hieuluat

Công văn 11924/BGD&ĐT-KHTC thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đạo tạo giai đoạn 2006-2010

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:11924/BGD&ĐT-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Vũ Luận
    Ngày ban hành:26/12/2005Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/12/2005Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách
  • CÔNG VĂN

     

    CÔNG VĂN

    CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 11924/BGD&ĐT-KHTC
    NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CTMT QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

     

    Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

    - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

     

    Căn cứ Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 5/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định tín dụng phát triển của Chương trình Hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu thực hiện Kế hoạch quốc gia về giáo dục cho mọi người;

    Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển số 4089-VN đã được Chính phủ Việt nam và Hiệp hội phát triển quốc tế ký kết ngày 12/10/2005;

    Sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời nội dung, mức chi và cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

     

    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

     

    1. Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD&ĐT) được cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương, bao gồm:

    - Vốn trong nước: được bố trí từ Ngân sách Trung ương hàng năm.

    - Vốn ngoài nước: vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đồng tài trợ của các Chính phủ (Vương quốc Anh, Canada, Vương quốc Bỉ, Newzealand, Ủy ban châu Âu (EC), Na uy...).

    2. Kinh phí CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2006 - 2010 phải được sử dụng theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình, gắn liền với việc chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn trong nước và vốn vay, viện trợ của các nhà tài trợ).

    3. Ưu tiên phân bổ kinh phí CTMTQG GD&ĐT để đầu tư cho các trường tiểu học nhằm đạt mức chất lượng trường tối thiểu đã được quy định trong Quyết định số 48/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    4. Ngoài kinh phí do ngân sách Trung ương cấp, các Bộ, ngành và các địa phương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần huy động thêm các nguồn kinh phí khác như: đóng góp tự nguyện của cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước (bằng tiền, hiện vật, công lao động....), bổ sung từ ngân sách địa phương để thực hiện các Dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT.

     

    II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     

    A. Nội dung và một số mức chi chủ yếu:

    1. Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

    1.1. Chi mua sách giáo khoa, học phẩm tối thiểu cho học viên các lớp học xóa mù chữ (XMC), phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS). Cấp sách giáo khoa, học phẩm tối thiểu cho học sinh ở các cơ sở giáo dục thuộc xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đăc biệt khó khăn, học sinh học chương trình bổ túc trung học cơ sở theo phương thức không chính quy vì hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Chi hỗ trợ dạy tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường, trong đó quan tâm hỗ trợ cho trẻ em gái. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật và các đối tượng khó khăn khác chưa được đi học.

    1.2. Chi mua hồ sơ theo dõi, biểu mẫu in sẵn, số điểm, sổ học bạ, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp; Chi thắp sáng (đối với lớp học ban đêm); Chi tổ chức thi tốt nghiệp; Chi hỗ trợ hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã; Chi hỗ trợ cho cán bộ tổ chức, quản lý lớp học.

    Mức chi cho các nội dung trên (1.1, 1.2) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

    1.3. Chi mua tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, văn phòng phẩm, thù lao cho giáo viên giảng dạy XMC, PCGDTH và PCGDTHCS. Đối với giáo viên thuộc biên chế ngành giáo dục đứng lớp dạy kiêm nhiệm được hưởng theo chế độ quy định tại Thông tư số 17/TT-LB ngày 27/7/1995 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với những người ngoài biên chế của ngành giáo dục, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, có nhu cầu tham gia giảng dạy các lớp XMC, PCGDTH và PCGDTHCS được ký hợp đồng với Phòng giáo dục, mức thù lao tương đương với giáo viên trong biên chế dạy cùng bậc học.

    1.4. Chi cho công tác điều tra cơ bản: bao gồm chi xây dựng phiếu điều tra, thu thập và nhập số liệu điều tra được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước".

    1.5. Chi công tác kiểm tra, chỉ đạo, công nhận phổ cập: thực hiện chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức Nhà nước đi công tác trong nước".

