hieuluat

Thông tư 37/2015/TT-BCT giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:1139&1140-11/2015
    Số hiệu:37/2015/TT-BCTNgày đăng công báo:23/11/2015
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Cao Quốc Hưng
    Ngày ban hành:30/10/2015Hết hiệu lực:30/01/2019
    Áp dụng:15/12/2015Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Công nghiệp
  • BỘ CÔNG THƯƠNG
    -------

    Số: 37/2015/TT-BCT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH VỀ MỨC GIỚI HẠN VÀ VIỆC KIỂM TRA HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

     

    Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

    Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

    Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

    Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

    Căn cứ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

    Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Sản phẩm dệt may không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này gồm:

    a) Sợi, vải mộc chưa qua xử lý hoàn tất;

    b) Hàng miễn trừ ngoại giao, hàng trong túi lãnh sự, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với:

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam;

    2. Tổ chức được Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may;

    3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:

    1. Lô hàng hóa nhập khẩu: là tập hợp các mặt hàng có số lượng xác định, thuộc cùng một bộ hồ sơ và được đăng ký kiểm tra trong cùng một lần. Lô hàng hóa có thể có một hoặc nhiều mặt hàng dệt may.

    2. Lô hàng hóa sản xuất: là tập hợp sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt, được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn.

    3. Mặt hàng dệt may: gồm các sản phẩm dệt may có cùng tên gọi, nhãn hiệu, cùng kiểu thiết kế và đặc tính kỹ thuật.

    4. Sản phẩm dệt may: là sản phẩm có nguồn gốc chủ yếu từ các loại xơ, sợi tự nhiên hoặc nhân tạo, đã qua các công đoạn gia công thành sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ thành phẩm, da tổng hợp hoặc các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc vào các mục đích sử dụng.

    5. Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi: là sản phẩm dệt may dành cho trẻ em từ sơ sinh đến dưới 36 tháng tuổi.

    6. Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có diện tích bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của con người.

    7. Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có diện tích bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của con người.

    8. Mẫu gồm 02 loại:

    a) Mẫu đại diện: là mẫu được lấy ngẫu nhiên từ một mặt hàng đảm bảo đại diện cho mặt hàng đó trong lô sản phẩm, lô hàng hóa.

    b) Mẫu xác suất: là mẫu được lấy bất kỳ từ một sản phẩm trong lô sản phẩm/ lô hàng hóa.

    9. Kiểm tra thông thường: là hình thức kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ với lô hàng, lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá kết quả kiểm tra, cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

    10. Kiểm tra giảm: là hình thức kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ với lô hàng, lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức lấy mẫu giảm, đánh giá kết quả kiểm tra, cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

    11. Kiểm tra hồ sơ: là hình thức kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ với lô hàng, cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

    12. Kiểm tra xác suất: là hình thức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất trong năm đối với sản phẩm được áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ. Kết quả kiểm tra được thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    Chương II. TỔ CHỨC THAM GIA KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

     

    Điều 4. Yêu cầu đối với tổ chức tham gia kiểm tra nhà nước

    1. Bộ Công Thương chỉ định tổ chức thực hiện hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận khi tổ chức đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều 11, Điều 12, Điều 14 Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Thông tư số 48/2011/TT-BCT).

    2. Bộ Công Thương ủy quyền tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước khi tổ chức giám định/ chứng nhận đã được chỉ định theo quy định tại Khoản 1 Điều này và đáp ứng các yêu cầu sau:

    a) Có phòng thử nghiệm được chỉ định theo khoản 1 Điều này;

    b) Hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ với tổ chức thử nghiệm đã được chỉ định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

    c) Hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ với tổ chức thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam được Bộ Công Thương thừa nhận kết quả theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

    Điều 5. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước

    Tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhập khẩu lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương.

    1. Hồ sơ đăng ký

    a) Giấy đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Danh sách thử nghiệm viên/giám định viên/ chuyên gia đánh giá của đơn vị được lập theo quy định tại mẫu 2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

    c) Danh mục các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may được lập theo quy định tại mẫu 3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

    d) Bản sao chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp): Các Chứng chỉ công nhận đáp ứng các yêu cầu quy định phù hợp với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận (kèm theo Quyết định và phụ lục nếu có) do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC), hoặc Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC) (hoạt động thử nghiệm hoặc giám định)/ Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), hoặc Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) (nếu có);

    đ) Tài liệu về quản lý hệ thống chất lượng tương ứng cho tổ chức thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận;

    e) Tài liệu hiệu chuẩn phương tiện đo (đối với tổ chức thử nghiệm) theo quy định của pháp luật.

    2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký

    a) Không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký và có thông báo bằng văn bản nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

    b) Không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thành lập Hội đồng đánh giá năng lực thực tế của tổ chức đăng ký;

    c) Không quá 60 (sáu mươi) ngày làm việc kể từ khi thành lập Hội đồng đánh giá, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện đánh giá năng lực của tổ chức đăng ký;

    d) Không quá 05 (năm) ngày làm việc sau khi đánh giá và căn cứ vào Biên bản đánh giá năng lực thực tế đạt yêu cầu, Bộ Công Thương ban hành Quyết định chỉ định và ủy quyền cho tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước đồng thời công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    Thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định và ủy quyền không quá 03 (ba) năm kể từ ngày ký.

    3. Gia hạn thời gian tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước 03 (ba) tháng trước khi Quyết định chỉ định hết hiệu lực, tổ chức đã được Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền có nhu cầu gia hạn thời gian tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương. Cụ thể như sau:

    a) Trường hợp chỉ gia hạn không thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động, tổ chức có văn bản đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này (ghi rõ yêu cầu gia hạn) kèm theo báo cáo hoạt động trong 03 (ba) năm gần nhất gửi Bộ Công Thương;

    Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công Thương kiểm tra hồ sơ và ban hành Quyết định gia hạn. Trường hợp từ chối, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    Thời hạn hiệu lực của Quyết định gia hạn không quá 03 (ba) năm.

    b) Trường hợp có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động

    Tổ chức lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động tương ứng với từng hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:

    - Công văn đề nghị thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tương ứng với từng hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận (nội dung tương tự công văn đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);

    - Tài liệu hoặc hồ sơ kèm theo minh chứng cho nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động;

    Trình tự kiểm tra, đánh giá và ban hành Quyết định chỉ định được tiến hành như quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 6. Trình tự và thủ tục thừa nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam

    1. Việc chỉ định tổ chức thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam tham gia hoạt động thử nghiệm đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Sau đây gọi là Thông tư số 26).

    2. Tổ chức thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 26 gửi về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương.

    3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ và chỉ định tổ chức thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam của Bộ Công Thương được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 26. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 03 (ba) năm.

