hieuluat

Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:23/2023/TT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Đức Chi
    Ngày ban hành:25/04/2023Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/06/2023Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp
  •  

    BỘ TÀI CHÍNH

    _________

    Số: 23/2023/TT-BTC

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _________________

    Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023

     

    THÔNG TƯ

    Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

    ______________________

     

    Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

    Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

    Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

     

    Chương I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; bao gồm:

    a) Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

    b) Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    c) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:

    a) Tài sản cố định đang thuê hoạt động; tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác.

    b) Tài sản cố định là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao đối với các tài sản này thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

    c) Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do Nhà nước đầu tư, quản lý được giao cho đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Thông tư này áp dụng đối với:

    a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị; gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức được giao quản lý tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

    b) Doanh nghiệp được giao quản lý tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

    2. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội áp dụng các quy định tại Thông tư này để quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

     

    Chương II. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

     

    Điều 3. Tiêu chuẩn tài sản cố định

    1. Xác định tài sản:

    a) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.

    b) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.

    c) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản.

    d) Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản.

    đ) Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản.

    e) Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản.

    g) Quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản.

    h) Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản.

    i) Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản.

    2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (trừ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này) được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

    b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

    3. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

    b) Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

    Điều 4. Phân loại tài sản cố định

    1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản:

    a) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm:

    - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hoá; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.

    - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

    - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

    - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thuỷ, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

    - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

    - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

    - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

    b) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:

    - Loại 1: Quyền sử dụng đất.

    - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

    - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

    - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

    - Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

    - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    c) Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: Cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại điểm này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để thống nhất quản lý.

    2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản:

    a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm.

    b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.

    c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển.

    d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại (bao gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bằng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sản xuất/nhà cung cấp).

    đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán).

    e) Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP).

    g) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

    Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định

    1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Các chỉ tiêu về nguyên giá, hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định, phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết là số nguyên; trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.

    2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm:

    a) Lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; mỗi tài sản cố định được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán.

    b) Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm; thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán nếu có chênh lệch phát sinh khi thực hiện kiểm kê.

    c) Thực hiện báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    3. Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản theo quy định của pháp luật cho thời gian sử dụng còn lại sau khi thay đổi nguyên giá (nếu có).

    4. Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định quy định tại Thông tư này được sử dụng như sau:

    a) Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này được sử dụng để ghi sổ kế toán, xác định thẩm quyền quyết định sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

    b) Không sử dụng nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này để: Làm giá bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê tài sản, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

     

    Chương III. NGUYÊN GIÁ, HAO MÒN, KHẤU HAO, GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

     

    Điều 6. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

    Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này) như sau:

    1. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức sau:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Trong đó:

    a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn chỉ được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.

    b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng (bao gồm cả chi phí cho đấu thầu được bù đắp từ nguồn kinh phí không phải từ khoản thu từ hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

    a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

    - Giá trị đề nghị quyết toán;

    - Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

    - Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).

    Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.

    b) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán riêng, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Diện tích xây dựng, số lượng chi tiết của từng hạng mục, tài sản...).

    Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau, có dự toán riêng nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng hạng mục, tài sản...).

    c) Đối với dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau mà được đầu tư, nghiệm thu theo từng hạng mục, tài sản thì hạng mục, tài sản nào đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì ghi sổ kế toán đối với hạng mục, tài sản đó kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng.

    d) Trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá theo giá trị quyết toán sau khi điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

    3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định theo công thức sau: 

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Trong đó:

    a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

    a.1) Đối với tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển.

    Trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản. Trong đó:

    - Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại các điểm a.2, a.3 và a.4 khoản này.

    - Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển thuộc trường hợp khác (không phải là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

    a.2) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

    a.3) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán, không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng của tài sản đó nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì nguyên giá để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

    =

    Giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

     

    Trong đó:

    - Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

    - Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:

    Giá xây dựng mới của tài sản

    =

    Đơn giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

    x

    Diện tích, thể tích xây dựng/Số lượng...  của tài sản

    +

    Giá trị của các kết cấu khác gắn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn...) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

     

    a.4) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a.2 và điểm a.3 khoản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản hoặc được giao lập phương án xử lý tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo công thức sau:

    Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

    =

    x

    ________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

    b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    4. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định theo công thức sau:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Trong đó:

    a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

    b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ.

    c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    5. Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa

    =

    Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

    +

    Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

    +

    Chi phí khác (nếu có)

     

    Trong đó:

    a) Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định như sau:

    a.1) Đối với tài sản có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

    a.2) Đối với tài sản không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng của tài sản đó nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

    =

    Giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

     

    Trong đó:

    - Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

    - Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:

    Giá xây dựng mới của tài sản

    =

    Đơn giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

    x

    Diện tích, thể tích xây dựng/Số lượng...  của tài sản

    +

    Giá trị của các kết cấu khác gắn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn...) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

     

    a.3) Trường hợp không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a.1, điểm a.2 khoản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê theo công thức sau:

     

    Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

    =

    x

    __________________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

    b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kiểm kê, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo quy định tại điểm a.3 khoản này). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    6. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành pháp nhân mới, nguyên giá tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

    a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia bằng hiện vật thì nguyên giá tài sản cố định là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết.

    Trường hợp tài sản cố định chưa được theo dõi trên sổ kế toán của pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

    =

    x

    ________________________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

    b) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và đơn vị sự nghiệp công lập mua lại phần tài sản của bên đối tác thì pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường (làm căn cứ xác định giá mua lại phần tài sản của bên đối tác), thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản; trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

    =

    x

    _____________________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

    c) Trường hợp bên đối tác tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sản của mình cho Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được giao hoặc điều chuyển tài sản để quản lý, sử dụng thì nguyên giá tài sản cố định được xác định như trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia tài sản bằng hiện vật quy định tại điểm a khoản này.

    7. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức không hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết, nguyên giá tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

    a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập góp bằng tài sản

    a.1) Đối với tài sản đơn vị sự nghiệp công lập góp vào liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục sử dụng nguyên giá đang được theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị để kế toán tài sản cố định trong thời gian liên doanh, liên kết và sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết.

    a.2) Đối với tài sản cố định hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập không phải thực hiện kế toán; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, trường hợp tài sản thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập thì nguyên giá tài sản cố định được xác định theo quy định tại điểm b khoản này.

    b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập góp vốn với các bên liên doanh, liên kết để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết thì trong thời gian liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập không phải thực hiện kế toán đối với tài sản cố định là tài sản hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết, nhưng đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm theo dõi tài sản; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, trường hợp tài sản thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập xác định nguyên giá của tài sản như sau:

    b.1) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia bằng hiện vật thì nguyên giá tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định

    =

    Giá mua, giá xây dựng của tài sản

    +

    Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

    +

    Chi phí khác (nếu có)

     

    Trong đó, chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định mà đơn vị sự nghiệp công lập đã chi ra tính đến thời điểm đơn vị đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    b.2) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và Hợp đồng liên doanh, liên kết quy định đơn vị sự nghiệp công lập mua lại phần tài sản của bên đối tác (phải thanh toán cho bên đối tác theo giá thị trường) thì đơn vị sự nghiệp công lập và bên đối tác cùng thỏa thuận về việc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường (làm căn cứ xác định giá mua lại phần tài sản của bên đối tác), thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản; trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

    =

    x

    ___________________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

    b.3) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và bên đối tác tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sản của mình cho Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được giao hoặc điều chuyển tài sản để quản lý, sử dụng thì nguyên giá tài sản cố định được xác định như trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia tài sản bằng hiện vật quy định tại điểm b.1 khoản này.

    Điều 7. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

    Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này) như sau:

    1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định như sau:

    a) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    b) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ/khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp).

    2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình hình thành từ đầu tư, mua sắm được xác định là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó. Riêng đối với quyền sử dụng đất hình thành từ việc nhận chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với tài sản cố định vô hình được hình thành thông qua dự án đầu tư, trường hợp chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì việc xác định nguyên giá, điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định vô hình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

    3. Nguyên giá tài sản cố định vô hình được giao, nhận điều chuyển được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định vô hình được giao, nhận điều chuyển

    =

    Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

    +

    Chi phí cài đặt, chạy thử (nếu có)

    +

    Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

    +

    Chi phí khác (nếu có)

     

    Trong đó:

    a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

    a.1) Đối với tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển.

    Trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản. Trong đó:

    - Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển là quyền sử dụng đất thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    - Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển là tài sản cố định vô hình (trừ quyền sử dụng đất) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm a.3 khoản này.

    - Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển thuộc trường hợp khác (không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản cố định vô hình tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

    a.2) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định được chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định là toàn bộ các chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó.

    a.3) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán, không có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản hoặc được giao lập phương án xử lý tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo công thức sau:

     

     

    Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định (năm)

    =

    x

    ____________________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản được xác định theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    4. Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tặng cho, khuyến mại được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tặng cho, khuyến mại

    =

    Giá trị của tài sản được tặng cho, khuyến mại

    +

    Chi phí cài đặt, chạy thử

    +

    Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

    +

    Chi phí khác (nếu có)

     

    Trong đó:

    a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

    b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm được khuyến mãi.

    c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    5. Nguyên giá tài sản cố định vô hình khi kiểm kê phát hiện thừa được xác định theo công thức sau:

    Nguyên giá tài sản cố định vô hình khi kiểm kê phát hiện thừa

    =

    Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

    +

    Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

    +

    Chi phí khác (nếu có)

     

    Trong đó:

    a) Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định như sau:

    a.1) Đối với tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    a.2) Đối với tài sản cố định vô hình khác (trừ quyền sử dụng đất)

    - Trường hợp có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định được chi phí hình thành tài sản cố định vô hình thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định là toàn bộ các chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó.

    - Trường hợp không có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định chi phí hình thành tài sản cố định vô hình thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê theo công thức sau:

     

     

    Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

     

    Giá trị còn lại theo đánh giá lại

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định (năm)

    =

    x

    _______________________________________

     

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản được xác định theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kiểm kê, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo quy định tại điểm a.2 khoản này). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

    Điều 8. Xác định nguyên giá tài sản cố định đặc thù

    Nguyên giá tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước của một tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

    Điều 9. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định

    1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

    a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

    c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).

    d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định.

    đ) Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công).

    e) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

    2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản thay đổi nguyên giá tài sản cố định ghi rõ: Lý do (trường hợp) thay đổi nguyên giá, nguyên giá trước và sau khi thay đổi. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện lập văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải xác định lại chỉ tiêu nguyên giá của tài sản cố định làm cơ sở xác định mức hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định tại Thông tư này.

     Điều 10. Xác định nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định  

    1. Đối với trường hợp đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại theo hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền về kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

    2. Đối với trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng tài sản cố định. Trong đó, phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng tài sản cố định là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

    3. Đối với trường hợp tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán trừ (-) phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ cộng (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tháo dỡ mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc tháo dỡ.

    Trong đó, phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được xác định như sau:

    a) Trường hợp có hồ sơ xác định giá mua, giá trị quyết toán/giá trị dự toán của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ thì phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được xác định theo giá mua, giá trị quyết toán/giá trị dự toán của bộ phận tài sản cố định đó.

    b) Trường hợp không có hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nhưng phân bổ được nguyên giá của tài sản cố định cho bộ phận tài sản cố định tháo dỡ theo tiêu chí phù hợp (như: Diện tích, số lượng, giá mua, dự toán...) thì phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được xác định theo giá trị phân bổ.

    c) Trường hợp không có hồ sơ quy định tại điểm a khoản này và không phân bổ được nguyên giá của tài sản cố định cho bộ phận tài sản cố định tháo dỡ theo quy định tại điểm b khoản này thì xác định phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ là giá mua mới của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

    Trường hợp không xác định được giá mua mới của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chứcđủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ làm căn cứ xác định nguyên giá tài sản cố định sau khi tháo dỡ.

    4. Đối với trường hợp lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định cộng (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc lắp đặt mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc lắp đặt.

    Trong đó, phần giá trị tăng do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố địnhgiá trị tương ứng của bộ phận tài sản cố định được lắp đặt thêm xác định theo các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư này.

    5. Đối với trường hợp tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tài sản thuê tổ chứcđủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để ghi vào Biên bản thay đổi nguyên giá tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp này được xác định lại là giá trị của tài sản cố định theo đánh giá lại.

