hieuluat

Thông tư 60/2015/TT-BTNMT kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:113&116-01/2016
    Số hiệu:60/2015/TT-BTNMTNgày đăng công báo:26/01/2016
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Hồng Hà
    Ngày ban hành:15/12/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/02/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đất đai-Nhà ở
  • BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
    MÔI TRƯỜNG
    -------

    Số: 60/2015/TT-BTNMT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

     

    Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

    Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.

     

    Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

    1. Thông tư này quy định chi tiết kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm:

    a) Kỹ thuật điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;

    b) Kỹ thuật điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;

    c) Kỹ thuật điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;

    d) Kỹ thuật quan trắc giám sát tài nguyên đất.

    2. Kỹ thuật điều tra, đánh giá thoái hóa đất; thống kê kiểm kê đất đai; điều tra thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất thực hiện theo Thông tư khác của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    3. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề thực hiện theo quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo.

    4. Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc điều tra, đánh giá đất đai có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

    Điều 2. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai

    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất; tiềm năng đất đai; quan trắc, giám sát tài nguyên đất là toàn bộ diện tích tự nhiên (trừ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất quốc phòng, an ninh và núi đá không có rừng cây).

    2. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là các loại đất thuộc khu vực có nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

    3. Đối tượng điều tra, phân hạng đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác.

    4. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất cụ thể được xác định theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Khoanh đất gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề, đường ranh giới ngoài cùng của các thửa đất này tạo thành một đường khép kín.

    2. Đơn vị đất đai là một hoặc nhiều khoanh đất có đặc trưng về chất lượng đất đai nhất định, khoanh định được trên bản đồ.

    3. Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho mỗi mục đích sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển một cách bền vững.

    4. Quy định viết tắt

    Chữ viết tắt

    Nội dung viết tắt

    BOD5

    Nhu cầu oxi sinh hóa

    CEC

    Dung tích hấp thu

    COD

    Nhu cầu oxi hóa học

    DVD

    Đơn vị chất lượng đất

    GIS

    Hệ thống thông tin địa lý

    GPS

    Hệ thống định vị toàn cầu

    K2O (%)

    Kali tổng số

    N (%)

    Nitơ tổng số

    OM (%)

    Chất hữu cơ tổng số

    P2O5 (%)

    Phốt pho tổng số

    pHKCl

    Độ chua của đất

    QCVN

    Quy chuẩn Việt Nam

    TCVN

    Tiêu chuẩn Việt Nam

    TPCG

    Thành phần cơ giới

    TSMT

    Tổng số muối tan

    Điều 4. Nguyên tắc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai

    1. Số liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai được thống kê từ diện tích các khoanh đất.

    2. Khi thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai trong cùng một kỳ (lần đầu hoặc lần tiếp theo), các sản phẩm phải được kế thừa, đảm bảo không lặp lại nội dung công việc trên một địa bàn.

    Điều 5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra

    1. Bản đồ điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra):

    a) Đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, phân hạng đất nông nghiệp, bản đồ kết quả điều tra được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp. Tỷ lệ bản đồ theo quy định:

    Diện tích tự nhiên (ha)

    Tỷ lệ bản đồ

    Cấp huyện

     

    ≥ 3.000 - 12.000

    1/10.000

    > 12.000

    1/25.000

    Cấp tỉnh

     

    < 100.000

    1/25.000

    ≥ 100.000 - 350.000

    1/50.000

    > 350.000

    1/100.000

    b) Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất, bản đồ kết quả điều tra được lập cho từng khu vực đất bị ô nhiễm trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã hoặc cấp huyện tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/25.000 (tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm).

    2. Quy định về nội dung bản đồ kết quả điều tra:

    a) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp; thủy hệ; giao thông và các đối tượng liên quan; cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc, yếu tố địa hình (dáng đất, điểm độ cao, ghi chú độ cao) của bản đồ; các yếu tố kinh tế, xã hội, ghi chú, thuyết minh, được thể hiện theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ và cùng tỷ lệ;

    b) Ranh giới các khoanh đất theo chỉ tiêu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.

    Diện tích khoanh đất nhỏ nhất được xác định căn cứ vào ranh giới đất ở thực địa và tỷ lệ bản đồ, cụ thể như sau:

    Sự thể hiện ranh giới đất ở thực địa

    Diện tích khoanh đất nhỏ nhất trên bản đồ (mm2 ở tử số) và ngoài thực địa ha ở mẫu số đối với các tỷ lệ bản đồ

    1: 5.000

    1: 10.000

    1: 25.000

    1: 50.000

    1: 100.000

    Rõ ràng

    Không rõ ràng

    c) Ký hiệu (nhãn) khoanh đất gồm: số thứ tự khoanh đất (thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi điều tra, thứ tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới); ký hiệu địa hình; ký hiệu loại đất theo mục đích sử dụng; ký hiệu loại thổ nhưỡng (hoặc nguồn gây ô nhiễm) theo các bảng 2, 3, 4 và 13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Ví dụ: BD15(SL1, HT1,G1(KCN));

    d) Vị trí điểm đào phẫu diện, điểm lấy mẫu trên bản đồ kết quả điều tra được tạo dưới dạng cell;

    đ) Hệ thống chú dẫn gồm: ký hiệu phân cấp chỉ tiêu theo các lớp thông tin chuyên đề và ký hiệu (nhãn) khoanh đất.

    Điều 6. Quy định về bản đồ kết quả sản phẩm

    1. Bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp, bản đồ đất bị ô nhiễm (sau đây gọi là bản đồ kết quả sản phẩm):

    a) Bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng cấp, cùng kỳ, cùng tỷ lệ;

    b) Bản đồ đất bị ô nhiễm được lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 02 khu vực đất bị ô nhiễm trở lên thì thành lập thêm bản đồ đất bị ô nhiễm cấp huyện nếu khu vực đất bị ô nhiễm trên cùng một huyện; lập thêm bản đồ đất bị ô nhiễm cấp tỉnh nếu khu vực đất bị ô nhiễm ở các huyện khác nhau.

    Bản đồ đất bị ô nhiễm được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng cấp, cùng kỳ.

    2. Bản đồ kết quả sản phẩm được lập trên cơ sở tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung từ dữ liệu trung gian; chồng xếp hoặc ghép các bản đồ chuyên đề.

    3. Diện tích tối thiểu của khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ kết quả sản phẩm như sau:

    Tỷ lệ bản đồ

    Diện tích thể hiện trên bản đồ
    (mm2)

    Diện tích khoanh đất thực tế
    (ha)

    Tỷ lệ 1: 5.000

    400

    1

    Tỷ lệ 1: 10.000

    200

    2

    Tỷ lệ 1: 25.000

    100

    6,25

    Tỷ lệ 1: 50.000

    100

    25

    Tỷ lệ 1: 100.000

    100

    100

    Tỷ lệ 1: 250.000

    50

    312,5

    Tỷ lệ 1: 1.000.000

    50

    5.000

    4. Bản đồ kết quả sản phẩm thể hiện các nội dung sau:

    a) Các yếu tố biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp; thủy hệ; giao thông và các đối tượng liên quan; cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc, yếu tố địa hình (dáng đất, điểm độ cao, ghi chú độ cao) của bản đồ; các yếu tố kinh tế, xã hội, ghi chú, thuyết minh được thể hiện theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ và cùng tỷ lệ;

    b) Các yếu tố về ranh giới, nhãn, màu sắc khoanh đất thể hiện kết quả đánh giá đất đai được quy định chi tiết tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

    c) Tên bản đồ, chú dẫn và tỷ lệ bản đồ, cơ quan thành lập, cơ quan phê duyệt.

    Điều 7. Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai

    1. Định dạng dữ liệu lưu trữ:

    a) Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bản đồ số;

    b) Tệp tin lưu trữ dữ liệu phải ở định dạng file *.tab của phần mềm Mapinfo hoặc *.shp của phần mềm ArcGIS, kèm theo file nguồn ký hiệu và lý lịch bản đồ; file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; font chữ, số tiếng Việt; thư viện các ký hiệu, bảng màu được tạo sẵn trong thư viện file.pen của phần mềm Mapinfo. Quy định ký hiệu, bảng màu chi tiết tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Dữ liệu lưu trữ được tổ chức theo các lớp thông tin, thể hiện đầy đủ thuộc tính của các khoanh đất, trong đó ranh giới các khoanh đất thuộc cùng một hệ thống chỉ tiêu được xác định cùng lớp thông tin bản đồ.

    Quy định nội dung và cấu trúc dữ liệu lưu trữ tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Dữ liệu lưu trữ bao gồm:

    a) Bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề (trung gian) được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp, theo tỷ lệ của bản đồ kết quả điều tra;

    b) Bản đồ sản phẩm.

    Điều 8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai

    1. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá chất lượng đất được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai được quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

    4. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, phân hạng đất nông nghiệp được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

    5. Hệ thống mẫu biểu trong quan trắc, giám sát tài nguyên đất được quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

     

    Chương 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

     

    Điều 9. Xác định mục tiêu, nội dung của việc điều tra, đánh giá đất đai

    1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.

    2. Xác định địa bàn điều tra, quy mô diện tích điều tra, đối tượng điều tra và bản đồ cần sử dụng trong điều tra, đánh giá đất đai.

    3. Xác định nội dung điều tra, đánh giá đất đai, gồm:

    a) Xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai;

    b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp.

    Điều 10. Thu thập tài liệu phục vụ lập dự án

    1. Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến việc lập dự án điều tra, đánh giá đất đai.

    2. Thu thập các chương trình, dự án, đề tài đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai.

    3. Đánh giá chất lượng, tính thời sự và độ tin cậy của các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

    4. Lựa chọn những tài liệu đã thu thập phục vụ lập dự án.

    Điều 11. Lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án

    1. Xác định sự cần thiết của dự án, gồm:

    a) Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án;

    b) Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị lập dự án, đơn vị thực hiện dự án, đơn vị phối hợp thực hiện dự án.

    2. Đánh giá khái quát về hiện trạng tư liệu có liên quan đến dự án, gồm:

    a) Đánh giá thực trạng các tư liệu, những công việc đã làm có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai;

    b) Đánh giá mức độ sử dụng các tư liệu đã có cho dự án.

    3. Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án, gồm:

    a) Xác định nội dung của từng bước công việc thực hiện;

    b) Xác định những phương pháp, giải pháp kỹ thuật - công nghệ để thực hiện;

    c) Xác định sản phẩm của dự án và thời gian hoàn thành.

    4. Lập dự toán kinh phí dự án, gồm:

    a) Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí;

    b) Xác định tổng dự toán kinh phí của dự án;

    c) Xác định dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án.

    5. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án, gồm:

    a) Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án;

    b) Xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc;

    c) Dự kiến tiến độ cấp phát kinh phí để thực hiện các công việc của dự án.

    6. Tổng hợp, xây dựng dự án.

    7. Trình duyệt dự án.

     

    Chương 3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG, CẤP TỈNH LẦN ĐẦU

     

    Mục 1: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG, CẤP TỈNH

    Điều 12. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

    1. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai, gồm:

    a) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về đất, chất lượng đất, ô nhiễm đất, thoái hóa đất, phân hạng đất nông nghiệp (nếu có);

    b) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về hiện trạng môi trường đất, khí hậu, biến đổi khí hậu;

    c) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về thủy lợi, thủy văn nước mặt.

    2. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất, gồm:

    a) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội;

    b) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng, biến động sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất.

    Điều 13. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập

    1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, gồm:

    a) Sắp xếp, phân loại theo chuyên mục, nguồn gốc hay thời gian tổng hợp xây dựng;

    b) Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định sự phù hợp với thực tế của từng nguồn số liệu (tập trung vào những tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá);

    c) Phân tích, đánh giá tính chính xác, khách quan và thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được, lựa chọn những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể kế thừa, sử dụng cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.

    2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng, xác định những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần điều tra bổ sung, gồm:

    a) Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng;

    b) Đối chiếu nguồn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã lựa chọn với yêu cầu thông tin đầu vào cần thiết cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, xác định những thông tin còn thiếu cần điều tra bổ sung;

    c) Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

    Điều 14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa

    1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra:

    a) Chuyển nội dung các thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra;

    b) Chuyển các thông tin liên quan về thổ nhưỡng như loại đất/nhóm đất, độ dày tầng đất, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu; địa hình (độ dốc, địa hình tương đối) từ bản đồ đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra;

    c) Chuyển nội dung các thông tin về khí hậu gồm: lượng mưa, tổng tích ôn, khô hạn, gió từ bản đồ phân vùng khí hậu và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra;

    d) Chuyển các thông tin liên quan về chế độ nước, gồm: chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng từ bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra;

    đ) Chuyển các thông tin liên quan về loại hình thoái hóa, loại đất thoái hóa, mức độ thoái hóa từ bản đồ thoái hóa đất (nếu có) và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra;

    e) Chuyển các thông tin liên quan về các điểm hoặc khu vực đất bị ô nhiễm từ bản đồ hiện trạng môi trường đất (nếu có) và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra.

    2. Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng phẫu diện, khu vực cần điều tra tại thực địa, gồm:

    a) Khảo sát sơ bộ, xác định hướng, tuyến điều tra;

    b) Tính toán số lượng phẫu diện đất, số lượng phiếu điều tra theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Xác định ranh giới khoanh đất, điểm đào phẫu diện đất lên bản đồ kết quả điều tra, gồm:

    a) Xác định ranh giới các khoanh đất cần điều tra lên bản đồ kết quả điều tra theo phương pháp quy định tại mục 2 Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Xây dựng sơ đồ mạng lưới phẫu diện theo phương pháp xây dựng quy định tại mục 2 Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này;

    c) In bản đồ kết quả điều tra nội nghiệp phục vụ điều tra thực địa;

    d) Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra;

    đ) Xác định nội dung điều tra theo từng khoanh đất và khu vực tại thực địa.

    4. Chuẩn bị bản tả phẫu diện đất, phiếu điều tra tiềm năng đất đai theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

    5. Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra thực địa.

    Điều 15. Điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa

    1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.

    2. Xác định vị trí khoanh đất điều tra và chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra. Tọa độ điểm đào phẫu diện được xác định bằng thiết bị định vị.

    3. Đào (khoan), mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện:

    a) Đào (khoan) phẫu diện đất;

    b) Chụp ảnh minh họa phẫu diện đất, ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra;

    c) Mô tả phẫu diện đất (theo mẫu bản tả phẫu diện);

    d) Lấy mẫu đất, tiêu bản, đóng gói và bảo quản mẫu đất (việc lấy mẫu đất phục vụ đánh giá chỉ tiêu tổng số muối tan cần được thực hiện vào mùa khô).

    4. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số):

    a) Vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm đào phẫu diện;

    b) Loại đất (hay nhóm đất phụ); địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối); độ dày tầng đất mịn và một số thông tin thổ nhưỡng khác;

    c) Chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

    5. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa.

    6. Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

    7. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp.

    Điều 16. Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất đai

    1. Điều tra về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, gồm:

    a) Hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;

    b) Diễn biến năng suất trong 05 năm trở lại đây theo từng mục đích sử dụng;

    c) Các kỹ thuật canh tác sử dụng đất như xây dựng thiết kế đồng ruộng, làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khai thác lâm sản, thủy sản, thu hoạch nông sản;

    d) Mức đầu tư đối với từng mục đích sử dụng đất như giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật.

    2. Điều tra về tiềm năng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

    3. Các yếu tố có liên quan đến quá trình biến đổi chất lượng đất như địa hình, khí hậu, thảm thực vật và chế độ nước.

    4. Nội dung điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất đai theo mẫu phiếu điều tra quy định tại Phụ lục 4.

    Điều 17. Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp

    1. Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được, gồm:

    a) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ đất thu thập được;

    b) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ khí hậu thu thập được;

    c) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt thu thập được.

    2. Chuẩn bị nền của bản đồ kết quả sản phẩm:

    a) Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ kết quả sản phẩm;

    b) Chuyển đổi dữ liệu dạng số các bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề về tình hình sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, chế độ nước, thoái hóa đất, ô nhiễm đất có định dạng khác nhau về định dạng thống nhất;

    c) Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả sản phẩm;

    d) Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ kết quả sản phẩm;

    đ) Chuyển kết quả tổng hợp tại Khoản 1 Điều này lên bản đồ số.

    3. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề. Nội dung và cấu trúc dữ liệu theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Các lớp thông tin thiết kế bao gồm:

    a) Lớp thông tin địa hình (độ dốc, địa hình tương đối), đất (loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu);

    b) Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất (loại đất theo mục đích sử dụng, tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác sử dụng đất, mức đầu tư, diễn biến năng suất);

    c) Lớp thông tin về khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, số tháng khô hạn);

    d) Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng);

    đ) Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất (đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng);

    e) Lớp thông tin về các loại hình thoái hóa đất, ô nhiễm đất (nếu có);

    g) Lớp thông tin kết quả đánh giá chất lượng đất (đơn vị chất lượng đất);

    h) Lớp thông tin về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư) và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất;

    i) Lớp thông tin về hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động, mức độ chấp nhận của người sử dụng đất, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành) và kết quả đánh giá hiệu quả xã hội (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất;

    k) Lớp thông tin về hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất) và kết quả đánh giá hiệu quả môi trường (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất;

    l) Lớp thông tin kết quả đánh giá tiềm năng đất đai (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

    4. Phân tích mẫu đất:

    a) Lựa chọn mẫu đất phân tích bao gồm toàn bộ mẫu đất của phẫu diện chính và mẫu đất tầng mặt của phẫu diện phụ;

    b) Chỉ tiêu phân tích bao gồm dung trọng, độ chua của đất (pHKCl), chất hữu cơ tổng số (OM%), thành phần cơ giới (cát, cát mịn, limon, sét), dung tích hấp thu (CEC), nitơ tổng số (N%), phốt pho tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%); đối với khu vực ven biển phân tích thêm chỉ tiêu lưu huỳnh tổng số và tổng số muối tan.

    5. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai.

    6. Tổng hợp, xử lý phiếu điều tra.

    7. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin.

    Điều 18. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai

    1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất (Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ chất lượng đất theo quy định tại Sơ đồ 4 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này) gồm các nội dung sau:

    a) Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất theo Quy định tại mục 3.1.2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều 17 Thông tư này;

    c) Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất;

    d) Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất;

    đ) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất;

    e) Chồng xếp bản đồ chất lượng đất và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng;

    g) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ;

    h) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất.

    2. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai (Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ chất lượng đất theo quy định tại Sơ đồ 5 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này) gồm các nội dung sau:

    a) Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai theo quy định tại mục 3.1.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế tại các Điểm h, i, k và 1 Khoản 3 Điều 17 Thông tư này;

    c) Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất;

    d) Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường;

    đ) Chồng xếp các lớp thông tin tại Điểm d Khoản này và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai;

    e) Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất;

    g) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ;

    h) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai.

    Điều 19. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai

    1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất:

    a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

    b) Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất;

    c) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất;

    d) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất;

    đ) Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu.

    2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:

    a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này;

    b) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tiềm năng đất đai;

    c) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến tiềm năng đất đai;

    d) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tác động đến tiềm năng đất đai;

    đ) Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường);

    e) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất;

    3. Xây dựng báo cáo đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu.

    Điều 20. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững

    1. Xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược khai thác tài nguyên đất bền vững.

    2. Xác định các giải pháp về quản lý, sử dụng đất bền vững.

    3. Xác định các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất.

    4. Đề xuất định hướng sử dụng đất.

    Điều 21. Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án

    1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.

    3. Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo.

    4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.

    5. Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án.

    6. Nghiệm thu và bàn giao kết quả.

    Mục 2: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH

    Điều 22. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ đánh giá ô nhiễm đất

    1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến quá trình ô nhiễm đất, gồm: điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên.

    2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất.

    3. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến thực trạng và mức độ ô nhiễm đất đối với các khu vực chưa có kết quả điều tra, đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gồm: hiện trạng môi trường (đất, nước); nguồn gây ô nhiễm (khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khu khai thác, chế biến khoáng sản; bãi chứa chất thải y tế, rác thải sinh hoạt; khu nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật; kho chứa thuốc bảo vệ thực vật; các nguồn ô nhiễm khác); lịch sử sử dụng đất nhằm xác định nguồn ô nhiễm tồn lưu; kết quả đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất (nếu có); kết quả điều tra thoái hóa đất, chất lượng đất (nếu có).

    Điều 23. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu đã thu thập

    1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

    2. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể kế thừa, sử dụng; xác định những thông tin cần điều tra bổ sung.

    3. Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thu thập thông tin, tài liệu điều tra.

    Điều 24. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa

    1. Xác định những nội dung cần điều tra thực địa: nguồn (tác nhân) gây ô nhiễm; hướng lan tỏa ô nhiễm; ranh giới vùng (khu vực) có nguy cơ bị ô nhiễm; phác thảo hướng tuyến lấy mẫu đất và mật độ, số lượng điểm lấy mẫu.

    2. Chuẩn bị bản đồ phục vụ điều tra thực địa (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra):

    a) Sử dụng bản đồ nền theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này;

    b) Chuyển các nội dung thông tin đã thu thập về nguồn, điểm ô nhiễm, cấp độ dốc hoặc địa hình tương đối lên bản đồ kết quả điều tra.

    3. Xác định sơ đồ mạng lưới vị trí các điểm lấy mẫu: chấm sơ bộ vị trí các điểm dự kiến lấy mẫu lên bản đồ điều tra.

    4. Xây dựng kế hoạch chi tiết điều tra thực địa và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho điều tra thực địa.

    5. Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa.

    Điều 25. Điều tra lấy mẫu tại thực địa

    1. Điều tra xác định nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, hướng lan tỏa ô nhiễm và các yếu tố địa hình, địa vật có liên quan, gồm:

    a) Điều tra để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các tác nhân gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khai thác, chế biến khoáng sản; y tế; nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; khu vực thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác có thể gây ra ô nhiễm đất (nếu có). Các nguồn gây ô nhiễm đất, các tác nhân gây ô nhiễm đất theo quy định tại Bảng 13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Điều tra, xác định hướng lan tỏa ô nhiễm theo độ dốc địa hình (lan tỏa từ cao xuống thấp), theo hướng dòng chảy (từ đầu nguồn xuống cuối nguồn), theo hướng gió (từ đầu gió xuống cuối gió) và các tác nhân khác;

    c) Điều tra, xác định yếu tố địa hình, địa vật có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm như đường hào, đường giao thông, triền đồi, vách núi, làng mạc, dải cây xanh, hồ nước, sông, suối, kênh rạch và địa hình, địa vật khác.

    Việc điều tra các nội dung theo quy định tại Khoản này chỉ thực hiện đối với các khu vực chưa có kết quả Điều tra, đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

    2. Xác định ranh giới khoanh đất tại thực địa trên bản đồ kết quả điều tra:

    a) Xác định ranh giới khoanh đất theo các tiêu chí: nguồn gây ô nhiễm, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, hướng lan tỏa và khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm;

    b) Chỉnh lý vị trí các điểm lấy mẫu đất (bùn đối với đất nuôi trồng thủy sản), mẫu nước ngoài thực địa; định vị xác định tọa độ điểm lấy mẫu đất.

    3. Chụp ảnh cảnh quan bề mặt khoanh đất điều tra.

    4. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số):

    a) Vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm lấy mẫu đất (bùn), mẫu nước;

    b) Nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng sử dụng đất, hướng lan tỏa và khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm.

    5. Lấy mẫu đất (bùn), mẫu nước; đóng gói, bảo quản mẫu và viết phiếu lấy mẫu theo quy định tại Phụ lục 4.4 và Phụ lục 4.5 ban hành kèm theo Thông tư này.

    6. Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra lấy mẫu đất, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

    7. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.

    Điều 26. Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm

    1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp:

    a) Lập danh sách khoanh đất điều tra;

    b) Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ đánh giá thực trạng ô nhiễm đất.

    2. Phân tích mẫu đất, mẫu nước:

    a) Rà soát, phân loại mẫu đất, mẫu nước đã lấy;

    b) Xác định các chỉ tiêu cần phân tích;

    c) Phân tích mẫu đất (bùn), mẫu nước theo các chỉ tiêu đã lựa chọn;

    d) Thống kê kết quả phân tích mẫu đất (bùn), mẫu nước.

    3. Chuẩn bị bản đồ nền phục vụ xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm:

    a) Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ đất bị ô nhiễm theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;

    b) Chuyển kết quả khoanh vẽ từ bản đồ kết quả điều tra (bản giấy) lên bản đồ đất bị ô nhiễm (bản số);

    c) Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung chính của bản đồ đất bị ô nhiễm;

    d) Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ đất bị ô nhiễm.

    4. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề. Nội dung và cấu trúc dữ liệu theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Các lớp thông tin thiết kế gồm:

    a) Lớp thông tin về địa hình, hiện trạng sử dụng đất, vị trí các điểm lấy mẫu đất;

    b) Lớp thông tin về nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, ranh giới vùng (khu vực) đất bị ảnh hưởng;

    c) Lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm (tại các điểm), ô nhiễm dạng vùng (theo ranh giới khoanh đất);

    d) Lớp thông tin về kết quả phân tích mẫu đất, nước;

    đ) Lớp thông tin kết quả đánh giá ô nhiễm đất.

    Điều 27. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm

    Trình tự xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm thực hiện theo quy định tại sơ đồ 6 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau:

    1. Nhập thông tin thuộc tính theo các lớp thông tin đã thiết kế tại Khoản 4 Điều 26 Thông tư này đến từng điểm lấy mẫu đất hoặc khoanh đất.

    2. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm đất theo quy định tại các Bảng 12, 14, 15 và 16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Chồng xếp các lớp thông tin tại Khoản 1 Điều này để thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm.

    4. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập.

    5. Xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm trên bản đồ đất bị ô nhiễm.

    6. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm.

    Điều 28. Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững

    1. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm.

    2. Định hướng quản lý sử dụng đất bền vững.

    Điều 29. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

    1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất.

    2. Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm đất.

    3. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    4. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất.

    Mục 3: ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH

    Điều 30. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

    1. Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nhóm đất nông nghiệp, trừ đất nông nghiệp khác theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

    2. Đánh giá lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, gồm:

    a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;

    b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.

    Điều 31. Lập kế hoạch điều tra thực địa

    1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

    2. Xác định ranh giới khoanh đất lên bản đồ kết quả điều tra, gồm:

    a) Xác định ranh giới các khoanh đất dự kiến điều tra lên bản đồ kết quả điều tra theo phương pháp quy định tại mục 2 Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra.

    Điều 32. Điều tra thực địa

    1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.

    2. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số), gồm:

    a) Vị trí, địa hình, thời tiết;

    b) Loại đất, địa hình, độ dày tầng đất mịn và một số thông tin khác;

    c) Chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

    3. Chụp ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra.

    4. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất đã điều tra ngoài thực địa.

    5. Sao lưu ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

    6. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội và ngoại nghiệp.

    Điều 33. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp

    1. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 17 Thông tư này.

    2. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin.

    Điều 34. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp

    Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp theo quy định tại Sơ đồ 7 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau:

    1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

    a) Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai quy định tại Bảng 17 mục 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

    b) Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 17 Thông tư này;

    c) Chồng xếp các lớp thông tin đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai;

    d) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ;

    đ) Tổng hợp tính chất, đặc điểm, diện tích của từng đơn vị bản đồ đất đai.

    2. Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá:

    a) Chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai và lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để xác định hệ thống sử dụng đất nông nghiệp;

    b) Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng để phân hạng;

    c) Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng cần phân hạng theo quy định tại Bảng 19 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp theo từng mục đích sử dụng:

    a) Đối chiếu yêu cầu sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng với các đặc điểm của đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai để xác định hạng đất của mỗi khoanh đất;

    b) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ phân hạng đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng;

    Điều 35. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp

    1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

    2. Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất.

    3. Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp với kết quả phân hạng.

    4. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.

     

    Chương 4. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG, CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO

     

    Mục 1: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG, CẤP TỈNH

    Điều 36. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa

    1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, gồm:

    a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo;

    b) Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai kỳ trước;

    c) Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm.

    2. Đánh giá, lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung:

    a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;

    b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.

    3. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa:

    a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước);

    b) Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa;

    c) Xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra; chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra.

    Việc xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 37. Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra

    1. Điều tra lấy mẫu đất bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

    2. Điều tra bổ sung sự thay đổi tình hình sử dụng đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước theo mẫu phiếu điều tra bổ sung quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ:

    a) Phân tích mẫu đất;

    b) Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai;

    c) Tổng hợp, xử lý phiếu điều tra;

    d) Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra.

    Điều 38. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai

    1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất:

    a) Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ chất lượng đất kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, hiện trạng sử dụng đất;

    b) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để xây dựng bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo;

    c) Chồng xếp bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng;

    d) Hoàn thiện và biên tập bản đồ chất lượng đất;

    đ) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo.

    2. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai:

    a) Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ tiềm năng đất đai kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư); hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động; mức độ chấp nhận của người sử dụng đất; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành); hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm);

    b) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo;

    c) Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng;

    d) Hoàn thiện và biên tập bản đồ tiềm năng đất đai;

    đ) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo.

    Điều 39. Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững

    1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng:

    a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

    b) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất.

    2. Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước:

    a) Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất so với kỳ trước;

    b) Đánh giá sự thay đổi tiềm năng đất đai so với kỳ trước;

    c) Phân tích, đánh giá xu hướng và nguyên nhân sự thay đổi về chất lượng và tiềm năng đất đai so với kỳ trước.

    3. Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất:

    a) Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp về cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất đã đề xuất của kỳ trước;

    b) Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất, tiềm năng đất đai hiện tại.

    Điều 40. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo

    1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.

    3. Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo.

    4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.

    5. Nghiệm thu và bàn giao kết quả.

    Mục 2: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH

    Điều 41. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

    1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, gồm:

    a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, thực trạng và mức độ ô nhiễm đất;

    b) Kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước;

    c) Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm.

    2. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung:

    a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;

    b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ sẽ được sử dụng.

    3. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất bổ sung tại thực địa:

    a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra: đối với khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm thì kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước; đối với các khu vực mới phát sinh thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Thông tư này;

    b) Xác định số lượng mẫu đất, nước theo quy định tại mục 2.1.2 Phụ lục 2 Thông tư này;

    c) Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định vị trí các điểm lấy mẫu đất, nước lên bản đồ kết quả điều tra.

    Điều 42. Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa

    1. Đối với các khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước:

    a) Điều tra xác định sự thay đổi về các nguồn gây ô nhiễm đất, hướng lan tỏa ô nhiễm, những yếu tố có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước;

    b) Lấy mẫu đất, nước bổ sung (nếu có).

    2. Đối với khu vực chưa thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm thì việc điều tra lấy mẫu bổ sung tại thực địa thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

    3. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.

    Điều 43. Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm

    1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 26 Thông tư này.

    2. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm thì thực hiện theo quy định Điều 26 Thông tư này.

    Điều 44. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo

    1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước, thực hiện chỉnh lý bản đồ đất bị ô nhiễm:

    a) Chỉnh lý lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm, ô nhiễm dạng vùng theo kết quả điều tra, phân tích mẫu đất bổ sung lên bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước;

    b) Bổ sung chú dẫn (nếu có).

    2. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm, thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

    3. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ đất bị ô nhiễm.

    Điều 45. Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo

    1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất.

    2. Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm đất; đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp cải tạo đất bị ô nhiễm kỳ trước.

    3. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm mới phát sinh.

    4. Đề xuất các giải pháp, biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.

    5. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    6. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần tiếp theo.

    Mục 3: ĐIỀU TRA PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH

    Điều 46. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa

    1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ:

    a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo;

    b) Kết quả điều tra phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước.

    2. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung:

    a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác khách quan thời sự;

    b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.

    3. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa:

    a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước);

    b) Xác định và chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa.

    4. Điều tra bổ sung và rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra trước tại thực địa.

    Nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 32 Thông tư này.

    5. Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu điều tra và xây dựng báo cáo kết quả điều tra.

    Điều 47. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo

    1. Chỉnh lý các lớp thông tin chuyên đề của bản đồ phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước; nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, hiện trạng sử dụng đất) theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất.

    2. Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá:

    a) Xác định hệ thống sử dụng đất, loại đất theo mục đích sử dụng;

    b) Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất mới phát sinh.

    3. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo cho từng mục đích sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Thông tư này.

    Điều 48. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo

    1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

    2. Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất.

    3. Phân tích, đánh giá sự thay đổi hạng đất so với kết quả phân hạng kỳ trước.

    4. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo.

     

    Chương 5. ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CẢ NƯỚC LẦN ĐẦU VÀ LẦN TIẾP THEO

     

    Điều 49. Đánh giá chất lượng đất cả nước

    1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất:

    a) Tích hợp, tiếp biên bản đồ chất lượng đất của các vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ 1/250.000;

    b) Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ chất lượng đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000;

    c) Biên tập, trình bày và in bản đồ;

    d) Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất.

    2. Phân tích, đánh giá chất lượng đất cả nước:

    a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

    b) Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất;

    c) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất;

    d) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất;

    đ) Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu.

    Điều 50. Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước

    1. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai cả nước:

    a) Tích hợp, tiếp biên bản đồ tiềm năng đất đai của các vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ 1/250.000;

    b) Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ tiềm năng đất đai của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000;

    c) Biên tập, trình bày và in bản đồ;

    d) Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai.

    2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước:

    a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này;

    b) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến tiềm năng đất đai;

    c) Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường);

    d) Phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất;

    đ) Tổng hợp đánh giá tiềm năng đất đai lần đầu.

    Điều 51. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước

    1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.

    2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.

    3. Xây dựng báo cáo tóm tắt.

    4. Nghiệm thu và bàn giao kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước.

     

    Chương 6. QUAN TRẮC GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT

     

    Điều 52. Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất

    1. Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc, gồm:

    a) Xác định những nội dung cần quan trắc giám sát, gồm: độ phì đất; mặn hóa, phèn hóa; xói mòn, rửa trôi; ô nhiễm đất; sạt lở, bồi tụ; khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa;

    b) Lựa chọn các điểm lấy mẫu quan trắc;

    c) Lập sơ đồ mạng lưới các điểm lấy mẫu quan trắc lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh;

    d) Xác định sơ bộ các tuyến quan trắc tại thực địa;

    đ) Xác định thời điểm quan trắc;

    e) Xác định phương pháp quan trắc;

    g) Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc quan trắc: trang thiết bị, máy móc; dụng cụ; vật liệu; mẫu phiếu; phương tiện; nhân lực; tài chính;

    h) Xây dựng báo cáo kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc.

    2. Lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất:

    a) Xác định vị trí điểm lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa. Riêng đối với mẫu quan trắc xói mòn, rửa trôi đất, lấy tại các máng hứng xói mòn cố định;

    b) Lấy mẫu quan trắc; đóng gói và bảo quản mẫu (riêng đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, gói kín đưa về phòng thí nghiệm phân tích ngay; đối với xói mòn lấy 01 lần/tháng mùa mưa và 01 lần/mùa khô);

    c) Viết phiếu lấy mẫu và mô tả;

    d) Xây dựng báo cáo lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất.

    3. Thực hiện điều tra:

    a) Đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa cần điều tra các thông số chỉ số khô hạn, chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa;

    b) Đối với mẫu quan trắc kết von, đá ong hóa cần đo số lượng (% thể tích bề mặt lát cắt hoặc % khối lượng đất), hình dạng, kích thước hạt kết von;

    c) Đối với mẫu quan trắc các sự cố trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; sự xói lở bờ của sông, suối, bờ biển và bồi tụ cửa sông, ven biển: đo đạc xác định diện tích và kích thước các khu vực sạt lở, bồi tụ.

    Điều 53. Tổng hợp số liệu quan trắc và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát

    1. Phân tích mẫu quan trắc:

    a) Rà soát, phân loại mẫu đất đã lấy;

    b) Xác định các chỉ tiêu và phương pháp phân tích theo Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này;

    c) Thực hiện phân tích mẫu đất.

    2. Tổng hợp kết quả quan trắc:

    a) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về độ phì đất;

    b) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về ô nhiễm đất (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật);

    c) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về thoái hóa đất (mặn, phèn hóa; xói mòn, khô hạn, hoang mạc hóa; kết von, đá ong hóa);

    d) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về các sự cố do thiên tai: trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; xói lở bờ của sông, suối, bờ biển.

    3. So sánh với kết quả quan trắc của những lần trước (nếu có) để phân tích, đánh giá sự biến động (xu hướng biến đổi) về các chỉ tiêu: chất lượng đất (độ phì); thoái hóa đất; ô nhiễm đất; sự cố thiên tai.

    4. Xác định và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm cần giám sát (tăng mức độ ô nhiễm, thoái hóa hoặc nguy cơ gặp sự cố thiên tai và giảm chất lượng đất).

    5. Đề xuất giải pháp, biện pháp cần thực hiện tại những vùng, khu vực đất bị suy thoái.

    Điều 54. Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất

    1. Tập hợp các phụ lục số liệu quan trắc đính kèm báo cáo.

    2. Biên soạn báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.

    3. Nghiệm thu và bàn giao kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.

     

    Chương 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 55. Hiệu lực thi thành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.

    Điều 56. Trách nhiệm thi hành

    Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.

     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Kiểm toán Nhà nước
    - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
    - Viện Kiểm soát nhân dân tối cao;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
    - Các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
    - Lưu: VT, TCQLĐĐ, KHCN, PC.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG



     



    Trần Hồng Hà

     

    PHẦN PHỤ LỤC

    Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

     

    DANH MỤC PHỤ LỤC

     

    Phụ lục 1. Sơ đồ các bước và phương pháp thực hiện trong điều tra, đánh giá đất đai

    Phụ lục 1.1. Sơ đồ các bước thực hiện

    Sơ đồ 1: Các bước điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai

    Sơ đồ 2: Các bước điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

    Sơ đồ 3: Các bước điều tra phân hạng đất nông nghiệp

    Phụ lục 1.2. Một số phương pháp thực hiện

    Phụ lục 2. Quy định số lượng điểm điều tra, lấy mẫu trong điều tra, đánh giá đất đai

    Phụ lục 3. Bộ chỉ tiêu phân cấp trong điều tra, đánh giá đất đai

    Phụ lục 4. Mẫu bản tả, mẫu phiếu sử dụng trong điều tra, đánh giá đất đai

    Phụ lục 4.1. Mẫu bản tả phẫu diện đất chính

    Phụ lục 4.2. Mẫu bản tả phẫu diện đất phụ

    Phụ lục 4.3. Mẫu bản tả phẫu diện đất thăm dò

    Phụ lục 4.4. Mẫu phiếu lấy mẫu đất

    Phụ lục 4.5. Mẫu phiếu lấy mẫu nước

    Phụ lục 4.6. Mẫu phiếu điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất nông nghiệp

    Phụ lục 4.7. Mẫu phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp

    Phụ lục 5. Nội dung cấu trúc dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai

    Phụ lục 6. Quy định về màu sắc, ký hiệu thể hiện trên bản đồ kết quả sản phẩm

    Phụ lục 7. Sơ đồ trình tự thực hiện xây dựng bản đồ trong điều tra đánh giá đất đai

    Sơ đồ 4. Trình tự xây dựng bản đồ chất lượng đất

    Sơ đồ 5. Trình tự xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai

    Sơ đồ 6. Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm

    Sơ đồ 7. Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp

    Phụ lục 8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá chất lượng đất

    Phụ lục 9. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai

    Phụ lục 10. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

    Phụ lục 11. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, phân hạng đất nông nghiệp

    Phụ lục 12. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong quan trắc giám sát tài nguyên đất

    Phụ lục 13. Hướng dẫn xây dựng nội dung báo cáo điều tra, đánh giá đất đai

     

    PHỤ LỤC 1

    SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

     

    PHỤ LỤC 1.1. SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

     

    Sơ đồ 1: Các bước điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai

    Sơ đồ 2: Các bước điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

    Sơ đồ 3: Các bước điều tra, đánh giá phân hạng đất nông nghiệp

    PHỤ LỤC 1.2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

     

    1. Phương pháp điều tra

    a) Điều tra, thu thập thông tin sơ cấp (bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu);

    b) Điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp;

    c) Điều tra thực địa theo tuyến, điểm được áp dụng trong điều tra phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề.

    d) Đào phẫu diện, lấy tiêu bản đất, lấy mẫu đất

    Đào phẫu diện đất: phẫu diện đất chính được đào có chiều rộng 70 - 80 cm, chiều dài từ 120 - 200 cm. Mặt chính của phẫu diện đối diện với hướng mặt trời; đào đến tầng cứng rắn, đá mẹ hoặc đến độ sâu 125 cm (nếu chưa gặp tầng cứng rắn); phẫu diện phụ độ sâu tối đa là 100 cm; phẫu diện thăm dò độ sâu tối đa là 70 cm (có thể đào hoặc dùng khoan chuyên dụng).

    Lấy tiêu bản đất: Lấy đất ở các tầng phát sinh cho vào từng ngăn tương ứng của hộp tiêu bản. Đất cho vào hộp phải giữ được trạng thái tự nhiên và mang đặc trưng cho tất cả các tầng đất. Cách ghi tiêu bản đất: bên cạnh mỗi ngăn tiêu bản ghi rõ độ dày tầng đất phát sinh. Đầu nắp và mặt nắp hộp tiêu bản ghi số phẫu diện, ký hiệu phẫu diện.

    Lấy mẫu đất để phân tích: đối với phẫu diện chính lấy ở đáy phẫu diện, sau đó lấy dần lên các tầng trên; đối với phẫu diện phụ và mẫu đất ô nhiễm lấy ở tầng đất mặt, độ sâu không quá 30 cm.

