hieuluat

Thông tư 02/2017/TT-BCT phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:155&156-02/2017
    Số hiệu:02/2017/TT-BCTNgày đăng công báo:26/02/2017
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày ban hành:10/02/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:27/03/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Điện lực
  •  

    BỘ CÔNG THƯƠNG
    -------
    Số: 02/2017/TT-BCT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017
     
    THÔNG TƯ
    QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
     
    Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
    Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, b sung một s điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
    Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đi, bổ sung một s điều của Luật Điện lực;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
    Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.
    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này quy định về phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.
    2. Thông tư này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Công ty mua bán điện, các Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Điểm giao nhận điện là điểm giao nhận điện giữa Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia với Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.
    2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
    3. Đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện là Công ty mua bán điện, Tổngcông ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.
    4. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm áp dụng giá.
    5. Năm N-1 là năm dương lịch liền trước năm N.
    6. Năm N-2 là năm dương lịch liền trước năm N-1.
    7. CPI là chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố.
    8. Tài sản truyền tải điện gồm lưới điện truyền tải, các công trình xây dựng và các trang thiết bị phụ trợ khác được sử dụng cho hoạt động truyền tải điện do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia sở hữu.
    Chương II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
     
    Điều 3. Phương pháp xác định giá truyền tải điện
    1. Giá truyền tải điện hàng năm áp dụng thống nhất toàn quốc không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải điện và điểm giao nhận điện.
    2. Giá truyền tải điện được xác định hàng năm theo nguyên tắc đảm bảo thu hồi đủ chi phí hợp lệ và có lợi nhuận cho phép để vận hành lưới truyền tải điện đạt chất lượng quy định và đáp ứng các ch tiêu tài chính cho đầu tư, phát triển lưới truyền tải điện.
    3. Giá truyền tải điện năm N () được xác định căn cứ vào tổng doanhthu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N, được tính theo công thức sau:
    Trong đó:
     Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (đồng);
    Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh).
    Điều 4. Phương pháp xác định tổng doanh thu truyền tải điện cho phép hàng năm
    Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N () bao gồm các thành phần chi phí vốn cho phép (), chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép () và lượng điều chỉnh doanh thu năm N, được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép năm N của Tổngcông ty Truyền tải điện Quốc gia (đồng);
     : Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phépnăm N của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (đồng);
     : Lượng điều chỉnh doanh thu năm N bao gồm lãi tiền gửi dựkiến của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia năm N (được xác định bằng lãi tiền gửi của năm N-2), thu nhập từ thanh lý, bán tài sản cố định, vật tư thiết bị dự kiến năm N (căn cứ kế hoạch thanh lý, bán tài sản và vật tư thiết bị năm N).
    Điều 5. Phương pháp xác định tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép
    1. Tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép năm N () được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Tổng chi phí khấu hao tài sản cố đnh d kiến năm Nng);
    : Tổng chi phí tài chính dự kiến bao gồm lãi vay ngắn hạn,dài hạn, trái phiếu, thuê tài chính và các khoản phí để vay vốn phải trả năm N cho tài sản truyền tải điện (đồng);
    : Chênh lệch tỷ giá thực hiện dự kiến phát sinh do trả nợ vaybng ngoại tệ năm N (đồng);
    : Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại dự kiến năm N (đồng);
    : Lượng phân bổ dự kiến năm N của khoản lỗ chênh lệch tỷgiá chưa được phân bổ của các năm trước;
    LNN: Lợi nhuận truyền tải điện cho phép dự kiến năm N (đồng).
    2. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định dự kiến năm N () được xácđịnh theo quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính.
    3. Tổng chi phí tài chính dự kiến năm N () được xác định theo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê tài chính của các tài sản truyền tải điện.
    4. Chênh lệch tỷ giá thực hiện dự kiến phát sinh do trả nợ vay bằng ngoại tệ năm N () được xác định theo quy định tài chính kế toán.
    5. Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại dự kiến năm N () được xác định theo quy định tài chính kế toán.