    Chương III. MỨC GIỚI HẠN, PHƯƠNG PHÁP THỬ, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

     

    Điều 7. Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may

    1. Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá giới hạn quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Hàm lượng mỗi amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may không được vượt quá 30 (ba mươi) mg/kg. Danh mục các amin thơm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 8. Phương pháp thử

    1. Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may được xác định theo một trong các tiêu chuẩn phương pháp thử sau:

    a) TCVN 7421-1:2013, Vật liệu dệt - Xác định formaldehyt - Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước), hoặc;

    b) ISO 14184-1:2011, Textiles - Determination of formaldehyde - Part 1: Free and hydrolized formaldehyde (water extraction method).

    2. Hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trên vật liệu dệt trong sản phẩm dệt may được xác định theo các tiêu chuẩn phương pháp thử sau:

    a) ISO 24362-1:2014, Vật liệu dệt - Phương pháp xác định các amin thơm chuyển hóa từ các chất màu azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng các chất màu azo bằng cách chiết và không cần chiết xơ (Textiles - Methods for determination of certain aromatic amines derived from azo colorants - Part 1: Detection of the use of certain azo colorants accessible with and without extracting the fibres) ISO 24362-3:2014, Vật liệu dệt - Phương pháp xác định các amin thơm chuyển hóa từ các chất màu azo - Phần 3: Phát hiện việc sử dụng một số chất màu azo có thể giải phóng ra 4-aminoazobenzen (Textiles - Methods for determination of certain aromatic amines derived from azo colorants - Part 3: Detection of the use of certain azo colorants, which may release 4-aminoazobenzene), hoặc;

    b) EN 14362-1:2012, Vật liệu dệt - Phương pháp xác định các amin thơm chuyển hóa từ các chất màu azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng các chất màu azo bằng cách chiết và không cần chiết xơ (Textiles - Methods for determination of certain aromatic amines derived from azo colorants - Part 1: Detection of the use of certain azo colorants accessible with and without extracting the fibres) EN 14362-3:2012, Vật liệu dệt - Phương pháp xác định các amin thơm chuyển hóa từ các chất màu azo - phần 3: Phát hiện việc sử dụng một số chất màu azo có thể giải phóng ra 4-aminoazobenzen (Textiles - Methods for determination of certain aromatic amines derived from azo colorants - Part 3: Detection of the use of certain azo colorants, which may release 4-aminoazobenzene).

    Điều 9. Lấy mẫu

    1. Quy cách lấy mẫu

    Mẫu được lấy phục vụ thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may là mẫu không bị dính bẩn (đất, dầu, mỡ...) và được thực hiện như sau:

    a) Đối với vải: Chiều dài mẫu là 0,5 (không phẩy năm) m, chiều rộng là cả khổ vải và cách đầu tấm vải ít nhất bằng chu vi của cuộn vải.

    b) Đối với sản phẩm là sợi, chỉ may đã qua xử lý hóa học và các nguyên phụ liệu: Khối lượng mẫu ít nhất 50 (năm mươi) gram. Mẫu được lấy sau khi bóc bỏ lớp ngoài cùng đối với mẫu dạng côn, búp hoặc lấy mặt trong của con sợi, chỉ dạng guồng.

    c) Đối với sản phẩm may, chi tiết phụ kiện, chi tiết trang trí bằng da tổng hợp trên sản phẩm may và sản phẩm đặc thù có bề mặt bằng vật liệu dệt đã gắn vào sản phẩm như thảm, rèm, đệm giường, đệm sofa, ghế: Lấy mẫu sản phẩm từ lô hàng, hoặc;

    Mẫu vật liệu, chi tiết phụ kiện, chi tiết trang trí do nhà sản xuất cung cấp kèm theo văn bản xác nhận (bản chính có đóng dấu và chữ ký của đại diện nhà sản xuất hoặc bên bán hàng) các mẫu được lấy là vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm trên.

    2. Bảo quản mẫu

    Mẫu lấy xong phải được bao gói trong túi hoặc màng polyetylen có độ bền cao để tránh nhiễm bẩn. Mẫu được niêm phong theo quy định của pháp luật.

    3. Số lượng mẫu

    a) Phương thức kiểm tra thông thường

    - Đối với vải: Mỗi màu/ mỗi loại lấy 01 (một) mẫu.

    - Đối với sản phẩm là sợi,chỉ may đã qua xử lý hóa học và các nguyên phụ liệu: Mỗi màu, mỗi kiểu/loại lấy 01(một) mẫu.

    - Đối với sản phẩm may, chi tiết phụ kiện, chi tiết trang trí bằng da tổng hợp trên sản phẩm may và sản phẩm đặc thù có bề mặt bằng vật liệu dệt đã gắn vào sản phẩm như thảm, rèm, đệm giường, đệm sofa, ghế: Mỗi màu/ mỗi loại lấy 01 (một) sản phẩm hoặc 01 (một) mẫu vật liệu.

    - Đối với các lô hàng hóa là hàng tồn kho, hàng vét (có nhiều loại vải khác nhau, kích thước các cây vải, bao vải, kiện hàng không đồng nhất), tỷ lệ và số lượng mẫu được lấy như sau:

    + Trường hợp lô hàng có số lượng cây vải/ bao/ kiện hàng nhỏ hơn hoặc bằng 500 (năm trăm): lựa chọn ngẫu nhiên 3 (ba) % trong tổng số cây vải/ bao/ kiện hàng có trong lô hàng, lấy một mẫu đại diện từ mỗi cây vải/ bao/ kiện hàng đã lựa chọn;

    + Trường hợp lô hàng có số lượng cây vải/ bao/ kiện hàng lớn hơn 500 (năm trăm): Lựa chọn ngẫu nhiên 15 (mười lăm) trong 500 (năm trăm) cây vải/ bao/ kiện hàng và 2 (hai) % trong số cây vải/ bao/ kiện hàng còn lại (sau khi lấy 500 (năm trăm) cây vải/ bao/ kiện hàng) có trong lô hàng, lấy một mẫu đại diện từ mỗi cây vải/ bao/ kiện hàng đã lựa chọn.

    - Đối với lô hàng gồm nhiều mã hàng dệt may, mỗi mã hàng không quá 5 (năm) sản phẩm và tổng lô hàng có không quá 200 (hai trăm) sản phẩm: lấy 01 (một) mẫu đại diện ngẫu nhiên cho mỗi mặt hàng trong lô hàng.

    b) Phương thức lấy mẫu giảm (giảm số lượng mẫu)

    - Đối với vải: Mỗi màu lấy 01(một) mẫu.

    - Đối với sản phẩm là sợi, chỉ may đã qua xử lý hóa học và các nguyên phụ liệu: Mỗi màu lấy 01 (một) mẫu.

    - Đối với sản phẩm may, chi tiết phụ kiện, chi tiết trang trí bằng da tổng hợp trên sản phẩm may và sản phẩm đặc thù có bề mặt bằng vật liệu dệt đã gắn vào sản phẩm như thảm, rèm, đệm giường, đệm sofa, ghế: Mỗi màu lấy 01 (một) sản phẩm hoặc 01 (một) mẫu vật liệu.

