Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 269/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Đức Lương |
Ngày ban hành: | 26/04/1996 | Hết hiệu lực: | 26/06/2014 |
Áp dụng: | 26/04/1996 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giao thông |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 269/TTG NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 1996 VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC ĐÀI THÔNG TIN DUYÊN HẢI
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2000 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2010.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định 177/CP ban hành kèm theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ngày 20 tháng 10 năm 1994;
Xét tờ trình số 1281/BKH-VPTĐ, ngày 29 tháng 3 năm 1996 của Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống các đài thông tin Duyên Hải Việt Nam đến năm 2000 và định hướng đến năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống các đài thông tin Duyên Hải Việt Nam đến năm 2000 và định hướng đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục tiêu Quy hoạch:
1. Nâng cấp và phát triển hệ thống các đài thông tin Duyên Hải Việt Nam đến năm 2000, nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định của hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS).
2. Định hướng đến năm 2010, vươn lên làm chủ thông tin mặt biển khu vực, bảo đảm phục vụ mọi lưu lượng theo yêu cầu bằng mọi phương thức kỹ thuật.
b) Nguyên tắc thực hiên Quy hoạch:
1. Từng bước đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống các đài thông tin Duyên Hải một cách thống nhất trong toàn hệ thống theo quy định của GMDSS và quy định hiện hành của Việt Nam
2. Nghiên cứu phối hợp với hệ thống thông tin quốc gia và các ngành có liên quan nhằm tận dụng những điều kiện cơ sở hạ tầng có sẵn và phát huy tối đa năng lực của các đài thông tin Duyên Hải Việt Nam.
3. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, Quy hoạch được thực hiện từng bước thông qua việc thực hiện các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước.
c) Quy mô và nhiệm vụ của các đài thông tin Duyên Hải Việt Nam:
1. Phương thức phủ sóng: phủ sóng toàn bộ vùng A1 băng sóng VHF; phủ sóng toàn bộ vùng A2 bằng sóng MF/MHF/HF; phủ sóng vùng A3 bằng sóng HF và sóng vệ tinh.
2. Hệ thống gồm: 5 đài đăng ký quốc tế (Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh); 6 đài quốc gia (Móng Cái, Hạ Long, Bến Thuỷ, Quy Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang); các trạm tự động VHF/DSC/ch.70 đặt tại Thanh Hoá, Hòn La (cửa Việt), Quảng Ngãi (Dung Quất), Phan Thiết, Năm Căn, Phú Quốc, Côn Đảo, Cam Ranh,...
- Đài loại I có nhiệm vụ phủ sóng vùng A1, A2 và A3,: gồm 2 đài trung tâm vùng là Đài Hải Phòng và Đài thành phố Hồ Chí Minh.
- Đài loại II có nhiệm vụ phủ sóng vùng A1, A2 và A3, gồm có 03 đài: Đài Nha Trang; Đài Vũng Tàu; Đài Đà Nẵng;
- Đài loại III có nhiệm vụ phủ sóng vùng A1, A2 và tham gia phủ sóng vùng A3, gồm có 06 đài: Đài Móng Cái; Đài Hạ Long; Đài Bến Thuỷ; Đài Quy Nhơn; Đài Cần Thơ; Đài Kiên Giang;
- Các trạm tự động VHF/DSC/ch.70 có nhiệm vụ phủ sóng vùng A1.
d) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn 1995 - 1997: Đầu tư nâng cấp các đài Hải Phòng và Đài thành phố Hồ Chí Minh là đài loại I; đầu tư nâng cấp các đài Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu thành đài loại II hoàn chỉnh; đầu tư nâng cấp và thiết lập các đài loại III: Móng Cái, Hạ Long, Bến Thuỷ, Quy Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang;
- Năm 1998: Thiết lập thêm các trạm tự động VHF/DSC/ch.70 tại: Thanh Hoá, Hòn La (Cửa Việt), Quảng Ngãi, Phan Thiết, Năm Căn, Phú Quốc, Côn Đảo, Cam Ranh,...
- Giai đoạn 1999 - 2000 và đến 2010 mở rộng và xây dựng hoàn thiện trạm CES/LES tai thành phố Hồ Chí Minh (hoặc Hải Phòng); tăng cường thiết bị để tăng lưu lượng thông tin thông qua; bổ sung các phương thức thông tin mới để không lọt lưu lượng theo yêu cầu.
e) Vốn đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 - 2000 dự kiến khoảng 412.595 triệu đồng, trong đó: xây dựng 30.780 triệu đồng; thiết bị công nghệ 381.815 triệu đồng (tương đương 34.683.000 USD).
- Chi phí vận hành hàng năm dự kiến khoảng 11.500 triệu đồng.
f) Phương thức thực hiện:
- Cục Hàng hải Việt Nam là chủ đầu tư,
- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
- Giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu trình các cơ chế thích hợp và tự cân đối một phần vốn dầu tư.
- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan tìm các nguồn vốn thích hợp để thực hiện Quy hoạch hệ thống các đài thông tin Duyên Hải.
Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các Bộ, địa phương có liên quan để tiến hành lập và thẩm định từng dự án và lập kế hoạch thực hiện dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Thương mại, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Quốc phòng; Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản thay thế |
Quyết định 269/TTg quy hoạch hệ thống các đài thông tin Duyên Hải Việt Nam đến năm 2000
In lược đồCơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 269/TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 26/04/1996 |
Hiệu lực: | 26/04/1996 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giao thông |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Trần Đức Lương |
Ngày hết hiệu lực: | 26/06/2014 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!