hieuluat

Chỉ thị 04/2003/CT-BTC tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính là người dân tộc Khơ-me

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:04/2003/CT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
    Ngày ban hành:19/03/2003Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:19/03/2003Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách
  • Chỉ thị

    CHỈ THỊ

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 04/2003/CT-BTC
    NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG
    ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TÀI CHÍNH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHƠ - ME, CHĂM CHO CÁC Xà, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ

     

    Chỉ thị số 12 CT/TW ngày 16/4/2002 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nam Bộ nêu rõ: Vùng Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng còn chưa tương xứng với tiềm năng; trình độ phát triển của sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp. Mục tiêu đặt ra là: Tập trung mọi nỗ lực xây dựng vùng Tây Nam Bộ thành địa bàn trọng điểm, phát triển nhanh kinh tế - xã hội và kết hợp có hiệu quả với nhiệm vụ bảo đảm vững chắc an ninh - quốc phòng.

    Hiện nay số cán bộ là người dân tộc Khơ-me, Chăm đang công tác trong lĩnh vực tài chính tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ chiếm tỷ lệ rất thấp, nhất là số cán bộ làm công tác tài chính kế toán xã, phường, thị trần. Thời gian qua nhiều địa phương đã quan tâm tới công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khơ-me, Chăm công tác trong ngành tài chính. Đội ngũ cán bộ này đã góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chung của ngành. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khơ-me, Chăm tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ vẫn còn nhiều khiếm khuyết, phần đông cán bộ chưa qua các khoá dào tạo cơ bản nên trình độ văn hoá và năng lực chuyên môn còn bị hạn chée (chỉ có 70% tốt nghiệp phổ thông trung học, 8% có rình độ đại học, 52% có trình độ sơ cấp và trung cấp, khoảng 40% chưa qua đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn).

    Để góp phần thực hiện mục tiêu nêu trên thì việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, trong đó việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khơ-me, Chăm tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ trở thành nhiệm vụ đặt biệt quan trọng, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đồng chí Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các đồng chí Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc nhà nước các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) tổ chức thực hiện một số nội dung công việc sau đây:

    1/ Quán triệt trong cán bộ công nhân viên chức quan điểm của Đảng: Đồng bào Tây Nam Bộ nói chung, đồng bào Khơ-me và đồng bào Chăm nói riêng là bộ phận hữu cơ không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tương thân, tương ái giữa đồng bào các dân tộc trong vùng.

    2/ Thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu theo Chỉ thị số 03/2002/CT-BTC ngày 06/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính xã phường thị trấn, trong đó đặc biệt chú ý đến đối tượng là người dân tộc Khơ-me, Chăm đang công tác tại đơn vị.

    3. Sở Tài chính Vật giá có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh:

    + Xác định những xã, phường cần bố trí hoặc bổ sung cán bộ tài chính - kế toán là người dân tộc Khơ-me, Chăm; số lượng cán bộ tài chính kế toán là người dân tộc Khơ-me, Chăm cần phải bố trí hoặc bổ sung cho xã, phường.

    + Chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Kho bạc nhà nước tỉnh lập kế hoạch điều động biệt phái các cán bộ có năng lực, đặc biệt khuyến khích cán bộ là người dân tộc Khơ-me, Chăm đang công tác tại các Phòng Tài chính, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước quận, huyện, thị xã để tăng cường công tác cán bộ tài chính - kế toán tại các xã phường, đặc biệt ở những nơi tập trung đồng bào Khơ-me, đồng bào Chăm.

    + Chủ trì phối hợp với Cục thuế, Kho bạc nhà nước tỉnh lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho số cán bộ là người dân tộc Khơ-me, Chăm hiện đang công tác tại các Phòng Tài chính, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước quận, huyện (trong đó có đào tạo để đạt trình độ phổ thông trung học, đào tạo trình độ đại hoc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về tài chính - kế toán; bồi dưỡng kiến thức theo chương trình bồi dưỡng cán bộ tài chính xã, phường do Bộ Tài chính ban hành).

    + Hướng dẫn các Phòng Tài chính quận, huyện lập kế hoạch và chọn lựa số con em người dân tộc Khơ-Me, Chăm theo hình thức cử tuyển ở địa phương báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi đi đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học tài chính - kế toán ở Trung ương và địa phương sau khi tốt nghiệp ra trường bố trí làm việc tại xã, phường. Phấn đấu đến năm 2006 tất cả các xã, phường tập trung đồng bào Khơ-me, đồng bào Chăm có ít nhất 50% cán bộ tài chính xã, phường là người dân tộc Khơ-me, Chăm và đều có trình độ từ trung cấp tài chính - kế toán trở lên.

    4/ Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Tổng Giám đốc kho bạc nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh miền Tây Nam Bộ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính Vật giá triển khai tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và điều chuyển cán bộ đang công tác tại các Phòng tài chính, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã để tăng cường cho các xã, phường theo yêu cầu của địa phương.

    5/ Trường Cao đẳng Tài chính kế toán IV (thành phố Hồ Chí Minh) có trách nhiệm chủ động làm việc với các cơ quan hữu quan ở 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ tiếp nhận đào tạo theo hình thức cử tuyển cán bộ có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về Tài chính - kế toán, bao gồm cả cán bộ đương chức và con em là người dân tộc Khơ-me, Chăm theo yêu cầu của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

    Thủ trưởng các đơn vị nói trên phải tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị này và đưa vào chương trình công tác năm của đơn vị, đồng thời định kỳ báo cáo Bộ kết quả thực hiện. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, đánh giá và báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện Chỉ thị này của từng đơn vị và của toàn ngành Tài chính.

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X