    6. Đối với trường hợp điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản được xác định lại là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP trên cơ sở các chỉ tiêu (giá đất, diện tích đất, mục đích sử dụng đất) sau khi thay đổi (nếu có) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    Điều 11. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao

    1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

    2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao gồm:

    a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

    b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    c) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.

    3. Không phải tính hao mòn, khấu hao đối với:

    a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

    b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

    c) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được (bao gồm cả tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết).

    d) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.

    4. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thì giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

    Điều 12. Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản c định

    1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

    a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán.

    b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

    c) Đối với tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong năm thì việc tính hao mòn trong năm đó được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.

    2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

    a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

    b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và dừng trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

    c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, từng hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

    Điều 13. Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định

    1. Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; trừ các trường hợp sau:

    a) Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định khác so với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định bảo đảm tăng, giảm không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định tương ứng quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

    b) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng. Trong đó, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng được xác định theo công thức sau:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    c) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại.

    d) Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:

    d.1) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá chưa hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì thời gian tính hao mòn của tài sản được tính đến năm mà giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề nhỏ hơn hoặc bằng mức hao mòn hàng năm của tài sản.

    d.2) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì cộng thêm 01 năm vào thời gian tính hao mòn (năm phát sinh việc điều chỉnh, thay đổi nguyên giá) để xử lý phần giá trị tăng, giảm do điều chỉnh, thay đổi nguyên giá.

    2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

    Thời gian tính hao mòn của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.

    Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

    Điều 14. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

    1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định (trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này) được xác định theo công thức sau:

    Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

    =

    Nguyên giá của tài sản cố định

    x

    Tỷ lệ hao mòn (% năm)

     

    Trong đó, tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    2. Đối với tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì hao mòn của tài sản cố định được xác định như sau:

    a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm tính hao mòn tài sản đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, để làm căn cứ xác định giá trị còn lại của tài sản giao, điều chuyển như sau:

    a.1) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 6, điểm a.1 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; số hao mòn lũy kế được xác định theo công thức quy định tại khoản 8 Điều này;

    a.2) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.2, điểm a.3 khoản 3 Điều 6, điểm a.2 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    a.3) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 3 Điều 6, điểm a.3 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

    Mức hao mòn của tài sản cố định

    =

    Nguyên giá của tài sản cố định

    -

    Giá trị còn lại của tài sản cố định theo đánh giá lại

     

    a.4) Trường hợp năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển khác với năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản phải tính bổ sung số hao mòn của thời gian tính từ năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản đến năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển để ghi vào Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản. Mức hao mòn của 01 năm xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển có trách nhiệm tính hao mòn tài sản từ năm tiếp nhận tài sản đưa vào sử dụng. Mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Đối với tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa quy định tại khoản 5 Điều 6, khoản 5 Điều 7 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (năm kiểm kê phát hiện thừa) thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    4. Đối với tài sản cố định đơn vị sự nghiệp được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành pháp nhân mới, tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập góp vào liên doanh, liên kết tài sản cố định hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết theo hình thức không hình thành pháp nhân mới quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 6 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị (sau năm kết thúc thời hạn liên doanh, liên kết) được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

    Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

    Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    5. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

    Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

    =

    Nguyên giá của tài sản cố định sau khi thay đổi

    x

    Tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại (% năm)

     

    Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    6. Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:

    a) Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định từ năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

    Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

    =

    Nguyên giá của tài sản cố định sau khi điều chỉnh, thay đổi

    x

    Tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại (% năm)

     

    Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    Riêng năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn tài sản cố định theo quy định thì mức hao mòn của tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn.

    b) Trường hợp tại thời điểm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định thì mức hao mòn của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

    Mức hao mòn hàng năm của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá

    =

    Nguyên giá sau khi điều chỉnh, thay đổi

    -

    Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến năm liền trước năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá

     

    Các năm tiếp theo không phải tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định.

    7. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

    Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

     

    Nguyên giá của tài sản cố định sau khi thay đổi

    =

    _____________________________________________________________________________________

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

     

    8. Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của từng tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

    Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

    =

    Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n-1)

    +

    Mức hao mòn, khấu hao tài sản cố định của năm (n) xác định theo quy định tại Thông tư này

     

    9. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định đó xác định theo quy định tại khoản 8 Điều này.

    Điều 15. Quy định về trích khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập

    1. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này và tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Trường hợp cần điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định khác với tỷ lệ khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp thì thực hiện như sau:

    a) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo tỷ lệ quy định áp dụng cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá dịch vụ sự nghiệp công mà đơn vị sự nghiệp cung cấp.   

    b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo tỷ lệ quy định áp dụng cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định đảm bảo phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định.

    c) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.

    2. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như sau: 

    a) Đơn vị thực hiện tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn và khấu hao trong năm của tài sản cố định theo mức hao mòn hàng năm quy định tại Điều 14 Thông tư này.

    b) Căn cứ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành, đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn và khấu hao trong năm đã xác định tại điểm a khoản này để hạch toán vào chi phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, chi phí kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đối với số khấu hao; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn.

    3. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thì thực hiện như sau:

    a) Việc xác định phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phần giá trị thương hiệu của đơn vị thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết.

    b) Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm/tháng và được xác định như sau:

    Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm/tháng

     

    Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập

    để góp vốn liên doanh, liên kết xác định theo quy định tại điểm a khoản này

    =

    ________________________________________________________________________________________

     

    Thời gian góp vốn liên doanh, liên kết theo Đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt (năm/tháng)

     

    4. Quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao và phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết:

    Số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết quy định tại khoản 3 Điều này được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Riêng trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng để trả nợ gốc và lãi; số còn lại (nếu có) được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

    Điều 16. Giá trị còn lại của tài sản cố định

    1. Giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:

    Giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

    =

    Nguyên giá năm (n) của tài sản cố định

    -

    Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

     

    2. Đối với tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại điểm a.4 khoản 3, điểm a.3 khoản 5, điểm a, điểm b khoản 6, điểm b.1 khoản 7 Điều 6, điểm a.3 khoản 3, điểm a.2 khoản 5 Điều 7 và khoản 5 Điều 10 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản cố định khi đánh giá lại là giá trị còn lại của tài sản cố định theo đánh giá lại.

     

    Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Đối với tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có thời gian để tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thay đổi so với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì từ năm tài chính 2023 thực hiện xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản như sau:

    Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

     

    Giá trị còn lại của tài sản cố định

    tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo sổ kế toán

    =

    __________________________________________________________________

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm)

     

    Trong đó:

     

    Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm)

    =

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

    -

    Thời gian đã sử dụng của tài sản (năm)

     

    Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

    Riêng mức hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định đó.

    Trường hợp tài sản cố định đã hết thời gian tính hao mòn theo quy định, nhưng tài sản vẫn còn giá trị còn lại thì mức hao mòn của năm 2023 bằng giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

    2. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đã xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì từ năm tài chính 2023 căn cứ nguyên giá đã xác định lại và đã thực hiện kế toán, căn cứ tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này để xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định.

    3. Đối với tài sản cố định đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành (ngày 02 tháng 7 năm 2018) mà trước khi giao, điều chuyển tài sản đó chưa được theo dõi trên sổ kế toán hoặc khi thực hiện bàn giao, tiếp nhận chưa đánh giá lại giá trị tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này để ghi sổ kế toán, xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này để kế toán tài sản cố định từ năm tài chính 2023.

    4. Trường hợp từ năm 2018 đến năm 2022, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 103 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện  điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán từ năm tài chính 2023.

    Điều 18. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2023 và được áp dụng từ năm tài chính 2023.

    2. Thông tư này thay thế Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

    4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện việc quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này./.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Tổng bí thư;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Văn phòng Chính phủ;

    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Toà án nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán Nhà nước;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);

    - Công báo;

    - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

    - Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;

    - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

    - Lưu: VT, QLCS.         