    - Đối với các sản phẩm khác: vải, sợi, chỉ may đã qua xử lý hóa học, nguyên phụ liệu dùng cho sản phẩm may và hàng tồn kho, hàng vét, ... số lượng mẫu lấy từ 30 (ba mươi) % đến không quá 50 (năm mươi) % so với phương án lấy mẫu thông thường.

    Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm dệt may sản xuất trong nước

    1. Việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 132/2008/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư số 48/2011/TT-BCT.

    2. Trình tự, thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 48/2011/TT-BCT.

    Điều 11. Hình thức và hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu

    1. Việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhập khẩu được thực hiện với các hình thức: kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra xác suất.

    a) Kiểm tra thông thường

    Các trường hợp sau đây áp dụng hình thức kiểm tra thông thường:

    - Sản phẩm dệt may nhập khẩu, hoặc;

    - Trong quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm của các lô hàng nhập khẩu theo chế độ kiểm tra giảm hoặc kiểm tra hồ sơ phát hiện lô hàng không đảm bảo chất lượng thì áp dụng hình thức kiểm tra thông thường.

    b) Kiểm tra giảm

    Đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu cùng một mặt hàng, mã hàng do cùng một nhà sản xuất cung cấp, sau 3 (ba) lần kiểm tra chất lượng liên tiếp tại một tổ chức được ủy quyền, các lô hàng đều đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Thông tư này, thì được áp dụng hình thức kiểm tra giảm, trừ trường hợp được quy định tại điểm a khoản này.

    c) Kiểm tra hồ sơ

    Các trường hợp sau đây được áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ:

    - Sản phẩm dệt may nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc làm hàng mẫu; hàng tham gia triển lãm, hội chợ; vải nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và vải nhập khẩu là nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất sau khi kết thúc hợp đồng và chuyển sang tiêu thụ nội địa: không quá 30 (ba mươi) m/mẫu vải/mầu hoặc 05 (năm) sản phẩm/mẫu;

    - Sản phẩm dệt may nhập khẩu phục vụ các mục đích sử dụng đặc biệt cho an ninh, quốc phòng, y tế, nhân đạo, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các sự kiện về văn hóa hoặc đối ngoại;

    - Sản phẩm dệt may nhập khẩu đã có chứng chỉ và được dán Nhãn sinh thái của nước sản xuất hoặc xuất khẩu theo Danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Lô hàng gồm các sản phẩm dệt may hoàn chỉnh, có không quá 03 (ba) loại hàng hóa và 02 (hai) sản phẩm/mỗi loại hàng hóa (lô hàng nhỏ), có tần xuất nhập khẩu không quá 02 (hai) lần/tháng;

    - Lô hàng gồm các sản phẩm nhập khẩu đã có kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm nước ngoài (không hoạt động tại Việt Nam) được Bộ Công Thương thừa nhận kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này;

    - Vải bán thành phẩm và các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ 10 (mười) lô hàng hóa trở lên trong thời gian tối đa 06 (sáu) tháng liên tiếp thực hiện kiểm tra nhà nước tại cùng một tổ chức được ủy quyền đều đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này;

    - Các thương hiệu/ hãng/ công ty sản xuất sản phẩm dệt may có hệ thống quản lý hóa chất bị hạn chế sử dụng và quy trình đảm bảo chất lượng liên quan đến việc kiểm soát chuỗi sản xuất toàn cầu, ngoài hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này bổ sung một số tài liệu sau:

    + Tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý hóa chất bị hạn chế sử dụng;

    + Quy trình đảm bảo chất lượng liên quan đến việc kiểm soát chuỗi sản xuất qua các công đoạn: kiểm soát nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, các nhà thầu phụ và hệ thống phân phối toàn cầu;

    + Chứng chỉ công nhận liên quan đến việc công nhận các hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty mẹ và các nhà thầu phụ trong chuỗi cung ứng do các tổ chức công nhận được thừa nhận bởi các tổ chức công nhận của khu vực và quốc tế (ví dụ: ILAC/APLAC….) cấp;

    + Một số kết quả đánh giá sự phù hợp điển hình để làm bằng chứng minh họa cho quá trình kiểm soát chất lượng của một vài sản phẩm cụ thể.

    d) Kiểm tra xác suất

    Việc kiểm tra xác suất được thực hiện đối với các lô hàng trong thời gian áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng 01 (một) lần với các trường hợp:

    - Theo kế hoạch kiểm tra nhà nước hàng năm đã được Bộ Công Thương phê duyệt;

    - Theo thông tin phản ánh trên thị trường, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu tổ chức được ủy quyền thực hiện tiến hành kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mặt hàng tương ứng.

    - Kinh phí thực hiện kiểm tra xác suất do tổ chức, cá nhân nhập khẩu được áp dụng hình thức kiểm tra xác suất chi trả theo quy định.

    2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra

    a) Giấy đăng ký kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhập khẩu quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Bản sao có đóng dấu sao y bản chính hoặc xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ sau: Hóa đơn (Invoice); Danh mục hàng hóa chi tiết kèm theo (Detailed Packing list); Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp bổ sung Tờ khai cho tổ chức được Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền kiểm tra nhà nước sau khi hoàn thành thủ tục mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và trước khi tiếp nhận Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước);

    c) Văn bản hoặc hồ sơ minh chứng cho lô hàng thuộc đối tượng được áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra giảm (nếu có).

    Điều 12. Trình tự, thủ tục kiểm tra

    1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra và lấy mẫu

    a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm dệt may nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra cho tổ chức kiểm tra nhà nước được ủy quyền;

    b) Khi được yêu cầu lấy mẫu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phối hợp với cơ quan Hải quan và tổ chức kiểm tra nhà nước được ủy quyền thực hiện việc lấy mẫu theo quy định tại Điều 9 thông tư này. Biên bản lấy mẫu quy định tại Mẫu 3 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Trình tự kiểm tra

    a) Đối với hình thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm

    Không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan kiểm tra được ủy quyền thông báo kế hoạch lấy mẫu cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

    Không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được mẫu, cơ quan kiểm tra nhà nước được ủy quyền phải có thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra nhà nước;

    Trường hợp kiểm tra giảm, tổ chức cá nhân nhập khẩu thuộc doanh nghiệp được ưu tiên theo quy định tại Điều 8 và Điều 23 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC) được đưa hàng về kho bảo quản. Khi có kết quả kiểm tra nhà nước sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan chính thức.

    b) Đối với hình thức kiểm tra hồ sơ

    Không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước được ủy quyền phải thông báo kế hoạch kiểm tra xác nhận sự phù hợp của lô hàng với hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

    Không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ khi kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ đăng ký với lô hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước được ủy quyền phải có thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra nhà nước.

    Điều 13. Kết quả kiểm tra nhà nước

    1. Trường hợp kết quả thử nghiệm của mẫu đại diện cho một mặt hàng đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư này thì mặt hàng đó được đánh giá là đạt yêu cầu.

    2. Trường hợp kết quả thử nghiệm của tất cả các mặt hàng thuộc lô hàng đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư này, thì lô hàng được đánh giá là đạt yêu cầu.

    3. Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu đại diện cho màu/mặt hàng thuộc lô hàng không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư này thì đánh giá màu/mặt hàng tương ứng với mẫu đại diện trên không đạt yêu cầu. Màu/mặt hàng không đáp ứng yêu cầu được xử lý theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

    4. Trường hợp kết quả thử nghiệm của mẫu đại diện cho lô hàng tồn kho, hàng vét (có nhiều loại vải khác nhau, kích thước các cây vải, bao vải, kiện hàng không đồng nhất) không đáp ứng yêu cầu tại Thông tư này, thì toàn bộ lô hàng được đánh giá là không đạt yêu cầu và được xử lý theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

    5. Kết quả kiểm tra xác suất là căn cứ để tiếp tục thực hiện hoặc hủy bỏ việc áp dụng phương thức kiểm tra hồ sơ.

    6. Trả kết quả: Kết quả kiểm tra nhà nước được thông báo qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc cung cấp trực tiếp đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại mục d, Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

    Điều 14. Hình thức xử lý vi phạm

    1. Đối với hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước

    Các hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với sản phẩm dệt may sản xuất trong nước, việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

    2. Đối với hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu a) Với sản phẩm dệt may áp dụng hình thức kiểm tra thông thường

    Thực hiện xử lý hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 ngày 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Sau đây gọi là Nghị định số 80/2013/NĐ-CP).

    b) Với sản phẩm áp dụng các hình thức kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ không đạt yêu cầu theo quy định tại thông tư này việc xử lý vi phạm thực hiện theo các hình thức sau:

    - Thực hiện kiểm tra theo hình thức thông thường;

    - Thực hiện xử lý vi phạm theo quy định tại mục a Khoản này.

    3. Hành vi vi phạm của tổ chức được ủy quyền thực hiện kiểm tra nhà nước và tổ chức được chỉ định thực hiện hoạt động thử nghiệm được xử lý theo quy định tại Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều 21 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ phạt cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc hủy bỏ Quyết định chỉ định.

    Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

    1. Vụ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm của Bộ Công Thương có trách nhiệm:

    a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý chất lượng của sản phẩm dệt may;

    b) Chủ trì đánh giá, chỉ định, ủy quyền và quản lý các tổ chức kiểm tra nhà nước được ủy quyền;

    c) Chủ trì đánh giá, thừa nhận kết quả thử nghiệm do các phòng thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam thực hiện;

    d) Tiếp nhận, tổng hợp và xử lý thông tin từ thông báo hoạt động kiểm tra nhà nước và thông tin thị trường;

    đ) Chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước;

    e) Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, đột xuất đối với các tổ chức được chỉ định, tổ chức được ủy quyền kiểm tra nhà nước và tổ chức, cá nhân nhập khẩu được áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ;

    g) Công bố danh sách các tổ chức kiểm tra nhà nước và tổ chức thử nghiệm nước ngoài được Bộ Công Thương thừa nhận kết quả trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT), địa chỉ: www.moit.gov.vn.

    2. Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:

    Xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm quy định đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may theo quy định của pháp luật.

    3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về quy định hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn;

    b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực được phân công thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

    Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền kiểm tra nhà nước

    1. Tổ chức được Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền kiểm tra nhà nước hoạt động tại Việt Nam

    a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

    b) Trong thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định (03 năm), phải ít nhất 01 (một) lần tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dệt may quy định tại Thông tư này và báo cáo kết quả về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương;

    c) Báo cáo Bộ Công Thương về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may đã đăng ký trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;

    d) Báo cáo ngay kết quả kiểm tra nhà nước đối với lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương;

    đ) Định kỳ 06 (sáu) tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo hoạt động theo Mẫu 1 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương.

    2. Tổ chức thử nghiệm nước ngoài được thừa nhận không hoạt động tại Việt Nam

    - Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 15 của Thông tư số 26;

    - Gửi thông báo và báo cáo hoạt động theo quy định về Bộ Công Thương (qua Vụ Khoa học và Công nghệ).

    Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sản xuất trong nước

    1. Đảm bảo sản phẩm dệt may có mức giới hạn đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo đạt yêu cầu quy định tại Thông tư này;

    2. Lựa chọn tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền để giám định hoặc chứng nhận chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

    3. Thu hồi, xử lý đối với hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

    4. Chấp hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 18. Quy định chuyển tiếp

    1. Các tổ chức đã được chỉ định kiểm tra hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may theo quy định tại Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Bộ Công Thương về việc quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may (sau đây gọi là Thông tư 32) tiếp tục tham gia hoạt động giám định đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may đến hết thời hạn hiệu lực tại Quyết định chỉ định nhưng không quá ngày 30 tháng 6 năm 2016.

    2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, cơ quan Hải quan chỉ thông quan khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu xuất trình Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này kèm theo hồ sơ nhập khẩu của lô hàng.

    Điều 19. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015

    2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn phương pháp thử được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới.

    3. Thông tư này thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Bộ Công Thương về việc quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may

    4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) để xem xét, giải quyết./.

     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Tổng bí thư;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
    - Tổng Cục Hải quan;
    - Công báo VPCP;
    - Cổng TTĐT: Chính Phủ, Bộ Công Thương;
    - Lưu: VT, KHCN.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Cao Quốc Hưng

     

    PHỤ LỤC 1

    DANH MỤC SẢN PHẨM DỆT MAY PHẢI KIỂM TRA HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO
    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

     

    Mã HS

    Mô tả hàng hóa

    Ghi chú

    4203

     

     

    Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo bằng da thuộc hoặc da tổng hợp nếu có lớp lót bằng vật liệu dệt

     

    4303

     

     

    Hàng may mặc đồ phụ trợ quần áo bằng da lông nếu có lớp lót bằng vật liệu dệt

     

    4304

    00

    91

    Túi thể thao bằng da lông nhân tạo nếu có lớp lót bằng vật liệu dệt

     

    5006

     

     

    Sợi tơ tằm và sợi tách từ phế liệu tơ tằm, đã đóng gói để bán lẻ

     

    5007

     

     

    Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm

     

    5109

     

     

    Sợi len lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, đã đóng gói để bán lẻ

     

    5110

     

     

    Sợi làm từ lông động vật loại thô hoặc từ lông đuôi hoặc bờm ngựa (kể cả sợi quấn bọc từ lông đuôi hoặc bờm ngựa), đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ.

     

    5111

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải thô

     

    5112

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải kỹ

     

    5113

    00

    00

    Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa

     

    5204

     

     

    Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ

     

    5207

     

     

    Sợi bông (trừ chỉ khâu) đã đóng gói để bán lẻ

     

    5208

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2

     

    5209

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m2

     

    5210

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85% pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m2

     

    5211

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85% pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/ m2

     

    5212

     

     

    Vải dệt thoi khác từ sợi bông

     

    5309

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi lanh

     

    5310

     

     

    Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03

     

    5311

     

     

    Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy

     

    5401

     

     

    Chỉ khâu làm từ sợi filament nhân tạo, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ

     

    5404

     

     

    Sợi monofilament tổng hợp có độ mảnh từ 67 decitex trở lên và kích thước mặt cắt ngang không quá 1 mm; dải và dạng tương tự (ví dụ, sợi giả rơm) từ vật liệu dệt tổng hợp có chiều rộng bề mặt không quá 5 mm.

     

    5405

    00

    00

    Sợi monofilament tái tạo có độ mảnh từ 67 decitex trở lên và kích thước mặt cắt ngang không quá 1 mm; dải và dạng tương tự (ví dụ, sợi giả rơm) từ vật liệu dệt tái tạo có chiều rộng bề mặt không quá 5 mm.

     

    5406

    00

    00

    Sợi filament nhân tạo (trừ chỉ khâu), đã đóng gói để bán lẻ.

     

    5407

     

     

    Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi từ các loại sợi thuộc nhóm 54.04

    Không áp dụng cho vải thuộc các nhóm 5407.10.20, 5407.41

    5408

     

     

    Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi từ các loại nguyên liệu thuộc nhóm 54.05

     

    5508

     

     

    Chỉ khâu làm từ xơ staple nhân tạo, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ.

     

    5511

     

     

    Sợi (trừ chỉ khâu) từ xơ staple nhân tạo, đã đóng gói để bán lẻ

     

    5512

     

     

    Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên

     

    5513

     

     

    Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170g/m2

     

    5514

     

     

    Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170 g/m2

     

    5515

     

     

    Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp

     

    5516

     

     

    Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo

     

    5601

     

     

    Mền xơ bằng vật liệu dệt và các sản phẩm của nó

     

    5602

     

     

    Phớt, nỉ đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp

     

    5603

     

     

    Các sản phẩm không dệt đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp

     

    5604

    10

    00

    Chỉ cao su được bọc bằng vật liệu dệt

     

    5604

    90

    10

    Chỉ giả catgut, bằng sợi tơ tằm

     

    5608

    19

    20

    Túi lưới từ vật liệu dệt nhân tạo

     

    5608

    90

    10

    Túi lưới từ vật liệu dệt loại khác

     

    5701

     

     

    Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác loại thắt gút, đã hoặc chưa hoàn thiện

     

    5702

     

     

    Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, dệt thoi, không chần sợi vòng hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện, kể cả thảm “Kelem”, “Schumacks”, “Karamanie” và các loại thảm dệt thủ công tương tự.

     

    5703

     

     

    Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, được chần, đã hoặc chưa hoàn thiện.

     

    5704

     

     

    Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, từ phớt, không chần hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện.

     

    5705

     

     

    Các loại thảm khác và các loại hàng dệt trải sàn khác, đã hoặc chưa hoàn thiện

     

    5801

     

     

    Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06

     

    5802

     

     

    Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06; các loại vải dệt chần sợi nổi vòng, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 57.03

     

    5803

     

     

    Vải dệt quấn, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06

    Trừ

    5803.00.91

    5803.00.99

    5804

     

     

    Các loại vải tuyn và các loại vải dệt lưới khác, không bao gồm vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các loại vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến 60.06.

     

    5805

     

     

    Thảm trang trí dệt thủ công theo kiểu Gobelins, Flanders, Aubusson, Beauvais và các kiểu tương tự, và các loại thảm trang trí thêu tay (ví dụ, thêu mũi nhỏ, thêu chữ thập), đã hoặc chưa hoàn thiện.

     

    5806

    10

     

    Vải dệt thoi có tạo vòng lông (kể cả vải khăn lông và vải dệt tạo vòng lông tương tự) và vải dệt từ sợi sơnin

     

    5806

    20

     

    Vải dệt thoi khác, có chứa sợi đàn hồi (elastomeric) hoặc sợi cao su từ 5% trở lên tính theo trọng lượng

     

    5806

    31

    90

    Vải dệt thoi khác, từ bông

     

    5806

    32

    90

    Vải dệt thoi khác, từ xơ nhân tạo

     

    5806

    39

    10

    Vải dệt thoi khác, từ tơ tằm

     

    5806

    40

    00

    Các loại vải dệt chỉ có sợi dọc không có sợi ngang liên kết với nhau bằng chất kết dính (bolducs)

     

    5810

     

     

    Hàng thêu dạng chiếc, dạng dải hoặc dạng theo mẫu hoa văn.

     

    5811

     

     

    Các sản phẩm dệt đã chần dạng chiếc, bao gồm một hay nhiều lớp vật liệu dệt kết hợp với lớp đệm bằng cách khâu hoặc cách khác, trừ hàng thêu thuộc nhóm 58.10

     

    5903

     

     

    Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02.

     

    5905

     

     

    Các loại vải dệt phủ tường.

     

    5906

    91

    00

    Vải dệt kim hoặc vải móc

     

    6001

     

     

    Vải tạo vòng lông, bao gồm cả các loại vải "vòng lông dài" và vải khăn lông, được dệt kim hoặc móc

    Không áp dụng cho vải thuộc đối tượng nhóm 6001.92.20

    6002

     

     

    Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30cm, có tỉ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ loại thuộc nhóm 60.01

     

    6003

     

     

    Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30cm, trừ loại thuộc nhóm 60.01 hoặc 60.02

     

    6004

     

     

    Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30cm, có tỉ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên

     

    6005

     

     

    Vải dệt kim sợi dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc nhóm 60.01 đến 60.04

     

    6006

     

     

    Vải dệt kim hoặc móc khác

     

    6101

     

     

    Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03

     

    6102

     

     

    Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04

     

    6103

     

     

    Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

     

    6104

     

     

    Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, quần váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

     

    6105

     

     

    Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

     

    6106

     

     

    Áo khoác ngắn (blouses), áo sơ mi và áo sơ mi phông kiểu nam dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

     

    6107

     

     

    Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ py-gia-ma, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

     

    6108

     

     

    Váy lót có dây đeo, váy lót trong, quần xi líp, quần đùi bó, áo ngủ, bộ py-gia-ma, áo mỏng mặc trong nhà, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

     

    6109

     

     

    Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc.

     

    6110

     

     

    Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (Cardigans), gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc

     

    6111

     

     

    Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc móc.

     

    6112

     

     

    Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc

     

    6113

    00

    40

    Quần áo bảo hộ khác - Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07

     

    6114

     

     

    Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc.

