương châm sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác, chế biến quặng titan, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản quặng titan.

    + Về tài chính

    Tạo cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với lộ trình hội nhập đối với dự án đầu tư chế biến sâu. Tạo nguồn vốn ngân sách đầu tư mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các vùng khai thác và chế biến sâu quặng titan.

    + Về nguồn nhân lực

    Có chính sách đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học chuyên ngành địa chất, tuyển khoáng và khai thác thực hiện các dự án thăm dò, khai thác quặng titan và chế biến sâu trong nước.

    + Về hợp tác quốc tế

    Đổi mới chính sách và môi trường đầu tư nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến sâu quặng titan với mục tiêu thu hút vốn, tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới.

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Định kỳ cập nhật, thời sự hoá tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế. Đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp  khai thác và chế biến quặng titan.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản quặng titan và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn ngân sách để thực hiện chương trình điều tra cơ bản tài nguyên quặng titan trên cả nước, đầu tư xây dựng mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu mỏ và chế biến titan lớn ở Hà Tĩnh, Bình Thuận.

    4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng titan trên địa bàn khi mỏ chưa có chủ, ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép quặng titan. Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

     

    Phụ lục I

    BẢNG THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG TITAN VIỆT NAM

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg

    ngày 13 tháng  7  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

    _________

    TT

    Tên mỏ,

    điểm quặng

    Mức độ nghiên cứu

    Trữ lượng và tài nguyên dự báo ilmenit (nghìn tấn)

    Trữ lượng-tài nguyên dự báo zircon (nghìn tấn)

    Hàm lượng
    trung bình (kg/m3)

    B

    C1

    C2

    P1

    P2

    Tổng

    Hàm lượng
    trung  bình (kg/m3)

    Tài nguyên dự báo zircon (nghìn tấn)

     

    Vùng mỏ Thái Nguyên

     

     

    855,10

    2296,40

    1685,80

     

    3000

    7837,30

     

     

    1

    Mỏ Cây Châm

    Thăm dò

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Quặng gốc

     

    8,98% (TiO2)

    727,70

    2090,90

    1616,90

     

     

    4435,50

     

     

     

    Sa Khoáng

     

    112kg/m3

    127,40

    205,50

    68,90

     

     

    401,80

     

     

    15 điểm quặng

    Na Hoe, Hữu Sào,

    Làng Bầu, Làng Khiu, Hái Hoa…

    Khảo sát

    5% (TiO2)

     

    5% (TiO2)

     

     

     

     

    3000

    3000

     

     

     

    Vùng Quảng Ninh

     

     

    38,31

    22,89

    26,03

     

     

    87,23

     

     

    1

    Điểm quặng Bình Ngọc, Trà Cổ

    Thăm dò

     

    38,31

    22,89

    4,05

     

     

    65,25

     

     

    2

    Điểm quặng Hải Ninh

    Thăm dò

     

     

     

    21,98

     

     

    21,98

     

     

     

    Vùng quặng Thanh Hóa - Hà Tĩnh

     

     

    767,56

    1782,01

    2128,40

    59,70

    2179

    6916,67

     

    795,15

    1

    Điểm quặng sa khoáng Hoằng Hoá, Thanh Hoá

    Khảo sát

    30,00

     

     

     

     

    480

    480,00

    3,80

    60,00

    2

    Điểm quặng sa khoáng Quảng Xương, Thanh Hoá

    Khảo sát

    30,00

     

     

     

     

    535

    535,00

    3,80

    66,88

    3

    Điểm quặng sa khoáng Tĩnh Gia, Thanh Hoá

    Khảo sát

    30,00

     

     

     

     

    480

    480,00

    3,80

    60,00

    4

    Điểm quặng sa khoáng  Xuân Sơn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    32,50

     

     

    8,35

     

     

    8,35

    3,70

    1,04

    5

    Điểm quặng sa khoáng Vân Sơn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    75,40

     

     

    36,90

     

     

    36,90

    8,20

    4,61

    6

    Mỏ sa khoáng Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    71,20

     

     

    100,98

     

     

    100,98

    11,90

    12,62

    7

    Mỏ sa khoáng Song Nam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    50,60

     

     

    47,77

     

     

    47,77

    1,10

    5,97

    8

    Mỏ sa khoáng Cẩm Hoà, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    83,50

    653,39

    180,61

    184,70

     

     

