hieuluat

Chỉ thị 280-TTg tiếp nhận người nước ngoài đến nghiên cứu khoa học và học tập tại Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:16/1993
    Số hiệu:280-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày ban hành:12/06/1993Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/06/1993Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách
  • CHỉ THị

    CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 280-TTg NGàY 12-6-1993

    Về VIệC TIếP NHậN NGườI NướC NGOàI đếN NGHIêN CứU KHOA HọC HọC TậP TạI VIệT NAM.

     

    Trong những năm qua, theo Hiệp định hợp tác đào tạo giữa nước ta với các nước, một số cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo của ta đã nhận người nước ngoài đến nghiên cứu khoa học và học tập.

    Với việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, số người nước ngoài đến nghiên cứu khoa học và học tập tại Việt Nam sẽ tăng lên về số lượng và đa dạng về loại hình.

    Để đáp ứng nhu cầu nói trên và để thống nhất quản lý về mặt Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

     

    1. Các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo tạo điều kiện thuận lợi để người nước ngoài (kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài) có nguyện vọng và có đủ điều kiện quy định được vào nghiên cứu khoa học và học tập ở các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam theo các con đường:

    a) Theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc với các tổ chức quốc tế.

    b) Theo thoả thuận trong các liên doanh, dự án hoặc kế hoạch hợp tác giữa các ngành, các địa phương, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu của Việt Nam với các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế.

    c) Theo sự bảo lãnh, đỡ đầu của cá nhân các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội Việt Nam và ngước ngoài, thân nhân đang sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài, các tổ chức của Việt Nam, tổ chức quốc tế, theo hợp đồng ký trực tiếp giữa cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu với người đến học, nghiên cứu hoặc qua các tổ chức môi giới.

     

    2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đầu mối quản lý việc tiếp nhận người nước ngoài vào nghiên cứu khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối quản lý và tiếp nhận người nước ngoài vào học tập.

    Hai Bộ phối hợp cùng các ngành hữu quan ban hành văn bản quy định về:

    - Những lĩnh vực khoa học và công nghệ, những ngành nghề được phép tiếp nhận người nước ngoài.

    - Điều kiện và tiêu chuẩn cần có của các cơ sở được phép tiếp nhận người nước ngoài.

    - Trách nhiệm của các tổ chức (hoặc cá nhân) Việt Nam hoặc nước ngoài trong việc bảo lãnh (ký hợp đồng, môi giới, v.v...) cho người nước ngoài vào nghiên cứu hoặc học tập ở Việt Nam.

    - Điều kiện về trình độ, văn bằng, sức khoẻ của người nước ngoài được tiếp nhận vào học tập, nghiên cứu.

    - Chế độ học bổng, học phí, bảo hiểm...

    - Quy trình và thủ tục xét duyệt.

    - Chế độ quản lý người nước ngoài trong việc nhập cảnh, xuất cảnh và trong quá trình nghiên cứu học tập ở Việt Nam.

     

    3. Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành các thủ tục cần thiết cho người nước ngoài vào nghiên cứu khoa học và học tập tại nước ta theo các quy định hiện hành.

     

    4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X