     

    6115

     

     

    Quần tất, quần áo nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân dùng cho người giãn tĩnh mạch, giày dép không đế, dệt kim hoặc móc

    Trừ 6115.10.10

    6116

     

     

    Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc

    Trừ 6116.10.10; 6116.10.90

    6117

     

     

    Hàng may mặc phụ trợ đã hoàn chỉnh, dệt kim hoặc móc khác; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ

     

    6201

     

     

    Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03

     

    6202

     

     

    Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04

     

    6203

     

     

    Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

     

    6204

     

     

    Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, quần váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

     

    6205

     

     

    Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai

     

    6206

     

     

    Áo choàng dài, áo sơ mi và áo choàng ngắn dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

     

    6207

     

     

    Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ py-gia-ma, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

     

    6208

     

     

    Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, quần xi líp, quần đùi bó, áo ngủ, bộ py-gia-ma, áo mỏng mặc trong nhà, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

     

    6209

     

     

    Quần áo may sẵn và đồ phụ kiện hàng may cho trẻ em

     

    6210

     

     

    Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07

     

    6211

     

     

    Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác

    Trừ

    6211.33.20;

    6211.33.30;

    6211.33.10;

    6211.39.10;

    6211.39.20;

    6211.39.30;

    6211.33.90;

    6211.42.10

    6211.43.30

    6211.43.40

    6211.43.50

    6211.43.90

    6211.49.10

    6211.49.20

    6211.49.90

    6212

     

     

    Xu chiêng, gen, áo nịt ngực, dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc

    Trừ:

    6212.90.11

    6212.90.91

    6212.90.19

    6212.90.99

    6213

     

     

    Khăn tay và khăn quàng cổ nhỏ hình vuông

     

    6214

     

     

    Khăn san, khăn choàng vai, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu và choàng vai, mạng che mặt và các loại tương tự

     

    6215

     

     

    Nơ thường, nơ con bướm và cà vạt

     

    6216

     

     

    Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao

     

    6217

     

     

    Phụ kiện may mặc làm sẵn khác; các chi tiết của quần áo hoặc của phụ kiện may làm sẵn, trừ các loại thuộc nhóm 62.12

    Trừ

    6217.10.90

    6217.90.00

    6301

     

     

    Chăn và chăn du lịch

     

    6302

     

     

    Vỏ ga, gối, đệm trải giường, khăn trải bàn, khăn vệ sinh và khăn nhà bếp

     

    6303

     

     

    Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường

     

    6304

     

     

    Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04

    Trừ 6304.91.10

    6307

    10

     

    Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự

     

    6307

    90

    70

    Quạt và màn che kéo bằng tay

     

    6307

    90

    90

    Các mặt hàng đã hoàn thiện khác, loại khác

     

    6308

     

     

    Bộ vải bao gồm vải và chỉ, có hoặc không có phụ kiện dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự đóng gói sẵn để bán lẻ

     

    6404

     

     

    Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.

     

    6501

    00

    00

    Các loại thân mũ hình nón, hình chuông bằng phớt (nỉ, dạ), chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành; thân mũ chóp bằng và thân mũ hình trụ (kể cả thân mũ hình trụ đa giác), bằng phớt (nỉ, dạ).

     

    6502

    00

    00

    Các loại thân mũ, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng vật liệu bất kỳ, chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành, chưa có lót, chưa có trang trí.

     

    6504

    00

    00

    Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.

     

    6505

     

     

    Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc hoặc làm từ ren, phớt hoặc vải dệt

     

     

     

     

    khác ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí

     

    6506

    99

    90

    Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí, bằng vật liệu dệt

     

    6703

    00

    00

    Tóc người, đã được chải, chuốt, tẩy hoặc xử lý bằng cách khác; lông cừu hoặc lông động vật khác hoặc loại vật liệu dệt khác, được chế biến để dùng làm tóc giả hoặc sản phẩm tương tự.

     

    8715

    00

    00

    Xe đẩy trẻ em và bộ phận của chúng.

     

    9404

     

     

    Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn bông, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có bọc bằng vật liệu dệt.

     

    9619

     

     

    Băng (miếng) và nút bông vệ sinh, khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu.

     

    Ghi chú: mã HS và tên gọi theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

     

    PHỤ LỤC 2

    MỨC GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY
    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

    TT

    Nhóm sản phẩm dệt may

    Mức quy định, tối đa (mg/kg)

    1

    Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi

    30

    2

    Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da

    75

    3

    Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da

    300

     

    PHỤ LỤC 3

    DANH MỤC AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY
    (Ban hành kèm theo Thông tư số:37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

     

    Stt

    Tên chung tiếng Việt

    Tên chung tiếng Anh

    Số CAS

    1.

    Biphenyl-4-ylamin

    4-Aminobiphenyl xenylamin

    Biphenyl-4-ylamine

    4-aminobiphenyl Xenylamine

    92-67-1

    2.

    Benzidin

    Benzidine

    92-87-5

    3.

    4- Clo-o- toluidin

    4- chloro-o- toluidine

    95-69-2

    4.

    2- Naphtylamin

    2- naphthylamine

    91-59-8

    5.

    o- Aminoazotoluen

    4- Amino - 2’,3-dimetylazobenzen

    4-o-Tolylazo-o-toluiden

    o- aminoazotoluene

    4-Amino-2’,3-dimethylazobenzene

    4-o-tolylazo-o-toluidene

    97-56-3

    6.

    5-Nitro-o-toluidin

    5-Nitro-o-toluidine

    99-55-8

    7.

    4-Cloanilin

    4-Chloraniline

    106-47-8

    8.

    4-Metoxy-m-phenylendiamin

    4-Methoxy-m-phenylenediamine

    615-05-4

    9.

    4,4’-Diaminobiphenylmetan

    4,4’- Metylenedianilin

    4,4’- Diamino diphenylmethane

    4,4’- Methylenedianiline

    101-77-9

    10.

    3,3-Diclorobenzidin

    3,3’ Diclorobiphenyl 4,4’-diamin

    3,3’- Dichlorobenzidine

    3,3’-Dichlorobiphenyl-4,4’- ylenediamine

    91-94-1

    11.

    3,3’- Dimetoxybenzidin

    o-Dianisidin

    3,3’- Dimethoxybenzidine

    o-Dianisidine

    119-90-4

    12.

    3,3’-Dimetylbenzidin

    4,4’- Bi-o- toluidin

    3,3’- Dimethylbenzidine

    4,4’- Bio toluidine

    119-93-7

    13.

    4,4’- metylen-bis(2-methylanilin)

    4,4’- methylenedi-o-toluidine

    838-88-0

    14.

    6- Metoxy-m-toluidin

    p-Cresidin

    6- Methoxy-m-toluidine

    p-cresidine

    120-71-8

    15.

    4,4’-Metylen-bis-(2-cloanilin)

    2,2’-diclo-4,4’-metylen- dianiline

    4,4’- Methylene-bis-(2-chloro- aniline)

    101-14-4

    16.

    4,4’-Oxydianilin

    4,4’- Oxydianiline

    101-80-4

    17.

    4,4’-Thiodianilin

    4,4’- Thiodianiline

    139-65-1

    18.

    o- Toluidin

    2-Aminotoluen

    o- Toluidine

    2-Aminotoluene

    95-53-4

    19.