    1018,70

    3,80

    84,32

    9

    Mỏ sa khoáng Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    60,00

     

     

    285,67

     

     

    285,67

    3,60

    35,71

    10

    Mỏ sa khoáng Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    86,20

    114,17

    49,03

     

     

     

    163,19

    3,50

    2,24

    11

    Điểm quặng  sa khoáng Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    51,40

     

     

    30,41

     

     

    30,41

    14,00

    5,07

    12

    Mỏ sa khoáng Kỳ Xuân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    185,50

     

    234,96

    65,06

     

     

    300,02

    3,40

    4,81

    13

    Mỏ sa khoáng Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    73,60

     

    1317,42

    250,26

     

     

    1567,68

    15,00

    142,34

    14

    Mỏ sa khoáng Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    119,40

     

     

    140,58

     

     

    140,58

    28,50

    89,25

    15

    Điểm quặng  sa khoáng Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    81,40

     

     

    30,27

     

     

    30,27

    6,30

    5,04

    16

    Điểm quặng sa khoáng Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

    Thăm dò

    30,20

     

     

    25,92

     

     

    25,92

    3,40

    4,32

    17

    Mỏ sa khoáng Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình

    Đánh giá

     

     

     

    70,90

    59,70

     

    130,60

     

    19,10

     

    Vùng quặng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế

     

     

     

    783,67

    1522,21

    6001,50

     

    8307,38

     

    1288,92

    1

    Điểm quặng sa khoáng Ngư Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình

    Đánh giá

    60,00

     

     

     

    294,80

     

    294,80

    30,00

    147,40

    2

    Mỏ sa khoáng Vĩnh Thái, Vĩnh Linh, Quảng Trị

    Thăm dò

    127,00

     

    123,84

    233,31

     

     

    357,16

    22,80

    62,70

    3

    Điểm quặng sa khoáng Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị

    Đánh giá

    21,50

     

     

     

    853,74

     

    853,74

    3,50

    142,29

    4

    Điểm quặng sa khoáng Quảng Ngạn, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

    Đánh giá

    26,30

     

     

     

    1321,60

     

    1321,60

    4,80

    204,70

    5

    Mỏ sa khoáng Kế Sung - Vinh Mỹ, Thừa Thiên Huế (Nam Thuận An: gồm các khu Vinh Xuân, Kế Sung,
    Phương Diên)

    Đánh giá

    59,40

     

    659,82

    1288,90

    3372,33

     

    5321,05

    11,50

    711,95

    6

    Điểm quặng sa khoáng Lộc Tiến, Thừa Thiên Huế

    Tìm kiếm
     sơ bộ tỷ lệ 1/50.000

    21,00

     

     

     

    159,03

     

    159,03

    3,50

    19,88

     

    Vùng quặng Bình Định - Phú Yên

     

     

     

    792,25

    898,77

    713,69

    4200

    6604,72

     

    110,25

    1

    Điểm quặng An Mỹ

    Đánh giá

    30,00

     

     

    2,02

     

     

    2,02

    0,30

    0,09

    2

    Điểm quặng An Hòa

    Thăm dò

    30,00

     

    5,05

    1,63

     

     

    6,69

    0,30

    0,33

    3

    Điểm quặng Phú Thường

    Thăm dò

    30,00

     

    2,39

    1,37

     

     

    3,76

    0,30

    0,18

    4

    Điểm quặng Từ Nham

    Thăm dò

    30,00

     

    10,97

    2,23

     

     

    13,20

    0,30

    0,62

    5

    Điểm quặng Phú Dương

    Thăm dò

    30,00

     

    6,71

    3,84

     

     

    10,55

    0,30

    0,73

    6

    Điểm quặng Xương Lý

    Thăm dò

    30,00

     

    17,29

    1,67

     

     

    18,96

    0,30

    0,73

    7

    Điểm quặng Hưng Lương

    Tìm kiếm

    30,00

     

     

    21,35

     

     

    21,35

    0,30

    0,89

    8

    Điểm quặng Trung Lương

    Thăm dò

    30,00

     

    3,48

    5,39

     

     

    8,88

    0,30

    0,39

    9

    Điểm quặng Vũng Mú

    Tìm kiếm

    30,00

     

     

    2,00

     

     

    2,00

    0,30

     

    10

    Điểm quặng Nam Đầm Cù Mông

    Tìm kiếm

    30,00

     

     

    14,00

     

     

    14,00

    0,30

    0,70

    11

    Điểm quặng Vĩnh Hòa

    Tìm kiếm

     

