hieuluat

Quyết định 268/TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Hà Nội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:268/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Đức Lương
    Ngày ban hành:26/04/1996Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/04/1996Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đầu tư, Xây dựng
  • QUYếT địNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 268/TTG NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 1996 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY VẬT LIỆU CHỊU LỬA KIỀM TÍNH HÀ NỘI

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 140/BXD/KH-DA ngày 06 tháng 02 năm 1996 xin phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Hà Nội;

    Xét đề nghị của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Tờ trình số 11/HĐTĐ ngày 30 tháng 3 năm 1996,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1.- Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Hà Nội với các nội dung chính như sau:

    1. Tên Dự án: "Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Hà Nội".

    2. Chủ đầu tư: Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) thuộc Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, Bộ Xây dựng.

    3. Hình thức đầu tư: Nhà máy đầu tư mới 100% bằng vốn vay trong nước và ngoài nước với công nghệ hiện đại.

    4. Địa điểm Dự án: Nhà máy được xây dựng tại khu đất thuộc xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, với diện tích khoảng gần 8 vạn m2. Chủ đầu tư cần chuẩn xác lại diện tích cụ thể khi nhận quyền sử dụng đất.

    5. Công suất thiết kế và thiết bị, công nghệ:

    - Công suất: 16.500 tấn sản phẩm/năm.

    - Công nghệ sản xuất (phối liệu, gia công nguyên liệu, ép, sấy, nung...) là công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất vật liệu chịu lửa cao cấp, sử dụng các thiết bị đồng bộ hiện đại, có mức độ tự động hoá cao.

    6. Cơ cấu và chủng loại sản phẩm: - Gạch chịu lửa Ma-giê Spinel cho

    công nghiệp xi măng: 2.100 tấn/năm.

    - Gạch chịu lửa Ma-giê Crôm cho

    công nghiệp xi măng: 11.200 tấn/năm.

    - Gạch chịu lửa Ma-giê Crôm cho

    công nghiệp luyện kim: 2.700 tấn/năm. - Bột vữa: 500 tấn/năm.

    Cơ cấu sản phẩm trên có thể thay đổi tuỳ theo tình hình và nhu cầu thị trường.

    7. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; quy cách sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO.

    8. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:

    Tổng vốn đầu tư ước tính 256,43 tỷ đồng Việt Nam, bao gồm các khoản vay nước ngoài theo phương thức tín dụng trả chậm để mua thiết bị và các khoản vay trong nước khác. Tổng vốn đầu tư nêu trên là tạm tính (mức tối đa), sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình đàm phán đấu thầu cung cấp thiết bị, thiết kế kỹ thuật và xây lắp công trình.

    9. Phương thức quản lý thực hiện đầu tư:

    Chủ đầu tư trực tiếp quản lý Dự án, chịu trách nhiệm về kết quả làm việc, đàm phán với nước ngoài, về tổ chức đấu thầu trong và ngoài nước về xây lắp và cung cấp thiết bị. Ban Quản lý và điều hành dự án phải bảo đảm tiến độ xây lắp và chất lượng công trình.

    10. Thời gian xây dựng và thời gian hoàn vốn đầu tư:

    - Thời gian chuẩn bị xây dựng: 5 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư.

    - Thời gian xây dựng: 12 tháng.

    - Thời gian hoàn vốn: 6 năm 2 tháng, kể cả thời gian xây dựng.

    11. Các quy định khác đối với dự án:

    - Chủ đầu tư cần tiếp tục làm việc với các đối tác nước ngoài có khả năng cung cấp tín dụng bằng thiết bị công nghệ, làm rõ các điều kiện vay, yêu cầu bảo lãnh; khi tổ chức đấu thầu, cần lưu ý việc lựa chọn xuất xứ thiết bị, trong đó làm rõ nội dung chuyển giao công nghệ, các cơ sở tính phí bản quyền, phí chuyển giao công nghệ, nội dung và chi phí hỗ trợ kỹ thuật.

    - Chủ đầu tư cần lập phương án huy động các khoản vốn vay trong nước. Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng có thể huy động thêm các nguồn vốn tự có của các công ty thành viên tham gia đầu tư vào Dự án này. Nếu cần, Tổng công ty được phép huy động vốn bằng cách phát hành thêm trái phiếu.

    - Chủ đầu tư cần lập phương án trả nợ có căn cứ vững chắc.

    - Chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo chi tiết việc đánh giá tác động môi trường và trình duyệt theo quy định hiện hành.

    Điều 2.- Tổ chức thực hiện.

    Các Bộ, ngành trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm giúp Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng và chủ đầu tư thực hiện tốt việc đầu tư Dự án, đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Dự án đầu tư.

    Bộ Xây dựng trực tiếp chỉ đạo việc triển khai đầu tư với sự phối hợp của các bộ, ngành hữu quan để bảo đảm mức đầu tư và tiến độ xây dựng. Trước mắt, Bộ Xây dựng tạo điều kiện giúp Tổng công ty huy động vốn và chỉ đạo triển khai một số công việc chuẩn bị đầu tư, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định đầu tư Dự án này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối cho Dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi.

    Điều 3.- Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tổng giám đốc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, Giám đốc Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 177-CP của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
    Ban hành: 20/10/1994 Hiệu lực: 20/10/1994 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X