    4-Metyl-m-phenylendiamin

    4-Methyl-m-phenylenediamine

    95-80-7

    20.

    2,4,5-Trimetylamin

    2,4,5-Trimethylaniline

    137-17-7

    21.

    o-Anisidin

    2-Metoxyanilin

    o-Anisidine

    2-Methoxyaniline

    90-04-0

    22.

    4- amin azobenzen

    4- amino azobenzene

    60-09-3

     

    PHỤ LỤC 4

    DANH MỤC CÁC NHÃN SINH THÁI ĐƯỢC CÔNG NHẬN
    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

     

    1- Eco- lable của Hàn Quốc:

    3- ECO- Safe của Ấn Độ:

    2- Green lable của Thái Lan:

    4- EOKO - Tex 100:

    5- EU - lable của Châu Âu:

    6 - Green mark của Đài Loan:

    7 - Nhãn sinh thái của Trung Quốc:

    8 - NORDIC Eco-lable:

    9 - Nhãn sản phẩm hữu cơ toàn cầu:

    10 - Nhãn sinh thái của Hà Lan:

    11 - EcoLiving của Australia:

     

    12- Der Blaue Engel, Oeko-Tex® Của Cộng hòa Liên bang Đức:

     

    PHỤ LỤC 5

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY
    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

    STT

    Mẫu

    1

     Mẫu 1: MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    2

     Mẫu 2: MẪU DANH SÁCH CÁN BỘ, NHÂN VIÊN/ CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

    3

     Mẫu 3: MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

     

    Mẫu 1

    MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    ……….., ngày …….tháng…..năm…..

     

    GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    Kính gửi: Bộ Công Thương (qua Vụ Khoa học và Công nghệ)

    1. Tên tổ chức:..................................................................................................................

    2. Địa chỉ liên lạc: .............................................................................................................

    Điện thoại: ....................................... Fax: ............................... E-mail:.............................

    3. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số ………. Cơ quan cấp: ………… cấp ngày …….. tại....................

    4. Hồ sơ kèm theo (theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 37/2015 /TT- BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương):

    - ...............

    5. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước quy định tại Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để được chỉ định và ủy quyền thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

    Đề nghị Bộ Công Thương xem xét để chỉ định:

    - Tham gia hoạt động thử nghiệm;

    - Hoặc ủy quyền (tên tổ chức) thực hiện kiểm tra nhà nước (chứng nhận/ giám định). Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong hoạt động kiểm tra nhà nước được Bộ Công Thương ủy quyền, chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên./.

     

     

    ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
    (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

     

    Mẫu 2

    MẪU DANH SÁCH CÁN BỘ, NHÂN VIÊN/ CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

    TÊN TỔ CHỨC:……………

     

    DANH SÁCH CÁN BỘ, NHÂN VIÊN/CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

     

    TT

    Họ và tên

    Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

    Chứng chỉ đào tạo thử nghiệm/chứng nhận/giám định/

    Kinh nghiệm công tác

    Loại hợp đồng lao động đã ký

    Ghi chú

    1

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

     

    7

     

     

     

     

     

     

    8

     

     

     

     

     

     

    9

     

     

     

     

     

     

    10

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ……….., ngày …….tháng…..năm…..
    ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
    (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

     

    Mẫu 3

    MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

     

    TÊN TỔ CHỨC:……………

    DANH MỤC TÀI LIỆU

    TT

    Tên tài liệu

    Mã số

    Hiệu lực từ

    Cơ quan ban hành

    Ghi chú

    1

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

    7

     

     

     

     

     

    8

     

     

     

     

     

    9

     

     

     

     

     

    10

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ……….., ngày …….tháng…..năm…..
    ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
    (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

     

    PHỤ LỤC 6

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY NHẬP KHẨU
    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

     

    STT

    Mẫu

    1

    Mẫu 1: MẪU ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    2

    Mẫu 2: MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

    3

    Mẫu 3: MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU

     

    Mẫu 1

    MẪU ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY NHẬP KHẨU

    Kính gửi :…………………..………….(Tên Cơ quan kiểm tra)........................................

    Tổ chức/ cá nhân đăng ký kiểm tra:...............................................................................

    Địa chỉ :..........................................................................................................................

    Điện thoại :...........................................Fax: ........................... Email:............................

    Đăng ký kiểm tra chất lượng lô hàng hóa sau:

    TT

    Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại

    Đặc tính kỹ thuật

    Xuất xứ, Nhà sản xuất

    Khối lượng/ số lượng

    Cửa khẩu nhập

    Thời gian nhập khẩu

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

     

     

     

     

     

     

     

    Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây:

    1. Danh mục hàng hóa (Packing list):........................................ngày..........................

    2. Hóa đơn (Invoice) số…………………………………………ngày.........................

    3. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ……………………………ngày...........................

    4. Các loại giấy tờ khác phục vụ kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ (nếu có)

    Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy định kỹ thuật tại Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

     

     

    …...., ngày…. tháng….năm…20…..
    (NGƯỜI NHẬP KHẨU)
    ( ký tên, đóng dấu)

     

    Mẫu 2

    MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    (Tên cơ quan chủ quản)
    TÊN TỔ CHỨC KIỂM TRA
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số:     /...

    ................, ngày ..... tháng .... năm 20…

     

    PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY NHẬP KHẨU

     

    TT

    HẠNG MỤC KIỂM TRA

    Có/Không

    Ghi chú

    1

    Giấy đăng ký kiểm tra

     

    2

    Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng

     

    3

    Hóa đơn (Invoice)

     

    4

    Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

     

    5

    Các loại giấy tờ khác phục vụ kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ (nếu có)

     

    KẾT LUẬN:

    Hồ sơ đầy đủ về số lượng: □ tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

    Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: □ tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục: ........... trong thời gian .... ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.

    Đối tượng kiểm tra:

    Kiểm tra thông thường:

     

    Kiểm tra giảm:

     

    Kiểm tra hồ sơ:

     

    Người nộp hồ sơ

    Người tiếp nhận hồ sơ

     

     

    XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TRA
    Ngày…… tháng…… năm 20...
    (Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng dấu)

     

    Mẫu 3

    MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU

     

    (Tên cơ quan chủ quản)
    TÊN TỔ CHỨC KIỂM TRA
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số:       /...

    ................, ngày ..... tháng .... năm 20…

     

    BIÊN BẢN LẤY MẪU

    1. Giấy đăng ký / hồ sơ số : ............................ ngày: ..... /..... / ........

    2. Doanh nghiệp yêu cầu:

    3. Tên hàng hóa theo khai báo:

    4. Số lượng khai báo:

    5. Địa điểm lấy mẫu kiểm tra:

    6. Nhận xét sơ bộ về tình trạng bao gói, điều kiện bảo quản, tình trạng ngoại quan, ký nhãn hiệu: ..........................................................................................................

    7. Lấy mẫu:

    - Phương pháp lấy mẫu: ..............................................................................................

