Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 26/2020/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Chu Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 29/10/2020 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 09/11/2020 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính-Ngân hàng |
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 26/2020/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
___________
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 4371/TTr-STC ngày 07/7/2020 về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Công văn số 6244/STC-TCDN ngày 28/9/2020 của Sở Tài chính về việc hoàn thiện dự thảo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 09/11/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cục Thuế thành phố Hà Nội; Người quản lý tại các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân Thành phố nắm giữ 100% vốn điều lệ; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân Thành phố) quyết định thành lập; gồm:
a) Tổng công ty, Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi chung là công ty mẹ);
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế Thành phố.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Thủ đô thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật về xổ số. Trường hợp quy định của pháp luật về xổ số khác quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xổ số.
Chương II. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
MỤC 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
Điều 3. Chủ thể giám sát
1. Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi.
3. Sở Tài chính là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi).
Điều 4. Nội dung, căn cứ và phương thức thực hiện giám sát
Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 87/2015/NĐ-CP) và Điều 5 Thông tư sổ 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 200/2015/TT-BTC).
Điều 5. Tổ chức giám sát
1. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Chủ trì lập kế hoạch giám sát tài chính (bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính) đối với các doanh nghiệp theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP;
b) Đề xuất UBND Thành phố phê duyệt chỉ tiêu giám sát tài chính đặc thù (nếu có) đối với từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ phù hợp với hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp;
c) Xây dựng hệ thống thông tin phù hợp để thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin tài chính của từng doanh nghiệp, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp; đảm bảo kịp thời, đầy đủ, liên tục;
d) Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp đồng thời báo cáo với Ủy ban nhân dân Thành phố để chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp báo cáo tài chính có dấu hiệu không đầy đủ, chính xác, Sở Tài chính yêu cầu doanh nghiệp thuê công ty kế toán, kiểm toán độc lập đáp ứng điều kiện chuyên môn thực hiện việc soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp để báo cáo xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định số 87/2015/NĐ-CP;
e) Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi) theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015;
g) Lập báo cáo kết quả giám sát tài chính định kỳ (06) tháng và hăng năm kèm theo báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 15/8 đối với báo cáo giám sát tài chính (06) tháng, trước ngày 15/5 đối với báo cáo giám sát tài chính năm để xem xét, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/8 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 31/5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
h) Thông báo bằng văn bản đến Sở Nội vụ những người quản lý doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Tài chính.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của Ủy ban nhân dân Thành phố trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án;
b) Tổng hợp kết quả giám sát trước, giám sát trong gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 15/4 đối với báo cáo năm.
3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ: Căn cứ kết quả giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ý kiến của Sở Tài chính để tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với người quản lý doanh nghiệp trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của Ủy ban nhân dân Thành phố, của Sở Tài chính;
b) Đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để làm cơ sở khen thưởng, kỷ luật (nếu có) hàng năm; xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ.
4. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp;
b) Tổng hợp kết quả giám sát tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 15/4 đối với báo cáo năm.
5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015, Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước và các văn bản hướng dẫn, bổ sung, thay thế;
b) Tổng hợp kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi, gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 15/4 đối với báo cáo năm.
6. Trách nhiệm của Cục Thuế Thành phố:
a) Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và đơn vị có liên quan giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, các khoản thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp;
b) Tổng hợp kết quả giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 15/4 đối với báo cáo năm.
7. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP;
b) Thời hạn nộp báo cáo: Doanh nghiệp lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC và khoản 1 Điều 4 Quy chế này; báo cáo về các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội (đối với các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi gửi thêm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) trước ngày 10/7 của năm báo cáo đối với báo cáo giám sát (06) tháng, trước ngày 05/4 đối với báo cáo giám sát năm.
MỤC 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT
Điều 6. Chủ thể giám sát
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết.
2. Sở Tài chính giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện giám sát gián tiếp đối với các công ty con, công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp thông qua công ty mẹ.
Điều 7. Đối tượng giám sát
1. Đối tượng cần giám sát bởi công ty mẹ bao gồm toàn bộ các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp.
2. Đối tượng cần giám sát bởi Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Tài chính bao gồm:
a) Công ty con của doanh nghiệp;
b) Công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp. Căn cứ đề xuất của công ty mẹ, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công ty liên kết quan trọng theo một trong các tiêu chí sau: Có tầm quan trọng chiến lược (về công nghệ, hoặc về thị trường, hoặc về tài chính) đối với sự phát triển của doanh nghiệp; Có tỷ lệ góp vốn của công ty mẹ trên 35% vốn điều lệ; Có mức vốn điều lệ đạt tiêu chí phân loại từ dự án nhóm B trở lên theo quy định của Luật Đầu tư công; Lợi nhuận dự kiến được chia từ công ty liên kết đóng góp trên 10% doanh thu (bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính) của doanh nghiệp trong năm báo cáo.
Điều 8. Nội dung và phương thức giám sát
Thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 9. Tổ chức giám sát
1. Công ty mẹ có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP;
b) Chủ động xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính, hiệu quả đầu tư vốn phù hợp đặc điểm, tình hình hoạt động của từng công ty con, công ty liên kết;
c) Lập kế hoạch giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết, đảm bảo thu thập và xử lý thông tin kịp thời; đề xuất danh sách công ty con, công ty liên kết quan trọng cần giám sát của Ủy ban nhân dân Thành phố;
d) Lập Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết gửi về Sở Tài chính trước ngày 10/7 của năm báo cáo đối với báo cáo giám sát (06) tháng, trước ngày 05/4 đối với báo cáo giám sát năm.
Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết không đạt kế hoạch phê duyệt đầu kỳ, công ty mẹ phải giải trình và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý đối với từng công ty con, công ty liên kết tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố;
đ) Khi có cảnh báo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Tài chính về những rủi ro tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết, công ty mẹ phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục.
Trường hợp công ty con, công ty liên kết có dấu hiệu mất an toàn tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Công ty mẹ phân tích, đánh giá và quyết định việc thực hiện giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty con, công ty liên kết này.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thống nhất với công ty mẹ danh sách các công ty con, công ty liên kết phải thực hiện giám sát tài chính theo quy định;
b) Thực hiện giám sát các công ty con, công ty liên kết quan trọng của các doanh nghiệp;
c) Giao công ty mẹ xây dựng Báo cáo giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp trong Kế hoạch giám sát tài chính;
d) Thu thập các báo cáo giám sát tài chính định kỳ của công ty mẹ đối với các công ty con, công ty liên kết trong Kế hoạch giám sát tài chính;
đ) Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các rủi ro tài chính của các công ty con, công ty liên kết của các doanh nghiệp
e) Trường hợp phát hiện tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn có dấu hiệu rủi ro phải cảnh báo đồng thời yêu cầu công ty mẹ làm rõ nguyên nhân tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết kỳ gần nhất.
MỤC 3. GIÁM SÁT VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Chủ thể giám sát
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ, công ty con, công ty do công ty mẹ và công ty con góp vốn (thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2010);
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn của doanh nghiệp nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước thông qua công ty mẹ.
Điều 11. Đối tượng giám sát
Đối tượng giám sát là toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, bao gồm các dự án của công ty mẹ, công ty con và dự án do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập.
Điều 12. Nội dung, căn cứ và phương thức giám sát
Thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 13. Tổ chức giám sát
1. Công ty mẹ có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP đối với việc giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
b) Xây dựng Quy chế hoạt động và quản lý sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài; xây dựng chỉ tiêu giám sát kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
c) Lập báo cáo theo Biểu số 04.A và 04.B ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trước ngày 10/7 hằng năm đối với báo cáo (06) tháng và ngày 05/4 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát và tổng hợp kết quả giám sát vốn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 15/4 đối với báo cáo năm.
MỤC 4. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT
Điều 14. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp có một hoặc một số dấu hiệu cảnh báo khả năng thuộc tình trạng phải giám sát tài chính đặc biệt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố giao các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan xem xét, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo quy định.
Điều 15. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp. Việc giám sát tài chính đặc biệt được thực hiện theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
Điều 16. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
1. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp;
b) Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính gửi Sở Tài chính xem xét đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Phương án khắc phục tài chính phải quy định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có);
Trường hợp cần thiết, khi nhận được phương án khắc phục tài chính của doanh nghiệp, Sở Tài chính báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố thuê tư vấn giúp nghiên cứu và đánh giá phương án khắc phục. Chi phí thuê tư vấn được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp;
c) Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt phương án khắc phục tài chính của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp kèm báo cáo nhận xét đánh giá của Sở Tài chính;
Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án khắc phục tài chính, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
d) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành chuyên môn tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo đối với hoạt động của doanh nghiệp;
đ) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp không được cải thiện;
e) Đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định đưa doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt ra khỏi danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo quy định tại Quy chế này. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định kết thúc giám sát tài chính đặc biệt;
g) Trong trường hợp cần thiết, có thể báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp;
Việc thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Kết thúc thanh tra, kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung thanh tra, kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
h) Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, phương án khắc phục thì Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Điều 17. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
MỤC 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
Điều 18. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 19. Căn cứ đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp
Thực hiện theo các căn cứ đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
Điều 20. Cơ quan thực hiện và phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
1. Sở Tài chính là cơ quan được Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ thực hiện việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
2. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 21. Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, các chỉ tiêu do Ủy ban nhân dân Thành phố giao và các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC, tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập Báo cáo đánh giá và xếp loại hằng năm, gửi Sở Tài chính trước ngày 31/3 của năm tiếp theo để thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, ngoài việc gửi báo cáo đến Sở Tài chính, phải gửi báo cáo đánh giá và xếp loại hằng năm đến Bộ Tài chính trước ngày 31/3 của năm tiếp theo.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Lập báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của các doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 15/5 của năm tiếp theo để gửi Bộ Tài chính theo quy định;
b) Sau khi nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp trước ngày 30/6 hằng năm.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các Sở, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tài chính đối với các nội dung có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con căn cứ vào Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Thông tư số 200/2015/TT-BTC, Quy chế này và các quy định hiện hành xây dựng, thực hiện quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con và công ty liên kết.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản căn cứ |
08 | Văn bản căn cứ |
Quyết định 26/2020/QĐ-UBND giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước
In lược đồCơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội |
Số hiệu: | 26/2020/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 29/10/2020 |
Hiệu lực: | 09/11/2020 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính-Ngân hàng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Chu Ngọc Anh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |