Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 276/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: | 04/02/2013 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 04/02/2013 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 276/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Bảo đảm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào 03 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, từng bước tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn 2012 - 2015, tạo sự ổn định và phát triển phù hợp với điều kiện thị trường giai đoạn 2016 - 2020, là doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
II. NỘI DUNG
1. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức;
- Khai thác cảng biển, cảng sông;
- Kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistics; đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.
b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sửa chữa phương tiện vận tải biển; sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành;
- Xuất khẩu lao động và cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước;
- Xuất khẩu phương tiện, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu chuyên ngành hàng hải; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt.
c) Ngành, nghề kinh doanh khác: Do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
2. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện cổ phần hóa trong năm 2015.
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty:
- Công ty Xuất khẩu lao động hàng hải;
- Chi nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng;
- Văn phòng đại diện của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Singapore.
3. Tổ chức lại sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tư.
a) Lĩnh vực cảng biển: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép - Thị Vải và khu vực thành phố Hồ Chí Minh; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả.
Không tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong để kêu gọi các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
b) Lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% đến 30%.
Rà soát lại các chương trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị trường. Trước mắt, dừng triển khai đóng mới 06 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và tập trung đóng mới dứt điểm 07 tàu để đưa vào khai thác trong các chương trình đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
c) Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải.
Chuyển đổi các công ty công nghiệp tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi đủ điều kiện.
4. Phân loại và kế hoạch sắp xếp các đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 như sau:
a) Doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sông Hậu;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cà Mau.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa
- Tổng công ty nắm giữ 75% vốn điều lệ:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Sài Gòn;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hải Phòng;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Đà Nẵng;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quy Nhơn;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quảng Ninh;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Cần Thơ - Cái Cui (sáp nhập Cảng Cần Thơ vào Cảng Cái Cui);
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Nha Trang;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Cam Ranh;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Nghệ Tĩnh.
- Tổng công ty nắm giữ trên 50% đến 65% vốn điều lệ:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Khuyến Lương;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Năm Căn;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải Biển Đông;
+ Công ty Vận tải biển Vinalines (doanh nghiệp phụ thuộc);
+ Công ty Vận tải biển Container Vinalines (doanh nghiệp phụ thuộc);
+ Công ty Dịch vụ hàng hải Vinalines Hải Phòng (doanh nghiệp phụ thuộc);
+ Công ty Hàng hải Vinalines Nha Trang (doanh nghiệp phụ thuộc).
c) Doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nắm giữ từ trên 50% đến 65% vốn điều lệ:
- Công ty cổ phần Cảng Vinalines - Đình Vũ;
- Công ty liên doanh Khai thác Container Việt Nam;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải hàng công nghệ cao;
- Công ty cổ phần Vinalines Logistics - Việt Nam;
- Công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô;
- Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam;
- Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam;
- Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam;
- Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship;
- Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc;
- Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá;
- Công ty cổ phần Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế;
- Công ty cổ phần Phát triển hàng hải;
- Công ty cổ phần Đầu tư cảng Cái Lân.
d) Doanh nghiệp Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:
- Trường Cao đẳng nghề hàng hải Vinalines;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT);
- Công ty liên doanh Dịch vụ Container quốc tế Cảng Sài Gòn (SSIT);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Cảng quốc tế SP - PSA (SP - PSA).
đ) Doanh nghiệp thực hiện thoái vốn:
Thoái vốn góp của Tổng công ty đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 (có phụ lục kèm theo).
e) Sáp nhập: Công ty Thương mại xăng dầu đường biển vào Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty không nắm giữ cổ phần.
g) Doanh nghiệp thực hiện giải thể:
- Chi nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại thành phố Cần Thơ (đơn vị hạch toán phụ thuộc);
- Liên doanh Trung tâm Nhân lực hàng hải Đông Nam Á (Vina-STC).
h) Doanh nghiệp thực hiện phá sản:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines);
- Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon).
5. Tái cơ cấu tài chính:
- Tập trung tái cơ cấu nợ các khoản vay đầu tư tàu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác theo hướng khoanh nợ gốc và miễn, giảm lãi;
- Hoàn thiện phương án tăng vốn điều lệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hoàn thiện hồ sơ vay vốn để tái cơ cấu nợ tại dự án 2 thuộc “Chương trình Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” do Ngân hàng Phát triển Châu Á cho vay với hạn mức 100 triệu USD;
- Sử dụng các nguồn tài chính phù hợp khác để tái cơ cấu nợ.
6. Tái cơ cấu nguồn nhân lực:
Tinh giảm biên chế, đặc biệt là lao động gián tiếp, duy trì 70% lực lượng lao động hàng hải được đào tạo chính quy, trong đó 20% lao động có trình độ kỹ thuật theo hướng chuyên môn hóa, đặc biệt chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo lại lực lượng sĩ quan, thuyền viên đủ điều kiện hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế.
7. Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung sau:
- Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định, quy chế về quản trị doanh nghiệp, bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý Tổng công ty;
- Tập trung nguồn lực cho công tác dự báo, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế để làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, đồng thời chủ động đưa ra các phương án ứng phó với các diễn biến thực tế của thị trường. Phối hợp chặt chẽ giữa các khối vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, tạo sự liên kết mềm giữa các khối, tăng cường hỗ trợ, ưu đãi phù hợp với quy luật thị trường và quy định pháp luật;
- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến trên thế giới, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật, năng lực khai thác đến từng tàu, từng bến cảng, từng dịch vụ, đảm bảo hệ thống quản lý tinh, gọn, nhanh, hiệu quả và minh bạch;
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
b) Chủ trì, chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
c) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của Tổng công ty, sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại và đề nghị các tổ chức tín dụng trong nước xem xét tái cơ cấu nợ đối với các khoản vay mua, đóng mới tàu biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo quy định; xem xét cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vay vốn lưu động phục vụ kinh doanh của đội tàu trên cơ sở Tổng công ty và các đơn vị thành viên chứng minh được hiệu quả, cân đối được nguồn trả nợ.
3. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Phần III Điều này.
4. Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam:
a) Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chỉ đạo hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên theo phương án tổng thể giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt. Có lộ trình và phương án cụ thể để hoàn thành việc thoái vốn đầu tư vào lĩnh vực không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty; xây dựng phương án cơ cấu lại tỷ lệ vốn góp của Tổng công ty tại Công ty liên doanh Dịch vụ Container quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (SSIT), Công ty TNHH Cảng quốc tế SP - PSA (SP-PSA) theo quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các đơn vị thành viên phù hợp với nội dung Đề án này, trong quý I năm 2013.
d) Tập trung thực hiện tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại Khoản 7 Phần II Điều này.
Xây dựng, triển khai thực hiện các quy chế, quy định về việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con, của cán bộ quản lý theo quy định.
đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH THOÁI VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
Stt | Tên doanh nghiệp | Vốn điều lệ | Tỷ lệ VG/VĐL (tính theo mệnh giá CP) | Vốn thực góp tính đến thời điểm 31/12/2011 | Hình thức cơ cấu lại vốn đầu tư |
| GIAI ĐOẠN 1 (2012-2013) |
|
|
|
|
1 | Tổng công ty cổ phần Bảo Minh | 755,000,000,000 | 0.27% | 2,723,107,725 | Thoái toàn bộ |
2 | Công ty CP Vận tải & Cung ứng xăng dầu (Tranpesco) | 12,000,000,000 | 30.00% | 3,600,000,000 | Thoái toàn bộ |
3 | Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Cảng Đà Nẵng (Portserco) | 12,000,000,000 | 30.00% | 3,600,000,000 | Thoái toàn bộ |
4 | Công ty CP Chứng khoán Thủ Đô (CSC) | 75,737,000,000 | 22.18% | 16,800,000,000 | Thoái toàn bộ |
5 | Công ty CP Bất động sản Vinalines (Vinalines Land) | 300,000,000,000 | 12.24% | 36,720,000,000 | Thoái toàn bộ |
6 | Công ty CP Đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept) | 995,597,810,000 | 0.18% | 3,483,949,250 | Thoái toàn bộ |
