Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 13/2003/CT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Đào Đình Bình |
Ngày ban hành: | 29/05/2003 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 29/05/2003 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng |
Chỉ thị
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Số 13/2003/CT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2005 Về việc
chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng các dự án xây dựng giao thông qua kết quả thanh tra, kiểm toán
Thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế nêu trên để áp dụng trong ngành GTVT; đồng thời Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ chức năng của Bộ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý và tổ chức thực hiện các dự án xây dựng giao thông có hiệu quả.
Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Tài chính đối với một số các dự án XDGT trọng điểm thời gian gần đây đã cho thấy: Việc chấp hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và các văn bản của các Bộ, ngành liên quan trong quản lý các dự án XDGT từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi kế thúc dự án còn tồn tại một số thiếu sót, vi phạm. Đó là:
- Công tác khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn... phục vụ bước lập dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật ở một số dự án còn thiếu chính xác; đơn vị Tư vấn khi thẩm định hồ sơ còn làm sơ sài, chiếu lệ; Chủ dự án chưa nêu cao, chưa thực hiện đúng trách nhiệm trong việc kiểm tra nghiệm thu hồ sơ dẫn đến chất lượng hồ sơ thiết kế một số dự án chưa đáp ứng được yêu cầu, không phù hợp thực tế và phải bổ sung điều chỉnh nhiều.
- Hầu hết ở các dự án trọng điểm, công tác lập và trình duyệt Tổng dự toán còn chậm so với thời hạn quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, nhiều dự án hiện nay đã hoàn thành nhưng vẫn chưa trình duyệt Tổng dự toán.
- Việc trình, duyệt các thủ tục: kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu, tổ chức xét thầu.... ở một số dự án chưa thực hiện đúng trình tự quy định theo Quy chế hiện hành.
- Chủ dự án chưa chủ động và làm hết trách nhiệm trong việc rà soát hồ sơ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vai trò giám sát của Chủ đầu tư làm chưa tốt, thường phó mặc cho tư vấn giám sát trong khi công tác giám sát chất lượng thi công ở không ít dự án chưa được quản lý chặt chẽ. Qua Thanh tra, kiểm tra và kiểm toán một số hạng mục công trình, đã phát hiện có tình trạng thi công chưa đảm bảo đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt, chưa tuân thủ quy trình thi công.
- Công tác nghiệm thu thanh toán ở một số dự án còn để xảy ra sai phạm
- Một số Hợp đồng của các dự án được kiểm tra đã xảy ra việc nhượng thầu hoặc giao lại công việc giữa nhà thầu chính với thầu phụ hoặc giữa các thành viên trong liên danh nhà thầu còn tuỳ tiện, chưa đúng theo điều kiện hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng của nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt
- Việc lập thiết kế bản vẽ thi công (BVTC) còn là khâu yếu của nhà thầu dẫn đến việc chậm trễ, kéo dài tiến độ, gây lãng phí về thời gian và kinh phí dự án. Bên cạnh đó, Tư vấn chưa chủ động hướng dẫn nhà thầu khi lập thiết kế BVTC. Một số dự án, công tác giám sát khoan địa chất bước BVTC chưa chặt chẽ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ công trình (có một số hạng mục công trình phải phá đi làm lại). Cá biệt có một số dự án đã triển khai thi công khi thiết kế BVTC chưa được chấp thuận, dẫn đến vi phạm về trình tự xây dựng cơ bản.
- Công tác kiểm tra nội bộ để tự đảm bảo chất lượng trong từng hạng mục, giai đoạn thi công công trình của nhà thầu chưa được chú trọng và thường xuyên. Nhiều nhà thầu không tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn kỹ thuật quy định trong hồ sơ thầu được duyệt. Việc sửa chữa các tồn tại hư hỏng công trình theo chế độ bảo hành chưa được thực hiện nghiêm túc, gây ảnh hưởng không tốt và không chính xác trong dư luận xã hội.
- Chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với địa phương trong khâu lập và kiểm tra phương án đền bù khi thực hiện công tác GPMB, dẫn đến một số dự án Hội đồng đền bù lập phương án sai chế độ chính sách và đơn giá, như: phân loại cấp hạng đất không đúng, cố tình chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi kiểm kê, kiểm kê đo đạc khối lượng đền bù không chính xác hoặc trùng lắp... gây thất thoát kinh phí dự án. Một số dự án còn sử dụng vốn GPMB cho các hạng mục thực chất không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án (Chủ yếu do địa phương đề nghị hỗ trợ).
- Khâu quyết toán công trình hầu hết đều bị chậm và một số dự án không làm đúng trình tự thủ tục so với quy định, đặc biệt đối với một số dự án như: Cầu Phú Lương, QL1-WB1, QL5.v.v...
Để kịp thời chấn chỉnh khắc phục những thiếu sót tồn tại nêu trên và tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng các dự án xây dựng giao thông, Bộ trưởng chỉ thị cho các Cục, Vụ tham mưu và quản lý chuyên ngành, các Ban QLDA trực thuộc Bộ, các Tổng công ty xây dựng cần phải nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc những quy định sau đây:
1. Bước chuẩn bị đầu tư:
1.1. Chú trọng việc xác định quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và lựa chọn giải pháp kết cấu phù hợp cho từng dự án. Công tác xác định giá trị tổng mức đầu tư yêu cầu phải sát thực để không phải điều chỉnh nhiều ở bước thực hiện xây dựng.
1.2. Phải dự kiến và đưa đủ vào dự án các hạng mục về: công tác chuyển giao công nghệ, lập quy trình quản lý và công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác dự án, tránh tình trạng trong quá trình thực hiện phải làm nhiều thủ tục bổ sung dẫn tới việc trình duyệt phức tạp, kéo dài, gây lãng phí.
1.3. Hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng khi dự án đã duyệt, các địa phương đề nghị bổ sung thêm một số hạng mục, dẫn đến phải điều chỉnh quy mô ban đầu của dự án. Trường hợp phải bổ sung điều chỉnh, yêu cầu phải lập đủ thủ tục theo quy định hiện hành, không để đến cuối dự án mới hoàn thiện thủ tục.
2. Công tác khảo sát thiết kế:
2.1. Chủ dự án phải chỉ đạo Tư vấn thiết kế chú trọng đặc biệt công tác khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn công trình và thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát tác giả được quy định tại Điều 18 - QĐ số 17/BXD của Bộ Xây dựng về quy định quản lý chất lượng công trình.
2.2. Cục Giám định & QLCL CTGT và các Ban QLDA phải chú trọng và nêu cao trách nhiệm trong công tác thẩm định TKKT từ khâu lựa chọn đơn vị Tư vấn, nội dung và chất lượng thẩm định. Tư vấn thẩm định chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ GTVT tại QĐ số 4391/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2002 khi để xảy ra thiếu sót, sai phạm trong quá trình thẩm định.
2.3. Công tác nghiệm thu hồ sơ khảo sát thiết kế không chỉ thực hiện trên tài liệu hồ sơ hoàn thành mà phải được kết hợp kiểm tra, nghiệm thu chi tiết trên hiện trường để đảm bảo tính chính xác và khả thi của hồ sơ.
2.4. Thời hạn trình duyệt Tổng dự toán dự án phải tuân thủ nội dung quy định của Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày
3. Công tác đấu thầu, xét thầu:
3.1. Cần hết sức chú trọng về trình tự thủ tục khi tổ chức đấu thầu, xét thầu cũng như trình tự thủ tục khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu, kết quả đấu thầu, tránh tình trạng tổ chức mở thầu và xét thầu khi chưa có phê duyệt tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu. Chủ dự án cần chú trọng khâu kiểm tra nội dung hồ sơ mời thầu phải đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ và đúng điều kiện hợp đồng, tránh tình trạng gây bất lợi cho nhà thầu trong quá trình thực hiện. Tiến độ, thời hạn thực hiện hợp đồng phải đảm bảo sát với quy định và sự chỉ đạo của Bộ.
3.2. Thủ tục khi lựa chọn bổ sung thêm thầu phụ trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các Chủ dự án phải chủ động kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo tuân thủ đúng điều kiện Hợp đồng: Nhà thầu chính lựa chọn đề xuất thầu phụ, Tư vấn xem xét thẩm định và trình Chủ đầu tư (hoặc đại diện Chủ đầu tư) chấp thuận.
3.3. Việc sử dụng kinh phí bán hồ sơ thầu phải thực hiện đúng quy định Thông tư hướng dẫn số 23/2002/TT-BTC ngày 20/3/2002 của Bộ Tài chính: chi đúng mục đích, chỉ phục vụ cho công tác tổ chức đấu thầu và xét thầu của dự án. Nếu còn thừa kinh phí phải nộp trả Ngân sách Nhà nước.
4. Công tác GPMB:
4.1. Các Ban QLDA cần tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp với địa phương để thực hiện tốt công tác đền bù GPMB, đảm bảo các phương án đền bù thiệt hại khi xây dựng dự án chính xác về: nguồn gốc đất, phân loại cấp hạng và diện tích đất phải đền bù, khối lượng tài sản phải đền bù, di chuyển, đối tượng được đền bù, hỗ trợ. v.v... Muốn vậy, cần phải tăng cường công tác tập huấn về chính sách đền bù cho các Hội đồng GPMB địa phương và có kế hoạch kiểm tra điểm một số vị trí, khu vực giải toả về các nội dung: đo đạc diện tích, kiểm kê khối lượng tài sản trên đất và áp giá đền bù, hỗ trợ theo đúng chế độ chính sách quy định của Nhà nước và của địa phương.
4.2. Về chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù GPMB cho các Hội đồng đúng mục đích, đúng với dự toán được duyệt. Các Ban QLDA chỉ đạo các Hội đồng không được tự ý chuyển đổi cơ cấu hạng mục chi phí được duyệt và chi vượt, chi sai chế độ quy định về tài chính hiện hành.
