hieuluat

Thông tư 302/TT/ĐKTK thi hành quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục Quản lý ruộng đấtSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:302/TT/ĐKTKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Tôn Gia Huyên
    Ngày ban hành:28/10/1989Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:28/10/1989Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Đất đai-Nhà ở
  • TNG CỤC
    QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT
    _____________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________

    Số: 302/TT/ĐKTK

    Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1989

     

     

    THÔNG TƯ

    Hướng dẫn thi hành quyết định

    Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     

    Ngày 14-7-1989 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã có quyết định số 201 QĐ/ĐKTK ban hành qui định v việc cp giấy chứng nhận quyn s dụng đất. Nay hướng dẫn cụ th như sau:

    I - Nắm vững mục đích yêu cầu của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    1. Việc cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất phải đồng thời đạt được các mục tiêu sau đây:

    a) Đối với nhà nước: vừa xác lp cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các biện pháp quản lý; vừa nắm chắc tài nguyên đất đai.

    b) Đối với người s dụng đất: yên tâm, chủ động khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của khu đất được giao; hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai.

    2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý, xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước - người quản lý, chủ sở hữu đất đai - với người đưc Nhà nước giao đất để s dụng. Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyn s dụng đất là quá trình xác lập căn c pháp lý đầy đủ để giải quyết mọi quan h về đất đai theo đúng pháp luật.

    3. Từ đó thấy rằng: việc cấp giy chứng nhận quyền sử dụng đất là hết sc h trọng. Nó chỉ có th đạt kết quả khi được tiến hành trong nhng điều kiện nhất định; Người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đt phi thực sự đảm bảo đủ tiêu chuẩn và điều kiện.

    Tổ chc việc cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành lần lượt từng bước vng chắc, không nóng vội, ồ ạt theo phong trào. Đủ điều kiện đến đâu cấp giấy chng nhận đến đó, chưa đủ điều kiện thì chưa cấp. Phải có kế hoạch chủ động tạo ra điều kiện để mọi người s dụng đất ở mọi địa phương đu lần lượt được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đng và chính quyền các cp.

    II - Điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    1. Đơn vị hành chính để tổ chức xét cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất được xác định là:

    a) Xã (k cả xã của thị xã, hoặc của thành ph thuộc tỉnh)

    b) Thị trấn.

    c) Thị xã (đối với các phường).

    d) Quận.

    đ) Thành phố thuộc tỉnh (đối với các phường).

    2. Các đơn vị hành chính nói trên (gọi chung xã) ch được tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Các xã vùng đồng bằng: phải có bản đồ địa chính được xây dng theo đúng qui phạm của Tổng cục Quản lý ruộng đất (bn đồ giải thửa toàn xã, xây dựng theo đúng mẫu số 9 tại qui định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất).

    Các xã vùng đồi núi: phải có sơ đồ địa chính tổng quát, trong đó phần đất ruộng và đất khu dân cư đã được đo v, chỉnh lý, xác định rõ vị trí, hình th, loại ruộng đất, ch sử dụng đến từng tha. Chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên vùng đất đã đo v chi tiết; trong trường hợp đất được giao từ đất trống đồi núi trọc hay đất có rừng thì có th chưa có bản đồ chi tiết từng thửa nhưng phải được cắm mốc trên thực địa, đánh dấu vị trí trên bn đồ và tính được diện tích.

    b) Sổ địa chính: Hiện nay là sổ đăng ký ruộng đất (mẫu 5a, 5b) đã được lập đúng theo qui định v th tc đăng ký thống kê ruộng đất do Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành (quyết định số 56/ĐKTK ngày 5-1-1981).

    Bản đồ và sổ đa chính phải đưc hiệu chỉnh đ phản ánh đúng vị trí, hình thể thửa đất, diện tích, loại hạng ruộng đất, chủ sử dụng trên từng tha đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.

    c) Có cán bộ địa chính xã.

    3. Người sử dụng đt được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ đồng thời 2 điều kiện sau:

    a) Khu đất đang s dụng đã được thể hiện đầy đủ trên bản đồ địa chính, nghĩa là đã xác định rõ vị trí, hình th, ranh giới sử dụng, loại ruộng đất và diện tích của từng tha.

    b) Diện tích đất đang sử dụng đã được ghi vào s địa chính mà đến nay không có biến động, nghĩa là đã được xác định quyền sử dụng hp pháp đến thời đim xét cấp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất.

    III - Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Tất cả các tổ chức và cá nhân được nhà nước giao đất để sử dụng vàtrách nhiệm thẳng với nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đều được xét đ cp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó chú ý các đối tưng cụ th như sau:

    1. Đối với các nông trường, lâm trưng, các tổ chức quốc doanh khác có sử dụng đất đ sn xuất nông, lâm, ngư nghiệp; các xí nghiệp công nghiệp; các cơ quan; các đơn v vũ trang nhân dân...

    a) Chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dng đất phần diện tích đã được chính thức xác định sau khi đã rà soát lại qui hoạch s dụng đất, tổ chức lại sản xuất từ mỗi cơ sở theo yêu cầu của quyết định số 13-HĐBT ngày 1-2-1989 và chỉ thị số 67-CT ngày 23-3-1989 của HĐBT.

    b) Giám đốc các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên đất kinh tế gia đình và đất làm nhà ở theo quy hoạch và định mức do cấp thm quyền quyết định, Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình thuộc các tổ chức nói trên trong phạm vi đất đã được giao.

    2. Các hợp tác xã tập đoàn sn xuất nông, lâm, ngư nghiệp được cấp giấy chứng nhn quyền s dụng đất trên diện tích đất do xã viên, tập đoàn viên góp lại khi vào hợp tác xã, vào tập đoàn sản xuất; đất do Nhà nước trực tiếp giao đ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh ngành nghề và xây dng các công trình chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho li ích chung của các hợp tác xã, tập đoàn sn xuất.

    3. Đối với xã viên hợp tác xã, tập đoàn viên tập đoàn sn xut nông, lâm, ngư nghiệp:

    a) Được xét đ cp giấy chứng nhận quyền sử dụng đt những loại đất sau:

    - Đt .

    - Đất vườn liền đất ở (k c phần đã tính vào đất làm kinh tế gia đình), các loại đất vườn khác mà hp tác xã, tập đoàn sản xuất chưa quản lý.

    - Đất được Nhà nước trc tiếp giao thêm từ đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa, đất có rừng, từ quĩ đất chưa được sử dụng... đ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

    Diện tích đất , qui mô đất vườn của mỗi gia đình được tính theo mức qui định của Hội đồng nhân dân tỉnh (Điều 7 Luật Đất đai và Điều 24 nghị định 30-HĐBT)

    b) Đất do hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giao lại cho từng hộ để làm kinh tế gia đình, đất làm khoán, sau khi đã chứng nhận quyền sử dụng phần đất này cho hợp tác xã, tập đoàn sn xuất, có th xét đ chứng nhn lại quyền s dụng cho từng xã viên, tập đoàn viên trong những điều kiện cụ thể sau:

    - Nhng loại đất nói trên đã được xác định thời hạn sử dụng cụ th:

    + n định lâu dài.

    + Có thi hạn (trên 5 năm).

    + Tạm thời (dưới hoặc bằng 5 năm).

    - Được Ban quản trị hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trực tiếp đề nghị theo nghị quyết của đại hội xã viên.

    - Được UBND huyện phê duyệt.

    4. Nông dân cá th: được cấp giấy chng nhận quyền sử dụng đất trên diện ch đất ở, đất để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo đúng mức qui định của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhng loại đất này đối với nông dân cá th (Điều 28 Luật Đất đai)

    IV- Triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các cấp:

    1. Cấp giy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc kết thúc của quá trình lập hồ sơ địa chính ban đầu, nó được tiến hành trên cơ s đã làm tt và đy đủ khâu điều tra đo đạc, phân hạng, phân loại đất, lập bản đồ địa chính, kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, lập sổ địa chính.

    Việc cấp giấy chứng nhận quyn s dụng đất các cấp là trách nhiệm của UBND. Cơ quan quản lý ruộng đất mỗi cấp là cơ quan thường trực, cùng với một số ngành liên quan có trách nhiệm giúp UBND cấp mình tổ chức trin khai cụ thể.

    Trin khai công việc này ở từng cp phải qua các bước chủ yếu sau đây:

    a) Chun bị điều kiện để t chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

    - Đánh giá lại toàn bộ việc đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê ruộng đất, lập hồ sơ địa chính của tỉnh, huyn, xã.

    - Đ ra chủ trương, biện pháp, lập kế hoạch v nhiệm vụ tài chính, vật và phương án tác nghiệp cụ thtừng cp.

    - Chuẩn bị đầy đ những điều kiện cụ th v tiền vốn, vật , nhân lực và các điều kiện khác theo phương án tác nghiệp đã xác định.

    - Tổ chức phổ biến quán triệt ch trương kế hoạch cấp giấy chng nhn quyền sử dụng đất đến các cấp, các ngành, tổ chức học tập cho toàn dân về các văn bản pháp luật đất đai mới ban hành, có liên quan đến việc cấp giy chứng nhận quyền s dụng đất.

    - Làm điểm rút kinh nghiệm, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp tham gia việc cấp giấy chứng nhận.

    - Hình thành các tổ chỉ đạo ở các cp.

    - Tiến hành các công vic chuyên môn về kim tra đánh giá và t chức bổ sung hoàn thiện bản đồ và sổ đa chính, đm bảo đủ điều kiện đ tổ chc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    b) Tổ chức việc xét duyệt để cp giấy chứng nhận quyền s dụng đất:

    - Tổ chức việc xét từng tổ chức và cá nhân sử dụng đất theo nhng điều kiện đã qui định: Công vic này đưc tiến hành theo đơn vị xã, thị trn, thị xã, quận, thành ph thuộc tnh. Đ giúp UBND thực hiện việc xét này, ở mỗi đơn vị hành chính trên được thành lập Hội đng xét cp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Phê duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện ở 2 cấp: UBND huyện và UBND tỉnh tùy thuộc vào thm quyền đã được qui định.

    c) Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp: phải tiến hành trực tiếp và do UBND xã tổ chức theo những hình thức thích hợp.

    d) Lập hồ sơ lưu trữ và sổ sách theo dõi ở các cấp căn cứ vào các bước trên đây. UBND từng cấp lập kế hoạch trin khai.

    2. Nhng công việc chính để tổ chức cp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất ở cp xã.

    a) Kiểm tra, hoàn chỉnh bản đồ địa chính và sổ đa chính từ tài liệu gốc.

    - Kiểm tra, hoàn chỉnh biên bản xác định ranh gii hành chính xã.

    - Kiểm tra, hoàn chỉnh bn đồ địa chính từ các bản đồ gốc.

    - Kiểm tra, hoàn chỉnh hệ thống đơn xin đăng ký s dụng đất.

    - Kiểm tra, hoàn chỉnh sổ địa chính.

    Yêu cầu và nội dung kiểm tra, hoàn chỉnh căn cứ vào những tài liệu nghip vụ của ngành Quản lý ruộng đất đã hướng dẫn trong quá trình thực hiện chỉ thị 299-TTg.

    Kết quả của việc kiểm tra đánh giá này là cơ sở đ xã báo cáo tự đánh giá về tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính, sổ địa chính và đề xuất kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ th của xã trong phương án chung của huyện.

    b) Thành lập hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã:

    - UBND huyện ra quyết định thành lập: thành phần cơ bản của hội đồng gồm có:

    + Ch tịch UBND xã (thxã, th trấn, quận, thành phố thuộc tỉnh) là chủ tịch hội đồng.

    + Cán bộ địa chính xã: y vn thư

    + Đại diện Hội nông dân (công đoàn): ủy viên

    + Đại diện Đoàn thanh niên: ủy viên

    + Đại diện Hội phụ nữ: ủy viên

    + Đại diện Công an xã: ủy viên

    + Đại diện các ngành: Tài chính, kế hoạch, thống kê: ủy viên

    + Đại diện Đảng ủy xã: ủy viên

    Tùy tình hình cụ th của mỗi địa phương UBND huyện có th hướng dẫn bổ sung thêm một số thành viên khác.

    b) Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã là tổ chức tư vấn giúp chủ tịch UBND xã về những việc cụ thể sau:

    - Thông qua phương án tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương.

    - Trục tiếp xét từng tổ chc và cá nhân sử dụng đất trong phạm vi hành chính xã theo những điều kiện qui định.

    - Lập hồ sơ đầy đủ về quá trình xét ở xã đ UBND xã trình UBND cấp có thm quyn phê duyệt.

    c) Tổ chức cho toàn dân học tập về chủ trương cấp giấy chng nhận quyền sử dụng đất. Tài liệu cần thiết để tổ chức học tập gồm:

    - Luật Đất đai, Nghị định 30-HĐBT.

    - Qui định về cấp giấy chứng nhận v quyền sử dụng đt (nhấn mạnh về đối ợng và điều kiện được cấp giấy của người sử dụng đất).

    - Các văn bản v chủ trương, kế hoạch, biện pháp cấp giấy chứng nhn quyền sử dụng đất của địa phương.

    d) Công khai kết qu xét của Hội đồng đ toàn dân tham gia ý kiến điều tra, xác minh và x lý những trường hợp mới phát sinh.

    đ) Kết quả cuối cùng đưc phân loại, lập hồ sơ trình UBND huyện, hồ sơ gồm:

    - Tờ trình UBND huyện đ nghị phê duyệt danh sách được cấp giấy chng nhận quyền sử dụng đất của xã, kèm theo:

    + Sổ địa chính.

    + Bản đồ địa chính.

    + Các biên bn xét của Hội đồng.

    + Danh sách các tổ chc và cá nhân đủ điều kiện đề nghị UBND huyện phê duyệt cấp giấy chứng nhận thống kê theo mẫu.

    + Danh sách các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện đ nghị UBND huyện trình UBND tnh phê duyệt thống kê theo mẫu.

    2. Tổ chức việc giao giy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tận tay người được cấp giấy, ghi vào sổ địa chính theo dõi cấp phát thu lệ phí cp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoàn chnh hồ sơ để đưa vào u trữ.

    3. Phê duyệt cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất.

    a) Phê duyệt của UBND huyện:

    - Cơ quan Quản lý đất đai huyện có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ , báo cáo của UBND xã đ trình UBND huyện.

    Hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt được phân theo 2 loại:

    + Các đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện.

    + Các đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

    Kèm theo hồ sơ của xã là biên bản kim tra, ý kiến đ nghị của cơ quan Quản lý đất đai huyện.

    - Căn cứ vào tường trình của cơ quan quản lý đất đai huyện, UBND huyện ra quyết định phê duyệt danh sách các đối tượng đủ tiêu chun thuộc thm quyền và lập ttrình lên UBND tỉnh phần nhng đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh. Hồ sơ gi lên UBND tnh được lập theo đơn vị xã, bao gồm:

    + T trình của UBND huyện đề nghị phê duyệt danh sách các tổ chức, cá nhân được cp giấy chứng nhận quyền s dụng đất thuộc thẩm quyền của tỉnh, kèm theo:

    + Biên bn kim tra của cơ quan Quản lý đất đai huyện.

    + Biên bản xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã.

    + Danh sách các tổ chc và cá nhân đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, đ nghị UBND tỉnh phê duyệt.

    b) Phê duyệt của UBND tỉnh.

    Căn c vào hồ sơ báo cáo ca UBND huyện cơ quan Quản lý đất đai tỉnh có trách nhim phúc tra và trình UBND tỉnh phê duyệt.

    Căn cứ vào danh sách đã được phê duyệt ở cấp huyện, tỉnh, cơ quan quản lý đất đai tỉnh tổ chức việc viết tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng qui định, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và nội dung của giấy chứng nhận đúng với hồ sơ được duyệt, đ Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc tỉnh ký trực tiếp trên từng giấy chứng nhận quyền sử dụng đt của từng t chc hoặc cá nhân thuộc thẩm quyền.

    Giấy chứng nhận đã ký sau khi đã vào sổ theo i cấp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất của tỉnh hoặc huyện được chuyển v đ UBND xã giao tận tay cho người được cấp giấy. Người được cấp giấy phải xác nhận vào sổ địa chính trước khi nhn giấy chứng nhận quyn sử dụng đất của mình.

    V- Qui định về việc viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    1- T chc viết vào giy chứng nhận:

    a) Căn cứ đ viết vào giấy chứng nhận:

    - Danh sách các tổ chức và cá nhân đã được phê duyệt, có kèm theo quyết định phê duyệt.

    - Sổ địa chính.

    - Bn đồ địa chính (khi có yêu cầu trích lục bản đồ).

    b) Cơ quan quản lý đất đai tỉnh là người trực tiếp tổ chc, và chịu trách nhiệm v các mặt sau đây:

    - Viết đúng theo qui định.

    - Nội dung điền vào các chỗ trống trong giấy chứng nhận đúng với hồ sơ đã được phê duyệt và phù hợp với qui định.

    c) Hình thức tổ chức: Tùy thuộc vào điều kiện cụ th ở mỗi địa phương, có th chọn một trong những hình thức sau.

    - Tập trung toàn bộ hồ sơ được duyệt, tổ chức viết tập trung, không phân biệt đối tượng đã được duyệt thuộc thm quyền tỉnh hay huyện.

    - Tổ chức viết trực tiếp ở từng huyện, không phân biệt đối tượng đã đưc duyệt thuộc thm quyền tỉnh hay huyện.

    - Huyện viết cho những đối ợng thuộc thm quyền huyện phê duyệt, tỉnh viết cho những đối tượng thuộc thm quyền tỉnh phê duyệt.

    Dù s dụng hình thức nào thì cơ quan quản lý đất đai tnh vẫn phải chu trách nhiệm đầy đủ v các mt như đã qui định phn trên.

    d) Cơ quan quản lý đất đai tỉnh chịu trách nhiệm thc hiện việc kim soát đối soát giữa giấy chng nhận đã viết với hồ sơ đã được phê duyệt, và vi qui định v nội dung và hình thức viết trong giấy, trước khi trình Chủ tịch tỉnh hay huyện ký tên và đóng dấu trực tiếp vào từng giấy chứng nhận.

    2. Nội dung viết trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trang 1: Không ghi chép gì thêm ngoài nhũng phần đã in sn.

    Trang 2: Ghi theo 7 phần sau:

    a) Cấp có thm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dng đất: ghi tại các dòng k sẵn dưới chữ Ủy ban nhân dân theo nội dung sau:

    Cấp có thm quyền và tên riêng của mi cấp

    Ví dụ:

    - Tỉnh

    Hà Nam Ninh

    Thành phố

    Hồ Chí Minh

    Đặc khu

    Vũng tàu - Côn đảo

    Huyện

    Châu Thành

    Quận

    Đống Đa

    b) Tên của t chức hoặc cá nhân được cấp giấy chng nhn quyền sử dụng đất: Ghi tại các dòng k sẵn dưới chữ chứng nhận theo nội dung sau:

    Phần tên chung

    Phần tên riêng

    Ví dụ:

     

     

    - Nông trường (lâm trường)

    Tam Thiên Mẫu

     

    - Hp tác xã (tập đoàn)

    Lộc Thành

     

    - Xí nghiệp cơ khí

    Thăng Long

     

    - Ông

    Hoàng Văn Quảng

     

     

    CMND số...

     

    -

    Trần Thị Mai

     

     

    CMND...

     

    Chú ý: - Tên của tổ chức hoặc cá nhân ghi trong giấy chứng nhận phải đúng với tên đã ghi trong đơn xin đăng ký quyền s dụng đất, sổ địa chính, danh sách đã được phê duyệt.

    - Nếu chủ sử dụng đất là cá nhân thì ghi thêm số chứng minh thư nhân dân.

    c) Tổng diện tích đất được sử dụng: tính bằng mét vuông và ghi bằng chữ số Ả Rp vào dòng k trống sau ch được quyền sử dụng.

    d) Địa chỉ các khu đất: ghi theo đơn vị hành chính là: tỉnh, huyện, xã cụ thể. Nếu là thành phố đặc khu trực thuộc TW: quận, thị xã, phường, thtrấn thì được phép thay các chữ “tỉnh, huyện, xã” bng các chữ tương ứng nói trên.

