hieuluat

Quyết định 403-CT dự án tiền khả thi công trình xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chảy

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:403-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:14/12/1991Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Đầu tư, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • quyết định

    QUYẾT ĐỊNH

    SỐ 403- CT NGÀY 14-12-1991 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TIỀN KHẢ THI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
    RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG CHẢY

     

    CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

     

    Xét tờ trình số 833-LN/KL ngày 4-5-1991 của Bộ Lâm nghiệp về việc xin phê duyệt "Dự án đầu tư xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực Sông Chảy";

    Căn cứ đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (văn bản số 1287-UB/ /NL ngày 2 tháng 12 năm 1991) về việc phê duyệt dự án đầu tư này,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1.

    Phê duyệt dự án tiền khả thi công trình xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chảy theo những nội dung chủ yếu sau:

    1- Tên dự án: "Công trình xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chảy".

    - Chủ quản đầu tư: Bộ Lâm nghiệp.

    - Chủ đầu tư: Do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp bổ nhiệm.

    2- Khu vực địa điểm:

    Hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chảy tính từ đập chính hồ Thác Bà lên phía thượng lưu; nằm trong lưu vực Sông Chảy thuộc phạm vi hành chính các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên; Bảo Thắng tỉnh Lào Cai; huyện Lục Yên, Yên Bình tỉnh Yên Bái, huyện Xí Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

    - Toạ độ địa lý:

    Từ 104o35’10" đến 105o11’10" kinh độ Đông

    21o38’40" đến 22o34’05" vĩ độ Bắc.

    - Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực: 424.000 ha.

    - Diện tích cần bảo đảm các yêu cầu phòng hộ: 147.198 ha, trong đó diện tích phòng hộ xung yếu khoảng: 73.000 ha.

    3. Mục tiêu nhiệm vụ:

    Mục tiêu: Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, nhằm nhanh chóng nâng cao khả năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, bảo đảm nguồn nước cho công trình thuỷ điện Thác Bà, lập lại cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường toàn vùng.

    Kết hợp yêu cầu phòng hộ phát triển lâm nghiệp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc trong vùng.

    Nhiệm vụ:

    - Phục hồi rừng (khoanh nuôi, trồng rừng, bảo vệ rừng) trên diện tích đất dành cho lâm nghiệp, nhanh chóng nâng diện tích đất có rừng che phủ lên trên 50%.

    Thiết lập chế độ quản lý và canh tác phù hợp với yêu cầu phòng hộ toàn vùng, hướng dẫn khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp.

    4- Các giải pháp chủ yếu:

    a) Giải pháp về kinh tế - xã hội:

    - Làm rõ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai giữa các ngành, giữa vùng phòng hộ xung yếu và vùng phòng hộ kết hợp kinh tế; trên cơ sở đó tổ chức lại sản xuất, từng bước ổn định đời sống, thực hiện định canh định cư, chấm dứt nạn phá rừng làm nương rẫy, trước hết là trong vùng phòng hộ xung yếu.

    - Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển vườn rừng. Giao đất, giao rừng kinh tế kết hợp yêu cầu phòng hộ cho các hộ gia đình kinh doanh tổng hợp và xây dựng rừng phòng hộ ổn định lâu dài dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.

    b) Giải pháp lâm nghiệp:

    Các giải pháp lâm nghiệp thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp và phải bảo đảm:

    - Tận dụng tối đa khả năng phục hồi tự nhiên trên cơ sở khoanh nuôi làm giàu rừng.

    - Thiết kế xây dựng rừng có cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm phòng hộ ở từng vùng, phát huy lâu dài mục tiêu phòng hộ; tạo mọi điều kiện kết hợp tăng thu nhập trên các khu phòng hộ đảm bảo ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

    c) Các ngành sản xuất khác trên vùng phòng hộ phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp quy trình phòng hộ.

    d) Giải pháp tài chính:

    Để đạt mục tiêu trên phải thực hiện các giải pháp kinh tế - xã hội đồng bộ, vì vậy cần huy động nhiều nguồn vốn để dầu tư. Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước hoặc vốn viện trợ của nước ngoài chủ yếu dành để đầu tư phục hồi rừng, thực hiện định canh định cư tại các khu vực phòng hộ xung yếu và hỗ trợ ổn định dân cư tại các khu vực phòng hộ kết hợp kinh tế và được thể hiện trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình đơn vị được phê duyệt theo quy chế quản lý xây dựng cơ bản hiện hành.

    5- Tổ chức thực hiện:

    Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang tổ chức chỉ đạo triển khai các bước tiếp theo của dự án; tổ chức việc xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình cụ thẻ để thực hiện đầu tư theo quy định của điều lệ quản lý xây dựng cơ bản (385-HĐBT) và luật pháp hiện hành của Nhà nước.

    Thời hạn đầu tư cho công trình xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chảy được thực hiện trong 10 năm (1991 - 2000).

     

    Điều 2.

    Bộ trưởng các Bộ: Lâm nghiệp, Tài chính, Xây dựng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 403-CT dự án tiền khả thi công trình xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chảy

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
    Số hiệu:403-CT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:14/12/1991
    Hiệu lực:
    Lĩnh vực:Đầu tư, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Chưa xác định
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X