    Mỗi mẫu đất phân tích phải lấy đủ trọng lượng từ 1kg đến 1,5kg, đựng vào một túi riêng, phía ngoài túi đựng mẫu phải có nhãn ghi rõ số phẫu diện, độ sâu tầng đất, tầng lấy mẫu. Bên trong túi phải có nhãn bằng giấy ghi số phẫu diện, địa điểm, độ sâu tầng đất và độ sâu lấy mẫu, ghi ngày và người lấy mẫu. Bảo quản mẫu đất trong túi ni-lông sạch, nhãn mẫu phải đựng trong túi nilon để đảm bảo không bị nhòe do nước thấm vào, buộc chặt bằng dây cao su, xếp trong thùng các-tông; sau đó hong khô đất ở nhiệt độ không khí (đối với mẫu đất phân tích dung trọng sử dụng bằng các ống đóng chuyên dùng bằng thép, thể tích 100 cm3, được bảo quản trong 2 đến 3 lớp túi ni lông), vận chuyển về phòng thí nghiệm khi có điều kiện.

    2. Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu

    2.1. Phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm Excel: áp dụng trong xử lý tổng hợp, thống kê số liệu.

    2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ điều tra

    a) Xử lý nội nghiệp

    - Trường hợp điều tra thu thập được bản đồ giấy thì thực hiện quét bản đồ, số hóa để phục vụ cho việc sao chuyển các thông tin.

    Độ phân giải khi quét bản đồ tối thiểu phải đạt 150 dpi; bản đồ chỉ được số hóa sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo quy định: bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trong của bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm và đường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ; sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá ± 0,5mm tính theo tỷ lệ bản đồ; sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung khoanh đất không được vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;

    - Trường hợp điều tra thu thập được bản đồ số thì thực hiện tích hợp, ghép biên các mảnh bản đồ dạng số (đối với trường hợp nhiều mảnh), sau đó thực hiện lược bỏ các thông tin không cần thiết, chỉ giữ lại các thông tin cần thiết (loại đất, địa hình, độ dày tầng đất, loại đất theo mục đích sử dụng, chế độ nước,...), chồng xếp các lớp thông tin lên bản đồ nền, thành lập bản đồ kết quả điều tra nội nghiệp.

    * Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra nội nghiệp được khoanh vẽ, tổng hợp hoặc khái quát hóa; các khoanh đất phải đồng nhất 3 yếu tố: địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối); hiện trạng sử dụng đất; loại đất theo thổ nhưỡng hoặc nguồn ô nhiễm đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất.

    * Phương pháp xây dựng sơ đồ mạng lưới phẫu diện hoặc điểm lấy mẫu đất trên bản đồ kết quả điều tra.

    - Lựa chọn vị trí điểm đào phẫu diện đất, điểm lấy mẫu đất: Vị trí các điểm đào phẫu diện tập trung tại các khu vực đất bị thoái hóa theo kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất đã thực hiện, các khu vực có địa hình thổ nhưỡng đan xen phức tạp lấy tối thiểu một loại đất trên một phẫu diện. Đối với các khu vực là đất rừng tự nhiên nguyên sinh chỉ lấy một phẫu diện trên một loại đất (loại thổ nhưỡng). Khi xây dựng mạng lưới điểm đào phẫu diện trong điều tra, đánh giá chất lượng đất lần tiếp theo, yêu cầu 50% tổng số lượng vị trí điểm đào là phẫu diện mới; 50% trùng với vị trí các điểm đã lấy của kỳ trước hoặc vị trí quan trắc hàng năm.

    Mỗi khoanh đất ngoài thực địa thể hiện trên bản đồ tối thiểu phải có một phẫu diện chính, phụ hoặc thăm dò. Trường hợp những khoanh đất có quy mô lớn thì căn cứ vào diện tích, loại địa hình, tỷ lệ bản đồ cần điều tra để xác định rõ số phẫu diện cần quan trắc, mô tả.

    - Vị trí các điểm lấy mẫu đất trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất: được xác định xung quanh tuyến lấy mẫu (bán kính ≤ 300m) bắt đầu từ nguồn gây ô nhiễm; khoảng cách giữa 2 điểm lấy mẫu liền kề ≤ 500 m;

    Vị trí các điểm lấy mẫu nước: ở đầu và cuối kênh mương tiếp nhận nguồn thải, riêng đối với khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản vị trí điểm lấy mẫu nước trùng với mẫu đất, bùn đáy ao nuôi.

    b) Xử lý ngoại nghiệp

    * Chỉnh lý ranh giới khoanh đất ngoài thực địa

    Trường hợp đường ranh giới khoanh đất có trên thực địa nhưng không có trên bản đồ kết quả điều tra nội nghiệp thì xác định như sau: căn cứ vào khoanh đất điều tra đã được xác định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này để điều chỉnh ranh giới khoanh đất hoặc thửa đất theo thực địa. Việc điều chỉnh này sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, dựa vào các địa vật rõ nét có sẵn trên bản đồ và trên thực địa (các đặc điểm nhận dạng của các yếu tố đã có trên bản đồ) kết hợp với ước tính hoặc đo đạc đơn giản khoảng cách trên thực địa từ các điểm đã có trên bản đồ tới các điểm cần xác định.

    Trường hợp không xác định được vị trí ranh giới khoanh đất tương ứng với yếu tố hình tuyến trên bản đồ và thực địa thì áp dụng phương pháp giao hội cạnh hoặc tọa độ vuông góc từ các điểm chi tiết rõ nét trên thực địa đã được biểu thị trên bản đồ để thể hiện các điểm góc đường ranh giới khoanh đất; chỉ điều chỉnh với khoanh đất có diện tích tối thiểu theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

    Sai số cho phép về đường ranh giới các khoanh đất được xác định căn cứ vào tỷ lệ, chất lượng bản đồ nền và mức độ biểu hiện của các loại đất khác nhau ngoài thực địa, theo hai mức độ biểu hiện:

    - Rõ ràng: ranh giới giữa các loại đất nằm liền kề có thể xác định dễ dàng bằng mắt thường thông qua các yếu tố hình thành đất;

    - Không rõ: ranh giới đất khó nhận biết ngoài đồng

    Sai số cho phép về ranh giới các khoanh đất như sau:

    Sự thể hiện ranh giới đất ở thực địa

    Sai số trên bản đồ (mm - tử số) và ngoài thực địa (m - mẫu số)

    1/100.000

    1/50.000

    1/25.000

    1/10.000

    Rõ ràng

    4/400

    4/200

    4/100

    4/40

    Không rõ ràng

    6/600

    6/300

    6/150

    6/60

    * Chấm điểm vị trí (cell) và chỉnh lý nhãn khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa.

    Quy định về sai số vị trí phẫu diện

    Tỷ lệ bản đồ

    Sai số về vị trí trên bản đồ (mm - tử số) và ngoài thực địa (m - mẫu số)

    1/250.000

    ±2/1250

    1/100.000

    ±2/200

    1/50.000

    ±2/50

    1/25.000

    ±2/12,5

    3. Phương pháp phân tích mẫu đất, mẫu nước: áp dụng trong đánh giá độ phì nhiêu đất và ô nhiễm đất

    Các phương pháp phân tích mẫu đất, nước được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn ngành chi tiết như sau:

    STT

    Chỉ tiêu

    Phương pháp

    Ghi chú

    I. Độ phì đất, thoái hóa đất

    1

    Thành phần cơ giới đất

    Phương pháp pipet

    TCVN 8567:2010

    2

    Dung trọng

    Phương pháp ống trụ

     

    3

    pH

    Đo bằng máy đo pH

    TCVN 5979:2007

    4

    OM tổng số

    Phương pháp Walkley - Black

    TCVN 6644:2000

    5

    N tổng số

    Phương pháp Kjeldahl

    TCVN 6498 : 1999

    6

    P2O5 tổng số

    Phương pháp so màu

    TCVN 4052- 1985

    7

    K2O tổng số

    Phương pháp quang kế ngọn lửa

    TCVN 8660:2011

    8

    CEC

    Phương pháp amonaxetat pH = 7

    TCVN 8568:2010

    9

    Tổng số muối tan

    Phương pháp khối lượng

     

    10

    Lưu huỳnh tổng số

    Phương pháp đốt khô

    TCVN 7371 : 2004

    II. Ô nhiễm đất

    Mẫu đất

    11

    Cd, Pb, Cu, Zn

    Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và nhiệt điện (không ngọn lửa)

    TCVN 6496:1999

    12

    As

    Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử

    TCVN 6649:2000

    13

    Dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp

    Xác định trên máy sắc ký - Kỹ thuật mao quản

    QCVN 15:2008/BTNMT

    Mẫu nước

    14

    PO43-

    Sắc ký lỏng ion

    TCVN 6494-1999

    15

    NH4+

    Phương pháp chưng cất và chuẩn độ

    TCVN 5988-1995

    16

    BOD5

    Phương pháp cấy và pha loãng

    TCVN 6001-1995

    17

    COD

    Phương pháp K2Cr2O7

    TCVN 6491-1999

    18

    Cd, Pb, Cu, Zn

    Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

    TCVN 6193-1996

    19

    As

    Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua)

    TCVN 6626-2000

    4. Phương pháp xây dựng bản đồ

    - Ứng dụng phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của FAO để thành lập các bản đồ thành phần, bản đồ chuyên đề, bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp.

    Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm ArcGIS, ArcView, MicroStation, MapInfo để xây dựng và chồng xếp hoặc ghép các bản đồ.

    - Phương pháp nội suy: nội suy (Krigging; IDW) để xác định các giá trị liên tục về phân bố lượng mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm cho toàn bộ địa bàn điều tra áp dụng trong xây dựng bản đồ khí hậu;

    - Phương pháp chuyển đổi dữ liệu sử dụng phần mềm FME để chuyển đổi định dạng dữ liệu đầu vào khác nhau về định dạng thống nhất.

     

    PHỤ LỤC 2

    QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG PHẪU DIỆN, MẪU ĐẤT, PHIẾU ĐIỀU TRA TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

    2.1. Quy định về số lượng phẫu diện đất, mẫu đất trong điều tra, đánh giá đất đai

    2.2.1. Số lượng phẫu diện đất trong điều tra, đánh giá chất lượng đất

    Bảng 1: Quy định về diện tích trung bình cần đào một phẫu diện đất trong điều tra, đánh giá chất lượng đất

    Đơn vị tính: ha

    Tỷ lệ bản đồ

     

    Khu vực điều tra

    Cấp tỉnh

    Cấp vùng

    Lần đầu

    Lần tiếp theo

    Lần đầu

    Lần tiếp theo

    1/25.000

    1/50.000

    1/100.000

    1/25.000

    1/50.000

    1/100.000

    1. Đồng bằng, ven biển

    15

    60

    240

    45

    180

    720

    1.500

    4.500

    Địa hình và loại đất đồng nhất trên phạm vi lớn

    20

    80

    320

    60

    240

    960

    2.000

    6.000

    Địa hình và đất tương đối đồng nhất

    15

    60

    240

    45

    180

    720

    1.500

    4.500

    Địa hình và đất phân bố xen kẽ phức tạp; hoặc vùng đất cát, đất mặn, phèn ven biển

    12

    48

    192

    36

    144

    576

    1.200

    3.600

    2. Trung du, miền núi

    25

    100

    400

    75

    300

    1.200

    2.500

    4.000

    Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc ≥25°

    30

    120

    480

    90

    360

    1.440

    3.000

    9.000

    Địa hình bị chia cắt, độ dốc 15 - 25°

    20

    80

    320

    60

    240

    960

    2.000

    6.000

    Đồi lượn sóng, dốc thoải (8 - 15°) cây hàng năm hoặc cây bụi; địa hình đồi núi có rừng che phủ

    15

    60

    240

    45

    180

    720

    1500

    4.500

    Địa hình đồi núi, độ dốc <25° bị chia cắt mạnh, đất phân bố xen kẽ phức tạp

    12

    48

    192

    36

    144

    576

    1200

    3.600

    Tỷ lệ giữa 3 loại phẫu diện (chính, phụ, thăm dò) là 1:4:4

    Quy định về số lượng mẫu đất phân tích:

    Đối với phẫu diện chính số lượng mẫu đất phân tích bằng số tầng đất (mỗi tầng lấy một mẫu).

    Đối với phẫu diện phụ chỉ lấy một mẫu đất phân tích tại tầng mặt.

    2.1.2. Số lượng mẫu đất, nước trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

    a) Số lượng mẫu đất, nước trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu

    - Mẫu đất: 5 ha lấy ít nhất 1 mẫu. Vị trí các điểm dự kiến lấy mẫu được xác định xung quanh tuyến lấy mẫu (bán kính ≤ 300 m) bắt đầu từ nguồn gây ô nhiễm; khoảng cách giữa 2 điểm lấy mẫu liền kề ≤ 500 m.

    - Mẫu nước: Đối với các nguồn ô nhiễm: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khai thác, chế biến khoáng sản; rác thải y tế, sinh hoạt; nuôi trồng, chế biến thủy sản, tiến hành lấy mẫu nước ở vị trí đầu và cuối kênh mương tiếp nhận nguồn thải. Đối với nguồn thải nuôi trồng, chế biến thủy sản, mẫu nước ao hồ thủy sản được lấy kèm với mẫu đất, bùn đáy ao nuôi.

    b) Số lượng mẫu đất, nước trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần tiếp theo

    - Đối với các khu vực đã điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước, căn cứ vào kết quả quan trắc hàng năm để xác định số lượng và vị trí các điểm lấy mẫu tại các khu vực đã bị ô nhiễm. Tổng số lượng mẫu không quá 50% số lượng mẫu lần đầu (không quá 10 ha/mẫu).

    - Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm mật độ lấy mẫu như lần đầu.

    c) Quy định về số lượng mẫu đất, nước cần phân tích trong quan trắc giám sát tài nguyên đất

    Số lượng mẫu đất cần quan trắc hàng năm theo các loại hình thoái hóa đất, các đơn vị chất lượng đất, không quá 10% số lượng quy định tại Bảng 1 Phụ lục 2 của cấp vùng lần đầu.

    Số lượng mẫu đất cần quan trắc hàng năm theo các nguồn gây ô nhiễm (từ khu, cụm công nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng chế biến thủy sản, các khu vực thâm canh,...) không quá 2 mẫu/1 khu.

    2.2. Quy định về số lượng phiếu điều tra

    Số lượng phiếu điều tra (bao gồm cả tổ chức; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất) trong điều tra tiềm năng đất đai được xác định như sau:

    a) Cấp vùng (đối với tiềm năng đất đai):

    Số lượng phiếu điều tra tình hình sử dụng và tiềm năng đất đai (nông nghiệp, phi nông nghiệp) được tính bằng số khoanh đất điều tra.

    b) Cấp tỉnh:

    Số lượng phiếu điều tra tình hình sử dụng và tiềm năng đất đai (nông nghiệp, phi nông nghiệp) được tính bằng số khoanh đất điều tra.

     

    PHỤ LỤC 3

    BỘ CHỈ TIÊU PHÂN CẤP TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

     

    3.1. Chỉ tiêu phân cấp trong điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai

    3.1.1. Phân cấp loại đất theo mục đích sử dụng

    Bảng 2. Các loại đất thể hiện trên bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng

    STT

    Loại đất

    Ký hiệu

    1

    Đất trồng cây hàng năm

    CHN

    2

    Đất trồng cây lâu năm

    CLN

    3

    Đất rừng sản xuất

    RSX

    4

    Đất rừng phòng hộ

    RPH

    5

    Đất rừng đặc dụng

    RDD

    6

    Đất nuôi trồng thủy sản

    NTS

    7

    Đất làm muối

    LMU

    8

    Đất ở

    OCT

    9

    Đất chuyên dùng

    CDG

    10

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp1

    CSK

    11

    Đất có mục đích công cộng2

    CCC

    Bảng 3. Các loại đất thể hiện trên bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh

    STT

    Loại đất

    Ký hiệu

    1

    Đất trồng lúa

    LUA

    2

    Đất trồng cây hàng năm khác

    HNK

    3

    Đất trồng cây lâu năm

    CLN

    4

    Đất rừng sản xuất

    RSX

    5

    Đất rừng phòng hộ

    RPH

    6

    Đất rừng đặc dụng

    RDD

    7

    Đất nuôi trồng thủy sản

    NTS

    8

    Đất làm muối

    LMU

    9

    Đất nông nghiệp khác

    NKH

    10

    Đất các công trình xây dựng3

    DCT

    11

    Đất khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất

    DCN

    12

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    DKS

    13

    Đất công trình năng lượng

    DNL

    14

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    DRA

    15

    Đất nghĩa trang, nghĩa địa

    NTD

    16

    Đất phi nông nghiệp còn lại4

    PCL

    3.1.2. Bộ chỉ tiêu phân cấp phục vụ đánh giá chất lượng đất

     

    Bảng 4: Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ chất lượng đất

     

    Chỉ tiêu

    Ký hiệu

    Cấp vùng

    Cấp tỉnh

    Phân cấp

    Ký hiệu

    Phân cấp

    Ký hiệu

    I. Nhóm chỉ tiêu về đất

    1. Loại đất

    G

    1. Loại đất

    G

    1. Nhóm đất phụ (tổ hợp các đơn vị đất có đặc điểm sử dụng tương tự). Đơn vị đất

    G

    2. Độ dày tầng đất (cm)

    D

    >100

    D1

    >100

    D1

    50 - 100

    D2

    50 - 100

    D2

    < 50

    D3

    < 50

    D3

    II. Nhóm chỉ tiêu về địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối)

    SL

    Trung du, miền núi

    Trung du, miền núi

    0 - 3°

    SL1

    0 - 3°

    SL1

    > 3 - < 8°

    SL2

    > 3 - < 8°

    SL2

    ≥ 8 - < 15°

    SL3

    ≥ 8 - < 15°

    SL3

    ≥ 15 - < 25°

    SL4

    ≥ 15 - < 25°

    SL4

    ≥ 25°

    SL5

    ≥ 25°

    SL5

    DHTD

    Đồng bằng, ven biển

    Đồng bằng, ven biển

    Thấp

    DHTD1

    Thấp

    DHTD1

    Vàn

    DHTD2

    Vàn

    DHTD2

    Cao

    DHTD3

    Cao

    DHTD3

    III. Khí hậu

    1. Lượng mưa (1 năm)5

    R

    Thấp

    R1

    Thấp

    R1

    Trung bình

    R2

    Trung bình

    R2

    Cao

    R3

    Cao

    R3

    2. Tổng tích ôn6 (°C)

    T

    Thấp

    T1

    Thấp

    T1

    Trung bình

    T2

    Trung bình

    T2

    Cao

    T3

    Cao

    T3

    3. Khô hạn (tháng/ năm)

    Kh

    Không hạn
    (< 2)

    Kh1

    Không hạn (< 2)

    Kh1

    Hạn nhẹ
    (≥ 2 - 3)

    Kh2

    Hạn nhẹ
    (≥ 2 - 3)

    Kh2

    Hạn trung bình
    (> 3 - 5)

    Kh3

    Hạn trung bình (> 3 - 5)

    Kh3

    Hạn nặng
    (> 5)

    Kh4

    Hạn nặng
    (> 5)

    Kh4

    4. Gió7

    Gi

    Không thuận lợi

    Gi1

    Không thuận lợi

    Gi1

    Ít thuận lợi

    Gi2

    Ít thuận lợi

    Gi2

    Thuận lợi

    Gi3

    Thuận lợi

    Gi3

    IV. Chế độ nước8

    1. Chế độ tưới

    I

    Không tưới

    I1

    Nhờ nước trời

    I1

    Có tưới

    I2

    Bán chủ động

    I2

    Chủ động

    I3

    2. Xâm nhập mặn (tháng/năm)

    SA

    Không xâm nhập mặn

    SA1

    Không xâm nhập mặn

    SA1

    Có xâm nhập mặn

    SA2

    Xâm nhập mặn ít

    SA2

    Xâm nhập mặn trung bình

    SA3

    Xâm nhập mặn nhiều

    SA4

    3. Ngập úng (ngày/năm)

    F

    Không ngập

    F1

    Không ngập

    F1

    Có ngập

    F2

    Ngập nhẹ

    F2

    Ngập trung bình

    F3

    Ngập nặng

    F4

    V. Độ phì nhiêu của đất9

    DP

    Thấp

    DP1

    Thấp

    DP1

    Trung bình

    DP2

    Trung bình

    DP2

    Cao

    DP3

    Cao

    DP3

     

    Bảng 5: Phân cấp chỉ tiêu về chế độ nước

     

    Phân theo vùng

    Chỉ tiêu

    Cấp vùng

    Cấp tỉnh

    Chế độ tưới

    Ký hiệu

    Xâm nhập mặn (tháng/ năm)

    Ký hiệu

    Ngập úng (ngày /năm)

    Ký hiệu

    Chế độ tưới

    Ký hiệu

    Xâm nhập mặn (tháng/ năm)

    Ký hiệu

    Ngập úng (ngày /năm)

    Ký hiệu

    Vùng đồng bằng

    Không tưới

    I1

     

     

    < 5

    F1

    Nhờ nước trời

    I1

     

     

    < 5

    F1

    Có tưới

    I2

     

     

    ≥ 5

    F2

    Bán chủ động

    I2

     

     

    ≥ 5 - 30

    F2

     

     

     

     

    Chủ động

    I3

     

     

    > 30 - 60

    F3

     

     

     

     

     

     

     

     

    > 60

    F4

    Vùng trung du miền núi

    Không tưới

    I1

     

     

     

     

    Nhờ nước trời

    I1

     

     

     

     

    Có tưới

    I2

     

     

     

     

    Bán chủ động

    I2

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chủ động

    I3

     

     

     

     

    Vùng đồng bằng ven biển

    Không tưới

    I1

    < 1

    SA1

    < 5

    F1

    Nhờ nước trời

    I1

    < 1

    SA1

    < 5

    F1

    Có tưới

    I2

    ≥ 1

    SA2

    ≥ 5

    F2

    Bán chủ động

    I2

    ≥ 1 - < 3

    SA2

    ≥ 5 - < 30

    F2

     

     

     

     

    Chủ động

    I3

    > 3 - < 5

    SA3

    > 30 - < 60

    F3

     

     

     

     

     

     

    > 5

    SA4

    > 60

    F4

     

    Bảng 6: Phân cấp chỉ tiêu về độ phì nhiêu của đất

     

    Chỉ tiêu

    Cấp vùng

    Cấp tỉnh

    Phân cấp

    Ký hiệu

    Đánh giá

    Phân cấp

    Ký hiệu

    Đánh giá

    1. Độ chua của đất (pHKCl)

    ≥ 6,0 - £ 7,0

    pH1

    Trung tính

    ≥ 6,0 - £ 7,0

    pH1

    Trung tính

    ≥ 4,0 - <6,0

    pH2

    Ít chua

    ≥ 4,0 - <6,0

    pH2

    Ít chua

    < 4,0 hoặc > 7,0

    pH3

    Rất chua (< 4,0) hoặc Kiềm mạnh (> 7,0)

    < 4,0 hoặc > 7,0

    pH3

    Rất chua (< 4,0) hoặc Kiềm mạnh (> 7,0)

    2. Thành phần cơ giới

     

     

     

    Cát, Cát pha thịt, Thịt pha cát

    TPCG1

    Nhẹ

     

     

     

    Thịt, Thịt pha Limon, Limon thịt pha sét, Thịt pha sét và Limon, Sét pha cát

    TPCG2

    Trung bình

    3. Dung trọng (g/cm3)

    ≤ 1,2

    Dt1

    Đất không bị nén

    < 1

    Dt1

    Giàu chất hữu cơ

    1,0 - 1,2

    Dt2

    Đất trồng trọt điển hình

    > 1,2

    Dt2

    Đất bị nén

    > 1,2

    Dt3

    Đất bị nén

    4. Dung tích hấp thu CEC (lđl/100g đất)

    < 10

    CEC1

    Thấp

    < 10

    CEC1

    Thấp

     

    ≥ 10 - < 25

    CEC2

    Trung bình

    ≥ 10 - < 25

    CEC2

    Trung bình

     

    ≥ 25

    CEC3

    Cao

    ≥ 25

    CEC3

    Cao

    5. Dinh dưỡng tổng số10

     

    DD1

    Thấp

     

    DD1

    Thấp

     

    DD2

    Trung bình

     

    DD2

    Trung bình

     

    DD3

    Cao

     

    DD3

    Cao

    Đối với khu vực đất ven biển đánh giá thêm 2 chỉ tiêu sau:

    6. Tổng số muối tan (%)

    < 0,25

    Mts1

    Thấp

    < 0,25

    Mts1

    Thấp

    ≥ 0,25 - < 0,75

    Mts2

    Trung bình

    ≥ 0,25 - < 0,75

    Mts2

    Trung bình

    ≥ 0,75

    Mts3

    Cao

    ≥ 0,75

    Mts3

    Cao

    7. Lưu huỳnh tổng số

    < 0,06

    Lts1

    Thấp

    < 0,06

    Lts1

    Thấp

    ≥ 0,06 - < 0,24

    Lts2

    Trung bình

    ≥ 0,06 - < 0,24

    Lts2

    Trung bình

    ≥ 0,24

    Lts3

    Cao

    ≥ 0,24

    Lts3

    Cao

     

    Bảng 7: Phân cấp chỉ tiêu dinh dưỡng tổng số

     

    Chỉ tiêu

    Ký hiệu

    Cấp vùng

    Cấp tỉnh

    Phân cấp

     

    Phân cấp

    Đánh giá

    Vùng đồng bằng, ven biển

    Vùng trung du, miền núi

    Đánh giá

    Vùng đồng bằng, ven biển

    Vùng trung du, miền núi

    1. Nitơ tổng số (%)

    N1

    < 0,08

    < 0,10

    Nghèo

    < 0,08

    < 0,10

    Nghèo

    N2

    ≥ 0,08 - < 0,15

    ≥ 0,10 - < 0,20

    Trung bình

    ≥ 0,08 - < 0,15

    ≥ 0,10 -< 0,20

    Trung bình

    N3

    ≥ 0,15

    ≥ 0,20

    Giàu

    ≥ 0,15

    ≥ 0,20

    Giàu

    2. Phốt pho tổng số (%)

    P1

    < 0,06

    Nghèo

    < 0,06

    Nghèo

    P2

    ≥ 0,06 - < 0,10

    Trung bình

    ≥ 0,06 - < 0,10

    Trung bình

    P3

    ≥ 0,10

    Giàu

    ≥ 0,10

    Giàu

    3. Kali tổng số (%)

    K1

    < 1,0

    Nghèo

    < 1,0

    Nghèo

    K2

    ≥ 1,0 - < 2,0

    Trung bình

    ≥ 1,0 - < 2,0

    Trung bình

    K3

    ≥ 2,0

    Giàu

    ≥ 2,0

    Giàu

    4. Chất hữu cơ tổng số (OM%)

    OM1

    < 1

    < 2,0

    Nghèo

    < 1

    < 2,0

    Nghèo

    OM2

    ≥ 1 - < 2

    ≥ 2,0 - < 4,0

    Trung bình

    ≥ 1 - < 2

    ≥ 2,0 -  < 4,0

    Trung bình

    OM3

    ≥ 2

    ≥ 4,0

    Giàu

    ≥ 2

    ≥ 4,0

    Giàu

    3.1.3. Bộ chỉ tiêu phân cấp phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai

    Bảng 8: Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai

     

    STT

    Chỉ tiêu

    Ký hiệu

    Phân cấp

    1

    Đơn vị chất lượng đất

    DVD

     

    2

    Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

    KT

    Hiệu quả kinh tế thấp (KT1)

    Hiệu quả kinh tế trung bình (KT2)

    Hiệu quả kinh tế cao (KT3)

    3

    Nhóm chỉ tiêu về xã hội

    XH

    Hiệu quả xã hội thấp (XH1)

    Hiệu quả xã hội trung bình (XH2)

    Hiệu quả xã hội cao (XH3)

    4

    Nhóm chỉ tiêu về môi trường

    MT

    Hiệu quả môi trường thấp (MT1)

    Hiệu quả môi trường trung bình (MT2)

    Hiệu quả môi trường cao (MT3)

     

    Bảng 9: Phân cấp, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

     

    Chỉ tiêu

    Ký hiệu

    Cấp vùng

    Cấp tỉnh

    Phân cấp

    Ký hiệu

    Phân cấp

    Ký hiệu

    I. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

    KT

     

     

     

     

    1. Giá trị gia tăng11

    VA

    Thấp

    VA1

    Thấp

    VA1

    Trung bình

    VA2

    Trung bình

    VA2

    Cao

    VA3

    Cao

    VA3

    2. Hiệu quả đầu tư12

     

    Thấp (< 1,5 lần)

    HQDT1

    Thấp (< 1,5 lần)

    HQDT1

    Trung bình (≥ 1,5 - < 2 lần)

    HQDT2

    Trung bình (≥ 1,5 - < 2 lần)

    HQDT2

    Cao
    (≥ 2 lần)

    HQDT3

    Cao
    (≥ 2 lần)

    HQDT3

    II. Nhóm chỉ tiêu về xã hội

    XH

     

     

     

     

    1. Giải quyết nhu cầu lao động13

    Thấp

    LD1

    Thấp

    LD1

    Trung bình

    LD2

    Trung bình

    LD2

    Cao

    LD3

    Cao

    LD3

    2. Mức độ chấp nhận của người sử dụng đất

    CN

    Không chấp nhận

    CN1

    Không chấp nhận

    CN1

    Ít chấp nhận

    CN2

    Ít chấp nhận

    CN2

    Chấp nhận

    CN3

    Chấp nhận

    CN3

    3. Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    PHCL

    Không phù hợp

    PHCL1

    Không phù hợp

    PHCL1

    Phù hợp

    PHCL2

    Phù hợp

    PHCL2

    Rất phù hợp

    PHCL3

    Rất phù hợp

    PHCL3

    4. Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành

    PHN

    Không phù hợp

    PHN1

    Không phù hợp

    PHN1

    Phù hợp

    PHN2

    Phù hợp

    PHN2

    Rất phù hợp

    PHN3

    Rất phù hợp

    PHN3

    III. Nhóm chỉ tiêu về môi trường

    MT

     

     

     

     

    1. Tăng khả năng che phủ đất và phòng hộ của rừng

    TCP

    Thấp (<10%)

    TCP1

    Thấp (<10%)

    TCP1

    Trung bình (10 - 30%)

    TCP2

    Trung bình (10 - 30%)

    TCP2

    Cao (>30%)

    TCP3

    Cao (>30%)

    TCP3

    2. Duy trì bảo vệ đất14

    BVD

    Tác động đến đất và gây suy thoái

    BVD1

    Tác động đến đất và gây suy thoái

    BVD1

    Duy trì bảo vệ đất

    BVD2

    Duy trì bảo vệ đất

    BVD2

    Cải thiện đất tốt

    BVD3

    Cải thiện đất tốt

    BVD3

    3. Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất15

    GTH

    Nhẹ (< 5%)

    GTH1

    Nhẹ (< 5%)

    GTH1

    Trung bình (≥ 5 - < 10%)

    GTH2

    Trung bình (≥ 5 -< 10%)

    GTH2

    Nặng (≥ 10%)

    GTH3

    Nặng (≥ 10%)

    GTH3

     

    Bảng 10: Chỉ tiêu phân cấp đánh giá tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng đất cả nước, cấp vùng

     

    Mục đích sử dụng đất16

    Mức tiềm năng17

    Đơn vị chất lượng đất

    Hiệu quả kinh tế

    Hiệu quả xã hội

    Hiệu quả môi trường

    1. Đất trồng cây hàng năm

    - Mức tiềm năng thấp (TN1)

    DVD1-7

    KT1

    XH1

    MT1, MT2

    - Mức tiềm năng trung bình (TN2)

    DVD8-9

    KT2

    XH2,

    MT2, MT3

    - Mức tiềm năng cao (TN3)

    DVD11-15

    KT3

    XH3

    MT3

    2. Đất trồng cây lâu năm

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ……..

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bảng 11: Chỉ tiêu phân cấp đánh giá tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng đất cấp tỉnh

     

    Mục đích sử dụng đất18

    Mức tiềm năng

    Đơn vị chất lượng đất

    Hiệu quả kinh tế

    Hiệu quả xã hội

    Hiệu quả môi trường

    1. Đất trồng lúa

    - Mức tiềm năng thấp (TN1)

    DVD1-7

    KT1

    XH1

    MT1, MT2

    - Mức tiềm năng trung bình (TN2)

    DVD8-9

    KT2

    XH2,

    MT2, MT3

    - Mức tiềm năng cao (TN3)

    DVD11-15

    KT3

    XH3

    MT3

    2. Đất trồng cây hàng năm khác

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    …..

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3.2. Chỉ tiêu phân cấp trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

     

    Bảng 12: Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm đất

     

    Mức độ ô nhiễm đất

    Phân cấp19

    Ký hiệu

    Không ô nhiễm

    Chỉ tiêu được đánh giá có giá trị nhỏ hơn 70% giá trị giới hạn cho phép

    ONo

    Cận ô nhiễm

    Chỉ tiêu được đánh giá có giá trị từ 70% đến cận 100% giá trị giới hạn cho phép

    ONc

    Ô nhiễm

    Chỉ tiêu được đánh giá có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị giới hạn cho phép

    ON

    Bảng 13: Các nguồn gây ô nhiễm đất và chỉ tiêu phân tích

    STT

    Nguồn gây ô nhiễm20

    Ký hiệu

    Chỉ tiêu phân tích21

    1

    Khu, cụm công nghiệp

    KCN

    Kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As

    2

    Khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

    TCN

    3

    Khu khai thác, chế biến khoáng sản; vật liệu xây dựng

    KS

    4

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    BT

    5

    Khu nuôi trồng, chế biến thủy sản

    TS

    - Kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As

    - Mẫu nước phân tích thêm các chỉ tiêu: PO43-, NH4+, BOD5, COD

    6

    Khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc BVTV

    CT

    - Kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As

    - Thuốc BVTV (Clo hữu cơ, lân hữu cơ)

    7

    Kho chứa thuốc BVTV

    BVTV

    Thuốc BVTV (Clo hữu cơ, lân hữu cơ)

    8

    Khu vực nghĩa trang, nghĩa địa và các khu vực phát sinh ô nhiễm khác

    NK

    Kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As

    Bảng 14: Giới hạn hàm lượng kim loại nặng trong một số loại đất

    Đơn vị: mg/kg đất khô

    Thông số

    Đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, nông nghiệp khác

    Đất lâm nghiệp

    Đất ở, khu vui chơi, giải trí công cộng

    Đất thương mại, dịch vụ

    Đất khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    1. Arsen (As)

    12

    12

    12

    12

    12

    2. Cadimi (Cd)

    2

    2

    5

    5

    10

    3. Đồng (Cu)

    50

    70

    70

    100

    100

    4. Chì (Pb)

    70

    100

    120

    200

    300

    5. Kẽm (Zn)

    200

    200

    200

    300

    300

    Nguồn: QCVN 03:2008/BTNMT

    Bảng 15: Giới hạn tối đa cho phép dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp

    TT

    Hóa chất

    Công thức hóa học

    Mức cho phép (mg/kg đất)

    1

    Dieldrin

    C12H8Cl6O

    0,01

    2

    Chlordane

    C10H6Cl8

    0,01

    3

    Aldrin

    C12H8Cl6

    0,01

    4

    Endrin

    C12H8Cl6O

    0,01

    5

    Heptachlor

    C10H5Cl7

    0,01

    6

    2,4-D

    C8H6Cl2O3

    0,10

    7

    Methyl Parathion

    C8H10NO5PS

    0,01

    8

    Methamidophos

    C2H8NO2PS

    0,01

    Nguồn: QCVN 15:2008/BTNMT

    Bảng 16: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng dùng cho nước tưới

    Thông số

    Đơn vị

    Giá trị giới hạn

    Cu

    mg/l

    0,50

    Pb

    mg/l

    0,05

    Zn

    mg/l

    2,00

    Cd

    mg/l

    0,01

    As

    mg/l

    0,05

    PO43- (tính theo P)

    mg/l

    0,30

    NH4+ (tính theo N)

    mg/l

    0,50

    BOD5

    mg/l

    15,00

    COD

    mg/l

    30,00

    Nguồn: QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 39:2011/BTNMT

     

    3.3. Bộ chỉ tiêu phân cấp phục vụ phân hạng đất nông nghiệp

    Bảng 17: Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
    trong điều tra phân hạng đất nông nghiệp

    Chỉ tiêu

    Ký hiệu

    Phân cấp

    Ký hiệu

    I. Nhóm chỉ tiêu về đất

     

     

     

    1. Loại đất

    G

    1. Nhóm đất phụ (tổ hợp các đơn vị đất có đặc điểm sử dụng tương tự). Đơn vị đất

    G

    2. Độ dày tầng đất (cm)

    D

    > 100

    D1

    50 - 100

    D2

    < 50

    D3

    3. Thành phần cơ giới

    TPCG

    Nhẹ

    TPCG1

    Trung bình

    TPCG2

    Nặng

    TPCG3

    II. Nhóm chỉ tiêu về địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối)

    Trung du, miền núi

    SL

    0 - 3°

    SL1

    ≥ 3 - < 8°

    SL2

    ≥ 8 - < 15°

    SL3

    ≥ 15 - < 25°

    SL4

    ≥ 25°

    SL5

    Đồng bằng, ven biển

    DHTD

    Thấp

    DHTD1

    Vàn

    DHTD2

    Cao

    DHTD3

    III. Khí hậu

     

     

     

    1. Lượng mưa trung bình năm22

    R

    Thấp

    R1

    Trung bình

    R2

    Cao

    R3

    2. Tổng tích ôn23

    T

    Thấp

    T1

    Trung bình

    T2

    Cao

    T3

    3. Khô hạn (tháng/ năm)

    Kh

    Không hạn (< 2)

    Kh1

    Hạn nhẹ (≥ 2 - < 3)

    Kh2

    Hạn trung bình (≥ 3 - < 5)

    Kh3

    Hạn nặng (≥ 5)

    Kh4

    IV. Chế độ nước24

     

     

     

    1. Chế độ tưới

    I

    Nhờ nước trời

    I1

    Bán chủ động

    I2

    Chủ động

    I3

    2. Xâm nhập mặn (tháng/năm)

    SA

    Không xâm nhập mặn (< 1)

    SA1

    Xâm nhập mặn ít (≥ 1 - < 3)

    SA2

    Xâm nhập mặn trung bình
    (≥ 3 - < 5)

    SA3

    Xâm nhập mặn nhiều (≥ 5)

    SA4

    3. Ngập úng (ngày/ năm)

    F

    Không ngập (< 5)

    F1

    Ngập nhẹ (≥ 5 - < 30)

    F2

    Ngập trung bình (≥ 30 - < 60)

    F3

    Ngập nặng (≥ 60)

    F4

    Bảng 18. Các loại đất thể hiện trên bản đồ phân hạng đất nông nghiệp

    STT

    Loại đất

    Ký hiệu

    1

    Đất trồng lúa

    LUA

    2

    Đất trồng cây hàng năm khác

    HNK

    3

    Đất trồng cây lâu năm

    CLN

    4

    Đất rừng sản xuất

    RSX

    5

    Đất rừng phòng hộ

    RPH

    6

    Đất rừng đặc dụng

    RDD

    7

    Đất nuôi trồng thủy sản

    NTS

    8

    Đất làm muối

    LMU

    Bảng 19. Yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo các mục đích sử dụng

    Mục đích sử dụng đất25

    Đặc điểm đất26

    Hạng đất27

    Rất thích hợp

    Thích hợp

    Ít thích hợp

    Không thích hợp

    1. Đất trồng lúa

    1. Loại đất

    G1

    G2

    G3

    G4

    2. Độ dày tầng đất

    D1

    D2

    D3

     

    3. Thành phần cơ giới

    TPCG2

    TPCG3

    TPCG1

     

    4. Lượng mưa trung bình năm

     

     

     

     

    5. Nhiệt độ trung bình năm

     

     

     

     

    6. Khô hạn

     

     

     

     

    7. Chế độ tưới

     

     

     

     

    8. Xâm nhập mặn

     

     

     

     

    9. Ngập úng

     

     

     

     

    2. Đất trồng cây hàng năm khác

    1. Loại đất

     

     

     

     

    2. Độ dày tầng đất

     

     

     

     

    3. Thành phần cơ giới

     

     

     

     

    4. Lượng mưa trung bình năm

     

     

     

     

    5. Nhiệt độ trung bình năm

     

     

     

     

    6. Khô hạn

     

     

     

     

    7. Chế độ tưới

     

     

     

     

    8. Xâm nhập mặn

     

     

     

     

    9. Ngập úng

     

     

     

     

    ….

    1. Loại đất

     

     

     

     

    2. Độ dày tầng đất

     

     

     

     

    3. Thành phần cơ giới

     

     

     

     

    4. Lượng mưa trung bình năm

     

     

     

     

    5. Nhiệt độ trung bình năm

     

     

     

     

    6. Khô hạn

     

     

     

     

    7. Chế độ tưới

     

     

     

     

    8. Xâm nhập mặn

     

     

     

     

    9. Ngập úng

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 4

    MẪU BẢN TẢ, MẪU PHIẾU SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

     

    Phụ lục 4.1. Mẫu bản tả phẫu diện đất chính

    BẢN TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT CHÍNH

     

    Người mô tả:

    Ngày mô tả:

    Số phẫu diện:

    Ký hiệu ảnh chụp phẫu diện

    ……………………………….

    ……………………………….

    ……………………………….

    ……………………………….

    1. Xã: ………………………..        Huyện: ………………………..  Tỉnh: …………………………

    2. Tọa độ nơi đào phẫu diện: …………………………………………………………………………..

    3. Địa hình toàn vùng: …………………………    Độ dốc chung: ……………………………………

    4. Tiểu địa hình: ………………………………..    Độ dốc nơi đào phẫu diện: ……………………..

    5. Chế độ tưới: …………………………………   Tình trạng ngập úng: ……………………………..

    6. Thực vật tự nhiên: ………………………….    Cây trồng: …………..    NS: ………….. (tạ/ha)

    7. Chế độ canh tác: ………………………………………………………………………………………

    8. Độ sâu xuất hiện mạch nước ngầm: ……………………………………………………………….

    9. Mức độ xói mòn (yếu, trung bình, mạnh): …………………………………………………………

    10. Đá mẹ, mẫu chất: …………………………………………………………………………………..

