Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1301/LĐTBXH-TCGDNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Quân |
Ngày ban hành: | 14/04/2020 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 14/04/2020 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH __________ Số: 1301/LĐTBXH-TCGDNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2020
|
Kính gửi:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chủ động trong việc phòng chống dịch và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức đào tạo (đào tạo trực tuyến), bảo đảm thực hiện được mục tiêu và kế hoạch đào tạo đặt ra trong năm học 2020.
Để thực hiện tốt việc tổ chức đào tạo trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đề nghị các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện một số hướng dẫn sau:
1. Quản lý đào tạo
a) Cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ trong việc điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và nghiên cứu, giảm bớt các nội dung không cần thiết trong chương trình đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo theo quy định; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuyển sinh, tổ chức đào tạo (đào tạo trực tuyến);
b) Người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như tổ chức lớp học, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm về việc bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến tại trường.
2. Tổ chức lớp học trực tuyến
a) Việc tổ chức lớp học trực tuyến được thực hiện theo lớp học truyền thống (lớp học trực tiếp tại trường) và được duy trì bằng các phần mềm, ứng dụng đào tạo trực tuyến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng hoặc các phần mềm, ứng dụng khác (zalo, viber, facebook, v.v...) do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định;
b) Nhà giáo giảng dạy môn học trực tuyến thực hiện việc quản lý lớp theo quy chế đào tạo trực tuyến của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm sự tham gia học tập đầy đủ của học sinh, sinh viên; thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu để làm minh chứng và ghi chép hồ sơ, sổ sách trong đào tạo theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
3. Thời gian giảng dạy
a) Một ngày học trực tuyến không quá 5 giờ (45 phút/giờ học lý thuyết), trong đó mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 - 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp (nếu có thể), thời gian còn lại để giảng dạy trực tuyến gián tiếp, trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên. Trường hợp việc truy cập internet của học sinh, sinh viên không ổn định thì nhà giáo sử dụng toàn thời gian nêu trên vào việc giảng dạy trực tuyến gián tiếp (như đã hướng dẫn tại Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn ứng dụng CNTT trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19);
b) Thời gian giảng dạy trực tuyến (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) được tính vào định mức giờ giảng của nhà giáo. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ thời gian giảng dạy, quy mô lớp học để tính giờ chuẩn cho nhà giáo theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo;
c) Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định.
4. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến
a) Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến
- Kiểm tra thường xuyên trực tuyến được thực hiện bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá khác do nhà giáo giảng dạy tự quyết định;
- Kiểm tra định kỳ trực tuyến được thực hiện theo kế hoạch về kiểm tra định kỳ trong chương trình mô đun, môn học, thực hiện bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc kiểm tra viết, chấm điểm tiểu luận do nhà giáo giảng dạy trực tiếp quyết định;
- Kiểm tra, thi kết thúc mô đun, môn học trực tuyến được thực hiện trực tiếp, tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức trắc nghiệm, viết, vấn đáp, bài tập lớn, tiểu luận hoặc kết hợp giữa các hình thức trên hoặc được thực hiện gián tiếp theo hình thức trực tuyến. Việc kiểm tra, thi kết thúc mô đun, môn học trực tuyến gián tiếp do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định về hình thức, cách thức và quy trình tổ chức thi, kiểm tra nhưng phải bảo đảm yêu cầu theo quy định.
b) Yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá đào tạo trực tuyến
Việc kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, minh bạch, đánh giá được đúng năng lực của học sinh, sinh viên và tránh được các hiện tượng gian lận nhất là đối với việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến gián tiếp.
5. Công nhận kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến
Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ hoặc thi, kiểm tra kết thúc mô đun, môn học theo hình thức trực tuyến (trực tiếp hoặc gián tiếp) được công nhận giá trị tương đương như đối với các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống. Kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến được ghi vào bảng điểm trong hồ sơ học tập và công nhận trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, được dùng làm cơ sở cho việc tham gia đánh giá kỳ năng nghề và công nhận để tiếp tục học liên thông với các trình độ đào tạo khác.
Các quy định khác về tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả học tập trong đào tạo trực tuyến được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô - đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá trong đào tạo trực tuyến, đề nghị các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu triển khai thực hiện. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; địa chỉ: 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội; email: dncq.gdnn@molisa.gov.vn) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Trung tâm Thông tin (để đăng tải); - Lưu: VT, TCGDNN.
| KT BỘ TRƯỞNG
Lê Quân |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
Công văn 1301/LĐTBXH-TCGDNN quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 1301/LĐTBXH-TCGDNN |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 14/04/2020 |
Hiệu lực: | 14/04/2020 |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Quân |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |