hieuluat

Thông báo 352/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng về Đề án Tái cơ cấu của TCT Hàng hải Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:352/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Hữu Vũ
    Ngày ban hành:29/08/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:29/08/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Doanh nghiệp
  • VĂN PHÒNG CHÍNH PH
    -------
    Số: 352/TB-VPCP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014
     
     
    THÔNG BÁO
    Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
     
     
    Ngày 21 tháng 8 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
    Sau khi nghe Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:
    1. Đánh giá chung
    Trong thời gian qua, với sự tập trung chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan và sự nỗ lực cố gắng của Hội đồng thành viên và Ban giám đốc, Vinalines đã đạt được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ trong việc thực hiện sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư, tái cơ cấu đội tàu và tái cơ cấu các khoản nợ... Đây là những nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu.
    Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án tái cơ cấu còn chậm và nhiều bất cập. Các khoản nợ gốc chưa được xử lý triệt để, lãi vay vẫn còn phát sinh. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp chưa đạt được kết quả như phương án đề ra, chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cảng biển. Do khó khăn của thị trường, hoạt động kinh doanh vận tải biển của Vinalines còn rất khó khăn, nhất là về thị phần vận chuyển hàng hóa trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu.
    2. Nhiệm vụ trong thời gian tới
    Trong thời gian tới, thị trường vận tải biển được dự báo còn nhiều khó khăn, đòi hỏi Vinalines cần phải nỗ lực cố gắng hơn nữa; các Bộ, ngành bám sát các nội dung cụ thể của Đề án Tái cơ cấu để chỉ đạo, hỗ trợ VinaLines triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực, khả thi. Cụ thể:
    a) Về thị trường: Bộ Giao thông vận tải, Vinalines tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận tải biển. Phối hợp với Bộ Công Thương thống nhất thực hiện các giải pháp nâng cao thị phần vận tải biển cho đội tàu của Vinalines, trong đó lưu ý đến thị trường vận chuyển than, xi măng, quặng, lúa gạo và hàng dệt may; nghiên cứu, thiết lập các tuyến vận tải bằng đường biển và đường thủy nội địa để tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa trên các tuyến vận tải thủy trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 118/VPCP-KTN ngày 07 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.
    b) Về đầu tư: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines dừng thực hiện các dự án đóng tàu BV10, BV11 và BV12; phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam sớm xử lý tài sản dở dang và dư nợ đã giải ngân cho các dự án này nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Vinalines và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
    c) Về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines tiếp tục thực hiện việc thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp theo phương án được duyệt.
    d) Về tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ khi cổ phần hóa doanh nghiệp cảng biển: Bộ Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2014, nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ mức tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ khi cổ phần hóa các doanh nghiệp cảng biển nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp cảng biển sau cổ phần hóa.
    đ) Về cơ cấu nợ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án xử lý nợ của các doanh nghiệp được chuyển giao từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam- Vinashin sang Vinalines theo các giải pháp đã áp dụng đối với các doanh nghiệp của Vinashin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    e) Các nhiệm vụ khác có liên quan: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan liên quan và Vinalines thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 255/TB-VPCP ngày 05 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.
    3. Về các kiến nghị
    a) Về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo khẩn trương rà soát, hoàn thiện nội dung điều chỉnh Đề án, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
    b) Về phương án DATC tham gia mua lại nợ của Vinalines tại các tổ chức tín dụng: Đồng ý về nguyên tắc; Bộ Tài chính sớm tổ chức thẩm định, đánh giá các phương án tái cơ cấu tài chính theo phạm vi, đối tượng quy định tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    c) Về việc sử dụng nguồn tiền thu được từ bán cổ phiếu lần đầu khi tiến hành cổ phần hóa (IPO) các đơn vị thành viên: Đồng ý về nguyên tắc nguồn tiền thu từ IPO được sử dụng để tạo nguồn cơ cấu các khoản nợ. Bộ Tài chính hướng dẫn Vinalines xây dựng phương án thực hiện cụ thể, tổ chức thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
    d) Về bán tài sản dở dang: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Vinalines tổ chức thực hiện bán tài sản thuộc các dự án đóng tàu dở dang để giảm thiểu thiệt hại và thu hồi nợ.
    đ) Về xử lý vướng mắc của Vinalines với Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì hướng dẫn các Bên sớm giải quyết, đảm bảo thực hiện việc quản lý, sử dụng các nguồn tiền của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
    e) Về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ: Bộ Tài chính chủ trì thực hiện, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    g) Một số kiến nghị cụ thể của Bộ Giao thông vận tải về chế độ tài chính: Giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
    Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vinalines và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính,
    - Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư;
    - Các Ngân hàng: Nhà nước VN, Phát triển VN;
    - Cục Hàng hải Việt Nam;
    - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam;
    - Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC);
    - VPCP: BTCN, các Phó Chnhiệm, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐMDN, TH, TKBT;
    - Lưu: VT, KTN (3). Hiền.
    KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
    PHÓ CHỦ NHIỆM




    Nguyễn Hữu Vũ
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông báo 352/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng về Đề án Tái cơ cấu của TCT Hàng hải Việt Nam

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủ
    Số hiệu:352/TB-VPCP
    Loại văn bản:Thông báo
    Ngày ban hành:29/08/2014
    Hiệu lực:29/08/2014
    Lĩnh vực:Doanh nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Hữu Vũ
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X