BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------------------- Số: 3005/QĐ-BNN-TCTL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------ Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI TIỂU DỰ ÁN HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐÁ BÀN, TỈNH KHÁNH HÒA THUỘC DỰ ÁN HỖ TRỢ THỦY LỢI VIỆT NAM (VWRAP)
-----------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ các Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển Dự án Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam;
Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 5618/QĐ/BNN-TL ngày 19/12/2003 phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; số 3604/QĐ/BNN-TL ngày 22/12/2009 phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Đá Bàn thuộc Dự án Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam;
Xét Tờ trình số 2466/TTr-SNN ngày 20/10/2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hòa và văn bản số 1725/CPO-WB3 ngày 22/10/2010 của Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi về việc phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư Tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Đá Bàn thuộc Dự án Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam (VWRAP);
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Đá Bàn - Dự án Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam, như sau:
1. Các hạng mục được duyệt:
1.1. Đập đất:
- Đắp áp trúc, tôn cao mặt cắt đập theo các chỉ tiêu thiết kế như sau:
+ Chiều dài đập: L = 375,0 m
+ Cao trình đỉnh đập: +68,97 m; mặt đập rộng 8,0 m.
+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng: + 69,70 m.
+ Hệ số mái thượng lưu m = 3,0 và 3,5; cơ tại cao trình +57,5m - rộng 5 m.
+ Hệ số mái hạ lưu m = 2,5; 3,0 và 3,5; các cơ tại cao trình + 57,5 m và + 44,2 m - rộng 5 m
- Gia cố mặt đập bằng BTCT M200 dày 15 cm.
- Làm lại tường chắn sóng bằng đá xây vữa M100.
- Đắp lại khối tường nghiêng chống thấm thân đập phía trên cao trình +50,0 m, đất đắp có γK ≥ 1,66 T/m3; lớp gia cố bảo vệ mái thượng lưu (từ cao trình +46,5 m đến đỉnh đập) bằng đá xây vữa M100 kích thước (70x70x25) cm đặt trên lớp lọc ngược gồm lắp dăm dày 20 cm, lớp cát dày 20 cm.
- Xử lý chống thấm vai phải đập: đào chân khay cắm sâu vào lớp đá gốc dọc theo bề mặt tiếp xúc vai đập với triền núi và đắp lại toàn bộ chân khay bằng đất ít thấm.
- Hoàn thiện mái hạ lưu đập: làm rãnh tiêu nước, trồng cỏ bảo vệ mái.
- Xử lý mối thân đập.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc thấm (gồm 3 tuyến, mỗi tuyến 4 ống), hệ thống mốc quan trắc lún và thiết bị đo lưu lượng thấm tại chân đập.
1.2. Cống lấy nước:
- Xử lý bề mặt bê tông lòng cống: tại các vị trí bị mục bằng biện pháp đục xờm, vệ sinh sạch, sau đó quét 1 lớp Hyposeal super và trát lại bằng vữa xi măng M100 trộn Latiseal 28%.
- Xử lý các lỗ rò: đục rộng lỗ rò, bơm chất chống thấm Purseal bịt kín nước, quét 1 lớp Hyposeal super trước khi trít bù bê tông M300, ngoài cùng quét 1 lớp Hyposeal super và trát lại bằng vữa xi măng M100 trộn Latiseal 28%.
- Sửa chữa các khớp nối: đục bỏ bê tông xung quanh khớp nối sâu 20 cm, rộng 80cm; bơm chất chống thấm Purseal bịt các khe rò nước, láng 1 lớp vữa XM M100 dày 2 cm tạo phẳng sau khi quét 1 lớp Hyposeal super và dán 2 lớp màng Easiseal, hàn lại cốt thép và đổ bù bê tông M300, ngoài cùng quét 1 lớp Hyposeal super và trát lại bằng vữa xi măng M100 trộn Latiseal 28%.
- Đổ bổ sung 1 lớp BT M200 để tạo phẳng bề mặt đáy cống, dày trung bình 6 cm, có lưới thép gia cường, sau đó láng lớp vữa XM M100 trộn Latiseal 28% dày 1,5 cm.
- Phụt vữa xi măng sét mang cống phạm vi quanh khớp nối.
- Sửa chữa khe van và làm lại cửa van phẳng bằng thép kích thước (3,6 x 2,2)m; điện khí hóa đóng mở cửa cống.
1.3. Tràn xả lũ số 1:
- Sửa chữa các khớp nối của đường hầm tháo lũ bằng biện pháp tương tự như xử lý đối với khớp nối cống.
- Bọc gia cố bề mặt đá xây đoạn sân sau bể tiêu năng bằng BTCT M200 dày 20 cm và mái bờ phải kênh xả, dày trung bình từ 20 - 40 cm.
- Cải tạo tràn xả thừa trên kênh chính theo hình thức có cửa van để tháo cạn nước đoạn đầu kênh.
- Chỉnh trang nhà tháp cống.
- Thay mới 3 cửa van và điện khí hóa đóng mở tràn xả lũ.
1.4. Tràn xả lũ số 2:
- Vị trí: Bên vai phải đập chính.
- Hình thức: Tràn bằng BTCT M300, ngưỡng tràn ngang, kiểu máng bên, nối tiếp dốc nước và tiêu năng mũi phun.
- Cao trình ngưỡng tràn: +63,0 m; Chiều dài ngưỡng; BT = 70 m.
- Dốc nước dài 80 m, độ dốc i = 23%, mặt cắt ngang hình thang, chiều rộng đáy B = 25m.
1.5. Tăng cường cơ sở vật chất cho quản lý:
- Kéo đường điện trung áp 22 KV từ cột 172 đến trạm biến áp đặt hạ lưu cống lấy nước, dài 4.144 m; Lắp đặt máy biến áp dung lượng 100KVA; Kéo đường dây hạ áp 0,4 KV từ trạm biến áp đến nhà tháp tràn dài 200 m; Lắp đặt điện chiếu sáng trên mặt đập và khu nhà quản lý.
- Nâng cấp tuyến đường quản lý vào hồ dài 3.060 m.
- Xây dựng nhà điều khiển trung tâm hệ thống thủy lợi Đá Bàn, tổng diện tích 600m2.
- Nhà quản lý công trình đầu mối diện tích 100 m2 và nhà cho 2 trạm quản lý hệ thống kênh, tổng diện tích 200 m2.
(Chi tiết các thông số công trình đầu mối xem phụ lục 1 kèm theo)
1.6. Hệ thống kênh:
1.6.1. Kênh chính:
a. Các chỉ tiêu thiết kế như sau:
TT | Đoạn kênh | L (m) | QTK (m3/s) | m | B (m) |
1 | Kênh chính K0+000 - K0+950 | 950 | 10,00 | 1,5 | 4,0-5,0 |
2 | Kênh chính đông K0 - K9+084 | 10.575 | 5,67 | 1,5 | 4,0-3,0 |
3 | Kênh chính tây K0 - K10+575 | 9.084 | 4,33 | 1,5 | 3,5-2,5 |
b. Nội dung sửa chữa, nâng cấp kênh chính:
- Đào nạo đủ mặt cắt những đoạn kênh còn nông, hẹp theo thiết kế.
- Gia cố lòng kênh chính Tây và kênh chính Đông dài 10.300,4 m (kênh chính đông gồm 11 đoạn, dài 6.865 m; kênh chính tây gồm 8 đoạn, dài 3.435,4m) bằng BTCT M200 dày 10 cm đổ tại chỗ.
- Nâng cấp, mở rộng bờ kênh thành đường quản lý phục vụ công tác kiểm tra, vận hành công trình, rộng từ 2,0 - 4,0 m. Xây rãnh thoát nước hai bên bờ kênh tại vị trí sườn đồi thường bị xói lở bằng BT M150.
- Sửa chữa, cải tạo, bổ sung 67 công trình trên kênh, điện khí hóa đóng mở các cống lớn, bảo đảm công trình vững chắc, ổn định, quản lý vận hành dễ dàng, hiệu quả; cụ thể gồm:
+ Kênh chính: 3 công trình trên kênh (1 cầu máng, 1 cầu qua kênh, 1 cống điều tiết).