    11. Tên đất Việt Nam: ………………………………………………………………………………….

    12. Tên đất theo FAO - UNESCO: …………………………………………………………………….

    MÔ TẢ PHẪU DIỆN

    Độ dày tầng đất (cm)

    Mô tả phẫu diện (1. Thành phần cơ giới - 2. Độ ẩm - 3. Màu sắc 4. Cấu trúc - 5. Độ chặt - xốp - 6. Rễ cây - 7. Chất lẫn - 8. Mức độ giây - 9. Mảnh khoáng vật, mẫu chất - 10. Mạch nước ngầm - 11. Đặc điểm chuyển lớp)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 4.2. Mẫu bản tả phẫu diện đất phụ

    BẢN TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT PHỤ

     

    Người mô tả:

    Ngày mô tả:

    Số phẫu diện:

    Ký hiệu ảnh chụp phẫu diện

    ……………………………….

    ……………………………….

    ……………………………….

    ……………………………….

    1. Xã: ………………………..        Huyện: …………………………..  Tỉnh: …………………………

    2. Tọa độ nơi đào phẫu diện: …………………………………………………………………………..

    3. Địa hình toàn vùng: …………………………    Độ dốc chung: ……………………………………

    4. Tiểu địa hình: ………………………………..    Độ dốc nơi đào phẫu diện: ……………………..

    5. Chế độ tưới: …………………………………   Tình trạng ngập úng: ……………………………..

    6. Thực vật tự nhiên: ………………………….    Cây trồng: …………..    NS: ………….. (tạ/ha)

    7. Chế độ canh tác: ………………………………………………………………………………………

    8. Mức độ xói mòn (yếu, trung bình, mạnh): …………………………………………………………

    11. Tên đất Việt Nam: ………………………………………………………………………………….

    MÔ TẢ PHẪU DIỆN

    Độ dày tầng đất (cm)

    Mô tả phẫu diện (1. Thành phần cơ giới - 2. Độ ẩm - 3. Màu sắc 4. Cấu trúc - 5. Độ chặt - xốp - 6. Rễ cây - 7. Mức độ giây - 8. Kết von, đá lẫn, đá lộ đầu - 9. Các đặc điểm khác)

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 4.3. Mẫu bản tả phẫu diện đất thăm dò

    BẢN TẢ PHẪU DIỆN THĂM DÒ

    Người mô tả: ………………………………………..

    Ngày mô tả: ………………………………………..

    Số phẫu diện: ………………………………………..

    Ký hiệu ảnh chụp phẫu diện: ………………………

    MÔ TẢ PHẪU DIỆN

    Tên phẫu diện

    Địa điểm đào

    Khoanh đất

    Tọa độ

    Loại đất

    Tầng đất

    Địa hình

    Chế độ nước

    Tính chất đất

    Mục đích sử dụng đất

    Chế độ tưới

    Xâm nhập mặn

    Ngập úng

    Màu sắc

    Độ chặt

    Thành phần cơ giới

    Kết von

    Đá lẫn

    Đá lộ đầu

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 4.4. Mẫu phiếu lấy mẫu đất

    PHIẾU LẤY MẪU ĐẤT

    Tên mẫu: .................................................................................................................................

    Địa điểm: Xã: ………………………………. Huyện: ………………….. Tỉnh: ....................................

    Tọa độ: ...................................................................................................................................

    Ngày lấy mẫu: .........................................................................................................................

    Điều kiện lấy: mưa  □                 nắng □

    Điểm đặc biệt (có đặc biệt gì khi lấy mẫu như: lũ quét, ngập úng, sạt lở bờ sông, cháy rừng, sự cố khác...):       

    Mô tả mẫu:

    + Dạng mẫu:............................................................................................................................

    + Độ sâu lấy mẫu: ...................................................................................................................

    + Loại thiết bị lấy mẫu: ............................................................................................................

    + Thực vật hiện có: .................................................................................................................

    + Loại đất theo mục đích sử dụng: ...........................................................................................

    + Phương thức canh tác: .........................................................................................................

    + Biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất: .............................................................................................

    + Nguồn gây ô nhiễm (gần khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công, kho vật tư, hóa chất nông nghiệp):     

    + Kỹ thuật bảo quản mẫu: ........................................................................................................

    + Yêu cầu thử nghiệm: ............................................................................................................

    + Vấn đề khác: ........................................................................................................................

     

     

    Người lấy mẫu
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Phụ lục 4.5. Mẫu phiếu lấy mẫu nước

    PHIẾU LẤY MẪU NƯỚC

    Tên mẫu: .................................................................................................................................

    Địa điểm: Xã: ……………………………. Huyện: ……………………. Tỉnh: .....................................

    Tọa độ: ...................................................................................................................................

    Ngày lấy mẫu: .........................................................................................................................

    Điều kiện lấy: mưa □           nắng □

    Điểm đặc biệt (có đặc biệt gì khi lấy mẫu như: ngập úng, sạt lở bờ sông, nắng nóng kéo dài, mưa dài ngày, sự cố khác...): ...............................................................................................................................................

    Mô tả mẫu:

    + Dạng mẫu: ...........................................................................................................................

    + Độ sâu lấy mẫu: ...................................................................................................................

    + Loại thiết bị lấy mẫu: ............................................................................................................

    + Thực vật hiện có: .................................................................................................................

    + Loại đất theo mục đích sử dụng: ...........................................................................................

    + Địa hình khu vực hoặc hướng dòng chảy: .............................................................................

    + Màu sắc, mùi vị: ...................................................................................................................

    + Nguồn gây ô nhiễm (gần khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công, kho vật tư, hóa chất nông nghiệp):     

    + Khoảng cách tới khu dân cư, nguồn thải: ..............................................................................

    + Kỹ thuật bảo quản mẫu: ........................................................................................................

    + Yêu cầu thử nghiệm: ............................................................................................................

    + Vấn đề khác: ........................................................................................................................

     

     

    Người lấy mẫu
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Phụ lục 4.6. Mẫu phiếu điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất nông nghiệp

     

    Số phiếu: ………………

    Xã: …………….…………….

    Huyện: ………………………

    Tỉnh: …………………………

     

    PHIẾU ĐIỀU TRA

    TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

     

    I. THÔNG TIN VỀ KHOANH ĐẤT

    1. Thông tin chung

    - Số thứ tự khoanh đất: ...........................................................................................................

    - Địa điểm: ..............................................................................................................................

    - Địa hình toàn vùng (đồng bằng, đồi núi, gò đồi): .....................................................................

    - Tiểu địa hình:..........................................................................................................................

    - Loại đất theo mục đích sử dụng:.............................................................................................

    - Loại thổ nhưỡng: ..................................................................................................................

    - Chế độ tưới: .........................................................................................................................

    - Xâm nhập mặn (tháng/năm): ..................................................................................................

    - Ngập úng (ngày/năm): ...........................................................................................................

    2. Thông tin khác

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Diện tích (ha)

    Địa hình

    Nhóm/ Nhóm đất phụ

    Xâm nhập mặn (tháng/ năm)

    Ngập úng (ngày/ năm)

    Chế độ tưới

    Nhờ nước trời

    Bán chủ động

    Chủ động

    1. Đất trồng lúa

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Đất trồng cây hàng năm khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Đất trồng cây lâu năm

     

     

     

     

     

     

     

     

    4. Đất rừng sản xuất

     

     

     

     

     

     

     

     

    5. Đất rừng phòng hộ

     

     

     

     

     

     

     

     

    6. Đất rừng đặc dụng

     

     

     

     

     

     

     

     

    7. Đất nuôi trồng thủy sản

     

     

     

     

     

     

     

     

    8. Đất làm muối

     

     

     

     

     

     

     

     

    9. Đất nông nghiệp khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

    1. Hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

    Hạng mục

    Năm28

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    LUA

    HNK

    CLN

    RSX

    RPH

    RDD

    NTS

    LMU

    NKH

    1. Năng suất

     

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Sản lượng

     

    kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Đơn giá

     

    đồng/ kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    đồng/ kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4. Giá trị sản xuất

     

    1.000 đồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1.000 đồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Các kỹ thuật canh tác sử dụng đất

    - Thiết kế đồng ruộng: ………………………………………………………..

    - Làm đất: ……………………………………………………………………..

    - Bón phân: …………………………………………………………………….

    - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: …………………………………………..

    - Khai thác lâm sản, thủy sản, thu hoạch nông sản: …………………….

    3. Mức đầu tư (Chi phí trung gian)

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    Đất rừng phòng hộ

    Đất rừng đặc dụng

    Đất nuôi trồng thủy sản

    Đất làm muối

    Đất nông nghiệp khác

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    1. Chi phí thiết kế đồng ruộng và đầu tư cơ bản

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1.1. Đào đắp bờ ruộng (ao nuôi)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1.2. Nạo vét bùn đáy ao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Chi phí đầu tư hàng năm

    2.1. Giống

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    Kg (cây, con)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/kg (cây, con)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.2. Phân bón

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    Kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.3. Thức ăn (đối với NTTS)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/kg

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.4. Thuốc bảo vệ thực vật

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    Gam (lít)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/ gam (lít)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.5. Làm đất

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/ công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.6. Gieo trồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/ công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.7. Chăm sóc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/ công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.8. Thu hoạch

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng

    công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đơn giá

    đồng/ công

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.9. Bảo quản (nếu có)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.10. Chi phí khác

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

    1. Hiệu quả kinh tế

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    Đất rừng phòng hộ

    Đất rừng đặc dụng

    Đất nuôi trồng thủy sản

    Đất làm muối

    Đất nông nghiệp khác

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    1. Giá trị gia tăng

    1000 đồng/ha

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Hiệu quả đầu tư

    lần

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Hiệu quả xã hội

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    Đất rừng phòng hộ

    Đất rừng đặc dụng

    Đất nuôi trồng thủy sản

    Đất làm muối

    Đất nông nghiệp khác

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    1. Giải quyết nhu cầu lao động

    Công lao động/ha/ năm

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Mức độ chấp nhận của người sử dụng đất

    Không chấp nhận

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ít chấp nhận

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chấp nhận

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Không phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Rất phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4. Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành

    Không phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Rất phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Hiệu quả môi trường

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    Đất rừng phòng hộ

    Đất rừng đặc dụng

    Đất nuôi trồng thủy sản

    Đất làm muối

    Đất nông nghiệp khác

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    1. Tăng khả năng che phủ đất và phòng hộ của rừng29

    %

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Duy trì bảo vệ đất

    Tác động đến đất và gây suy thoái

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Duy trì bảo vệ đất

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cải thiện đất tốt

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm

    Thoái hóa, ô nhiễm đất nặng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thoái hóa, ô nhiễm đất trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thoái hóa, ô nhiễm đất nhẹ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người điều tra
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Phụ lục 4.7. Mẫu phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp

    Số phiếu: ………………

    Xã: …………….…………….

    Huyện: ………………………

    Tỉnh: …………………………

     

    PHIẾU ĐIỀU TRA

    TIỀM NĂNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

    I. THÔNG TIN VỀ KHOANH ĐẤT

    1. Thông tin chung

    - Số thứ tự khoanh đất: ...........................................................................................................

    - Địa điểm: ..............................................................................................................................

    - Loại đất theo mục đích sử dụng: ............................................................................................

    - Loại thổ nhưỡng: ..................................................................................................................

    - Hướng gió: ...........................................................................................................................

    - Cơ sở hạ tầng (điện, hệ thống thông tin, các dịch vụ tiện ích chung): .......................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    2. Thông tin khác

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Diện tích (ha)

    Địa hình

    Nhóm/ Nhóm đất phụ

    Cơ sở hạ tầng

    Cấp thoát nước

    Gió

    1. Đất ở

     

     

     

     

     

     

    2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

     

     

     

     

     

     

    3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    3.1. Khu cụm CN

     

     

     

     

     

     

    3.2. Sản xuất phi nông nghiệp

     

     

     

     

     

     

    3.3. Thương mại, dịch vụ

     

     

     

     

     

     

    3.4. Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

     

     

     

     

     

     

    4. Đất có mục đích công cộng

    4.1. Giao thông

     

     

     

     

     

     

    4.2. Thủy lợi

     

     

     

     

     

     

    4.3. Bãi thải, xử lý chất thải

     

     

     

     

     

     

    4.4. Mục đích công cộng còn lại

     

     

     

     

     

     

    5. Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

    5.1.

     

     

     

     

     

     

    5.2.

     

     

     

     

     

     

    5.3.

     

     

     

     

     

     

    II. HIỆU QUẢ KINH TẾ

    1. Chi phí trung gian

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất ở

    Đất chuyên dùng

    Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Đất khu, cụm công nghiệp

    cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    Thương mại, dịch vụ

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    Đất giao thông

    Đất thủy lợi

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    Các loại đất có mục đích công cộng còn lại

    1. Chi phí đầu tư cơ bản

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1.1. Chi phí GPMB

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Diện tích

    ha

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Đơn giá

    đồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thành tiền

    đồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1.2. Chi phí hỗ trợ chuyển đổi nghề

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1.3. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Chi phí sản xuất kinh doanh

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Chi phí khác

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Giá trị sản xuất

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất ở

    Đất chuyên dùng

    Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Đất khu, cụm công nghiệp

    cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    Thương mại, dịch vụ

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    Đất giao thông

    Đất thủy lợi

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    Các loại đất có mục đích công cộng còn lại

    1. Sản phẩm

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Đơn giá sản phẩm

    1.000 đồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Các khoản thu khác

    1.000 đồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Hiệu quả kinh tế

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất ở

    Đất chuyên dùng

    Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Đất khu, cụm công nghiệp

    cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    Thương mại, dịch vụ

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    Đất giao thông

    Đất thủy lợi

    Đất bãi thải, xử lý, chất thải

    Các loại đất có mục đích công cộng còn lại

    1. Giá trị gia tăng

    1.000 đồng/ ha

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Hiệu quả đầu tư

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    III. HIỆU QUẢ XÃ HỘI

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất ờ

    Đất chuyên dùng

    Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Đất khu, cụm công nghiệp

    cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    Thương mại, dịch vụ

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    Đất giao thông

    Đất thủy lợi

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    Các loại đất có mục đích công cộng còn lại

    1. Giải quyết nhu cầu lao động

    Số LĐ có việc làm

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Mức độ chấp nhận của người sử dụng đất

    Chấp nhận

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ít chấp nhận

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Không chấp nhận

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    Không phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Rất phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4. Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành

    Không phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Rất phù hợp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    IV. HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG

    Hạng mục

    Đơn vị tính

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Đất ở

    Đất chuyên dùng

    Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Đất khu, cụm công nghiệp

    cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

    Thương mại, dịch vụ

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

    Đất giao thông

    Đất thủy lợi

    Đất bãi thải, xử lý, chất thải

    Các loại đất có mục đích công cộng còn lại

    1. Tăng khả năng che phủ đất và phòng hộ của rừng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thấp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Duy trì bảo vệ đất

    Tác động đến đất và gây suy thoái

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Duy trì bảo vệ đất

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cải thiện đất tốt

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm

    Thoái hóa, ô nhiễm đất nhẹ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thoái hóa, ô nhiễm đất trung bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thoái hóa, ô nhiễm đất nặng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người điều tra
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    PHỤ LỤC 5

    NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC DỮ LIỆU TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

    Bảng 20. Nội dung và cấu trúc dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai

    STT

    Thông tin thuộc tính

    Tên trường

    Kiểu trường

    Độ rộng

    Cả nước

    Cấp vùng

    Cấp tỉnh

    Giá trị

    Chú thích

    Giá trị

    Chú thích

    Giá trị

    Chú thích

    1. Lớp thông lưu trữ dữ liệu điều tra

    1

     

    ID

    Integer

     

     

    Số thứ tự khoanh đất

     

    Số thứ tự khoanh đất

     

    Số thứ tự khoanh đất

    2

    Diện tích khoanh đất

    DT

    Decimal

    9,2

     

    Diện tích khoanh đất (ha)

     

    Diện tích khoanh đất (ha)

     

    Diện tích khoanh đất (ha)

    3

    Vùng

    Vung

    Character

    50

     

    Vùng

     

     

     

     

    4

    Tỉnh

    Tinh

    Character

    50

     

    Tỉnh

     

    Tỉnh

     

    Tỉnh

    5

    Huyện

    Huyen

    Character

    50

     

    Huyện

     

    Huyện

     

    Huyện

    6

    Xa

    Character

    50

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Vùng ven biển

    1

    Vùng ven biển

    1

    Vùng ven biển

    7

    Phân vùng

    Phanvung

    Character

    20

    2

    Vùng đồng bằng

    2

    Vùng đồng bằng

    2

    Vùng đồng bằng

     

     

     

     

     

    3

    Vùng trung du, miền núi

    3

    Vùng trung du, miền núi

    3

    Vùng trung du, miền núi

    2. Lớp thông tin về địa hình

    8

    Độ dốc

    SL

    Character

    20

    SL1

    Độ dốc < 15°

    SL1

    Độ dốc <3°

    SL1

    Độ dốc <3°

    SL2

    Độ dốc ≥15 - 25°

    SL2

    Độ dốc ≥ 3 - 8°

    SL2

    Độ dốc ≥ 3 - 8°

    SL3

    Độ dốc ≥25°

    SL3

    Độ dốc ≥8 - 15°

    SL3

    Độ dốc ≥8 - 15°

     

     

    SL4

    Độ dốc ≥15 - 25°

    SL4

    Độ dốc ≥15 - 25°

     

     

    SL5

    Độ dốc ≥25

    SL5

    Độ dốc ≥25

    9

    Địa hình tương đối

    DHTD

    Character

    20

     

     

    DHTD1

    Cao

    DHTD1

    Cao

     

     

    DHTD2

    Vàn

    DHTD2

    Vàn

     

     

    DHTD3

    Thấp

    DHTD3

    Thấp

    3. Lớp thông tin về đất

    10

    Loại đất

    G

    Character

    20

     

    Nhóm đất (thổ nhưỡng)

     

    Loại đất (thổ nhưỡng)

     

    Nhóm đất phụ (thổ nhưỡng)

    11

    Độ dày tầng đất

    Tangday

    Character

    20

    D1

    Độ dày tầng đất >100 cm

    D1

    Độ dày tầng đất >100 cm

    D1

    Độ dày tầng đất >100 cm

    D2

    50 - 100 cm

    D2

    50 - 100 cm

    D2

    50 - 100 cm

    D3

    <50 cm

    D3

    <50 cm

    D3

    <50 cm

    4. Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất

    12

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    HT

    Character

    20

    CHN

    Đất trồng cây hàng năm

    CHN

    Đất trồng cây hàng năm

    LUA

    Đất trồng lúa

    CLN

    Đất trồng cây lâu năm

    CLN

    Đất trồng cây lâu năm

    HNK

    Đất trồng cây hàng năm khác

    RSX

    Đất rừng sản xuất

    RSX

    Đất rừng sản xuất

    CLN

    Đất trồng cây lâu năm

    RPH

    Đất rừng phòng hộ

    RPH

    Đất rừng phòng hộ

    RSX

    Đất rừng sản xuất

    RDD

    Đất rừng đặc dụng

    RDD

    Đất rừng đặc dụng

    RPH

    Đất rừng phòng hộ

    NTS

    Đất nuôi trồng thủy sản

    NTS

    Đất nuôi trồng thủy sản

    RDD

    Đất rừng đặc dụng

    LMU

    Đất làm muối

    LMU

    Đất làm muối

    NTS

    Đất nuôi trồng thủy sản

    OCT

    Đất ở

    OCT

    Đất ở

    LMU

    Đất làm muối

    CDG

    Đất chuyên dùng

    CDG

    Đất chuyên dùng

    NKH

    Đất nông nghiệp khác

    CSK

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    CSK

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    DCT

    Đất các công trình xây dựng

    CCC

    Đất có mục đích công cộng

    CCC

    Đất có mục đích công cộng

    DCN

    Đất khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất

     

     

     

     

    DKS

    Đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

     

     

     

     

    DNL

    Đất công trình năng lượng

     

     

     

     

    DRA

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

     

     

     

     

    NTD

    Đất nghĩa trang, nghĩa địa

     

     

     

     

    PCL

    Đất phi nông nghiệp còn lại

    13

    Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

    HT_truoc

    Character

    20

     

     

    CD

    Có chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

    Có chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

     

     

    KCD

    Không chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

    KCĐ

    Không chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

    14

    Mức đầu tư

    Dautu

    Character

    20

     

     

    IE1

    Thấp

    IE1

    Thấp

     

     

    IE2

    Trung bình

    IE2

    Trung bình

     

     

    IE3

    Cao

    IE3

    Cao

    15

    Năng suất

    Nangsuat

    Character

    20

     

     

    NS1

    Thấp

    NS1

    Thấp

     

     

    NS2

    Trung bình

    NS2

    Trung bình

     

     

    NS3

    Cao

    NS3

    Cao

    5. Lớp thông tin về khí hậu

    17

    Lượng mưa

    Luongmua_DT

    Character

    20

    R1 (< 1.500)

    Lượng mưa thấp

    R1

    Lượng mưa thấp

    R1

    Lượng mưa thấp

    R2 (1.500 - 2.500)

    Lượng mưa trung bình

    R2

    Lượng mưa trung bình

    R2

    Lượng mưa trung bình

    R3 (> 2.500)

    Lượng mưa cao

    R3

    Lượng mưa cao

    R3

    Lượng mưa cao

    18

    Tổng tích ôn

    Tongtichon_DT

    Character

    20

    T1 (< 7.000)

    Tổng tích ôn thấp

    T1

    Tổng tích ôn thấp

    T1

    Tổng tích ôn thấp

    T2 (≥ 7.000 - 8.000)

    Tổng tích ôn trung bình

    T2

    Tổng tích ôn trung bình

    T2

    Tổng tích ôn trung bình

    T3 (≥ 8.000)

    Tổng tích ôn cao

    T3

    Tổng tích ôn cao

    T3

    Tổng tích ôn cao

    19

    Khô hạn

    Khohan_DT

    Character

    20

    Kh1

    Không hạn (<2)

    Kh1

    Không hạn (< 2)

    Kh1

    Không hạn (< 2)

    Kh2

    Có hạn (≥ 2)

    Kh2

    Hạn nhẹ (≥ 2 - 3)

    Kh2

    Hạn nhẹ (≥ 2 - 3)

     

     

    Kh3

    Han trung bình (> 3 - 5)

     

    Han trung bình (> 3 - 5)

     

     

    Kh4

    Hạn nặng (> 5)

    Kh4

    Hạn nặng (> 5)

    20

    Gió

    Gio_DT

    Character

    20

    Gi1

    Không thuận lợi

    Gi1

    Không thuận lợi

    Gi1

    Không thuận lợi

    Gi2

    Thuận lợi

    Gi2

    Ít thuận lợi

    Gi2

    Ít thuận lợi

     

     

    Gi3

    Thuận lợi

    Gi3

    Thuận lợi

    6. Lớp thông tin về chế độ nước

    21

    Chế độ tưới

    Tuoi_DT

    Character

    20

     

     

    I1

    Không tưới

    I1

    Nhờ nước trời

     

     

    I2

    Có tưới

    I2

    Bán chủ động

     

     

     

     

    I3

    Chủ động

    22

    Xâm nhập mặn

    XNM_DT

    Character

    20

     

     

    SA1

    Không xâm nhập mặn

    SA1

    Không xâm nhập mặn

     

     

    SA2

    Có xâm nhập mặn

    SA2

    Ít xâm nhập mặn

     

     

     

     

    SA3

    Xâm nhập mặn trung bình

     

     

     

     

    SA4

    Xâm nhập mặn nhiều

    23

    Ngập úng

    Ngapung_DT

    Character

    20

     

     

    F1

    Không ngập

    F1

    Không ngập

     

     

    F2

    Có ngập

    F2

    Ngập nhẹ

     

     

     

     

    F3

    Ngập trung bình

     

     

     

     

    F4

    Ngập nặng

    7. Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất

    24

    Độ phì

    PC_DP

    Character

    20

     

     

    DP1

    Độ phì thấp

    DP1

    Độ phì thấp

     

     

    DP2

    Độ phì trung bình

    DP2

    Độ phì trung bình

     

     

    DP3

    Độ phì cao

    DP3

    Độ phì cao

    25

    Dung trọng

    Dungtrong_DT

    Character

    20

     

     

    Dt1

    Đất không bị nén

    Dt1

    Giàu chất hữu cơ

     

     

    Dt2

    Đất bị nén

    Dt2

    Đất trồng trọt điển hình

     

     

     

     

    Dt3

    Đất bị nén

    26

    Độ chua của đất

    PC_PH

     

     

     

     

    pH1

    Trung tính

    pH1

    Trung tính

     

     

    pH2

    Ít chua

    pH2

    Ít chua

     

     

    pH3

    Rất chua (< 4,0) hoặc Kiềm mạnh (> 7,0)

    pH3

    Rất chua (< 4,0) hoặc Kiềm mạnh (> 7,0)

    27

    Thành phần cơ giới

    TPCG

    Character

    20

     

     

     

     

    TPCG1

    Thành phần cơ giới nhẹ

     

     

     

     

    TPCG2

    Thành phần cơ giới trung bình

     

     

     

     

    TPCG3

    Thành phần cơ giới nặng

    28

    Dung tích hấp thu

    PC_CEC

    Character

    20

     

     

    CEC1

    Dung tích hấp thu thấp

    CEC1

    Dung tích hấp thu thấp

     

     

    CEC2

    Dung tích hấp thu trung bình

    CEC2

    Dung tích hấp thu trung bình

     

     

    CEC3

    Dung tích hấp thu cao

    CEC3

    Dung tích hấp thu cao

    29

    Dinh dưỡng tổng số

    PC_DD

    Character

    20

     

     

    DD1

    Dinh dưỡng tổng số thấp

    DD1

    Dinh dưỡng tổng số thấp

     

     

    DD2

    Dinh dưỡng tổng số trung bình

    DD2

    Dinh dưỡng tổng số trung bình

     

     

    DD3

    Dinh dưỡng tổng số cao

    DD3

    Dinh dưỡng tổng số cao

    30

    Tổng số muối tan

    PC_TSMT

    Character

    20

     

     

    Mts1

    Tổng số muối tan thấp

    Mts1

    Tổng số muối tan thấp

     

     

    Mts2

    Tổng số muối tan trung bình

    Mts2

    Tổng số muối tan trung bình

     

     

    Mts3

    Tổng số muối tan cao

    Mts3

    Tổng số muối tan cao

    31

    Lưu huỳnh tổng số

    PC_LHTS

    Character

    20

     

     

    Lts1

    Lưu huỳnh tổng số thấp

    Lts1

    Lưu huỳnh tổng số thấp

     

     

    Lts2

    Lưu huỳnh tổng số trung bình

    Lts2

    Lưu huỳnh tổng số trung bình

     

     

    Lts3

    Lưu huỳnh tổng số cao

    Lts3

    Lưu huỳnh tổng số cao

    32

    Nitơ tổng số

    PC_N

    Character

    20

     

     

    N1

    Nitơ tổng số nghèo

    N1

    Nitơ tổng số nghèo

     

     

    N2

    Nitơ tổng số trung bình

    N2

    Nitơ tổng số trung bình

     

     

    N3

    Nitơ tổng số giàu

    N3

    Nitơ tổng số giàu

    33

    Phốt pho tổng số

    PC_P

    Character

    20

     

     

    P1

    Phốt pho tổng số nghèo

    P1

    Phốt pho tổng số nghèo

     

     

    P2

    Phốt pho tổng số trung bình

    P2

    Phốt pho tổng số trung bình

     

     

    P3

    Phốt pho tổng số giàu

    P3

    Phốt pho tổng số giàu

    34

    Kali tổng số

    PC_K

    Character

    20

     

     

    K1

    Kali tổng số nghèo

    K1

    Kali tổng số nghèo

     

     

    K2

    Kali tổng số trung bình

    K2

    Kali tổng số trung bình

     

     

    K3

    Kali tổng số giàu

    K3

    Kali tổng số giàu

    35

    Chất hữu cơ tổng số

    PC_OM

    Character

    20

     

     

    OM1

    Chất hữu cơ tổng số nghèo

    OM1

    Chất hữu cơ tổng số nghèo

     

     

    OM2

    Chất hữu cơ tổng số trung bình

    OM2

    Chất hữu cơ tổng số trung bình

     

     

    OM3

    Chất hữu cơ tổng số giàu

    OM3

    Chất hữu cơ tổng số giàu

    8. Lớp thông tin kết quả đánh giá chất lượng đất

    36

    Đơn vị chất lượng đất

    DVD

    Character

    20

    DVD

    Đơn vị chất lượng đất

    DVD

    Đơn vị chất lượng đất

    DVD

    Đơn vị chất lượng đất

    9. Lớp thông tin về hiệu quả kinh tế

    37

    Giá trị gia tăng

    PC_GTGT

    Character

    20

     

     

    VA1

    Thấp

    VA1

    Thấp

     

     

    VA2

    Trung bình

    VA2

    Trung bình

     

     

    VA3

    Cao

    VA3

    Cao

    38

    Hiệu quả đầu tư

    PC_HQDT

    Character

    20

     

     

    HQDT1

    Thấp (<1,5 lần)

    HQDT1

    Thấp (<1,5 lần)

     

     

    HQDT2

    Trung bình (1,5 - 2 lần)

    HQDT2

    Trung bình (1,5 - 2 lần)

     

     

    HQDT3

    Cao (>2 lần)

    HQDT3

    Cao (>2 lần)

    39

    Hiệu quả kinh tế

    PC_Kinhte

    Character

    20

    KT1

    Hiệu quả kinh tế thấp

    KT1

    Hiệu quả kinh tế thấp

    KT1

    Hiệu quả kinh tế thấp

    KT2

    Hiệu quả kinh tế trung bình

    KT2

    Hiệu quả kinh tế trung bình

    KT2

    Hiệu quả kinh tế trung bình

    KT3

    Hiệu quả kinh tế cao

    KT3

    Hiệu quả kinh tế cao

    KT3

    Hiệu quả kinh tế cao

    10. Lớp thông tin về hiệu quả xã hội

    40

    Giải quyết nhu cầu lao động

    PC_LD

    Character

    20

     

     

    LD1

    Thấp

    LD1

    Thấp

     

     

    LD2

    Trung bình

    LD2

    Trung bình

     

     

    LD3

    Cao

    LD3

    Cao

    41

    Mức độ chấp nhận của người sử dụng đất

    PC_CN

    Character

    20

     

     

    CN1

    Không chấp nhận

    CN1

    Không chấp nhận

     

     

    CN2

    Ít chấp nhận

    CN2

    Ít chấp nhận

     

     

    CN3

    Chấp nhận

    CN3

    Chấp nhận

    42

    Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

    PC_PHCL

    Character

    20

     

     

    PHCL1

    Không phù hợp

    PHCL1

    Không phù hợp

     

     

    PHCL2

    Phù hợp

    PHCL2

    Phù hợp

     

     

    PHCL3

    Rất phù hợp

    PHCL3

    Rất phù hợp

    43

    Mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành

    PC_PHN

    Character

    20

     

     

    PHN1

    Không phù hợp

    PHN1

    Không phù hợp

     

     

    PHN2

    Phù hợp

    PHN2

    Phù hợp

     

     

    PHN3

    Rất phù hợp

    PHN3

    Rất phù hợp

    44

    Hiệu quả xã hội

    PC_Xahoi

    Character

    20

    XH1

    Hiệu quả xã hội thấp

    XH1

    Hiệu quả xã hội thấp

    XH1

    Hiệu quả xã hội thấp

    XH2

    Hiệu quả xã hội trung bình

    XH2

    Hiệu quả xã hội trung bình

    XH2

    Hiệu quả xã hội trung bình

    XH3

    Hiệu quả xã hội cao

    XH3

    Hiệu quả xã hội cao

    XH3

    Hiệu quả xã hội cao

    11. Lớp thông tin về hiệu quả môi trường

    45

    Tăng khả năng che phủ đất và phòng hộ của rừng

    PC_TCP

    Character

    20

     

     

    TCP1

    Thấp (<10%)

    TCP1

    Thấp (< 10%)

     

     

    TCP2

    Trung bình (10- 30%)

    TCP2

    Trung bình (10- 30%)

     

     

    TCP3

    Cao (>30%)

    TCP3

    Cao (>30%)

    46

    Duy trì bảo vệ đất

    PC_BVD

    Character

    20

     

     

    BVD1

    Tác động đến đất và gây suy thoái

    BVD1

    Tác động đến đất và gây suy thoái

     

     

    BVD2

    Duy trì bảo vệ đất

    BVD2

    Duy trì bảo vệ đất

     

     

    BVD3

    Cải thiện đất tốt

    BVD3

    Cải thiện đất tốt

    47

    Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất

    PC_GTH

    Character

    20

     

     

    GTH1

    Nhẹ (< 5%)

    GTH1

    Nhẹ (< 5%)

     

     

    GTH2

    Trung bình (≥ 5 - <10%)

    GTH2

    Trung bình (≥ 5 -< 10%)

     

     

    GTH3

    Nặng (> 10%)

    GTH3

    Nặng (> 10%)

    48

    Hiệu quả môi trường

    PC_Moitruong

    Character

    20

    MT1

    Hiệu quả môi trường thấp

    MT1

    Hiệu quả môi trường thấp

    MT1

    Hiệu quả môi trường thấp

    MT2

    Hiệu quả môi trường trung bình

    MT2

    Hiệu quả môi trường trung bình

    MT2

    Hiệu quả môi trường trung bình

    MT3

    Hiệu quả môi trường cao

    MT3

    Hiệu quả môi trường cao

    MT3

    Hiệu quả môi trường cao

    12. Lớp thông tin kết quả đánh giá tiềm năng đất đai

    49

    Tiềm năng đất đai

    PC_Tiemnang

    Character

    20

    TN1

    Tiềm năng thấp

    TN1

    Tiềm năng thấp

    TN1

    Tiềm năng thấp

    TN2

    Tiềm năng trung bình

    TN2

    Tiềm năng trung bình

    TN2

    Tiềm năng trung bình

    TN3

    Tiềm năng cao

    TN3

    Tiềm năng cao

    TN3

    Tiềm năng cao

    13. Lớp thông tin vị trí điểm lấy mẫu đất

    50

    Điểm lấy mẫu đất

    Mẫu

    Character

    20

     

     

     

     

     

     

    14. Lớp thông tin nguồn, tác nhân gây ô nhiễm, ranh giới vùng đất

    51

    Nguồn gây ô nhiễm

    KH_KCN

    Character

    20

     

     

     

     

    KCN

    Khu, cụm công nghiệp

    KH_TCN

    Character

    20

     

     

     

     

    TCN

    Khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

    KH_KS

    Character

    20

     

     

     

     

    KS

    Khu khai thác, chế biến khoáng sản; vật liệu xây dựng

    KH_BT

    Character

    20

     

     

     

     

    BT

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    KH_TS

    Character

    20

     

     

     

     

    TS

    Khu nuôi trồng, chế biến thủy sản

    KH_CT

    Character

    20

     

     

     

     

    CT

    Khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc BVTV

    KH_BVTV

    Character

    20

     

     

     

     

    BVTV

    Kho chứa thuốc BVTV

    KH_NK

    Character

    20

     

     

     

     

    NK

    Khu vực nghĩa trang, nghĩa địa và các khu vực phát sinh ô nhiễm khác

    52

    Tác nhân gây ô nhiễm

    KH_KLN

    Character

    20

     

     

     

     

    KLN

    Kim loại nặng

    KH_Hoachat

    Character

    20

     

     

     

     

    HC

    Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp

    15. Lớp thông tin kết quả phân tích mẫu đất, nước trong đánh giá ô nhiễm đất

    53

    Đồng

    PC_Cu

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoCu

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcCu

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONCu

    Ô nhiễm

    54

    Chì

    PC_Pb

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoPb

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcPb

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONPb

    ô nhiễm

    55

    Kẽm

    PC_Zn

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoZn

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcZn

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONZn

    Ô nhiễm

    56

    Cadimi

    PC_Cd

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoCd

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcCd

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONCd

    Ô nhiễm

    57

    Asen

    PC_As

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoAs

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcAs

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONAs

    Ô nhiễm

    58

    Nhu cầu oxi sinh hóa

    PC_BOD5

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoBOD

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcBOD

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONBOD

    Ô nhiễm

    59

    Nhu cầu oxi hóa học

    PC_COD

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoCOD

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcCOD

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONCOD

    Ô nhiễm

    60

    Phốt phát

    PC_PO4

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoPO4

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcPO4

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONPO4

    Ô nhiễm

    61

    Nitrat

    PC_NH4

    Character

    20

     

     

     

     

    ONoNH4

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONcNH4

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ONNH4

    Ô nhiễm

    16. Lớp thông tin kết quả đánh giá ô nhiễm đất

    62

    Ô nhiễm

    PC_Onhiem

    Character

    20

     

     

     

     

    ONo

    Không ô nhiễm

     

     

     

     

    ONc

    Cận ô nhiễm

     

     

     

     

    ON

    Ô nhiễm

    17. Lớp thông tin bản đồ phân hạng đất nông nghiệp

    63

    Phân hạng

    PC_Phanhang

    Character

    20

     

     

     

     

    H1

    Rất thích hợp

     

     

     

     

    H2

    Thích hợp

     

     

     

     

    H3

    Ít thích hợp

     

     

     

     

    H4

    Không thích hợp

     

    PHỤ LỤC 6

    QUY ĐỊNH VỀ KÝ HIỆU VÀ BẢNG MÀU THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ KẾT QUẢ SẢN PHẨM

    6.1. Ký hiệu

    6.1.1. Ký hiệu dạng điểm

    TT

    Tên ký hiệu

    Ký hiệu

    Thư mục ký hiệu

    Hàng, cột bảng ký hiệu/ Hàng, cột bảng màu

    Chiều cao (Points)

    1/5.000, 1/10.000 và 1/25.000

    1/50.000 và 1/100.000

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    1

    Trụ sở UBND tỉnh

    Mapinfo Cartographic

    E4/E1

    24

    18

    2

    Trụ sở UBND huyện

    Mapinfo Cartographic

    G2/D1

    18

    14

    3

    Trụ sở UBND xã

    Mapinfo Cartographic

    E2/D1

    16

    12

    4

    Trường học

    Wingdings

    G1/D1

    14

    12

    5

    Bệnh viện

    Mapinfo Cartographic

    C3/E1

    24

    16

    6

    Nhà thờ

    Mapinfo Miscellaneous

    E7/D1

    20

    16

    7

    Đền, chùa

    Mapinfo Real Estate

    E2/D1

    20

    16

    6.1.2. Ký hiệu dạng đường

    TT

    Tên ký hiệu

    Ký hiệu

    Kiểu ký hiệu /Màu

    Lực nét: Points

    1/5.000, 1/10.000, 1/25.000

    1/50.000 và 1/100.000

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    1

    Biên giới Quốc gia

    D17/B1

    1.8

    1.5

    2

    Địa giới hành chính cấp tỉnh

    D14/B1

    1.3

    1

    3

    Địa giới hành chính cấp huyện

    D31/D1

    1.5

    1.2

    4

    Địa giới hành chính cấp xã

    C14/D1

    1.5

    1.3

    5

    Quốc lộ

    A17/D9

    1.7

    1.5

    6

    Đường tỉnh

    A17/D9

    1.5

    1.2

    7

    Đường huyện

    B1/E1

    1.5

    1.2

    8

    Đường sắt

    A13/D1

    1.7

    1.5

    9

    Sông, suối có nước quanh năm

    B1/J6

    1

    0.8

    10

    Bình độ cái

    B1/C7

    0.8

    0.5

    11

    Bình độ con

    B1/C7

    0.3

     

    6.2. Bảng màu

    Tên bản đồ

    Yếu tố chuyên đề

    Ký hiệu

    Fill

    Border

    Pattern

    Foreground

    Background

    Color

    Style

    Width

    Màu

    Red

    Green

    Blue

    Bản đồ chất lượng đất

    Đơn vị chất lượng đất số 1

    B1

    P2

    255

    208

    232

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Đơn vị chất lượng đất số 2

    B1

    F4

    255

    255

    144

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Đơn vị chất lượng đất số 3

    B1

    L8

    80

    139

    255

     

    D1

    B1

    Pixels 1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Không điều tra

    C4

    D1

    0

    0

    0

    A1

    D1

    B1

    Pixels 1

    Bản đồ tiềm năng đất đai

    Tiềm năng thấp

    B1

    G2

    237

    255

    208

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Tiềm năng trung bình

    B1

    D7

    255

    168

    80

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Tiềm năng cao

    B1

    G1

    0

    255

    0

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Không điều tra

    C4

    D1

    0

    0

    0

    A1

    D1

    B1

    Pixels 1

    Bản đồ đất bị ô nhiễm

    Không ô nhiễm

    B1

    C2

    255

    220

    208

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Cận ô nhiễm

    B1

    B5

    255

    144

    144

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Ô nhiễm

    B1

    E1

    255

    0

    0

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Không điều tra

    C4

    D1

    0

    0

    0

    A1

    D1

    B1

    Pixels 1

    Bản đồ phân hạng thích hợp

    Rất thích hợp

    B1

    L10

    48

    117

    255

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Thích hợp

    B1

    K12

    0

    128

    192

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Ít thích hợp

    B1

    L6

    128

    171

    255

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Không thích hợp

    B1

    M2

    208

    208

    255

     

    D1

    B1

    Pixels 1

    Không điều tra

    C4

    D1

    0

    0

    0

    A1

    D1

    B1

    D1

     

    PHỤ LỤC 7

    SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

    Sơ đồ 4. Trình tự xây dựng bản đồ chất lượng đất

    Sơ đồ 5. Trình tự xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai

    Sơ đồ 6. Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm

    Sơ đồ 7. Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp

     

    PHỤ LỤC 8

    QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MẪU BIỂU TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT

    I. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01.8/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ DIỆN TÍCH
    CÁC ĐƠN VỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT CẢ NƯỚC

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Số lượng khoanh đất

    Diện tích (ha)

    Nhóm đất

    Độ dốc

    Khí hậu

    Lượng mưa (mm)

    Tổng tích ôn (°C)

    Khô hạn (tháng /năm)

    Gió

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    1

    DVD1

    15

    500

    G

    SL1

    R1

    T1

    Kh1

    Gi1

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    7

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    n

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)

    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm…
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 02.8/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ DIỆN TÍCH
    CÁC ĐƠN VỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT CỦA VÙNG…..

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Số lượng khoanh đất

    Diện tích (ha)

    Loại đất

    Độ dốc (Địa hình tương đối)

    Khí hậu

    Chế độ nước

    Độ phì nhiêu của đất30

    Lượng mưa (mm)

    Tổng tích ôn (°C)

    Khô hạn (tháng/năm)

    Gió

    Chế độ tưới

    Xâm nhập mặn (tháng/ năm)

    Ngập úng (ngày/năm)

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    1

    DVD1

    15

    500

    G

    SL1

    R1

    T1

    Kh1

    Gi1

    I1

    SA1

    F2

    DP1

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    7

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    n

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 03.8/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ DIỆN TÍCH
    CÁC ĐƠN VỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Số lượng khoanh đất

    Diện tích (ha)

    Nhóm đất phụ

    Độ dốc (Địa hình tương đối)

    Khí hậu

    Chế độ nước

    Độ phì nhiêu của đất31

    Lượng mưa (mm)

    Tổng tích ôn (°C)

    Khô hạn (tháng/năm)

    Gió

    Chế độ tưới

    Xâm nhập mặn (tháng/ năm)

    Ngập úng (ngày/năm)

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    1

    DVD1

    15

    500

    G

    SL1

    R1

    T1

    Kh1

    Gi1

    I1

    SA1

    F2

    DP1

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    7

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    n

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 04.8/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    TỔNG HỢP ĐƠN VỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA CẢ NƯỚC

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

    Đơn vị tính: ha

    STT

    Các vùng kinh tế - xã hội

    Tổng diện tích điều tra

    Loại đất theo mục đích sử dụng32

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    ...

    Đất chuyên dùng

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Diện tích

    Đơn vị chất lượng đất

    Diện tích

    Đơn vị chất lượng đất

    Diện tích

    Đơn vị chất lượng đất

     

     

     

     

     

     

     

     

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

     

     

     

     

     

     

     

    Cả nước

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Vùng Đồng bằng sông Hồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

    Vùng Tây Nguyên

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5

    Vùng Đông Nam Bộ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    6

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị

     

    Biểu số: 05.8/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    TỔNG HỢP ĐƠN VỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA VÙNG …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

    Đơn vị tính: ha

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Tổng diện tích điều tra

    Loại đất theo mục đích sử dụng33

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    Đất chuyên dùng

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    A

    B

    1

    2

    3

    4

     

     

     

    1

    DVD1

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    DVD2

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị

     

    Biểu số: 06.8/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    TỔNG HỢP ĐƠN VỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

    Đơn vị tính: ha

    STT

    Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố

    Tổng diện tích điều tra

    Loại đất theo mục đích sử dụng34

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    Đất trồng cây lâu năm

    ...

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    Đất nghĩa trang, nghĩa địa

    Đất phi nông nghiệp còn lại

    Diện tích

    Đơn vị chất lượng đất

    Diện tích

    Đơn vị chất lượng đất

    Diện tích

    Đơn vị chất lượng đất

     

     

     

     

     

     

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

     

     

     

     

     

     

     

    Tỉnh Hà Giang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Huyện Bắc Quang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Huyện Đồng Văn

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị

     

    II. THUYẾT MINH BIỂU MẪU

    1. Biểu số: 01.8/BTNMT: Thống kê diện tích các đơn vị chất lượng đất cả nước

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 1: Thống kê số lượng khoanh đất của từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 2: Ghi diện tích của từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 3: Ghi ký hiệu nhóm đất tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 4: Ghi ký hiệu độ dốc tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 5: Ghi ký hiệu lượng mưa tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 6: Ghi ký hiệu tổng tích ôn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 7: Ghi ký hiệu khô hạn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của cả nước;

    Cột 8: Ghi ký hiệu gió tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của cả nước.

    2. Biểu số: 02.8/BTNMT: Thống kê diện tích các đơn vị chất lượng đất của vùng...

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 1: Thống kê số lượng khoanh đất của từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 2: Ghi diện tích của từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 3: Ghi ký hiệu nhóm đất tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 4: Ghi ký hiệu độ dốc tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 5: Ghi ký hiệu lượng mưa tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 6: Ghi ký hiệu tổng tích ôn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 7: Ghi ký hiệu khô hạn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 8: Ghi ký hiệu gió tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 9: Ghi ký hiệu chế độ tưới tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 10: Ghi ký hiệu xâm nhập mặn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 11: Ghi ký hiệu ngập úng tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 12: Ghi ký hiệu độ phì nhiêu của đất tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của vùng....

    3. Biểu số: 03.8/BTNMT: Thống kê diện tích các đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 1: Thống kê số lượng khoanh đất của từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 2: Ghi diện tích của từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 3: Ghi ký hiệu nhóm đất phụ tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 4: Ghi ký hiệu độ dốc (địa hình tương đối) tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 5: Ghi ký hiệu lượng mưa tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 6: Ghi ký hiệu tổng tích ôn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 7: Ghi ký hiệu khô hạn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 8: Ghi ký hiệu gió tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 9: Ghi ký hiệu chế độ tưới tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 10: Ghi ký hiệu xâm nhập mặn tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 11: Ghi ký hiệu ngập úng tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 12: Ghi ký hiệu độ phì nhiêu của đất tương ứng với từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...

    Biểu số: 04.8/BTNMT: Tổng hợp đơn vị chất lượng đất theo mục đích sử dụng của cả nước

    Cột B: Ghi danh sách các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 1: Ghi tổng diện tích điều tra của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 2: Ghi diện tích chất lượng đất trồng cây hàng năm của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 3: Thống kê các đơn vị chất lượng đất trồng cây hàng năm của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 4: Ghi diện tích chất lượng đất trồng cây lâu năm của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 5: Thống kê các đơn vị chất lượng đất trồng cây lâu năm của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 6: Ghi diện tích chất lượng đất rừng sản xuất của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 7: Thống kê các đơn vị chất lượng đất rừng sản xuất của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội.

    Biểu số: 05.8/BTNMT: Tổng hợp đơn vị chất lượng đất theo mục đích sử dụng của vùng...

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 1: Ghi diện tích điều tra của từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 2: Ghi diện tích đất trồng cây hàng năm của từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 3: Ghi diện tích đất trồng cây lâu năm của từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 4: Ghi diện tích đất rừng sản xuất của từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Biểu số: 06.8/BTNMT: Tổng hợp đơn vị chất lượng đất theo mục đích sử dụng của tỉnh (thành phố)...

    Cột B: Ghi danh sách các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 1: Ghi tổng diện tích điều tra của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 2: Ghi diện tích chất lượng đất trồng lúa của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)…;

    Cột 3: Thống kê các đơn vị chất lượng đất trồng lúa của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 4: Ghi diện tích chất lượng đất trồng cây hàng năm khác của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)…;

    Cột 5: Thống kê các đơn vị chất lượng đất trồng cây hàng năm khác của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)…;

    Cột 6: Ghi diện tích chất lượng đất trồng cây lâu năm của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 7: Thống kê các đơn vị chất lượng đất trồng cây lâu năm của các quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)....

     

    PHỤ LỤC 9

    QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MẪU BIỂU TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

    I. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    TỔNG HỢP TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA CẢ NƯỚC

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Mức tiềm năng

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Diện tích (ha)

    CHN

    CLN

    RSX

    RPH

    RDD

    NTS

    LMU

    OCT

    CDG

    CSK

    CCC

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13=2+...+ 12

    I

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    DVD1

    TN1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    n

    DVDn

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II

    Vùng Đồng bằng sông Hồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    III

    …..

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 02.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    TỔNG HỢP TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA VÙNG …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Mức tiềm năng

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Diện tích (ha)

    CHN

    CLN

    RSX

    RPH

    RDD

    NTS

    LMU

    OCT

    CDG

    CSK

    CCC

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13=2+...+ 12

     

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Tỉnh Hà Giang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    DVD1

    TN1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ….

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    DVDn

    TN1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Tỉnh….

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ….

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 03.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    TỔNG HỢP TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Đơn vị chất lượng đất

    Mức tiềm năng

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Diện tích (ha)

    LUA

    HNK

    CLN

    RSX

    RPH

    HDD

    NTS

    LMU

    NKH

    DCT

    DCN

    DKS

    DNL

    ORA

    NID

    PCL

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18=1+...+17

    1

    DVD1

    TN1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TN3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    n

    DVDn

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)

    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 04.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KẾ DIỆN TÍCH TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CẢ NƯỚC

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

    Đơn vị tính: ha

    STT

    Các vùng kinh tế - xã hội

    Tổng diện tích điều tra

    Tổng diện tích tiềm năng

    Loại đất theo mục đích sử dụng35

    Đất trồng cây hàng năm

    Đất trồng cây lâu năm

    Đất rừng sản xuất

    ...

    Đất chuyên dùng

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

    Đất có mục đích công cộng

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    ...

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cả nước

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Vùng Đồng bằng sông Hồng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

    Vùng Tây Nguyên

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5

    Vùng Đông Nam Bộ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    6

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 05.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ DIỆN TÍCH TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
    THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Quận/huyện/ thị xã/ thành phố

    Tổng diện tích điều tra

    Tổng diện tích tiềm năng

    Loại đất theo mục đích sử dụng36

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    Đất trồng cây lâu năm

    ...

    Đất bãi thải, xử lý chất thải

    Đất nghĩa trang, nghĩa địa

    Đất phi nông nghiệp còn lại

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    Thấp

    Trung bình

    Cao

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tỉnh Hà Giang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Huyện Bắc Quang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Huyện Đồng Văn

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 06.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    SO SÁNH MỨC ĐỘ PHÙ HỢP
    CỦA TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VỚI
    HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẢ NƯỚC

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Các vùng kinh tế - xã hội

    Loại đất theo mục đích sử dụng37

    Diện tích (ha)

    TN2 + TN3

    Hiện trạng

    So sánh

    A

    B

    1

    2

    3

    4 = 2 - 3

    1

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

    Đất trồng cây hàng năm

     

     

     

    Đất trồng cây lâu năm

     

     

     

    ...

     

     

     

    Đất có mục đích công cộng

     

     

     

    2

    ….

    Đất trồng cây hàng năm

     

     

     

    Đất trồng cây lâu năm

     

     

     

    ...

     

     

     

    Đất có mục đích công cộng

     

     

     

    6

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Đất trồng cây hàng năm

     

     

     

    Đất trồng cây lâu năm

     

     

     

    ...

     

     

     

    Đất có mục đích công cộng

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm…
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 07.9/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    SO SÁNH MỨC ĐỘ PHÙ HỢP
    CỦA TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VỚI
    HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố

    Loai đất theo mục đích sử dụng38

    Diện tích (ha)

    TN2 + TN3

    Hiện trạng

    So sánh

    A

    B

    1

    2

    3

    4 = 2 - 3

     

    Tỉnh Hà Giang

     

     

     

     

    1

    Huyện Bắc Quang

    Đất trồng lúa

     

     

     

    Đất trồng cây hàng năm khác

     

     

     

    ….

     

     

     

    Đất phi nông nghiệp còn lại

     

     

     

    2

    Huyện Đồng Văn

    Đất trồng lúa

     

     

     

    Đất trồng cây hàng năm khác

     

     

     

    ....

     

     

     

    Đất phi nông nghiệp còn lại

     

     

     

    3

    ….

    Đất trồng lúa

     

     

     

    Đất trồng cây hàng năm khác

     

     

     

    …..

     

     

     

    Đất phi nông nghiệp còn lại

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    II. THUYẾT MINH BIỂU MẪU

    1. Biểu số 01.9/BTNMT: Tổng hợp tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng của cả nước

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 1: Ghi ký hiệu các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất của các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 2: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất trồng cây hàng năm theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 3: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất trồng cây lâu năm theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 4: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất rừng sản xuất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 5: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất rừng phòng hộ theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 6: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất rừng đặc dụng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 7: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất nuôi trồng thủy sản theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 8: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất làm muối theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 9: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất ở theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 10: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất chuyên dùng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 11: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 12: Ghi diện tích tiềm năng đất đai của đất có mục đích công cộng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất;

    Cột 13: Tổng hợp diện tích tiềm năng đất đai của các đơn vị chất lượng đất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao;

    Cột 13 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11+ Cột 12.

    2. Biểu số 02.9/BTNMT: Tổng hợp tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng của vùng...

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của các tỉnh (thành phố) thuộc vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 1: Ghi ký hiệu các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 2: Ghi diện tích tiềm năng đất trồng cây hàng năm theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 3: Ghi diện tích tiềm năng đất trồng cây lâu năm theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 4: Ghi diện tích tiềm năng đất rừng sản xuất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 5: Ghi diện tích tiềm năng đất rừng phòng hộ theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 6: Ghi diện tích tiềm năng đất rừng đặc dụng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 7: Ghi diện tích tiềm năng đất nuôi trồng thủy sản theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 8: Ghi diện tích tiềm năng đất làm muối theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 9: Ghi diện tích tiềm năng đất ở theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 10: Ghi diện tích tiềm năng đất chuyên dùng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 11: Ghi diện tích tiềm năng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng...;

    Cột 12: Ghi diện tích tiềm năng đất có mục đích công cộng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của vùng…;

    Cột 13: Tổng hợp diện tích tiềm năng đất đai của các đơn vị chất lượng đất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của vùng…;

    Cột 13 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12.

    3. Biểu số 03.9/BTNMT: Tổng hợp tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng của tỉnh (thành phố)...

    Cột B: Thống kê các đơn vị chất lượng đất của các tỉnh (thành phố)…;

    Cột 1: Ghi ký hiệu các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 2: Ghi diện tích tiềm năng đất trồng lúa theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 3: Ghi diện tích tiềm năng đất trồng cây hàng năm khác theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 4: Ghi diện tích tiềm năng đất trồng cây lâu năm theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 5: Ghi diện tích tiềm năng đất rừng sản xuất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 6: Ghi diện tích tiềm năng đất rừng phòng hộ theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 7: Ghi diện tích tiềm năng rừng đặc dụng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 8: Ghi diện tích tiềm năng đất nuôi trồng thủy sản theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 9: Ghi diện tích tiềm năng đất làm muối theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 10: Ghi diện tích tiềm năng đất nông nghiệp khác theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 11: Ghi diện tích tiềm năng đất các công trình xây dựng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 12: Ghi diện tích tiềm năng đất khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 13: Ghi diện tích tiềm năng đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)…;

    Cột 14: Ghi diện tích tiềm năng đất công trình năng lượng theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 15: Ghi diện tích tiềm năng đất bãi thải, xử lý chất thải theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 16: Ghi diện tích tiềm năng đất nghĩa trang, nghĩa địa theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 17: Ghi diện tích tiềm năng đất phi nông nghiệp còn lại theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao từng đơn vị chất lượng đất của tỉnh (thành phố)...;

    Cột 18: Tổng hợp diện tích tiềm năng đất đai của các đơn vị chất lượng đất theo các mức tiềm năng thấp, trung bình, cao của tỉnh (thành phố)....

    Cột 18 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16 + Cột 17.

    4. Biểu số 04.9/BTNMT: Thống kê diện tích tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất của cả nước

    Cột B: Ghi danh sách các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 1: Thống kê tổng diện tích điều tra của các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 2: Ghi tổng diện tích mức tiềm năng thấp của các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 2 = Cột 5 + Cột 8 + Cột 11 + …;

    Cột 3: Ghi tổng diện tích mức tiềm năng trung bình của các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 3 = Cột 6 + Cột 9 + Cột 12 + …;

    Cột 4: Ghi tổng diện tích mức tiềm năng cao của các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 4 = Cột 7 + Cột 10 + Cột 13 + …;

    Các cột 5, 6, 7: Ghi diện tích đất trồng cây hàng năm ở các mức độ tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng vùng kinh tế - xã hội;

    Các cột 8, 9, 10: Ghi diện tích đất trồng cây lâu năm ở các mức độ tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng vùng kinh tế - xã hội;

    Các cột 11, 12, 13: Ghi diện tích đất rừng sản xuất ở các mức độ tiềm năng thấp, trung bình, cao của từng vùng kinh tế - xã hội.

    5. Biểu số 05.9/BTNMT: Thống kê diện tích tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất của tỉnh (thành phố)...

    Cột B: Ghi danh sách các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Cột 1: Thống kê tổng diện tích điều tra của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Cột 2: Ghi tổng diện tích mức tiềm năng thấp của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Cột 2 = Cột 5 + Cột 8 + Cột 11 + ...;

    Cột 3: Ghi tổng diện tích mức tiềm năng trung bình của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Cột 3 = Cột 6 + Cột 9 + Cột 12 + ...;

    Cột 4: Ghi tổng diện tích mức tiềm năng cao của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Cột 4 = Cột 7 + Cột 10 + Cột 13 + ...;

    Các cột 5, 6, 7: Ghi diện tích đất trồng lúa ở các mức độ tiềm năng thấp, trung bình, cao của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Các cột 8, 9, 10: Ghi diện tích đất trồng cây hàng năm khác ở các mức độ tiềm năng thấp, trung bình, cao của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố);

    Các cột 11, 12, 13: Ghi diện tích đất trồng cây lâu năm ở các mức độ tiềm năng thấp, trung bình, cao của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...

    6. Biểu số 06.9/BTNMT: So sánh mức độ phù hợp của tiềm năng đất đai với hiện trạng sử dụng đất cả nước

    Cột B: Ghi danh sách các vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 1: Thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng tại bảng 2 của phụ lục 3 Thông tư này;

    Cột 2: Ghi diện tích tiềm năng đất đai trung bình, cao tương ứng với các loại đất theo mục đích sử dụng của từng vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 3: Ghi diện tích hiện trạng sử dụng đất tương ứng với các loại đất theo mục đích sử dụng của từng vùng kinh tế - xã hội;

    Cột 4: Ghi diện tích của từng loại đất theo mục đích sử dụng của từng vùng kinh tế xã hội; Cột 4 = cột 2 - cột 3

    7. Biểu số 07.9/BTNMT: So sánh mức độ phù hợp của tiềm năng đất đai với hiện trạng sử dụng đất của tỉnh (thành phố)...

    Cột B: Ghi danh sách các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 1: Thống kê các loại đất theo mục đích sử dụng tại bảng 3 của phụ lục 3 Thông tư này;

    Cột 2: Ghi diện tích tiềm năng đất đai trung bình, cao tương ứng với các loại đất theo mục đích sử dụng của các các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 3: Ghi diện tích hiện trạng sử dụng đất tương ứng với các loại đất theo mục đích sử dụng của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...;

    Cột 4: Ghi diện tích của từng loại đất theo mục đích sử dụng của các Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố)...; Cột 4 = cột 2 - cột 3

     

    PHỤ LỤC 10

    QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MẪU BIỂU TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT

    I. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01.10/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    SỐ LƯỢNG ĐIỂM BỊ Ô NHIỄM, CẬN Ô NHIỄM THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
    TỈNH (THÀNH PHỐ)…..

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Đơn vị tính: số lượng điểm

    STT

    Tỉnh/ thành phố

    Số lượng điểm bị ô nhiễm, cận ô nhiễm/ tổng số điểm lấy mẫu

    Loại hình ô nhiễm

    Kim loại nặng

    Dư lượng HCSD trong NN

    Cu

    Pb

    Zn

    Cd

    As

    Clo hữu cơ

    Lân hữu cơ

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    I. Mẫu đất bị ô nhiễm

    1

    Tỉnh Hà Giang

    13/26

    10/26

     

     

     

     

    2/26

    1/26

    2

    Tỉnh Tuyên Quang

    13/26

     

     

     

     

     

     

     

    3

    ....

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. Mẫu đất cận ô nhiễm

    1

    Tỉnh Hà Giang

    13/26

    10/26

     

     

     

     

    2/26

    1/26

    2

    Tỉnh Tuyên Quang

    13/26

     

     

     

     

     

     

     

    3

    ....

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)

    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 02.10/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    DIỆN TÍCH ĐẤT BỊ Ô NHIỄM, CẬN Ô NHIỄM THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
    TỈNH (THÀNH PHỐ)…..

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Tỉnh/ thành phố

    Diện tích (ha)

    A

    B

    1

    I. Khu vực bị ô nhiễm

    1

    Tỉnh Hà Giang

    5,80

    2

    Tỉnh Tuyên Quang

     

    3

    ...

     

    II. Khu vực cận ô nhiễm

    1

    Tỉnh Hà Giang

    5,80

    2

    Tỉnh Tuyên Quang

     

    3

    ...

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 03.10/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM, CẬN Ô NHIỄM CỦA
    TỈNH (THÀNH PHỐ)…..

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Khu vực đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm

    Diện tích
    (ha)

    A

    B

    1

    I. Khu vực bị ô nhiễm

    1

    Khu 1

     

    2

    Khu 2

     

    II. Khu vực cận ô nhiễm

    1

     

     

    2

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    Biểu số: 04.10/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC MẪU ĐẤT BỊ Ô NHIỄM, CẬN Ô NHIỄM CỦA
    TỈNH (THÀNH PHỐ)…..

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Tên mẫu

    Tọa độ

    Kim loại nặng (mg/kg đất khô)

    Dư lượng HCSD trong NN (ppm)

    Kinh độ

    Vĩ độ

    Cu

    Pb

    Zn

    Cd

    As

    Clo hữu cơ

    Lân hữu cơ

    Tên hóa chất

    Hàm lượng

    Tên hóa chất

    Hàm lượng

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    I. Mẫu đất bị ô nhiễm

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. Mẫu đất cận ô nhiễm

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    II. THUYẾT MINH BIỂU MẪU

    1. Biểu số 01.10/BTNMT: Số lượng điểm bị ô nhiễm, cận ô nhiễm theo đơn vị hành chính tỉnh (thành phố)

    Cột B: Ghi danh sách các tỉnh, thành phố theo danh mục đơn vị hành chính;

    Cột 1: Ghi số lượng điểm bị ô nhiễm (thuộc mục I. Mẫu đất bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Mẫu đất cận ô nhiễm)/ tổng số điểm lấy mẫu;

    Cột 2, 3, 4, 5, 6: Ghi số lượng điểm bị ô nhiễm (thuộc mục I. Mẫu đất bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Mẫu đất cận ô nhiễm)/ tổng số điểm lấy mẫu theo các chỉ tiêu phân tích Cu, Pb, Zn, Cd, As;

    Cột 7 và 8: Ghi số lượng điểm bị ô nhiễm (thuộc mục I. Mẫu đất bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Mẫu đất cận ô nhiễm)/ tổng số điểm lấy mẫu theo các chỉ tiêu phân tích dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp là clo hữu cơ và lân hữu cơ.

    2. Biểu số 02.10/BTNMT: Diện tích đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm theo đơn vị hành chính tỉnh (thành phố)

    Cột B: Ghi danh sách các tỉnh, thành phố theo danh mục đơn vị hành chính;

    Cột 1: Ghi diện tích đất bị ô nhiễm (thuộc mục I. Mẫu đất bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Mẫu đất cận ô nhiễm).

    3. Biểu số 03.10/BTNMT: Diện tích các khu vực đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm của tỉnh (thành phố)

    Cột B: Ghi danh sách các khu vực đất bị ô nhiễm (thuộc mục I. Khu vực bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Khu vực cận ô nhiễm) của tỉnh (thành phố);

    Cột 1: Ghi diện tích đất bị ô nhiễm (thuộc mục I. Khu vực bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Khu vực cận ô nhiễm).

    4. Biểu số 04.10/BTNMT: Thống kê các mẫu đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm của tỉnh (thành phố)

    Cột B: Ghi tên mẫu tích đất bị ô nhiễm (thuộc mục I. Mẫu đất bị ô nhiễm) hoặc cận ô nhiễm (thuộc mục II. Mẫu đất cận ô nhiễm);

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí lấy mẫu đất;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí lấy mẫu đất;

    Cột 1, 2, 3, 4, 5: Ghi hàm lượng kim loại nặng trong đất theo các chỉ tiêu phân tích Cu, Pb, Zn, Cd, As;

    Cột 6 và 8: Ghi tên hóa chất sử dụng trong nông nghiệp tồn tại trong đất theo các chỉ tiêu phân tích clo hữu cơ hoặc lân hữu cơ;

    Cột 7 và 9: Ghi dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp tồn tại trong đất theo các chỉ tiêu phân tích clo hữu cơ hoặc lân hữu cơ.

     

    PHỤ LỤC 11

    QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MẪU BIỂU TRONG ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

    I. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01.11/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ DIỆN TÍCH HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    STT

    Quận, huyện, thị xã, thành phố

    Tổng diện tích điều tra

    Hạng đất

    Loại đất theo mục đích sử dụng39

    Đất trồng lúa

    Đất trồng cây hàng năm khác

    Đất trồng cây lâu năm

    ...

    Đất làm muối

    Rất thích hợp

    Thích hợp

    Ít thích hợp

    Không thích hợp

    Rất thích hợp

    Thích hợp

    Ít thích hợp

    Không thích hợp

    Rất thích hợp

    Thích hợp

    Ít thích hợp

    Không thích hợp

    Rất thích hợp

    Thích hợp

    Ít thích hợp

    Không thích hợp

    ...

    ...

    ...

    ...

    Rất thích hợp

    Thích tợp

    Ít thích hợp

    Không thích hợp

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    n

     

    Tỉnh Hà Giang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Huyện

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

    ……

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    n

    ….

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)

    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

     

    Biểu số: 02.11/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    SO SÁNH MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) …

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

          

     

    STT

    Quận, huyện, thị xã, thành phố

    Loại đất theo mục đích sử dụng

    Diện tích (ha)

    H1 + H2

    Hiện trạng

    So sánh

    A

    B

    1

    2

    3

    4 = 2 - 3

     

    Tỉnh Hà Giang

     

     

     

     

    1

    Huyện Bắc Quang

     

     

     

     

    2

    Huyện Đồng Văn

     

     

     

     

    3

    ….

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Người lập biểu
    (Ký, họ tên)


    Người kiểm tra biểu
    (Ký, họ tên)

    Ngày…. tháng…. năm……
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, đóng dấu, họ tên)

     

    II. THUYẾT MINH BIỂU MẪU

    1. Biểu số 01.11/BTNMT: Thống kê diện tích hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất của tỉnh (thành phố) ...

    Cột B: Ghi danh sách các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính

    Cột 1: Ghi tổng diện tích điều tra tương ứng với các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ghi ở cột B

    Cột 2, 3, 4, 5: Ghi tổng diện tích thích hợp ở các mức rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp.

    Cột 6 đến cột 9: Ghi diện tích đất trồng lúa thích hợp ở các mức rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp

    Cột 10 đến cột 13: Ghi diện tích đất trồng cây hàng năm khác thích hợp ở các mức rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp

    Cột 14 đến cột 17: Ghi diện tích đất trồng cây lâu năm thích hợp ở các mức rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp

    Cột 18 đến cột n: Ghi diện tích thích hợp theo từng loại đất theo mục đích sử dụng quy định tại bảng 17 ở các mức rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp

    2. Biểu số 02.11/BTNMT: So sánh mức độ phù hợp của phân hạng đất nông nghiệp với hiện trạng sử dụng đất của tỉnh (thành phố) ...

    Cột B: Ghi danh sách các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính

    Cột 1: Ghi loại đất theo mục đích sử dụng tương ứng với các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ghi ở cột B

    Cột 2: Ghi tổng diện tích thích hợp ở các mức rất thích hợp, thích hợp tương ứng với từng mục đích sử dụng đất ghi ở cột 1

    Cột 3: Ghi diện tích hiện trạng của các loại đất tương ứng với từng mục đích sử dụng đất ghi ở cột 1

    Cột 4: so sánh diện tích hiện trạng sử dụng đất với tổng diện tích thích hợp ở các mức rất thích hợp, thích hợp; được tính bằng diện tích ghi ở cột 2 trừ diện tích ghi ở cột 3

     

    PHỤ LỤC 12

    QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG MẪU BIỂU TRONG QUAN TRẮC GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT

    I. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC ĐỘ PHÌ ĐẤT

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Chỉ tiêu quan trắc

    Kinh độ

    Vĩ độ

    Thành phần cơ giới

    Dung trọng (g/cm3)

    OM (%)

    CEC (lđl/100g đất)

    N (%)

    P2O5 (%)

    K2O (%)

    pHKCl

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    CL-01

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 02.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC MẶN HÓA, PHÈN HÓA

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Chỉ tiêu quan trắc

    Kinh độ

    Vĩ độ

    pHKCl

    S (%)

    TSMT (%)

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    3

    MA-01

     

     

     

     

     

     

    PE-01

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 03.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC KHÔ HẠN, HOANG MẠC HÓA, SA MẠC HÓA

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Chỉ tiêu quan trắc40

    Kinh độ

    Vĩ độ

    K1

    K2

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    KH1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 04.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC SẠT LỞ, BỒI TỤ

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Chỉ tiêu quan trắc

    Kinh độ

    Vĩ độ

    Quy mô diện tích (ha)

    Chiều dài (m)

    Chiều rộng (m)

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    3

    SL141

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    BT142

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 05.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC XÓI MÒN ĐẤT

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Số lần quan trắc

    Chỉ tiêu quan trắc43

     

    Lượng đất mất (kg)

    Dung trọng (g/cm3)

    TPCG

    pHKCl

    OM (%)

    CEC (lđl/100g đất)

    N (%)

    P2O5 (%)

    K2O (%)

     

    Kinh độ

    Vĩ độ

     

    A

    B

    C

    D

    E

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

     

    XM1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 06.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC KẾT VON, ĐÁ ONG HÓA

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Chỉ tiêu quan trắc44

    Kinh độ

    Vĩ độ

    Hình dạng

    Kích thước

    % thể tích

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    3

    KV1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu số: 07.12/BTNMT
    Ngày báo cáo:

    THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC Ô NHIỄM ĐẤT

    Đơn vị báo cáo:
    Đơn vị nhận báo cáo:

     

    Điểm quan trắc

    Vị trí
    (xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố)

    Tọa độ

    Chỉ tiêu quan trắc

    Kinh độ

    Vĩ độ

    Cd (mg/kg đất)

    Pb (mg/kg đất)

    Cu (mg/kg đất)

    Zn (mg/kg đất)

    As (mg/kg đất)

    Dư lượng HCSD trong NN

    Clo hữu cơ

    Lân hữu cơ

    Tên hóa chất

    Hàm lượng (ppm)

    Tên hóa chất

    Hàm lượng (ppm)

    A

    B

    C

    D

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    ON-01

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. THUYẾT MINH BIỂU MẪU

    1. Biểu số: 01.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc độ phì đất

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8: ghi giá trị đo theo các chỉ tiêu phân tích thành phần cơ giới, dung trọng, OM, CEC, N, P2O5, K2O, pHKCl.

    2. Biểu số: 02.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc mặn hóa, phèn hóa

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột 1, 2, 3: Ghi giá trị đo theo các chỉ tiêu phân tích pHKCl, S, TSMT.

    3. Biểu số: 03.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột 1, 2: Ghi giá trị đo theo các chỉ số K1 và K2.

    4. Biểu số: 04.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc sạt lở, bồi tụ

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột 1, 2, 3: Ghi giá trị đo theo các chỉ tiêu quan trắc về quy mô diện tích, chiều dài, chiều rộng.

    5. Biểu số: 05.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc xói mòn đất

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột E: Ghi số lần quan trắc;

    Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: Ghi giá trị đo về lượng đất mất và các giá trị đo theo các chỉ tiêu phân tích dung trọng, thành phần cơ giới, pHKCl, OM, CEC, N, P2O5, K2O.

    6. Biểu số: 06.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc kết von, đá ong hóa

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột 1, 2, 3: Ghi giá trị đo theo các chỉ tiêu quan trắc về hình dạng, kích thước, % thể tích.

    7. Biểu số: 07.12/BTNMT: Thống kê các điểm quan trắc ô nhiễm đất

    Cột A: Ghi danh sách các điểm quan trắc;

    Cột B: Ghi vị trí điểm quan trắc theo thứ tự xã, huyện, tỉnh/phường, quận, thành phố;

    Cột C: Ghi kinh độ của vị trí quan trắc;

    Cột D: Ghi vĩ độ của vị trí quan trắc;

    Cột 1, 2, 3, 4, 5: Ghi hàm lượng kim loại nặng trong đất theo các chỉ tiêu phân tích Cu, Pb, Zn, Cd, As;

    Cột 6 và 8: Ghi tên hóa chất sử dụng trong nông nghiệp tồn tại trong đất theo các chỉ tiêu phân tích clo hữu cơ hoặc lân hữu cơ;

    Cột 7 và 9: Ghi dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp tồn tại trong đất theo các chỉ tiêu phân tích clo hữu cơ hoặc lân hữu cơ.

     

    PHỤ LỤC 13

    CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của dự án

    Thuyết minh một số nét cơ bản về công tác điều tra, đánh giá đất đai và sự cần thiết phải triển khai dự án, một số nhận xét chung về đóng góp của dự án cho việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

    2. Cơ sở pháp lý của dự án

    Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật làm căn cứ thực hiện dự án.

    3. Mục tiêu, phạm vi thực hiện dự án

    3.1. Mục tiêu của dự án

    3.2. Phạm vi thực hiện dự án

    4. Nội dung và phương pháp thực hiện dự án

    4.1. Nội dung của dự án

    4.2. Phương pháp thực hiện dự án (phương pháp điều tra; phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu; phương pháp phân tích mẫu đất, mẫu nước; phương pháp xây dựng bản đồ)

    Chương I

    THÔNG TIN CHUNG VỀ VÙNG DỰ ÁN (TÊN VÙNG HOẶC TÊN TỈNH)

    Liệt kê những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương, bao gồm:

    I. Điều kiện tự nhiên

    Nêu tóm tắt các nội dung về: vị trí địa lý, các đặc điểm khí hậu, địa hình, thủy văn, nguồn nước, thảm thực vật, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, ...

    II. Điều kiện kinh tế - xã hội

    - Nêu tóm tắt về điều kiện kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực...

    - Nêu tóm tắt về điều kiện xã hội như: Dân số, thực trạng các khu dân cư, thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội...

    III. Tình hình quản lí, sử dụng đất

    - Trình bày về hiện trạng, biến động sử dụng đất, thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gây áp lực đến chất lượng, tiềm năng đất đai; ô nhiễm môi trường đất và công tác phân hạng đất nông nghiệp.

    IV. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lí, sử dụng đất đến chất lượng, tiềm năng đất đai (ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp)

    Chương II

    THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI (Ô NHIỄM ĐẤT, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP)

    Chương này trình bày những kết quả điều tra về thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai (ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp). Những thông tin chính cần được nêu tại chương này bao gồm:

    - Thực trạng về chất lượng đất, tiềm năng đất đai (ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp) theo loại đất (mục đích sử dụng đất);

    - Thực trạng về chất lượng đất, tiềm năng đất đai (ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp) theo loại hình sử dụng đất.

    Chương III

    ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG

    Chương này trình bày các quan điểm, mục tiêu khai thác tài nguyên đất bền vững từ đó đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững. Đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ đất (giải pháp về chính sách, giải pháp về khoa học kỹ thuật, ...).

    Đối với hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường cần cảnh báo những khu vực có nguy cơ ô nhiễm từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ, cải tạo những khu vực đất bị ô nhiễm và đề xuất hướng sử dụng đất bền vững.

    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

     

                                                                        

     

    1 Loại đất được đánh giá nếu đủ quy mô diện tích thể hiện trên bản đồ kết quả sản phẩm

    2 Loại đất được đánh giá nếu đủ quy mô diện tích thể hiện trên bản đồ kết quả sản phẩm

    3 Bao gồm: Đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

    4 Bao gồm tất cả các loại đất phi nông nghiệp còn lại (theo Thông tư s 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kim kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất) thuộc phạm vi điều tra.

    5 Tùy theo điều kiện của địa bàn điều tra, đánh giá phân cấp chỉ tiêu có thể khác nhau

    6 Tùy theo điều kiện của địa bàn điều tra, đánh giá phân cấp chỉ tiêu có thể khác nhau

    7 Chỉ đánh giá đối với đất phi nông nghiệp

    8 Phân cấp chỉ tiêu về chế độ nước chi tiết tại bảng 5; tùy theo địa bàn lựa chọn 1 đến 3 chỉ tiêu

    9 Phân cấp chỉ tiêu về độ phì nhiêu của đất chi tiết tại bảng 6; chỉ áp dụng trong đánh giá đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng

    10 Phân cp chỉ tiêu dinh dưỡng tổng số chi tiết tại bảng 7 phụ lục 3 Thông tư này

    11 Giá trị gia tăng (VA) = Giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IE);

    Giá trị sản xuất (GO): đối với đất nông nghiệp giá trị sản xuất = sản lượng x đơn giá;

    đối với đất phi nông nghiệp giá trị sản xuất = (sản phẩm x đơn giá sản phẩm) + các khoản thu khác

    Chi phí trung gian (IE): đối với đất nông nghiệp chi phí trung gian = Chi phí thiết kế đồng ruộng và đầu tư cơ bản + Chi phí đầu tư hàng năm;

    đi với đất phi nông nghiệp chi phí trung gian = Chi phí đầu tư cơ bản + Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí khác

    12 Hiệu quả đầu tư = Giá trị sản xuất (GO)/ Chi phí trung gian (IE)

    13 Đối với tiềm năng đt nông nghiệp tính theo công lao động/ha/năm; đi với tiềm năng đất phi nông nghiệp tính theo s lao động có việc làm

    14 Căn cứ kết quả đánh giá suy giảm độ phì nhiêu đất trong điu tra thoái hóa đất để xác định mức độ duy trì bảo vệ chất lượng đất

    15 Căn cứ vào các loại hình thoái hóa đất, kết quả đánh giá ô nhiễm đất (nếu có) để xác định mức độ duy trì bảo vệ đất và môi trường; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm. Chỉ tiêu này trong đánh giá tim năng đất đai cả nước chỉ là giảm thiu thoái hóa.

    16 Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng tại bảng 2 phụ lục 3 Thông tư này

    17 Tùy theo điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương lựa chọn mức phân cấp cho phù hợp

    18 Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng tại bảng 3 phụ lục 3 Thông tư này

    19 Giới hạn cho phép của chỉ tiêu đánh giá được so sánh với QCVN hiện hành theo quy định tại bng 14, 15, 16

    20 Nguồn gây ô nhiễm đất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nguồn nước (nước thải, nước tưới, ...)

    21 Tùy theo từng địa bàn chọn các chỉ tiêu phân tích cho phù hợp

    22 Tùy theo địa bàn điều tra phân cấp ch tiêu có thể khác nhau

    23 Tùy theo địa bàn điều tra phân cấp chỉ tiêu có thể khác nhau

    24 Tùy theo địa bàn lựa chọn 1 đến 3 chỉ tiêu

    25 Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng đất tại bảng 18

    26 Tùy theo điều kiện của địa bàn điều tra, đánh giá có sự thay đi, phân cấp các chỉ tiêu theo bảng 17

    27 Hạng đất tính theo phương pháp cho điểm: Rất thích hợp >75 điểm; Thích hợp 50 - 75 điểm; ít thích hợp 25 - 50 điểm; không thích hợp <25 điểm.

    28 Năm điu tra và 5 năm trước

    29 Đối với cây hàng năm tính theo thời gian che phủ (số tháng/năm); đi với cây lâu năm và cây lâm nghiệp tính theo mức độ che phủ (diện tích đt được che phủ/ trên diện tích tự nhiên)

    30 Không áp dụng đi với đất phi nông nghiệp

    31 Không áp dụng đi với đất phi nông nghiệp

    32 Loại đất theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 2 phụ lục 3 Thông tư này

    33 Loại đt theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 2 phụ lục 3 Thông tư này

    34 Loại đất theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 3 phụ lục 3 Thông tư này

    35 Loại đất theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 2 phụ lục 3 Thông tư này

    36 Loại đt theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 3 phụ lục 3 Thông tư này

    37 Loại đt theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 2 phụ lục 3 Thông tư này

    38 Loại đất theo mục đích sử dụng đt quy định tại bảng 3 phụ lục 3 Thông tư này

    39 Loại đất theo mục đích sử dụng đất quy định tại bảng 17

    40 Chỉ s khô hạn K1 ở cột 1 và hoang mạc hóa, sa mạc hóa K2 ở cột 2 được tính toán theo Thông tư 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 quy định về kỹ thuật điều tra thoái hóa đất.

    41 SL là ký hiệu mẫu quan trắc các sự cố trượt, sạt lở hoặc sụt lún đất tại vùng đồi núi; xói lở bờ của sông, suối, bờ biển,.. và bồi tụ cửa sông, ven biển: gồm diện tích và kích thước các khu vực sạt lở, bồi tụ.

    42 BT là ký hiệu mẫu quan trắc bồi tụ cửa sông, ven biển.

    43 Các chỉ tiêu từ 1 đến 9 được phân tích cho mẫu đất được lấy tại máng hứng xói mòn

    44 Các chỉ tiêu cột 1, 2, 3 được tính toán theo Thông tư 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 quy định về kỹ thuật điều tra thoái hóa đất;

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Ban hành: 04/03/2013 Hiệu lực: 01/05/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13
    Ban hành: 29/11/2013 Hiệu lực: 01/07/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13
    Ban hành: 29/11/2013 Hiệu lực: 01/07/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản được hướng dẫn
    04
    Thông tư 33/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai
    Ban hành: 07/11/2016 Hiệu lực: 22/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 204/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Đề cương hướng dẫn kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất khu đô thị
    Ban hành: 08/02/2017 Hiệu lực: 08/02/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 20/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc tài nguyên đất
    Ban hành: 19/12/2022 Hiệu lực: 06/02/2023 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 60/2015/TT-BTNMT kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trường
    Số hiệu:60/2015/TT-BTNMT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:15/12/2015
    Hiệu lực:01/02/2016
    Lĩnh vực:Đất đai-Nhà ở
    Ngày công báo:26/01/2016
    Số công báo:113&116-01/2016
    Người ký:Trần Hồng Hà
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X