    - Số lượng mẫu đã lấy : …..…. mẫu, cụ thể như sau:

    TT

    Tên/ Mã hàng hóa

    Số lượng/ Kích thước mẫu

    Mô tả mẫu

    Số hiệu kiện hàng được lấy mẫu

    Ghi chú

    1.

     

     

     

     

     

    2.

     

     

     

     

     

    8. Tình trạng mẫu:

    Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở lấy mẫu.

    Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản.

    9. Ghi chú khác (nếu có): .................................................................................................

     

    Đại diện tổ chức nhập khẩu
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Người lấy mẫu
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Đại diện cơ quan Hải quan
    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

    PHỤ LỤC 7

    BÁO CÁO CỦA CÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐƯỢC ỦY QUYỀN
    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương)

    STT

    Mẫu

    1

    Mẫu 1: BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    2

    Mẫu 2: MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA

     

    Mẫu 1

    BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    (Tên cơ quan chủ quản)
    TÊN TỔ CHỨC KIỂM TRA
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số:     /BC-...

    ................, ngày ..... tháng .... năm 20…

     

    BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

    (số liệu từ tháng .... năm 20..... đến tháng .... năm 20..... )

     

    Kính gửi: Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương

     

    1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra:........................lô, trong đó:

    - Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu:......................lô (chi tiết xem bảng 1)

    Bảng 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu.

    TT

    Giấy đăng ký kiểm tra số

    Tên cá nhân/tổ chức nhập khẩu/kinh doanh

    Địa chỉ ĐT/Fax

    Tên & nhóm hàng hóa

    Số lượng

    Xuất xứ

    Ghi chú

    ..

     

     

     

     

     

     

     

    ..

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lô không đạt yêu cầu:.....................................lô (chi tiết xem bảng 2)

    Bảng 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có)

    TT

    Giấy đăng ký kiểm tra số

    Tên cá nhân/ tổ chức nhập khẩu/ kinh doanh

    Địa chỉ ĐT/Fax

    Tên & nhóm hàng hóa

    Số lượng

    Xuất xứ

    Lý do không đạt

    Các biện pháp đã được xử lý

    ..

     

     

     

     

     

     

     

     

    ..

     

     

     

     

    32/2009/TT-BCT

     

     

     

    2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình khiếu nại và giải quyết...)

    3. Kiến nghị: ................................................................................................................

     

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Lưu VT.

    ĐẠI DIỆN
    Tổ chức kiểm tra

    (ký tên đóng dấu)

    (Ghi chú: Đề nghị đơn vị gửi file dạng Microsoft Office Word báo cáo trên về Vụ Khoa học và Công nghệ theo địa chỉ email: minht@moit.gov.vn và anhngthi@moit.gov.vn)

     

    Mẫu 2

    MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA

     

     (Tên cơ quan chủ quản)
    TÊN TỔ CHỨC KIỂM TRA
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số:    /TB-...

    ........... , ngày    tháng    năm 20…

     

    THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY

     

    1. Tên hàng hóa:..............................................................................................................

    2. Nhãn hiệu, kiểu loại : ....................................................................................................

    3. Đặc tính kỹ thuật : .........................................................................................................

    4. Xuất xứ/ Nhà sản xuất : ................................................................................................

    5. Khối lượng/Số lượng:....................................................................................................

    6. Cửa khẩu nhập:.............................................................................................................

    7. Thời gian nhập khẩu:.....................................................................................................

    8.Thuộc lô hàng có các chứng từ sau: .............................................................................

    - Danh mục hàng hóa số(Packing List): ...........................................ngày.........................

    - Hóa đơn số(Invoice):.......................................................................ngày........................

    - Tờ khai hàng nhập khẩu số:...........................................................ngày.........................

    9. Cơ quan/Người nhập khẩu: ..........................................................................................

    10. Giấy đăng ký kiểm tra số:........................... ngày...........tháng.........năm 20...............

    11. Đối tượng kiểm tra:

    Kiểm tra thông thường:       □

    Kiểm tra giảm:                     □

    Kiểm tra hồ sơ:                   □

    12. Căn cứ kiểm tra: Quy định kỹ thuật tại Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương.

    13. Kết quả kiểm tra nhà nước sản phẩm dệt may nhập khẩu số:................do tổ chức .............. cấp ngày: ...... /....... / .........tại: .........................................................

    KẾT QUẢ KIỂM TRA

     

    Lô hàng (Số lượng / tên, nhãn hiệu, kiểu loại hàng hóa)

    Đáp ứng yêu cầu đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhập khẩu

    (hoặc :

    Không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu thì nêu lý do hoặc các yêu cầu khác nếu có)

     

     Nơi nhận:
    - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
    - Hải quan cửa khẩu;
    - Vụ KHCN, Bộ Công Thương (trong trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu).
    - Lưu: CQKT/VT

    ĐẠI DIỆN
    Tổ chức kiểm tra

    (ký tên, đóng dấu)

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
    Ban hành: 31/12/2008 Hiệu lực: 01/02/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 12/11/2012 Hiệu lực: 26/12/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
    Ban hành: 19/07/2013 Hiệu lực: 15/09/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
    Ban hành: 20/11/2013 Hiệu lực: 20/02/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may
    Ban hành: 05/11/2009 Hiệu lực: 20/12/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    07
    Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    08
    Thông tư 32/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí
    Ban hành: 19/02/2009 Hiệu lực: 05/04/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư 26/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định yêu cầu, trình tự, thủ tục và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
    Ban hành: 15/11/2013 Hiệu lực: 31/12/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
    Ban hành: 25/03/2015 Hiệu lực: 01/04/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 31/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế
    Ban hành: 04/08/2015 Hiệu lực: 01/10/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 14478/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
    Ban hành: 29/12/2015 Hiệu lực: 29/12/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Công văn 111/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
    Ban hành: 06/01/2016 Hiệu lực: 06/01/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Công văn 1083/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc khi thực hiện Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
    Ban hành: 04/02/2016 Hiệu lực: 04/02/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Công văn 1626/BCT-KHCN của Bộ Công Thương về việc thực hiện Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
    Ban hành: 25/02/2016 Hiệu lực: 25/02/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Công văn 2836/BCT-KHCN của Bộ Công Thương về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
    Ban hành: 31/03/2016 Hiệu lực: 31/03/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Quyết định 698/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương từ ngày 01/10/2016 đến ngày 31/12/2016
    Ban hành: 07/03/2017 Hiệu lực: 07/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Quyết định 212/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Thông tư 23/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
    Ban hành: 12/10/2016 Hiệu lực: 26/11/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    20
    Quyết định 212/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 37/2015/TT-BCT giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:37/2015/TT-BCT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:30/10/2015
    Hiệu lực:15/12/2015
    Lĩnh vực:Công nghiệp
    Ngày công báo:23/11/2015
    Số công báo:1139&1140-11/2015
    Người ký:Cao Quốc Hưng
    Ngày hết hiệu lực:30/01/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (11)
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X