hieuluat

Chỉ thị 22/2012/CT-UBND quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND Tp

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. HCMSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:22/2012/CT-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Lê Hoàng Quân
    Ngày ban hành:02/10/2012Hết hiệu lực:15/12/2016
    Áp dụng:12/10/2012Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Doanh nghiệp
  •  

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    -----------------------
    Số: 22/2012/CT-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------
    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2012
     
     
    CHỈ THỊ
    Về nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp 100%
    vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố
    ---------------------------
     
     
    Thời gian qua, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố đã có những chuyển biến về nhận thức trong đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Các doanh nghiệp có quy mô vốn ngày càng tăng, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
    Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn mặt hạn chế như trình độ quản trị, công nghệ, năng suất lao động và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực được giao; tỷ lệ nợ trên vốn cao; đầu tư dàn trải, chưa tập trung vào ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, dẫn đến phân tán nguồn vốn và rủi ro trong kinh doanh; việc đổi mới tổ chức quản lý trong doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu phát triển trong cơ chế thị trường.
    Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa IX và Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015, Kết luận số 10-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng) và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên các Tổng Công ty, Công ty - TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các công ty TNHH một thành viên độc lập 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (sau đây viết tắt là Tổng Công ty, Công ty) tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động của các Tổng Công ty, Công ty như sau:
    1. Sở Tài chính
    - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp; việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các Tổng Công ty, Công ty. Đánh giá kết quả giám sát hàng năm báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố.
    - Nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá các báo cáo tổng hợp, để phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, mất an toàn tài chính tại các Tổng Công ty, Công ty, từ đó đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp chấn chỉnh phù hợp.
    - Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm của các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
    - Đánh giá báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng năm của kiểm sóat viên tại các Tổng Công ty, Công ty thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
    - Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở - ngành liên quan thực hiện chức năng “Quản lý, giám sát của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên” theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 25/2010/ND-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
    - Đề xuất Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và xếp loại Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước đánh giá kết quả xếp loại doanh nghiệp hàng năm đối với các Tổng Công ty, Công ty đảm bảo chính xác, khách quan và công khai minh bạch.
    - Hỗ trợ cho Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố thông tin, tình hình các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, mất cân đối tài chính để xem xét hướng sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp này.
    - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các kiến nghị với Trung ương nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý cho các Tổng Công ty, Công ty hoạt động thuận lợi.
    2. Ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp Thành phố
    - Chủ động phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan theo dõi hoạt động của các Tổng Công ty, Công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, để tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định.
    - Xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện nghiêm túc Phương án sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý đến năm 2015 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
    - Thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, triển khai thực hiện theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, Công văn số 10800/BTC-TCDN ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 4094/UBND-CNN ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin.
    - Theo dõi tiến độ thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp thua lỗ đã có chủ trương xử lý của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổng hợp, đề xuất kịp thời với Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo thẩm quyền, phân cấp.
    - Theo dõi tiến độ thực hiện Đề án tái cơ cấu, phương án thoái vốn, phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp) của các Tổng Công ty, Công ty được phê duyệt; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
    3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
    Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành thành phố trong xử lý các hồ sơ có liên quan đến hoạt động đầu tư, bổ sung ngành nghề kinh doanh của các Tổng Công ty, Công ty, đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật.
    4. Sở Nội vụ
    - Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố việc triển khai thực hiện Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố.
    - Kiên quyết tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét xử lý nghiêm đối với Giám đốc các doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, mất vốn trong hai năm liền trở lên để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và hiệu lực quản lý nhà nước (theo điểm đ, mục 1, Điều 16 tại Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ). Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty không thực hiện đúng quy định trong việc đề xuất xử lý Giám đốc cho trường hợp trên sẽ được xử lý theo trách nhiệm có liên quan.
    5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
    Theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương tại các Tổng Công ty, Công ty theo hướng gắn chặt lợi ích với mức độ hoàn thành nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút được lao động có trình độ cao.
    6. Các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố
    - Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, giải pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của đơn vị; nhằm tạo sự nhất trí cao, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong triển khai thực hiện.
    - Xây dựng Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, phương án thoái vốn theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 10800/BTC-TCDN ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính và Công văn số 4094/UBND-CNN của Ủy ban nhân dân Thành phố, trong đó, cần chú ý cơ cấu lại ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tập trung vào ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính và nhiệm vụ được giao để thực hiện chuyên môn hóa; xác định chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 có tính đến năm 2020; phương án tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu, rà soát và có biện pháp xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi, tính toán đề xuất phương án xử lý và nguồn bù đắp; kế hoạch đầu tư phát triển; tái cơ cấu các đơn vị thành viên; lập kế hoạch thoái vốn theo lộ trình từ nay đến năm 2015 đối với các khoản đầu tư tài chính ngoài ngành kinh doanh chính; kiên quyết chấm dứt việc đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Tổng Công ty, Công ty.
    Thực hiện đúng tiến độ Đề án tái cơ cấu, phương án thoái vốn, phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp) được phê duyệt xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố trường hợp chậm trễ, không thực hiện.
    - Tăng cường công tác tự giám sát hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp đến từng cán bộ quản lý, điều hành và người lao động trong doanh nghiệp thông qua kiểm toán nội bộ (chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính), bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức... theo quy định pháp luật và Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, để phát hiện kịp thời những hạn chế và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
    - Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ.
    - Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Bố trí lãnh đạo quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao. Trường hợp kinh doanh không hiệu quả, bị mất cân đối tài chính thì cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố.
    7. Kiểm soát viên tại các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố
    - Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc kiểm soát, giám sát, đánh giá đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm soát viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ quy định tại Điều 71, 72 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều 26 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, và theo Điều lệ hoạt động của các Tổng Công ty, Công ty đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
    - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tính hình tài chính tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp đang có tồn tại việc quản lý và sử dụng vốn), đề xuất biện pháp củng cố và giải pháp lành mạnh hóa tình hình tài chính, báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
    8. Tổ chức thực hiện
    Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên các Tổng Công ty, Công ty – TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các công ty TNHH một thành viên độc lập 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
     
                                                                                                                       CHỦ TỊCH
                                                                                                                   Lê Hoàng Quân
       
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu
    Ban hành: 19/03/2010 Hiệu lực: 05/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 17/01/2012 Hiệu lực: 17/01/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 03/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2011/NĐ-CP ngày 01/08/2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
    Ban hành: 26/06/2012 Hiệu lực: 15/08/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015"
    Ban hành: 17/07/2012 Hiệu lực: 17/07/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 855/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
    Ban hành: 01/03/2017 Hiệu lực: 01/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 49/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc bãi bỏ văn bản
    Ban hành: 05/12/2016 Hiệu lực: 15/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Chỉ thị 22/2012/CT-UBND quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND Tp

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. HCM
    Số hiệu:22/2012/CT-UBND
    Loại văn bản:Chỉ thị
    Ngày ban hành:02/10/2012
    Hiệu lực:12/10/2012
    Lĩnh vực:Doanh nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Lê Hoàng Quân
    Ngày hết hiệu lực:15/12/2016
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (6)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X