    1.6. Chi khen thưởng thi đua, hội nghị, tập huấn...., thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

    2. Dự án đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa:

    2.1. Nhiệm vụ chi tại các cơ quan Trung ương:

    2.1.1. Chi biên soạn chương trình, giáo trình đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Thực hiện theo Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học".

    2.1.2. Chi biên soạn chương trình, sách giáo khoa (SGK), sách bài tập (SBT), sách giáo viên (SGV), tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ (HDNV) cho các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học phổ thông kỹ thuật và giáo dục không chính quy. Nội dung và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Phần II, mục 2, tiết 2.1 của Thông tư liên tịch số 81/2003/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đạo tạo đến năm 2005.

    2.1.3. In ấn SGK, SBT, SGV, HDNV, tài liệu tự chọn (nếu có) để cấp phát cho học sinh và giáo viên các trường tham gia dạy thí điểm:

    Nhà xuất bản giáo dục chịu trách nhiệm in đủ SGK, SBT, SGV, HDNV, tài liệu tự chọn (nếu có) để phát cho học sinh và giáo viên các trường tham gia thí điểm. Mức giá được tính toán theo quy định tại Thông tư số 05/2004/TT-BTC ngày 30/01/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

    2.1.4. Tổ chức nghiên cứu chế tạo, thẩm định, duyệt mẫu thiết bị phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới. Mức chi được thanh toán theo hợp đồng thực tế.

    2.1.5. Biên soạn các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Thù lao biên soạn, đánh máy, in ấn các loại tài liệu, văn bản hướng dẫn triển khai, tuyên truyền, giới thiệu về đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học. Căn cứ vào các nội dung và mức chi đã quy định tại điểm 2.1.2 trên đây để vận dụng thanh toán cho phù hợp.

    2.1.6. Kiểm tra thực hiện giảng dạy thí điểm tại các trường thí điểm chương trình và sách giáo khoa mới; Tiền tàu xe, tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác theo mức quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước".

    2.1.7. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình và sách giáo khoa mới cho giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố: Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định số người, số ngày và địa điểm tập huấn. Nội dung và mức chi áp dụng thống nhất theo quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước và Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

    2.1.8. Chi phụ cấp cho các thành viên Ban chủ nhiệm chương trình và Ban chủ nhiệm các Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo: 200.000 đ/tháng/người.

    2.1.9. Một số nội dung chi khác có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án: Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia sẽ xem xét và quyết định mức chi cụ thể.

    2.2. Nhiệm vụ chi của địa phương:

    2.2.1. Mua sách cho giáo viên (SGK, SBT, SGV, HDNV), mua sách cho học sinh diện chính sách và học sinh thuộc xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (SGK, SBT). Tài liệu dạy học và học tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số, mức chi thanh toán theo giá bìa của nhà xuất bản Giáo dục.

    2.2.2. Mua đồ dùng giảng dạy và học tập theo yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới, trên cơ sở Danh mục thiết bị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ưu tiên mua sắm đầy đủ thiết bị cho các trường tiểu học chưa đạt mức chất lượng trường tối thiểu được quy định trong Quyết định số 48/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2.2.3. Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy thí điểm và tất cả giáo viên dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới: Mức chi được áp dụng Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

    2.2.4. Chi bồi dưỡng giáo viên dạy mẫu, giáo viên dạy thí điểm; Chi phụ cấp cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên ban chỉ đạo các cấp tại địa phương, bao gồm:

    - Chi bồi dưỡng giáo viên dạy mẫu: 10.000đồng/ tiết dạy mẫu.

    - Chi bồi dưỡng giáo viên dạy thí điểm: 5.000 đồng/tiết dạy thí điểm.

    - Chi phụ cấp trách nhiệm cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên Ban chỉ đạo các cấp thực hiện thí điểm tối đa 150.000 đồng/người/tháng.