     

     

    18,00

     

     

    18,00

    0,30

    0,90

    12

    Điểm quặng Long Thủy

    Tìm kiếm

     

     

     

    0,41

     

     

    0,41

    0,30

    0,02

    13

    Điểm quặng Tuy Hòa

    Tìm kiếm

     

     

     

     

    20,00

     

    20,00

     

     

    14

    Tài nguyên chưa đánh giá (chung cho dải Bình Định - Phú Yên)

    Khảo sát

    30,00

     

     

     

     

    3800

    3800,00

     

     

    15

    Mỏ sa khoáng Đề Gi

    Thăm dò

    30,00

     

    746,35

    824,85

     

     

    1571,20

    0,30

    52,10

    16

    Điểm quặng sa khoáng  Đầm Môn

    Tìm kiếm

    26,00

     

     

     

    693,69

    400

    1093,69

     

    52,57

     

    Vùng quặng Bình Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu

     

     

     

    205,63

    229,27

    518,28

    3860

    4813,18

     

    1492,71

    1

    Điểm quặng An Hải

    Khảo sát

    30,00

     

     

     

     

    800

    800,00

    1,70

    133,33

    2

    Điểm quặng Tuy Phong

    Khảo sát

    30,00

     

     

     

     

    180

    180,00

    1,70

    30,00

    3

    Điểm quặng Thiện  Ái
     (Bắc Phan Thiết)

    Tìm kiếm 1/50.000

    60,00

     

     

     

    54,57

    1000

    1054,57

    10,00

    675,76

    4

    Điểm quặng Mũi Né
    (Bắc Phan Thiết)

    Tìm kiếm 1/50.001

    95,00

     

     

     

    463,71

     

    463,71

    15,80

    77,29

    5

    Điểm quặng Suối Nhum (Xóm Trạm)

    Khảo sát

    95,00

     

     

     

     

    1500

    1500,00

    15,80

    416,67

    6

    Mỏ sa khoáng Hàm Tân (Bàu Dòi)

    Thăm dò

    35,20

     

    80,30

    153,79

     

     

    234,09

    6,50

    42,73

    7

    Mỏ sa khoáng Hàm Tân (Gò Đình)

    Thăm dò

    56,00

     

    68,43

    4,79

     

     

    73,22

    12,00

    13,63

    8

    Mỏ sa khoáng  Hàm Tân (Chùm Găng)

    Thăm dò

    53,70

     

    56,90

    70,69

     

     

    127,59

    14,10

    33,30

    9

    Điểm quặng Tân Thắng (dải Tân Thắng Bình Châu)

     

     

     

     

     

     

    200

    200,00

     

    50,00

    10

    Điểm quặng sa khoáng Hồ Tràm

    Khảo sát

     

     

     

     

     

    180

    180,00

     

    20,00

     

     

    Cộng:

     

    1660,97

    5882,85

    6490,48

    7293,17

    13239

    34566,47

     

    3687,03

     
     

    Phụ lục II

    DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg

    ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

    ________

     

    TT

     

    Khu vực thăm dò

    2007 -2010

    2011 -2015

    2016 - 2020

    2021 -2025*

     

    2007 -2010

    2011 -2015

    2016 - 2020

    2021 -2025*

    Tỷ VNĐ

    Tỷ VNĐ

    Tỷ VNĐ

    Tỷ VNĐ

    1.1

    Khu vực Bắc Phan Thiết (Hồng Thắng, Thiên Ái, Hòn Rơm), tỉnh Bình Thuận

    10

     

     

     

    2.2

    Khu vực Nam Phan Thiết (Suối Nhum, Tân Thắng), tỉnh Bình Thuận

    18

     

     

     

    4.3

    Khu vực Quảng Ngạn - Lộc Tiến, tỉnh Thừa Thiên Huế

    12

     

     

     

    5.4

    Khu vực Sông Cầu - Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên

    17

     

     

     

    6.5

    Khu vực Phú Mỹ (Mỹ An, Mỹ Lợi, Mỹ Thắng), tỉnh Bình Định

    7

     

     

     

    7.6

    Khu vực Hoằng Hoá - Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá

     

    20

     

     

    8.7

    Khu vực Kế Sung - Vĩnh Mỹ (thăm dò bổ sung), tỉnh Thừa Thiên Huế

     

    10

     

     

    9.8

    Các điểm quặng vùng Núi Chúa, tỉnh Thái Nguyên

     

     

    20

     

     

    Cộng  vốn cho thăm dò

    64

    30

    20

     

     

    Ghi chú: * Sau khi có kết quả điều tra đánh giá sẽ bổ sung dự án đầu tư, thăm dò cho giai đoạn 2021 - 2025.