    đ) Thống kê chi tiết diện tích đất đai được quyền s dụng trong bảng liệt kê in sẵn, gồm 6 cột bố trí từ trái sang phi như sau:

    - Cột 1 số tờ bản đồ: ghi số hiệu của tờ bn đồ có chứa khu đất được giao.

    - Cột 2 số tha:

    + Đối với các tổ chức ghi tổng số thửa có cùng mục đích s dụng.

    + Đối với cá nhân: ghi rõ số hiệu của từng thửa đất.

    - Cột 3 diện tích:

    + Đối với tổ chức: ghi tổng diện tích của các thửa có cùng mục đích sử dụng.

    + Đối với cá nhân: ghi diện tích ca từng tha ng với các tha đã được ghi cột 2.

    - Cột 4 mục đích sử dụng”:

    + Đối với tổ chức: ghi theo 4 loại đất chính đã được xác định trong luật: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư. Trong đó: đất nông nghiệp có th ghi chi tiết hơn như: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; mặt nước đang sử dụng vào nông nghiệp; đồng cỏ đang dùng vào chăn nuôi... đất khu dân cư được ghi chi tiết hơn: đt , đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất lâm nghiệp trong khu dân cư, đất chuyên dùng trong khu dân cư...

    + Đối với cá nhân: ghi theo loại ruộng đất đã được xác đnh cho từng tha theo sổ địa chính.

    - Cột 5 “thời hạn sử dụng ghi thống nhất cho tổ chức và cá nhân n sau:

    + Nếu đưc giao ổn định lâu dài: ghi chữ lâu dài

    + Nếu được giao có thời hạn hay tạm thời thì cần ghi rõ tháng và năm hết hạn sử dụng; ví dụ: tháng 3-1989 có quyết định giao đất có thời hạn sử dụng 20 năm thì ghi vào cột này là “9/2009, tức là đến tháng 9 năm 2009 là hết thi hạn sử dụng.

    - Căn cứ đ xác định thời hạn sử dụng

    + Căn c vào quyết định giao đất của cp có thm quyn (đối với những khu đất có quyết định giao đất)

    + Do Ủy ban nhân dân huyện có chủ trương thống nhất về thi hạn sử dng tổng quát v những loại như đất , đất vườn, đất làm kinh tế gia đình, đất nhận khoán... UBND xã quyết định v thời hạn cụ th trên từng khu đất căn cứ vào qui hoạch công bố sử dụng đất ca xã đã được huyện phê duyệt.

    - Cột 6: phần ghi thêm: ghi nhng qui định bổ sung có quan h trực tiếp đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai, đối với từng tha đất như:

    + Nguồn gốc đất đai.

    . Đất Nhà nước trc tiếp giao

    . Đất nhận khoán

    . Đất làm kinh tế gia đình

    . Đất vườn dôi ra sau khi đã tính làm kinh tế gia đình

    . Đất nhà nước giao thêm từ đất trống đồi núi trọc, hay trong giao đất giao rừng...

    . Đất tự khai phá thêm

    + Những qui định đc biệt khi giao đất ví dụ: không được trồng cây cao quá 10m, không được làm nhà cao quá 10m …

    c) Số ghi vào sổ cấp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất:

    - Có 2 h thống sốy thuộc vào cấp có thẩm quyền cấp giấy là tỉnh hay huyện.

    - Số này thường xuyên phải ghi đủ 5 con số

    Ví dụ:

    + Nếu số ghi vào sổ là thứ nhất thì ghi số 00001 QSDĐ/...

    + Nếu số ghi vào sổ là thứ 125 thì ghi số 00125 QSDĐ/...

    - Số được ghi theo th tự t nhỏ đến lớn và liên tục giữa các quyn s theo dõi.

    - Phần đ trống sau ký hiệu QSDĐ/ ” là phần dành đ các tỉnh viết nhng ký hiệu cần thiết phục vụ cho việc kim tra, theo dõi do mỗi tỉnh tự qui định, đ theo dõi v một trong nhng mt sau đây:

    + Giy chứng nhận được cấp theo quyết đnh số nào? (Số, ngày tháng, cấp có thẩm quyền ra quyết định)

    + Giấy chứng nhận đã được ghi vào sổ theo dõi tại quyn s mấy, trang bao nhiêu? (ký hiệu xác định rõ số quyn và số trang)

    + v.v...

    g) Ghi ngày, tháng, năm và chữ ký, đóng du của Chtịch UBND tỉnh hay huyện.