    3. Dự án đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân:

    3.1. Đào tạo cán bộ tin học:

    - Chi chuẩn hóa, cập nhật chương trình cho các chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trong đó ưu tiên ngành công nghệ phần mềm.

    - Chi cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và giáo viên dạy tin học trong các trường phổ thông.

    - Chi hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất: Mua sắm trang thiết bị, phần mềm, tài liệu để phục vụ đào tạo CNTT.

    3.2. Đưa tin học vào nhà trường:

    - Chi hỗ trợ kết nối Internet cho các trường phổ thông.

    - Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phòng học đa phương tiện.

    - Mua sắm trang thiết bị phần mềm, tài liệu để phục vụ giảng dạy và học tập công nghệ thông tin trong trường phổ thông.

    3.3. Chi hỗ trợ nhiệm vụ đẩy mạnh dạy ngoại ngữ:

    - Chi cho việc tăng cường dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông, các trường đào tạo nghề và trong các trường đại học, cao đẳng.

    - Chi mua phần mềm tin học để giảng dạy, học tập ngoại ngữ.

    - Tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm tin học, ứng dụng vào giảng dạy, học tập ngoại ngữ. Mức chi áp dụng theo Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.

    4. Dự án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm.

    4.1. Chi bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chu kỳ cho giáo viên các bậc học. Ưu tiên bồi dưỡng giáo viên tiểu học để hoàn thành chương trình 12+2, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng giảng dạy của giáo viên tiểu học trong việc hỗ trợ học sinh thuộc diện khó khăn về giáo dục như: kỹ năng dạy lớp ghép, kỹ năng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, kỹ năng dạy học lấy học sinh làm trung tâm....

    4.2. Chi bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường sư phạm, các khoa sư phạm dưới các hình thức thích hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Chi bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề cho cán bộ quản lý giáo dục, dưới các hình thức thích hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

    Mức chi cho các nội dung trên (4.1, 4.2) áp dụng theo Thông tư 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

    4.3. Chi sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới nhà học, phòng thí nghiệm, thư viện, nhà hiệu bộ, ký túc xá sinh viên, nhà ăn, nhà tập đa năng của các trường, khoa sư phạm.

    4.4. Mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng và tài liệu dạy học phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh các trường, khoa sư phạm.

    5. Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn:

    5.1. Chi hỗ trợ cho việc sửa chữa, cải tạo, chống xuống cấp, xây dựng mới nhà học, ký túc xá, nhà ăn... để hoàn thiện quy hoạch trường học, đáp ứng được quy mô học sinh dân tộc nội trú đối với các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

    5.2. Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, chống xuống cấp, xây dựng các lớp ghép ở bản, làng, phum, sóc để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

    5.3. Chi hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, sách giáo khoa, sách báo thư viện.... phục vụ cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Ưu tiên mua sắm đồ dùng dạy học, thiết bị thực hành để tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh các trường dân tộc nội trú.

    5.4. Chi hỗ trợ học phẩm tối thiểu (giấy viết, bút, thước kẻ...) cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh các địa phương thuộc miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    6. Dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm:

    Kinh phí dự án này được sử dụng để đầu tư cho các bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp với các nội dung chi sau đây:

    - Ưu tiên xây dựng bổ sung các phòng học và các công trình phụ trợ ở các điểm trường, các trường tiểu học để đạt được mức chất lượng trường tối thiểu được quy định trong Quyết định số 48/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Chi hỗ trợ xây dựng trường mầm non và các công trình phụ trợ, mua sắm đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ sinh hoạt cho các cháu.

    - Chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất các trường học: xây dựng nhà hiệu bộ, giảng đường, nhà ăn, nhà tập, nhà thí nghiệm, thư viện và các công trình phụ trợ khác; Mua sắm bổ sung máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, thực hành... theo hướng chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

    B. Mua sắm, đấu thầu:

    - Việc đấu thầu mua sắm hàng hóa và công trình phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu (Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về Quy chế đấu thầu).