     

    Phụ lục III

    DANH MỤC CÁC MỎ, ĐIỂM QUẶNG  KHAI THÁC QUY MÔ CÔNG NGHIỆP

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg

    ngày 13 tháng 7  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

    _________

     

     

    STT

    Tên mỏ, điểm quặng

    Địa phương

    Trữ lượng

    (nghìn tấn)

    Tài nguyên dự báo (nghìn tấn)

    Tổng

    (nghìn tấn)

    Đã bàn giao khai thác tận thu

     

    1

    Cây Châm

    Thái Nguyên

    4831,30

     

    4831,30

     

    2

    Hái Hoa, Na Hoe, Hữu Sào, Làng Bầu, Làng Cam, Làng Khiu

    0

    3000

    3000

     

    3

    Quảng X­uơng

    Thanh Hoá

    0

    535,00

    535,00

    *245/1200ha

    4

    Tĩnh Gia

    0

    480,00

    480,00

    107/500ha

    5

    Vân Sơn, Nghi Xuân

    Hà Tĩnh

    37

     

    37

     

    6

    Song Nam, Nghi Xuân

    48

     

    48

     

    7

    Phố Thịnh

    851

     

    851

     

    8

    C­ương Gián

    1001

     

    1001

     

    9

    Cẩm Hoà

    1019

     

    1019

     

    10

    Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên

    30

     

    30

     

    11

    Cẩm Như­ợng

    163

     

    163

     

    12

    Cẩm Thăng

    286

     

    286

     

    13

    Kỳ Xuân

    300

     

    300

     

    14

    Kỳ Ninh

    140

     

    140

     

    15

    Kỳ Khang

    1568

     

    1568

     

    16

    Quảng Đông, Quảng Trạch

    Quảng Bình

    71

    60

    131

     

    17

    Ng­ư Thuỷ

    0

    295

    295

     

    18

    Vĩnh Thái

    Quảng Trị

    357

    0

    357

     

    19

    Trung Giang

    Thừa Thiên Huế

    0

    854

    854

     

    20

    Quảng Ngạn

    0

    1322

    1322

     

    21

    Kế Sung

    1949

    3372

    5321

     

    22

    Lộc Tiến

    0

     159

    159

     

    23

    Phù Mỹ (Mỹ Thắng, Mỹ An, Vĩnh Lợi)

    Bình Định

    0

    1500

    1500

     

    24

    Đê Gi

    1571

     

    1571

     

    25

    Sông Cầu - Tuy Hoà

    Phú Yên

    0

    700

    700

     

    26

    Đầm Môn (Vạn Ninh)

    Khánh Hoà

    0

    1094

    1094

     

    27

    An Hải

    Ninh Thuận

    0

    800

    800

    Xã An Hải: 17,86/700ha

    28

    Hồng Thắng, Thiệu Ái (Bắc Phan Thiết)

    Bình Thuận

    0

    2555

    2555

    Hồng Thắng: 21/1000ha

    29

    Nam Phan Thiết

    0

    1000

    1000

     

    30

    Tân Thắng (Nam Phan Thiết)

    0

    200

    200

     

    31

    Hàm Tân (Bàu Dòi,

    Gò Đình, Chùm Găng)

    436

    2500

    2936

     

    32

    Tuy Phong

    0

    180

    180

     

    33

    Hồ Tràm

    Bà Rịa - Vũng Tàu

    0

    180

    180

     

    Ghi chú: *245/1200 ha; 245 là diện tích đã bàn giao cho tỉnh cấp tận thu; 1200 là tổng diện tích điểm (mỏ quặng).

