hieuluat

Quyết định 3162/QĐ-BCT kết quả rà sát chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:3162/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Quốc Khánh
    Ngày ban hành:21/10/2019Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/10/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo
  • BỘ CÔNG THƯƠNG

    -------------

    Số: 3162/QĐ-BCT

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2019

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một
    số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung
    Hoa, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan

    -----------

    BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

     

    Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

    Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

    Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

    Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

    Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;

    Căn cứ Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu;

    Căn cứ Quyết định số 3551/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một sô sản phàm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá thêm 05 năm đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan, với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo kèm theo Quyết định này.

    Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và pháp luật về thuế xuất nhập khẩu.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 05 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2398/QĐ-BCT ngày 04 tháng 7 năm 2018.

    Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 4;

    - Văn phòng Chính phủ;

    - Các Bộ: XD, TC, NG, TTTT;

    - Bộ trưởng;

    - Các Thứ trưởng;

    - Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;

    - Tổng cục Hải quan (Cục TXNK, Cục GSQL);

    - Các Cục/Vụ: CN, XNK, AP, DB, PC;

    - Văn phòng BCĐLN HNQT về Kinh tế

    - Lưu: VT, PVTM (06).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

    Trần Quốc Khánh

     

    BỘ CÔNG THƯƠNG

    -------------

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

     

     

    THÔNG BÁO

    Gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm
    thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

    Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan
    theo kết quả rà soát cuối kỳ

    (Kèm theo Quyết định số 3162/QĐ-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019
    của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

    ------------

     

    1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá

    a) Miêu tả hàng hóa

    Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc dạng tấm có chứa 1,2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn và chứa 10,5% hàm lượng crôm trở lên, có hoặc không có các nguyên tố khác. Thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt. Những sản phẩm này có thể được tiếp tục xử lý với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.

    Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra áp dụng biện pháp với mô tả như trên được phân loại theo mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.

    Các chủng loại sản phẩm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá: (1) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm nhưng không được ủ hoặc xử lý nhiệt (Full hard), (2) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm với độ dày lớn hơn 3,5 mm.

    b) Một số sản phẩm cụ thể sau được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá:

    (i) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được đánh bóng gương (độ bóng No.8 hoặc Super Mirror) và có keo phủ bảo vệ;

    (ii) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo màu sắc khác nhau trên bề mặt bằng công nghệ phủ màu chân không PVD, hóa chất, điện phân hoặc công nghệ tương đương và có keo phủ bảo vệ;

    (iii) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn chìm trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ;

    (iv) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn nổi trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ;

    (v) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn trên bề mặt bằng phương pháp in lazer và có keo phủ bảo vệ.

    2. Nước sản xuất/xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá

    Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan.

    3. Kết luận rà soát cuối kỳ

    Cơ quan điều tra kết luận:

    (i) Vẫn còn tồn tại hành vi bán phá giá từ 04 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra vào Việt Nam trong giai đoạn rà soát cuối kỳ. Do đó, tồn tại khả năng hàng nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ trên bị bán phá giá nếu chấm dứt biện pháp;

    (ii) Ngành sản xuất trong nước có thể bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp CBPG;

    (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc ngành sản xuất trong nước có thể bị thiệt hại đáng kể/đe dọa bị thiệt hại đáng kể với việc có thể tái diễn hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu.

    4. Mức thuế của các doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    STT

    Tên nhà sản xuất/xuất khẩu

    Tên công ty thương mại

    Thuế chống bán phá giá1

    Cột 1

    Cột 2

    Cột 3

    TRUNG QUỐC

    1

    Shanxi Taigang Stainless Steel Co., Ltd.

    Tisco Stainless Steel (H.K.) Limited

    17,94%

    2

    Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác

    31,85%

    MALAYSIA

    3

    Bahru Stainless Sdn.Bhd

    Acerinox SC Malaysia Sdn.Bhd

    11,09%

    4

    Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác

    22,69%

    INDONESIA

    5

    PT. Jindal Stainless Indonesia

    10,91%

    6

    Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác

    25,06%

    VÙNG LÃNH THỔ ĐÀI LOAN

    7

     

    Tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu

    37,29%

    5. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

    a) Hiệu lực

    Thuế chống bán phá giá có hiệu lực kể từ ngày Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực.

    b) Thời hạn

    Thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá không quá 05 (năm) năm kể từ ngày Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực (trừ khi được gia hạn theo quy định tại Điều 82 của Luật Quản lý ngoại thương).

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ----------------

    1 Các mức thuế này có thể được thay đổi trong trường hợp rà soát, gia hạn theo quy định tại pháp luật về chống bán phá giá.

     

    6. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    Bước 1: Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

    - Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được C/O thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá là 37,29%.

    - Trường hợp 2: Nếu xuất trình được C/O từ các nước/vùng lãnh thổ khác không phải 04 nước/vùng lãnh thổ bị áp thuế thì không phải nộp thuế chống bán phá giá.

    - Trường hợp 3: Nếu xuất trình được C/O từ 01 trong 04 nước/vùng lãnh thổ bị áp thuế thì chuyển sang Bước 2.

    Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của công ty sản xuất (mill-test certificate) hoặc các giấy tờ tương đương (bản gốc) chứng minh tên nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận công ty sản xuất)

    - Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên công ty nêu tại Cột 1 Mục 4 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác tương ứng với từng nước xuất xứ theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 4 của Thông báo này.

    - Trường hợp 2: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất nhưng không trùng với tên của các công ty sản xuất tại Cột 1 Mục 4 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác tương ứng với từng nước xuất xứ theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 4 của Thông báo này.

    - Trường hợp 3: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên của các công ty nêu tại Cột 1 Mục 4 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.

    Bước 3: Kiểm tra tên công ty xuất khẩu

    - Trường hợp 1: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại) trùng với tên các công ty sản xuất/xuất khẩu tại Cột 1 hoặc công ty thương mại tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 4 của Thông báo này.

    - Trường hợp 2: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn thương mại) không trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc công ty thương mại tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 4 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác tương ứng với từng nước xuất xứ theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 4 của Thông báo này.

    7. Trình tự thủ tục tiếp theo của vụ việc

    - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo Mục 1 của Thông báo này nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ theo quy định của Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.

    Căn cứ ưên Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ xem xét và ban hành Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá đối với từng công ty.

    - Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi hàng hóa theo mô tả tại Mục 1 của Thông báo này, doanh nghiệp có thể đề nghị rà soát phạm vi hàng hóa theo quy định của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

    8. Thông tin liên hệ

    Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

    Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

    Điện thoại: +84 (24) 22 20 53 03

    Thư điện tử:

    - giaovq@moit.gov.vn (Cán bộ điều tra Vũ Quỳnh Giao)

    - trangntph@moit.gov.vn (Cán bộ điều tra Nguyễn Thị Phượng Trang)

    Quyết định và Thông báo về kết quà rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn: hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 7896/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
    Ban hành: 05/09/2014 Hiệu lực: 05/10/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Quản lý ngoại thương của Quốc hội, số 05/2017/QH14
    Ban hành: 12/06/2017 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 18/08/2017 Hiệu lực: 18/08/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại
    Ban hành: 15/01/2018 Hiệu lực: 15/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 06/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại
    Ban hành: 20/04/2018 Hiệu lực: 15/06/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 2398/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu
    Ban hành: 04/07/2018 Hiệu lực: 19/07/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 3162/QĐ-BCT kết quả rà sát chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:3162/QĐ-BCT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/10/2019
    Hiệu lực:26/10/2019
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Trần Quốc Khánh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X