    Chú ý: Ngày, tháng, năm ghi trong giấy chứng nhận là ngày, tháng năm ký quyết định phê duyệt danh sách được cp giấy chứng nhận quyền s dụng đt.

    Trang 3: Dùng để ghi một trong những nội dung sau:

    a) Nếu tổ chức hoặc cá nhân được cấp giấy có diện tích đất đai ln, nằm trên nhiều tờ bản đồ, có nhiều thửa ruộng thì bng liệt kê trên trang 2 được k tiếp sang trang 3 và chữ ký của Chủ tịch UBND cũng chuyển theo.

    b) Nếu tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu thì trích lục bản đồ khu vc đất được chng nhận quyền sử dụng, có xác nhận của cơ quan quản lý đất đai cp tỉnh và chỉ có giá trị tham khảo về vị trí và hình dáng khu đất.

    c) Tiếp tục ghi nội dung của trang 4.

    Trang 4: Ghi những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất theo thứ tự 3 cột ttrái sang phi như sau:

    - Cột 1 Ngày, tháng, năm: Ghi thời điểm phát sinh sự thay đổi.

    - Cột 2 số và nội dung quyết định: Khi có thay đi một phần v quyền sử dụng, về mục đích sử dụng, về hình thể tha đất thì ghi số và nội dung của văn bản pháp lý liên quan đến s thay đổi ấy.

    - Cột 3: Xác định s đầy đủtính hợp pháp của nhng ghi chép tại cột 2 của cơ quan quản lý đất đai huyện (ký tên và đóng dấu).

    3. Mu và cỡ chữ viết trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Chữ và số viết trong giấy chng nhn quyền sử dụng đt được qui định:

    a) Phải viết bằng mc đen (mực tàu)

    b) Theo một mẫu chữ thống nhất (kèm theo hướng dẫn này), có thể viết đứng hoặc nghiêng.

    c) Chữ và số được sử dụng theo 2 c như sau:

    - C thứ nhất: để viết tên riêng cấp có thm quyền (ví dụ: Hà Nam Ninh, Đống Đa), tên riêng các tổ chức hoặc cá nhân được cp giấy (ví dụ: Thăng Long, Hoàng Văn Quảng) và ch sviết cho phần tổng diện tích được quyền sử dụng có kích thước như sau:

    + Chữ hoa:

    cao 8,0mm

    + chữ thường

    cao 3,0mm

    + Chữ số

    3,0mm

    + Nét đậm

    1,0mm

    - C thứ hai: Dành để viết cho những phần còn lại: gồm các chữ Tỉnh, Thành phố, Đặc khu, Huyện, Quận, Nông trường, Hợp tác xã, ông, ..., địa chỉ của các khu đất, chữ và số ghi trong bng liệt kê. Có kích thước như sau:

    + Chữ hoa

    cao 5,0mm

    + Chữ thường

    2,0mm

    + Ch số

    2,0mm

    + Nét đậm

    0,5 đến 0,6mm

    VI- Quản lý, theo dõi việc cấp phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quản lý thống nhất trong c nước theo những nguyên tắc sau:

    1. Do Tổng cục Quản lý ruộng đất thống nhất phát hành và quản lý theo số đã phát hành. Giấy chứng nhn quyền sử dụng đất chỉ có giá tr khi đã có dấu nổi của Tng cục đóng tại trang 1 của giấy chứng nhận.

    2. Phân phối giấy chng nhận cho các tỉnh trên cơ sở kế hoạch về nhu cu hàng năm, đã được cơ quan Quản lý đất đai tnh lp với Tng cục tại 2 điểm:

    - Công ty Vật thuộc Tổng cục Qun lý ruộng đất - Hà Nội (đối với các tỉnh phía Bắc).

    - Cơ s 2 của Văn phòng Tổng cục tại thành phố Hồ Chí Minh (đối với các tỉnh phía Nam).

    3. Cơ quan Quản lý đất đai tỉnh có trách nhiệm quản lý toàn bộ số giấy chng nhận đã được phân v mi tỉnh, phân phối cho các huyện theo đúng số lượng đã được phê duyệt cấp giấy chứng nhận trong mỗi đợt.