     

    Phụ lục IV

    DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHẾ BIẾN SÂU MỚI

    (HOẶC MỞ RỘNG) GIAI ĐOẠN 2007 - 2025

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg

     ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

    ________

     

    TT

    Địa điểm

    Nhà máy

    2007 - 2008

    2009 - 2010

    2011 - 2015

    2016 - 2020

    2021 - 2025

    2007 - 2025

    Sản lượng (nghìn tấn/năm)

    Sản lượng (nghìn tấn/năm)

    Sản lượng (nghìn tấn/năm)

    Sản lượng (nghìn tấn/năm)

    Sản lượng (nghìn tấn/năm)

    Sản lượng (nghìn tấn/năm)

    1

    Thái Nguyên

    Hoàn nguyên ilmenit

    10

    10

    20

    20

    40

    100

    Xỉ titan hoặc rutil nhân tạo

    -

    20

    20

    0

    20

    60

    2

    Hà Tĩnh

    Pigment TiO2

    -

    30

    0

    10

    20

    60

    3

    Quảng Trị

    Hoàn nguyên ilmenit

    10

    0

    0

    10

    0

    20

    4

    Thừa Thiên Huế

    Xỉ titan hoặc rutil nhân tạo hoặc pigment (nếu có thị trường xuất khẩu)

    -

    30

    10

    0

    15

    55

    Chế biến và nghiền mịn zircon

    -

    -

    -

    -

    6

    6

    5

    Bình Định

    Hoàn nguyên ilmenit hoặc xỉ titan

    10

    -

    10

    10

    20

    50

    6

    Bình Thuận

    Pigment TiO2

    -

    5

    5

    0

    10

    20

     

    Phụ lục V

    TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ MỚI (TỶ VNĐ) TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2025

    (Ban hành kèm theo Quyết định số104/2007/QĐ-TTg

     ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

    ________

     

    TT

    Khoản mục

    2007 - 2015

    2016 - 2025

    2006 - 2025

    1

    Thăm dò khu vực Bắc Phan Thiết (Hồng Thắng, Thiện Ái, Hòn Rơm), tỉnh Bình Thuận

    10

     

    10

    2

    Thăm dò Khu vực Nam Phan Thiết (suối Nhum, Tân Thắng), tỉnh Bình Thuận

    18

     

    18

    3

    Thăm dò Khu vực Quảng Ngạn - Lộc Tiến, tỉnh Thừa Thiên Huế

    12

     

    12

    4

    Thăm dò Khu vực Sông Cầu - Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên

    17

     

    17

    5

    Thăm dò Khu vực Phù Mỹ (Mỹ An, Vĩnh Lợi, Mỹ Thắng), tỉnh Bình Định

    7

     

    7

    6

    Thăm dò Khu vực Hoằng Hoá - Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá

    20

     

    20

    7

    Thăm dò Khu vực Kế Sung - Vinh Mỹ (thăm dò bổ sung), tỉnh Thừa Thiên Huế

    10

     

    10

    8

    Thăm dò các điểm quặng vùng Núi Chúa, tỉnh Thái Nguyên

     

    20

    20

    I

    Cộng vốn thăm dò

    94

    20

    114

    1

    Xí nghiệp Mỏ - tuyển Thái Nguyên

    40

    20

    60

    2

    3 Nhà máy Hoàn nguyên ilmenit (ở Thái Nguyên, Quảng Trị và Bình Định)

    105

    150

    255

    3

    Nhà máy Luyện xỉ titan hoặc rutil nhân tạo ở Thái Nguyên

    210

    210

    420

    4

    Nhà máy Rutil nhân tạo hoặc Luyện xỉ titan (hoặc sản xuất pigment nếu tìm được thị trường) ở Thừa Thiên Huế

    210

    210

    420

    5

    Nhà máy xử lý, nghiền zircon siêu mịn tại Thừa Thiên Huế

     

    155

    155

    6

    Nhà máy Pigment Hà Tĩnh

    1350

    1013

    2363

    7

    Nhà máy Pigment Bình Thuận

    375

    570

    945

    II

    Cộng vốn cho chế biến sâu

    2045

    2123

    4168

    Tổng cộng (I + II)

    2139

    2143

    4282

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Khoáng sản số 47-L/CTN của Quốc hội
    Ban hành: 03/04/1996 Hiệu lực: 01/09/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản của Quốc hội, số 46/2005/QH11
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
    Ban hành: 27/12/2005 Hiệu lực: 21/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 1546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030
    Ban hành: 03/09/2013 Hiệu lực: 03/09/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    06
    Thông báo 144/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến quặng titan - zircon
    Ban hành: 23/06/2008 Hiệu lực: 23/06/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 104/2007/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:104/2007/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:13/07/2007
    Hiệu lực:14/08/2007
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường, Khoáng sản
    Ngày công báo:30/07/2007
    Số công báo:514&515 - 7/2007
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:03/09/2013
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X