+ Kênh chính đông: 31 công trình trên kênh (9 cống lấy nước, 3 tràn ra, 5 tràn vào, 2 xi phông, 1 cống điều tiết, 1 cống qua đường, 6 cầu qua kênh, 1 tràn mỏ vịt, 3 cửa điều tiết kết hợp tràn mỏ vịt).
+ Kênh chính tây: 33 công trình trên kênh (12 cống lấy nước, 1 tràn ra, 6 tràn vào, 3 xi phông, 2 cống điều tiết, 6 cầu qua kênh, 1 cầu máng, 2 bậc nước).
1.6.2. Kênh nhánh trong khu mẫu
a. Các chỉ tiêu thiết kế như sau:
TT | Đoạn kênh | Ftưới (ha) | L (m) | QTK (m3/s) | m | B (m) |
1 | Kênh N3 | 2.100 | 6.945 | 2,2-1,84 | 1,5&0 | 2,5-1,2 |
2 | Kênh N4 | 1.790 | 8.645 | 1,87-0,42 | 1,5&0 | 2,0-0,9 |
3 | Kênh N1T | 950 | 2.087 | 1,16-1,12 | 0&1,5 | 1,5 |
b. Nội dung sửa chữa, nâng cấp:
- Nạo vét lòng kênh kết hợp đắp áp trúc bờ kênh theo mặt cắt thiết kế.
- Gia cố các kênh nhánh dài 8.645,5 m (kênh N3 gồm 2 đoạn, dài 1.704 m; kênh N4 gồm 2 đoạn, dài 4.854,4 m; kênh N1T gồm 2 đoạn, dài 2.087,1 m) bằng BTCT M200 dày 10 - 15cm đổ tại chỗ.
- Nâng cấp, mở rộng bờ kênh thành đường quản lý phục vụ công tác kiểm tra, vận hành công trình, rộng từ 1,0 - 3,0 m. Xây rãnh thoát nước hai bên bờ kênh tại vị trí sườn đồi thường bị xói lở bằng BT M150.
- Sửa chữa, cải tạo, bổ sung 100 công trình trên kênh, cụ thể gồm: 52 cống lấy nước, 11 bậc nước, 10 tràn vào - tràn ra, 11 cầu qua kênh, 8 tràn mỏ vịt + cửa xả sâu, 2 cống xả sâu, 3 cống qua đường, 1 xi phông, 1 cầu máng, 1 cống điều tiết.
1.7. Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư được duyệt là: 249.830.239.000 đồng
(Hai trăm bốn mươi chín tỷ, tám trăm ba mươi triệu, hai trăm ba mươi chín ngàn đồng)
Gồm các chi phí:
+ Xây lắp: + Chi Quản lý dự án và chi khác: + Dự phòng: + Nông dân đóng góp: | 203.146.619.000 đ 41.952.620.000 đ 2.964.649.000 đ 1.766.351.000 đ |
Trong đó:
+ Vốn vay WB: + Vốn đối ứng: + Vốn hỗ trợ không hoàn lại: + Đóng góp của nông dân: | 212.608.150.000 đ 32.611.135.000 đ 2.844.603.000 đ 1.766.351.000 đ |
(Chi tiết xem phụ lục 2 kèm theo)
Phân chia nguồn vốn:
- Nguồn vốn ngân sách do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối và 80% tổng kinh phí đầu tư hệ thống kênh mương.
- Ngân sách địa phương đóng góp 20% tổng kinh phí đầu tư hệ thống kênh mương và địa phương có trách nhiệm hoàn trả Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) khoản tiền vay WB nêu trên theo các quy định của Chính phủ.
- Người hưởng lợi đóng góp đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương mặt ruộng (kênh tưới dưới 10 ha).
Điều 2. Quyết định này thay thế Điều 1 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số 3604/QĐ/BNN-TL ngày 22/12/2009 phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Đá Bàn, tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Thủ trưởng các Cục, Vụ trực thuộc Bộ, Giám đốc Ban Quản lý TW DATL (CPO), Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hòa, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính (Vụ ĐT); - UBND tỉnh Khánh Hòa; - Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa; - Ban CPO, Vụ KH, Vụ TC, Cục QLXDCT; - Ban 7, Ban PMU Đá Bàn - Lưu: VT, TCTL. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hoàng Văn Thắng |