    Không được đàm phán lại về giá đối với mua sắm hàng hóa, xây dựng trường học sau khi đã ký hợp đồng. Trong những trường hợp đặc biệt, có thể đàm phán lại giá trị hợp đồng khi khối lượng thực tế đã nghiệm thu thấp hơn khối lượng dự thầu.

    - Chỉ sử dụng hình thức mua sắm trực tiếp khi mua SGK, SBT, SGV, HDNV để cung cấp cho giáo viên và học sinh từ Công ty sách và thiết bị trường học ở địa phương.

    - Không được chỉ định thầu đối với mua sắm hàng hóa, xây dựng trường học, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như: thiên tai, chỉ có một nhà cung cấp duy nhất hoặc hàng hóa cần mua đòi hỏi có những tiêu chuẩn và kỹ thuật tương thích với trang thiết bị hiện có…

    - Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không được phép tham gia đấu thầu các dự án xây dựng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý thực hiện, ngoại trừ các dự án thực hiện bằng nguồn vốn tự có.

    - Cơ sở để đánh giá kỹ thuật các gói thầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ được thực hiện theo phương pháp đánh giá "đạt/không đạt". Phương pháp đánh giá bằng cách cho điểm nêu trong mục 29 và 30 của Nghị định 88 chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ.

    C. Công tác quản lý tài chính:

    1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí:

    - Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương xây dựng kế hoạch và lập dự toán thực hiện chương trình (bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí, biện pháp tổ chức thực hiện…). Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kế hoạch chung gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo biểu mẫu và thời gian quy định.

    - Căn cứ vào kết quả kiểm kê cấp huyện về mức chất lượng trường tối thiểu của tiểu học hàng năm, các tỉnh tổng hợp nhu cầu kinh phí và kế hoạch thực hiện gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch CTMTQG GD&ĐT hàng năm của các địa phương cần ưu tiên cho việc triển khai thực hiện mức chất lượng trường tối thiểu của tiểu học.

    - Căn cứ tổng mức kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo được Quốc hội thông qua hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí của chương trình cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã được duyệt. Dự kiến phân bổ kinh phí CTMTQG GD&ĐT cho các địa phương sẽ được ưu tiên dựa trên kết quả số liệu điều tra cấp huyện về mức chất lượng trường tối thiểu của tiểu học, do các huyện, tỉnh báo cáo hàng năm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Căn cứ mức kinh phí Chương trình mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng theo đúng hướng dẫn của Ban Chủ nhiệm chương trình mục tiêu và qui định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.

    2. Cấp phát kinh phí:

    Kho bạc Nhà nước theo dõi cấp phát kinh phí và quyết toán chi CTMTQG GD&ĐT thông qua mã số danh mục CTMTQG GD&ĐT được qui định tại Quyết định số 4796/QĐ-BTC ngày 12 thàng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    2.1. Ở Trung ương:

    - Bộ Tài chính trực tiếp giao dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia và giáo dục đào tạo cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện và phân bổ cho các đơn vị thụ hưởng.

    - Căn cứ vào quyết định giao dự toán chi Chương trình mục tiêu được cơ quan chủ quản (các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương) giao, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng các Chương trình mục tiêu lập dự toán chi phí hàng quí (chia theo tháng, theo nhóm mục chi) gửi cơ quan chủ quản và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để được cấp phát kinh phí và kiểm soát chi theo quy định.

    2.2. Ở địa phương:

    - Bộ Tài chính cấp bổ sung có mục tiêu đối với kinh phí CTMTQG GD&ĐT cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình do địa phương quản lý.

    - Căn cứ vào dự toán chi Chương trình mục tiêu được Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) giao, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng chương trình lập dự toán chi hàng quí (chia theo tháng, theo mục chi) gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để được cấp phát kinh phí và kiểm soát chi theo quy định hiện hành.

    3. Công tác kiểm tra, kiểm toán và quyết toán kinh phí:

    - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia về Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan tài chính các cấp và các nhà tài trợ tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về việc chấp hành chính sách, chế độ của Nhà nước về tình hình sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu ở các đơn vị Trung ương và địa phương.

    - Định kỳ hàng quí, năm, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương thụ hưởng CTMTQG GD&ĐT phải báo cáo tiến độ thực hiện, tình hình sử dụng kinh phí với Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời gửi cơ quan Tài chính đồng cấp; Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về mức chất lượng trường tối thiểu của tiểu học ở các địa phương là một trong những căn cứ quan trọng để Bộ Giáo dục cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện CTMTQG GD&ĐT và xét duyệt phân bổ kinh phí cho những năm tiếp theo.

    - Hàng năm, cơ quan kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán thực hiện CTMQG GD&ĐT ở cấp Trung ương và một số tỉnh, thành phố được chọn ngẫu nhiên. Hoạt động kiểm toán thực hiện phù hợp với điều khoản tham chiếu theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ chấp thuận. Báo cáo kiểm toán gồm: Báo cáo kiểm toán tài chính và Báo cáo kiểm toán mua sắm đấu thầu. Báo cáo kiểm toán được gửi cho Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ chậm nhất là ngày 30/6 của năm sau.

    - Quyết toán kinh phí của Chương trình theo đúng chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chế độ báo cáo quyết toán quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

     

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các Ban chỉ đạo CTMTQG GD& ĐT cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra chứng cứ đơn vị thụ hưởng thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý tài chính; phát hiện các vướng mắc, tồn tại và đề xuất kiến nghị các biện pháp tháo gỡ, đảm bảo thực hiện CTMTQG GD&ĐT đạt hiệu quả cao.

    2. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức Hội thảo đánh giá kiểm điểm tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT, kiểm điểm công tác quản lý tài chính, việc chấp hành các quy định về mua sắm, đấu thầu…, đồng thời phổ biến những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và thực hiện CTMTQG GD& ĐT nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sửa đổi nguồn kinh phí CTMTQG GD& ĐT.

    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về nội dung, tiến độ và kết quả thực hiện chương trình mục tiêu ở các Bộ, ngành và các địa phương. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới về tiến độ thực hiện công việc và tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí thực hiện CTMTQG GD& ĐT (bao gồm cả mẫu biểu báo cáo đã thống nhất với WB).

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

     

    KT. Bộ trưởng

    Thứ trưởng

    Phạm Vũ Luận

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
    Ban hành: 02/11/1996 Hiệu lực: 01/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Thông tư 103/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
    Ban hành: 18/07/1998 Hiệu lực: 01/01/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Nghị định 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Đấu thầu
    Ban hành: 01/09/1999 Hiệu lực: 16/09/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Nghị định 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ
    Ban hành: 05/05/2000 Hiệu lực: 20/05/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 114/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước
    Ban hành: 27/11/2000 Hiệu lực: 12/12/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 87/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học
    Ban hành: 30/10/2001 Hiệu lực: 01/11/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 105/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
    Ban hành: 27/12/2001 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Nghị định 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ
    Ban hành: 12/06/2003 Hiệu lực: 16/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư liên tịch 81/2003/TTLT-BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005
    Ban hành: 14/08/2003 Hiệu lực: 07/09/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 48/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định Mức chất lượng tối thiểu của các trường, điểm trường và lớp học ở tiểu học (thí điểm)
    Ban hành: 24/10/2003 Hiệu lực: 12/11/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Thông tư 05/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước
    Ban hành: 30/01/2004 Hiệu lực: 20/02/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 118/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước
    Ban hành: 08/12/2004 Hiệu lực: 01/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Thông tư 79/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
    Ban hành: 15/09/2005 Hiệu lực: 14/10/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 11924/BGD&ĐT-KHTC thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đạo tạo giai đoạn 2006-2010

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:11924/BGD&ĐT-KHTC
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:26/12/2005
    Hiệu lực:26/12/2005
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phạm Vũ Luận
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (13)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X