4.3. Chi phí để tổ chức thực hiện công tác đền bù GPMB cho các Ban QLDA là cần thiết và phù hợp quy định của Nghị định 22/1998/NĐ-CP, nhưng các Ban QLDA cần cân đối chi tiêu tiết kiệm, lập đủ thủ tục cần thiết trước khi trình duyệt khoản kinh phí này.
5. Tổ chức xây dựng, nghiệm thu:
5.1. Đối với các dự án thực hiện theo thiết kế 2 bước (Thiết kế kỹ thuật và thiết kế BVTC), nghiêm cấm việc triển khai thi công khi thiết kế BVTC chưa được chấp thuận.
5.2. Các Ban QLDA cần chấn chỉnh và tăng cường công tác giám sát của Chủ đầu tư và của Tư vấn trong quá trình thực hiện xây dựng dự án (đặc biệt đối với các dự án trọng điểm). Muốn vậy, phải chú trọng công tác tuyển lựa tư vấn giám sát để đảm bảo việc giám sát thi công được thực hiện thường xuyên, liên tục và đảm bảo việc nghiệm thu khối lượng, chất lượng các hạng mục xây lắp thi công theo đúng thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn được áp dụng cũng như tuân thủ điều kiện của Hợp đồng.
5.3. Đối với công tác nghiệm thu khối lượng và lập chứng từ thanh toán: các Ban QLDA cần kiểm tra điểm một số hạng mục để kịp thời phòng ngừa việc nghiệm thu trùng lắp hoặc không đúng khối lượng thực tế thực hiện: phải đối chiếu khối lượng được nghiệm thu với hồ sơ thiết kế, đảm bảo không vượt khối lượng tổng thể.
5.4. Việc xử lý thay đổi thiết kế và bổ sung điều chỉnh hợp đồng trong quá trình thi công, các cơ quan chức năng (Vụ KHĐT, Cục GĐ&QLCL CTGT), các Ban QLDA cần phải rà soát kỹ lưỡng, lập thủ tục chặt chẽ, đúng trình tự theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiêm cấm thay đổi thiết kế không phải lý do khách quan mà nhằm mục đích thay đổi đơn giá bỏ thầu.
5.5. Cục Giám định & QLCL CTGT phối hợp với Viện Chiến lược & PT GTVT nghiên cứu tham mưu cho Bộ để có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin thoả thuận bổ sung thêm một số định mức, đơn giá các hạng mục xây dựng hiện nay chưa phù hợp theo chuyên ngành GTVT, trên cơ sở các tập hợp số liệu báo cáo của các Ban QLDA và các đơn vị Tư vấn thiết kế.
5.6. Các Tổng công ty xây dựng phải nghiên cứu kỹ các quy định của thể chế hiện hành khi ký kết các hợp đồng liên danh, liên kết với các nhà thầu nước ngoài tránh để xảy ra các sai phạm, sơ hở, thiếu sót về mặt luật pháp cũng như về kinh tế, tài chính. Người ký hợp đồng liên danh liên kết phải tổ chức thực hiện nghiêm hợp đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.
6. Công tác nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình:
6.1. Các Ban QLDA cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu (đối với công trình Hội đồng nghiệm thu một cấp) hoặc Hội đồng nghiệm thu cơ sở (đối với công trình có Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước) và chịu trách nhiệm trước Bộ về tính chính xác của kết quả nghiệm thu tổng thể công trình.
6.2. Hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình phải đầy đủ, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo quy định. Đối với các dự án lớn, có quy định cụ thể về quy trình quản lý khai thác thì tài liệu hướng dẫn quản lý khai thác phải đưa vào hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình để bàn giao cho đơn vị quản lý.
6.3. Các dự án hiện nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán, yêu cầu các Ban QLDA khẩn trương hoàn tất thủ tục và giải quyết triệt để trong Quý II/2003. Vụ Tài chính kế toán chỉ đạo các Ban QLDA nghiêm túc thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư công trình đúng thời hạn theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính cũng như Chỉ thị 02/2003/CT-BGTVT ngày 13/1/2003 của Bộ GTVT về đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Các Cục quản lý chuyên ngành được giao nhiệm vụ phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo thẩm quyền phân cấp cần khẩn trương thực hiện việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án đã hoàn thành trong năm 2002.
Bộ yêu cầu các Cục, Vụ, Viện, các Ban QLDA và các Tổng công ty thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc các nội dung trên đây, triển khai gấp đến các đơn vị thành viên và đến từng CBCNV liên quan. Từ nay trở đi, các vi phạm những điều đã nêu trong Chỉ thị này sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của Nhà nước và theo Quyết định số 4391/QĐ-BGTVT ngày
Giao Cục Giám định và QLCL CTGT hàng quý tập hợp tình hình triển khai và thực hiện Chỉ thị này báo cáo Bộ trưởng.
Không có văn bản liên quan. |
Chỉ thị 13/2003/CT-BGTVT khắc phục những tồn tại, vi phạm trong công tác quản lý ĐTXD các dự án xây dựng GT
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số hiệu: | 13/2003/CT-BGTVT |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Ngày ban hành: | 29/05/2003 |
Hiệu lực: | 29/05/2003 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Đào Đình Bình |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!