7 | Công ty CP Container Việt Nam (Viconship) | 238,945,020,000 | 1.78% | 2,768,027,824 | Thoái toàn bộ |
8 | Công ty CP Sao Vàng | 3,411,790,926 | 7.33% | 220,000,000 | Thoái toàn bộ |
9 | Công ty CP Đại lý vận tải Safi | 82,899,000,000 | 14.21% | 15,709,920,000 | Thoái toàn bộ |
10 | Công ty CP Dịch vụ công nghiệp Hàng hải (Inseco) | 12,000,000,000 | 20.00% | 2,400,000,000 | Thoái toàn bộ |
11 | Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Hàng hải (InsercoNhaTrang) | 2,200,000,000 | 20.00% | 440,000,000 | Thoái toàn bộ |
12 | Công ty CP Xây dựng TMDV tổng hợp Cảng Sài Gòn | 12,300,000,000 | 20.00% | 2,460,000,000 | Thoái toàn bộ |
13 | Công ty CP Thương mại DV tổng hợp Cảng HP | 40,787,900,000 | 7.89% | 3,217,500,000 | Thoái toàn bộ |
14 | Công ty CP Đầu tư dầu khí Sao Mai - Bến Đình | 500,000,000,000 | 10.18% | 50,924,000,000 | Thoái toàn bộ |
15 | Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines | 800,000,000,000 | 85.00% | 582,934,143,703 | Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ |
16 | Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines - Đông Đô | 100,000,000,000 | 51.00% | 41,000,000,000 | Thoái toàn bộ |
| GIAI ĐOẠN 2 (2013-2014) |
|
|
|
|
1 | Công ty CP Hàng hải Hà Nội | 135,555,000,000 | 5.00% | 9,011,250,000 | Thoái toàn bộ |
2 | Công ty CP XNK Cung ứng vận tải Hàng hải (Marimex) | 2,500,000,000 | 30.00% | 750,000,000 | Thoái toàn bộ |
3 | Công ty CP Cảng Vật Cách (Vatcachport) | 12,000,000,000 | 30.00% | 3,600,000,000 | Thoái toàn bộ |
4 | Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Cảng Hải Phòng (Techseco) | 9,300,000,000 | 30.50% | 2,836,500,000 | Thoái toàn bộ |
5 | Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình Hàng hải (CMB) | 7,700,000,000 | 49.00% | 3,773,000,000 | Thoái toàn bộ |
6 | Công ty CP Cung ứng và Dịch vụ kỹ thuật Hàng hải | 54,998,110,000 | 4.46% | 2,079,000,000 | Thoái toàn bộ |
7 | Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam | 7,000,000,000,000 | 2.52% | 314,825,680,000 | Thoái toàn bộ |
8 | Công ty CP Vận tải công nghiệp tàu thủy Bình Định | 5,000,000,000 | 2.16% | 108,000,000 | Thoái toàn bộ |
9 | Công ty CP Hàng hải Sài Gòn (SMC) | 37,095,000,000 | 11.79% | 7,434,000,000 | Thoái toàn bộ |
10 | Công ty CP Tin học và Công nghệ Hàng hải (Miteco) | 4,500,000,048 | 13.75% | 590,904,000 | Thoái toàn bộ |
11 | Công ty CP XNK và DV Cảng Sài Gòn | 12,000,000,000 | 19.25% | 2,310,000,000 | Thoái toàn bộ |
12 | Công ty CP Đầu tư & Phát triển Vân Phong | 100,000,000,000 | 1.40% | 1,400,000,000 | Thoái toàn bộ |
13 | Cty CP Đầu tư và TM Hàng hải Hải Phòng | 120,000,000,000 | 16.67% | 20,000,000,000 | Thoái toàn bộ |
14 | Công ly liên doanh Vận chuyển Container VWW - Waterfront Vietnam | 11,819,518,000 | 40.00% | 4,727,807,200 | Thoái toàn bộ |
| GIAI ĐOẠN 3 (2014 - 2015) |
|
|
|
|
1 | Công ty CP Hợp tác lao động với nước ngoài (InIacoHP) | 40,740,520,000 | 24.85% | 10,125,000,000 | Thoái toàn bộ |
2 | Công ty CP Container phía Nam (ViconshipSG) | 110,440,000,000 | 30.01% | 33,140,000,000 | Thoái toàn bộ |
3 | Công ty CP Dịch vụ vận tải và Thương mại (Transco) | 60,000,000,000 | 30.00% | 18,000,000,000 | Thoái toàn bộ |
4 | Công ty CP Vận tải biển Hải Âu (Sesco) | 50,000,000,000 | 26.46% | 13,230,000,000 | Thoái toàn bộ |
5 | Công ty CP Phát triển cảng Bến Đình - Sao Mai | 500,000,000,000 | 41.00% | - | Thoái toàn bộ |
6 | Công ty CP Vận tải biển Việt Nam | 1,400,000,000,000 | 60.00% | 840,000,000,000 | Giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 51% |
7 | Công ty CP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam | 589,993,000,000 | 60.00% | 354,000,000,000 | Giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 51% |
| Tổng cộng |
|
| 2,410,941,789,702 |
|
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
Quyết định 276/QĐ-TTg Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
In lược đồCơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 276/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 04/02/2013 |
Hiệu lực: | 04/02/2013 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |