Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 4552/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 10/11/2010 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 10/11/2010 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thuế-Phí-Lệ phí, Chứng khoán |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4552/TCT-CS | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: | - Cục Thuế tỉnh Gia Lai; |
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1896/CT-KTT ngày 13/08/2010 của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, Công văn số 340/CV-S55-TCKT ngày 17/08/2010 của Công ty Cổ phần Sông Đà 505, Công văn số 2217/CT-TTHT ngày 15/4/2010 của Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh, Công văn số 859/CV-TCKT ngày 10/8/2010 của Công ty cổ phần xây dựng Cotec đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Điểm 2 Công văn số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009 đã hướng dẫn về hoàn nhập các khoản dự phòng như sau:
“Ngày 7/12/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp và Thông tư này được áp dụng cho việc trích lập các khoản dự phòng của doanh nghiệp từ năm 2009.
Theo đó doanh nghiệp có trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC, khi xử lý hoàn nhập dự phòng thì các khoản hoàn nhập dự phòng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này số 228/2009/TT-BTC”.
Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 quy định về phương pháp trích lập và xử lý khoản dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán như sau:
“Điều 5. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
1. Đối với các khoản đầu tư chứng khoán:
a) Phương pháp lập dự phòng:…
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
c) Xử lý khoản dự phòng:…
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.”
Tại điểm 2.6 Mục I Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định:
“2.6. Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với:
a) Các khoản thu nhập khác quy định tại mục V Phần C Thông tư này.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trích lập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán hạch toán vào chi phí tài chính và khi hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính, không coi là thu nhập khác; hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán được bù trừ với các khoản chi phí tài chính khác để xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập từ hoạt động tài chính. Đối với Công ty Cổ phần Sông Đà 505, Công ty cổ phần xây dựng Cotec thì thu nhập từ hoạt động tài chính là thu nhập khác, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế và Công ty được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Không có văn bản liên quan. |
Công văn 4552/TCT-CS chính sách thuế với hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán
In lược đồCơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế |
Số hiệu: | 4552/TCT-CS |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 10/11/2010 |
Hiệu lực: | 10/11/2010 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thuế-Phí-Lệ phí, Chứng khoán |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!