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

     

    Nguyễn Đức Chi

     

    PHỤ LỤC SỐ 01

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC

    ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

     

     

    THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN VÀ TỶ LỆ HAO MÒN

    TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

     

    STT

    DANH MỤC TÀI SẢN

    THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN (năm)

    TỶ LỆ HAO MÒN

    (% năm)

    I

    Nhà, công trình xây dựng

     

     

     

    - Biệt th, công trình xây dựng cấp đặc biệt

    80

    1,25

     

    - Cấp I

    80

    1,25

     

    - Cấp II

    50

    2

     

    - Cấp III

    25

    4

     

    - Cấp IV

    15

    6,67

    II

    Vật kiến trúc

     

     

     

    - Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi

    20

    5

     

    - Giếng khoan, giếng đào, tường rào

    10

    10

     

    - Các vật kiến trúc khác

    10

    10

    III

    Xe ô tô

     

     

    1

    Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh

     

     

     

    - Xe 4 đến 5 chỗ

    15

    6,67

     

    - Xe 6 đến 8 chỗ

    15

    6,67

    2

    Xe ô tô phục vụ công tác chung

     

     

     

    - Xe 4 đến 5 chỗ

    15

    6,67

     

    - Xe 6 đến 8 chỗ

    15

    6,67

     

    - Xe 9 đến 12 chỗ

    15

    6,67

     

    - Xe 13 đến 16 chỗ

    15

    6,67

    3

    Xe ô tô chuyên dùng

     

     

     

    - Xe cứu thương

    15

    6,67

     

    - Xe cứu hỏa

    15

    6,67

     

    - Xe chở phạm nhân

    15

    6,67

     

    - Xe quét đường

    15

    6,67

     

    - Xe phun nước

    15

    6,67

     

    - Xe chở rác

    15

    6,67

     

    - Xe ép rác

    15

    6,67

     

    - Xe sửa chữa lưu động

    15

    6,67

     

    - Xe trang bị phòng thí nghiệm

    15

    6,67

     

    - Xe thu phát điện báo

    15

    6,67

     

    - Xe sửa chữa điện

    15

    6,67

     

    - Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn

    15

    6,67

     

    - Xe cần cẩu

    15

    6,67

     

    - Xe tập lái

    15

    6,67

     

    - Xe thanh tra giao thông

    15

    6,67

     

    - Xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh

    15

    6,67

     

    - Xe phát thanh truyền hình lưu động

    15

    6,67

     

    - Xe tải các loại

    15

    6,67

     

    - Xe bán tải

    15

    6,67

     

    - Xe trên 16 chỗ ngồi các loại

    15

    6,67

     

    - Xe chuyên dùng khác

    15

    6,67

    4

    Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước

    15

    6,67

    5

    Xe ô tô khác

    15

    6,67

    IV

    Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô)

     

     

    1.  

    Phương tiện vận tải đường bộ

    10

    10

    2

    Phương tiện vận tải đường sắt

    10

    10

    3

    Phương tiện vận tải đường thủy

     

     

     

    - Tàu biển chở hàng hóa

    10

    10

     

    - Tàu biển chở khách

    10

    10

     

    - Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy

    10

    10

     

    - Tàu chở hàng đường thuỷ nội địa

    10

    10

     

    - Tàu chở khách đường thủy nội địa

    10

    10

     

    - Phà đường thủy các loại

    10

    10

     

    - Ca nô, xuồng máy các loại

    10

    10

     

    - Ghe, thuyền các loại

    10

    10

     

    - Phương tiện vận tải đường thủy khác

    10

    10

    4

    Phương tiện vận tải hàng không

    10

    10

    5

    Phương tiện vận tải khác

    10

    10

    V

    Máy móc, thiết bị

     

     

    1

    Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến

     

     

     

    - Máy vi tính để bàn

    5

    20

     

    - Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương)

    5

    20

     

    - Máy in

    5

    20

     

    - Máy fax

    5

    20

     

    - Tủ đựng tài liệu

    5

    20

     

    - Máy scan

    5

    20

     

    - Máy huỷ tài liệu

    5

    20

     

    - Máy photocopy

    5

    20

     

    - Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh

    8

    12,5

     

    - Bộ bàn ghế họp

    8

    12,5

     

    - Bộ bàn ghế tiếp khách

    8

    12,5

     

    - Máy điều hòa không khí

    8

    12,5

     

    - Quạt

    5

    20

     

    - Máy sưởi

    5

    20

     

    - Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác

    5

    20

    2

    Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

     

