hieuluat

Quyết định 150/2007/QĐ-TTg Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:683&684 - 9/2007
    Số hiệu:150/2007/QĐ-TTgNgày đăng công báo:22/09/2007
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:10/09/2007Hết hiệu lực:28/10/2015
    Áp dụng:07/10/2007Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Doanh nghiệp, Chính sách, Hóa chất - Vật liệu nổ công nghiệp
  • QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 150/2007/QĐ-TTg NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2007

    PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

     

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) tại tờ trình số 3514/TTr-BCN ngày 27 tháng 7 năm 2007,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 với nội dung chủ yếu như sau:

    1. Quan điểm phát triển

    - Vật liệu nổ công nghiệp là hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh do Nhà nước thống nhất quản lý. Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân về vật liệu nổ công nghiệp và xuất khẩu trong khu vực.

    - Xây dựng và phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp trở thành một ngành công nghiệp tiên tiến từ khâu sản xuất nguyên liệu cơ bản đến khâu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, cung ứng và phục vụ dịch vụ nổ hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu an toàn, tiện dụng, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

    - Đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực hiện có của các cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và các Trung tâm nghiên cứu. Phát huy nội lực, kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp hoá chất và quốc phòng, các lực lượng khoa học và công nghệ của đất nước tham gia nghiên cứu để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.

    - Mở rộng hợp tác quốc tế, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng và dịch vụ nổ công nghiệp.

    - Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong việc phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp, nhằm hoàn thành tốt cả 2 nhiệm vụ xây dựng kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.

    2. Mục tiêu phát triển

    - Hoàn thiện, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hiện có, từng bước loại bỏ dần các loại thuốc nổ truyền thống (trong thành phần có TNT) để sau năm 2010 chỉ sử dụng không quá 5% đến 10% ở những nơi có điều kiện cho phép, kể cả sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tái chế từ vật liệu nổ phế thải quốc phòng.

    - Đầu tư sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời, nhũ tương an toàn chịu nước, sức công phá mạnh cho các mỏ hầm lò có khí Metan và bụi nổ. Nghiên cứu đầu tư sản xuất một số chủng loại thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành Dầu khí.

    - Đầu tư sản xuất Nitrat amôn (NH4NO3) là nguyên liệu chủ yếu sản xuất thuốc nổ, chủ động cung ứng cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ. Đầu tư sản xuất một số loại nguyên liệu khác để sản xuất phụ kiện nổ.

    - Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, mạng lưới kinh doanh, dịch vụ nổ mìn có chuyên môn hóa cao, đáp ứng kịp thời đối với các hộ tiêu thụ, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

    - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với ngành vật liệu nổ công nghiệp.

    3. Quy hoạch phát triển

    a) Nhu cầu tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp năm 2007 khoảng 98.500 tấn; đến năm 2010 khoảng 120.000 tấn; từ năm 2015 đến năm 2025 tăng dần từ 150.000 tấn thuốc nổ/năm đến khoảng 180.000 tấn thuốc nổ/năm.

    b) Mức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

    Để đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại vật liệu nổ công nghiệp cho nhu cầu trong nước với giả cả hợp lý và có một phần xuất khẩu, dự kiến mức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp các năm như sau:

    - Đến năm 2010: tăng dần đến khoảng 120.000 tấn thuốc nổ/năm.

    - Từ năm 2011 đến năm 2015: tăng dần đến khoảng 150.000 tấn thuốc nổ/năm.

    - Từ năm 2016 đến năm 2025: tăng dần đến khoảng 180.000 tấn thuốc nổ/năm.

    c) Kế hoạch phát triển

    - Giai đoạn 2007-2015: đẩy nhanh việc đầu tư sản xuất Nitrat amôn, thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò, nhũ tương rời, vật liệu nổ cho ngành Dầu khí, nâng cấp chất lượng các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ hiện có.

    - Giai đoạn 2016-2025: đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cấp chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy mô và tiến độ đầu tư các dự án tuỳ theo tình hình thực tế của giai đoạn 2007-2015 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

    (Danh mục các dự án đầu tư có Phụ lục kèm theo)

    d) Vốn đầu tư

    - Tổng vốn đầu tư phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp:

    Ước tính nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 khoảng 1.794 tỷ đồng, trong đó:

    + Giai đoạn 2007-2015 khoảng 1.294 tỷ đồng.

    + Giai đoạn 2016-2025 khoảng 500 tỷ đồng.

    - Nguồn vốn đầu tư:

    + Vốn vay và các nguồn vốn khác để đầu tư theo danh mục các dự án được duyệt.

    + Vốn ngân sách nhà nước cho các công tác điều chỉnh Quy hoạch, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo thử nghiệm và dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện theo quy định hiện hành.

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    1. Bộ Công thương, với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy hoạch. Tổ chức danh giá việc thực hiện Quy hoạch, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.

    Bộ Công thương phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đáp ứng đủ cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân; nghiên cứu, tiếp thu công nghệ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho ngành Dầu khí.

    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các công tác điều chỉnh Quy hoạch, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo thử nghiệm và dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp.

    3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành vật liệu nổ công nghiệp, tiếp thu và tổ chức triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến của khu vực và thế giới để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam.

    4. Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo việc đảm bảo về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp và chống buôn bán trái phép vật liệu nổ công nghiệp.

    5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách đối với người lao động trong ngành vật liệu nổ công nghiệp.

    6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Quy hoạch được duyệt tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện việc quản lý kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.

    Điểu 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 64/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

    Điểu 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

     KT. THỦ TƯỚNG

    PHÓ THỦ TƯỚNG

      Hoàng Trung Hải

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục

    DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU

     VLNCN ĐẾN NĂM 2025

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg

    ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

     

     

    TT

    Tên dự án

    Hình thức đầu tư

    Địa điểm xây dựng

    Công suất

    GIAI ĐOẠN 2007 - 2015

    I

    CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VIMICCO

    1

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò

    Xây dựng mới

    Quảng Ninh

    2.000 đến 3.000 T/năm

    2

    Đầu tư  ba cơ sở sản xuất VLNCN (thay cơ sở sản tại Cái Đá phải di dời)

    Di chuyển và xây dựng mới

    Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều - Quảng Ninh

    Tổng CS của 03 cơ sở là: 50.000 T/năm

    3

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO Đà Nẵng

    Xây dựng mới

    Đà Nẵng

    3.000 T/năm

    4

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời

    Xây dựng mới

    Quảng Ninh

    5.000 đến 10.000 T/năm

    5

    Dây chuyền sản xuất nguyên liệu Nitrat amon

    Xây dựng mới

    Bắc Giang

    50.000 T/năm

    6

    Xây dựng các kho VLNCN

    Xây dựng mới

    Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đắk Nông

     

    7

    Xe sản xuất VLNCN

    Nhập mới

     

    04 xe

    8

    Mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò

    Mở rộng

    Đông Triều

    Quảng Ninh

    5.000 T/năm

    9

    Mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời

    Mở rộng

    Quảng Ninh

    20.000 T/năm

    II

    TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

     

    Nhà máy Z195

     

     

     

    1

    Dây chuyền sản xuất nguyên liệu Nitrat amon

    Xây dựng mới

    Z195 - Vĩnh Phúc

    20.000 T/năm

     

    Nhà máy Z113

     

     

     

    2

    Thay thế công nghệ, thiết bị trên cơ sở dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hiện có để nâng cấp chất lượng sản phẩm

    Cải tạo

    Z113 - Tuyên Quang

    12.000 T/năm

    3

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ năng lượng cao

    Xây dựng mới

    Z113 - Tuyên Quang

    6.000 T/năm

     

    Nhà máy Z115

     

     

     

    4

    Nâng cấp thiết bị, công nghệ và nâng công suất dây chuyền Sofanit hiện có

    Cải tạo

    Z115 - Võ Nhai - Thái Nguyên

    6.000 T/năm

    5

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ bột sạch ABS 15

    Xây dựng mới

    Cẩm Thủy - Thanh Hóa

    3.000 T/năm

    6

    Dây chuyền sản xuất mồi nổ năng lượng cao

    Cải tạo

    Z115 - Võ Nhai - Thái Nguyên

    500 T/năm

    7

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ bột năng lượng cao ABS-15

    Xây dựng mới

    Z115 -  Võ Nhai - Thái Nguyên

    6.000 T/năm

     

    Nhà máy Z131

     

     

     

    8

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương chất lượng cao

    Xây dựng mới

    Z131 - Phổ Yên - Thái Nguyên

    6.000 T/năm

    9

    Dây chuyền sản xuất VLNCN cho dầu khí

    Xây dựng mới

    Z131 - Phổ Yên - Thái Nguyên

     

    10

    Dây chuyền sản xuất mồi nổ năng lượng cao

    Cải tạo

    Z131 -  Phổ Yên - Thái Nguyên

    1.000 T/năm

     

    Nhà máy Z121

     

     

     

    11

    Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để sản xuất phụ kiện nổ

    Cải tạo

    Z121 - Phú Thọ

     

    12

    Dây chuyền sản xuất dây nổ năng lượng thấp

    Xây dựng mới

    Z121 - Phú Thọ

    30 triệu mét/năm

    13

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ bột năng lượng cao

    Xây dựng mới

    Z121 - Phú Thọ

    3.000 T/năm

     

    Nhà Z114

     

     

     

    14

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương

    Xây dựng mới

    Z114 -  Đồng Nai

    3.000 T/năm

    15

    Sản xuất kíp các loại

    Xây dựng mới

    Z114 -  Đồng Nai

    15 triệu chiếc/năm

    16

    Sản xuất dây nổ

    Xây dựng mới

    Z114 -  Đồng Nai

    5 triệu mét/năm

     

    Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng

     

     

     

    17

    Xây dựng các kho VLNCN

    Xây dựng mới

    Tây Bắc, Tây Nguyên, Nghệ An, Bình Dương

     

    18

    Xe sản xuất VLNCN

    Nhập mới

     

    04 xe

    19

    Dây chuyền sản xuất Nitrat amon

    Cải tạo, mở rộng

    Z195 - Vĩnh Phúc

    60.000 T/năm

    20

    Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO

    Xây dựng mới

    Cụm CNQP miền Trung

    3.000 Tấn/năm

    21

    Xây dựng các kho VLNCN

    Xây dựng mới

    Các tỉnh thuộc miền Trung

     

    22

    Xe sản xuất VLNCN

    Nhập mới

     

    02 xe

    GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

    I

    CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VIMICCO

    1

    Thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất để nâng cấp chất lượng thuốc nổ nhũ tương hầm lò

    Cải tạo, mở rộng

    Đông Triều - Quảng Ninh

    5.000 T/năm

    2

    Thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất để nâng cấp chất lượng thuốc nổ nhũ tương rời

    Cải tạo, mở rộng

    Quảng Ninh

    20.000 T/năm

    II

    TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

    1

    Nâng cấp chất lượng sản phẩm của dây chuyền sản xuất Nitrat amon

    Cải tạo, mở rộng

    Z195 -  Vĩnh Phúc

    60.000 T/năm

    2

    Nâng cấp chất lượng sản phẩm của Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương

    Cải tạo, mở rộng

    Cụm CNQP miền Trung

    3.000 Tấn/năm

     

    Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng

     

     

     

    3

    Xây dựng các kho VLNCN

    Xây dựng mới

    các tỉnh thuộc miền Trung

     

    4

    Xe sản xuất VKLNCN

    Nhập mới

     

    02 xe

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 150/2007/QĐ-TTg Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:150/2007/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:10/09/2007
    Hiệu lực:07/10/2007
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Doanh nghiệp, Chính sách, Hóa chất - Vật liệu nổ công nghiệp
    Ngày công báo:22/09/2007
    Số công báo:683&684 - 9/2007
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:28/10/2015
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X