    Việc quản lý này được tiến hành theo thủ tục xuất nhập kho như qui định chung.

    4. Lập s theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Tổng cục Quản lý ruộng đất lập s theo dõi việc cấp phát giy chứng nhận cho các tỉnh theo số phát hành do Công ty Vật và Vụ Đăng ký thống kê đất đảm nhiệm.

    - Tỉnh, Huyện lập s theo dõi cấp giy chứng nhận đến từng chủ s dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của mỗi cp. Cơ quan Quản lý đất đai tng cp có trách nhiệm lập và quản lý sổ theo dõi này (mu s kèm theo).

    - Xã: S dụng s địa chính để theo i việc cấp phát đến tn tay ch s dụng đất, người được cấp giấy phải ký nhận vào sổ khi nhận giấy chứng nhận quyn sử dụng đt của mình.

    5. Lp hồu trữ:

    Hồ sơ cấp giy chứng nhận quyền sử dụng đất được lưu trữ tại 2 cấp: Tỉnh và huyện, do cơ quan quản lý đt đai mỗi cấp đm nhiệm. Ngoài những tài liệu có liên quan trc tiếp đã đượcu trong hồ sơ địa chính, về việc cấp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất cần thiết phi lưu tr thêm các tài liệu sau đây:

    + T trình v việc đề nghị xét duyệt cp giấy chng nhận của xã hoặc huyện.

    + Danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhn quyền sử dụng đất.

    + Biên bn của Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đt xã.

    + Tờ trình của cơ quan Quản lý đất đai huyện hoặc tỉnh, kèm theo các biên bản kiểm tra.

    + Quyết định phê duyệt của UBND huyện hoặc tỉnh, kèm theo danh sách đã được duyệt.

    + S cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất huyện, tỉnh.

    6. Mỗi năm một lần, cơ quan quản lý đất đai tỉnh phi báo cáo v Tng cục số lượng giấy chứng nhận đã cấp trong năm (tính đến 31-12 mỗi năm). Lập và gi biên bn kèm theo đầy đ s giấy chứng nhn quyền s dụng đất đã bị hư hỏng trong quá trình viết về Tổng cục.

    Các báo cáo nói trên được gửi về Tổng cục trước ngày 20-1 năm sau.

    7. Khi có sự thay đổi về hình th tha đất, mục đích sử dụng và quyền sử dụng, người được cấp giy phải mang giấy chứng nhận, kèm theo các văn bn pháp lý cho phép của cơ quan có thm quyền đến khai báo biến động tại UBND xã, đ được ghi vào tại trang 4 của giấy chng nhận, việc ghi này s được xác nhận (ký tên và đóng dấu) của cơ quan quản lý đất đai huyện theo định kỳ đã qui định v chế độ quản lý biến động đất đai.

    Khi giấy chứng nhn quyền sử dụng đất bị mất hay bị hư hỏng, người được cp giấy phi làm đơn, có xác nhận của UBND xã, trình với cơ quan cấp giấy (UBND tỉnh hoặc huyện) đề ngh xét cấp lại. Mi năm một lần. Căn cứ vào hồ sơ lưu tr, kết hợp với thẩm tra trên thực tế, quan Quản lý đất đai mỗi cấp lập hồ sơtrình UBND về việc xét, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hư hỏng hoặc bị thất lạc.

     

     

    TỔNG CỤC TRƯỞNG
    TỔNG CỤC QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT


    Tôn Gia Huyên

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Đất đai
    Ban hành: 14/07/1993 Hiệu lực: 15/10/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Quyết định 499QĐ/ĐC của Tổng cục Địa chính về việc ban hành Quy định mẫu sổ địa chính; sổ mục kê đất; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ theo dõi biến động đất đai
    Ban hành: 27/07/1995 Hiệu lực: 27/07/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 302/TT/ĐKTK thi hành quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Tổng cục Quản lý ruộng đất
    Số hiệu:302/TT/ĐKTK
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:28/10/1989
    Hiệu lực:28/10/1989
    Lĩnh vực:Đất đai-Nhà ở
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Tôn Gia Huyên
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X