    6. Lượng phân bổ dự kiến năm N của khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ của các năm trước () được xác định theo quy định của cơ quan,tổ chức có thẩm quyền.
    7. Lợi nhuận cho phép dự kiến năm N (LNN) được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Vốn chủ sở hữu đến ngày 30 tháng 6 năm N-1 (đồng);
    ROEN: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm N áp dụng cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (%), được xác định theo phương án giá bán lẻ điện hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    Điều 6. Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép
    1. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép năm N () được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N (đồng);
    : Tổng chi phí tiền lương dự kiến năm N (đồng);
    : Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến năm N (đồng);
    : Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N (đồng);
    : Tổng chi phí bằng tiền khác dự kiến năm N (đồng).
    2. Phương pháp xác định chi phí vật liệu
    a) Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N () bao gồm chi phí vật liệu trong định mức và chi phí vật liệu sự cố, cụ thể như sau:
    - Chi phí vật liệu định mức bao gồm: Chi phí dầu máy, dầu mỡ bôi trơn, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp và gián tiếp cho nhà xưởng, công tác thí nghiệm, vật liệu cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, máy, đồ dùng cho công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp, máy biến áp, công tác văn phòng, cơ quan và các chi phí khác có liên quan được xác định theo định mức quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;
    - Chi phí vật liệu sự cố là khoản chi phí vật liệu dùng cho các sự cố bất thường, khách quan được xác định theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
    b) Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);
    ĐGVL: Định mức chi phí vật liệu xác định theo quy định của cơ quan, tổchức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);
    : Chỉ số trượt giá năm N lấy bằng CPI năm N-2 nhưng không vượtquá 2,5% (%);
    : Chi phí vật liệu sự cố dự kiến năm N (đồng).
    3. Phương pháp xác định chi phí tiền lương
    a) Tổng chi phí tiền lương dự kiến năm N () của Tổng công ty Truyềntải điện Quốc gia bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương;
    b) Chi phí tiền lương được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưng đối với người lao động và tiền lương, thù lao, tiền thưng đối với người quản lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
    c) Các chi phí có tính chất lương bao gồm: Thường an toàn điện, bảo hiểmy tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.
    4. Phương pháp xác định chi phí sửa chữa lớn
    Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến năm N() bao gồm chi phí phục vụcông tác sửa chữa lớn các công trình phục vụ khâu truyền tải điện, được xác định theo định mức của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
    5. Phương pháp xác định chi phí dịch vụ mua ngoài
    a) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N () bao gồm:
    - Chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị cung cấp các dịch vụ sau: Điện, nước, dịch vụ điện thoại, viễn thông, sách báo;
    - Chi phí thuê tư vấn kiểm toán;
    - Chi phí thuê tài sản;
    - Chi phí bảo hiểm tài sản;
    - Chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng trạm và đường dây truyền tải điện.
    b) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);
    ĐGMN: Định mức chi phí dịch vụ mua ngoài xác định theo quy định củacơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);
    : Chỉ số trượt giá năm N xác định theo quy định tại Điểm b Khoản2 Điều này (%).
    6. Phương pháp xác định chi phí bằng tiền khác
    a) Tổng chi phí bng tiền khác năm N () bao gồm: Chi phí bằng tiềnkhác trong định mức, chi phí bằng tiền khác sự cố, các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và chi phí tiền ăn ca;
    b) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N được xác định theo công thức sau:
    Trong đó:
    : Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);
    ĐGK : Định mức chi phí bằng tiền khác xác định theo quy định của cơquan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);
    : Chỉ số trượt giá năm N xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này (%);
    : Chi phí bằng tiền khác sự cố năm N (đồng);
    : Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm N (đồng);
    : Chi phí tiền ăn ca năm N (đồng).
    c) Chi phí bằng tiền khác theo định mức năm N bao gồm: Công tác phí; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động và chi phí tuyển dụng;
    d) Chi phí bằng tiền khác sự cố năm N () là khoản chi phí bằng tiềnkhác dùng cho các sự cố bất thường, khách quan được xác định theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
    đ) Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm N () được xác định trên cơ sở thực hiện trong năm N-2;
    e) Chi phí tiền ăn ca năm N () được xác định theo quy định hiện hành.
     
    Chương III. TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
     
    Điều 7. Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện
    1. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có trách nhiệm lập giá truyền tải điện cho năm N, trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua, gửi một bản sao báo cáo về Cục Điều tiết điện lực để biết.
    2. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (năm N-1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định để trình Bộ trưng Bộ Công Thương phê duyệt giá truyền tải điện năm N.
    3. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ giá truyền ti điện và được sử dụng tư vấn để thẩm định hồ sơ giá truyền tải điện trong trườnghợp cần thiết. Trường hợp hồ sơ giá truyền tải điện không hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hoàn chnh, bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
    4. Trước ngày 05 tháng 12 hàng năm (năm N-1), Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm trình Bộ trưng Bộ Công Thương báo cáo thẩm định giá truyền tải điện năm N.
    5. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm (năm N-1), Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá truyền tải điện năm N.
    Điều 8. Hồ sơ giá truyền tải điện
    1. Tờ trình phê duyệt giá truyền tải điện năm N.
    2. Thuyết minh và các bảng tính giá truyền tải điện năm N, gồm:
    a) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng điện truyền tải, t lệ tổn thất truyền tải, tình hình thực hiện doanh thu, các chi phí năm N-1; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, các ch tiêu tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay, tỉ lệ tự đầu tư, tỉ lệ thanh toán nợ đến ngày 30 tháng 6 năm N-1;
    b) Thuyết minh và tính toán tổng chi phí vốn cho phép năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, gồm:
    - Tổng chi phí khấu hao năm N: Bảng tổng hợp trích khấu hao tài sản cố định năm N và bảng tính chi tiết chi phí khấu hao cơ bản theo từng loại tài sản cố định trong năm N;
    - Tổng chi phí tài chính và các khoản chênh lệch tỷ giá năm N: Bảng tính chi tiết chi phí tài chính, chi tiết lãi vay và các khoản chênh lệch tỷ giá trong năm N;
    - Vốn chủ sở hữu ước tính đến hết năm N-1 và dự kiến năm N: Thuyết minh và bảng tính chi tiết tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu năm N-1 và nămN;
    - Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, t lệ tự đầu tư, tlệ thanh toán nợ dự kiến năm N.
    c) Thuyết minh và tính toán tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, gồm:
    - Tổng chi phí vật liệu năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí vật liệu ước thực hiện của năm N-1 và dự kiến của năm N theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
    - Tổng chi phí tiền lương năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí tiền lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
    - Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí sửa chữa lớn trong năm N theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;
    - Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí dịch vụ mua ngoài theo các hạng mục ước thực hiện năm N-1 và dự kiến của năm N theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này;
    - Tổng chi phí bằng tiền khác năm N: Thuyết minh và bảng tính chi phí bằng tiền khác ước thực hiện năm N-1 và dự kiến cho năm N theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư này.
    d) Thuyết minh và tính toán tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N.
    3. Các tài liệu kèm theo, gồm:
    a) Danh mục và giá trị các dự án đầu tư đã hoàn thành, dự kiến đưa vào vận hành tới ngày 31 tháng 12 năm N-1 và năm N (theo từng tháng) phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch mở rộng lưới truyền tải điện hàng năm của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã được duyệt;
    b) Bảng tổng hợp về số lao động năm N-1 và kế hoạch năm N;
    c) Danh mục các hạng mục sửa cha lớn tài sản cố định năm N-1 và dự kiến cho năm N;
    d) Báo cáo tài chính năm N-2 đã được kiểm toán do Cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuyết minh;
    đ) Định mức các thành phần chi phí sử dụng trong hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    Điều 9. Thanh toán hợp đồng dịch vụ truyền tải điện
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Công ty mua bán điện, Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện có trách nhiệm thanh toán chi phí truyền tải điện cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia theo hợp đồng ký kết.
    Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
    1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan.
    2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thực hiện xây dựng giá truyền tải điện hàng năm theo quy định tại Thông tư này.
    3. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có trách nhiệm xây dựng giá truyền tải điện hàng năm trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam và gửi báo cáo Cục Điều tiết điện lực theo quy định tại Thông tư này.
    Điều 11. Hiệu lực thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2017. Thông tư số 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưng Bộ Công Thương quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện; Thông tư số 03/2012/TT-BCT ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưng Bộ Công Thương quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
    2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình hồ sơ giá truyền tải điện năm 2017 theoquy định tại Thông tư này.
     

     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
    - Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
    - T
    òa án Nhân dân Tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - Công báo;
    - Website Chính phủ;
    - Website Bộ Công Thương;
    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
    - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;
    - Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia;
    - Công ty mua bán điện;
    - Các Tổng công ty Điện lực;
    -
    Lưu: VT, ĐTĐL,PC.
    BỘ TRƯỞNG




    Trần Tuấn Anh
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/07/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 12/11/2012 Hiệu lực: 26/12/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực của Quốc hội, số 24/2012/QH13
    Ban hành: 20/11/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực
    Ban hành: 21/10/2013 Hiệu lực: 10/12/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực của Quốc hội, số 24/2012/QH13
    Ban hành: 20/11/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Nghị định 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực
    Ban hành: 21/10/2013 Hiệu lực: 10/12/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    07
    Quyết định 235/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến ngày 23/01/2018
    Ban hành: 23/01/2018 Hiệu lực: 23/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 590/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương được ban hành từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2018
    Ban hành: 21/02/2018 Hiệu lực: 21/02/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 212/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 02/2017/TT-BCT phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:02/2017/TT-BCT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:10/02/2017
    Hiệu lực:27/03/2017
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Điện lực
    Ngày công báo:26/02/2017
    Số công báo:155&156-02/2017
    Người ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X