     

    a

    Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến

    Như quy định tại điểm 1 Mục V Phụ lục này

    Như quy định tại điểm 1 Mục V Phụ lục này

    b

    Máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

     

     

     

    - Máy chiếu

    5

    20

     

    - Thiết bị lọc nước

    5

    20

     

    - Máy hút ẩm, hút bụi

    5

    20

     

    - Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác

    5

    20

     

    - Máy ghi âm

    5

    20

     

    - Máy ảnh

    5

    20

     

    - Thiết bị âm thanh

    5

    20

     

    - Tổng đài điện thoại, máy bộ đàm

    5

    20

     

    - Thiết bị thông tin liên lạc khác

    5

    20

     

    - Tủ lạnh, máy làm mát

    5

    20

     

    - Máy giặt

    5

    20

     

    - Thiết bị mạng, truyền thông

    5

    20

     

    - Thiết bị điện văn phòng

    5

    20

     

    - Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu

    5

    20

     

    - Thiết bị truyền dẫn

    5

    20

     

    - Camera giám sát

    5

    20

     

    - Thang máy

    8

    12,5

     

    - Máy bơm nước

    8

    12,5

     

    - Két sắt

    8

    12,5

     

    - Bàn ghế hội trường

    8

    12,5

     

    - Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật

    8

    12,5

     

    - Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung khác

    8

    12,5

    3

    Máy móc, thiết bị chuyên dùng

     

     

     

    - Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

    Như quy định tại điểm 1, điểm 2b Mục V Phụ lục này

    Như quy định tại điểm 1, điểm 2b Mục V Phụ lục này

     

    - Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (như: thiết bị âm thanh, ánh sáng, loa, micro, đèn...)

    5

    20

     

    - Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác

    8

    12,5

    4

    Máy móc, thiết bị khác

    8

    12,5

    VI

    Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

     

     

    1

    Các loại súc vật

    8

    12,5

    2

    Cây lâu năm, vườn cây lâu năm (bao gồm cả vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây cảnh)

    25

    4

    3

    Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh

    8

    12,5

    VII

    Tài sản cố định hữu hình khác

    8

    12,5

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 02

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC

    ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

                                                                                              

     

     

    Mẫu số 01

    Quy định thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình

    Mẫu số 02

    Quy định danh mục tài sản cố định đặc thù

                                                        

    Bộ/Tỉnh.......................

    Mẫu số 01

     

     

    QUY ĐỊNH

    THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

               

     

    STT

    DANH MỤC

    THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN (năm)

    TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)

    I

    ...............................................

     

     

     

    - Tài sản A1

     

     

     

    - Tài sản B1

     

     

     

    - Tài sản C1

     

     

    II

    ...............................................

     

     

     

    - Tài sản A2

     

     

     

    - Tài sản B2

     

     

     

    - Tài sản C2

     

     

    III

    ...............................................

     

     

     

    - Tài sản A3

     

     

     

    - Tài sản B3

     

     

     

    - Tài sản C3

     

     

    ....

    ...............................................

     

     

     

                                            

     

    Bộ/Tỉnh.......................

    Mẫu số 02

     

                                            

    QUY ĐỊNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ

     

     

    STT

    DANH MỤC

    I

    ...............................................

     

    - Tài sản A1

     

    - Tài sản B1

     

    - Tài sản C1

    II

    ...............................................

     

    - Tài sản A2

     

    - Tài sản B2

     

    - Tài sản C2

    III

    ...............................................

     

    - Tài sản A3

     

    - Tài sản B3

     

    - Tài sản C3

    ....

    ...............................................

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Quản lý, sử dụng tài sản công của Quốc hội, số 15/2017/QH14
    Ban hành: 21/06/2017 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
    Ban hành: 26/12/2017 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Đã đính chính lại
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 14/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
    Ban hành: 20/04/2023 Hiệu lực: 15/05/2023 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
    Ban hành: 07/05/2018 Hiệu lực: 02/07/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Luật Quản lý, sử dụng tài sản công của Quốc hội, số 15/2017/QH14
    Ban hành: 21/06/2017 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
    Ban hành: 26/12/2017 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Đã đính chính lại
    Văn bản được hướng dẫn
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:23/2023/TT-BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:25/04/2023
    Hiệu lực:10/06/2023
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Đức Chi
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X