hieuluat

Công văn 2962/BTP-PBGDPL Đề án 2 - Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tư phápSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2962/BTP-PBGDPLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thúy Hiền
    Ngày ban hành:18/04/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:18/04/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính
  • BỘ TƯ PHÁP
    ----------
    Số: 2962/BTP-PBGDPL
    V/v: Tổng kết Đề án 2 – Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008-2012.
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------------
    Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2012
     
     

    Kính gửi:
    - Pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương;
    - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
     
    Ngày 12/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 270/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012, Đề án đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá 04 năm thực hiện (2009-2012) và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Đề án trong giai đoạn tiếp theo.
    Năm nay là năm cuối cùng thực hiện Đề án, Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức tổng kết Đề án và Chương trình trên toàn quốc vào tháng 11/2012. Để việc tổng kết có hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm của mình tiến hành tổng kết Đề án bằng các hình thức phù hợp, đồng thời có báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2012 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
    Xin gửi kèm Công văn này đề cương báo cáo tổng kết và Bảng phụ lục phục vụ việc tổ chức tổng kết Đề án ở các bộ, ngành, địa phương.
     

     
    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
    - Các Bộ, ngành, đoàn thể ở TW(để chỉ đạo);
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW(để chỉ đạo);
    - Thành viên Ban chỉ đạo, tổ thư ký Đề án;
    - Lưu VT, Vụ PBGDPL.
    KT.BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thúy Hiền
     
    ĐỀ CƯƠNG
    BÁO CÁO KẾT QUẢ 04 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 2
    I. Kết quả thực hiện Đề án
    1. Công tác tổ chức điều hành Đề án
    - Thành lập Ban chỉ đạo (Ban điều hành), Tổ thư ký giúp việc;
    - Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong từng giai đoạn, từng năm, kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể;
    - Việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cấp dưới;
    - Sự phối hợp, tham gia thực hiện Đề án của các cơ quan thành viên Đề án;
    - Công tác kiểm tra tình hình thực hiện Đề án;
    - Bố trí kinh phí phục vụ cho việc thực hiện Đề án ở Bộ, ngành địa phương.
    2. Các hoạt động cụ thể thực hiện Đề án
    2.1. Củng cố, đánh giá lại nguồn nhân lực hiện có của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến cơ sở
    - Kết quả thống kê, rà soát nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
    - Xây dựng đội ngũ cán bộ, người thực hiện công tác PBGDPL (công chức phòng PBGDPL, cán bộ tư pháp, pháp chế, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên...);
    - Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, hướng dẫn về sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
    - Đưa công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung trong chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
    Lưu ý: báo cáo cần đánh giá những điểm mới và sự thay đổi về chất trong việc triển khai các hoạt động tập huấn bồi dưỡng của Đề án trước và sau khi thực hiện Đề án.
    2.2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
    - Kết quả các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng;
    - Kết quả các hoạt động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
    2.3. Xây dựng, hoàn thiện nguồn tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
    - Báo cáo về đa dạng hóa mô hình, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng theo hướng gắn lý thuyết với thực tế, chủ động, tích cực, kết hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ; tập huấn, bồi dưỡng theo phương pháp nghiên cứu tình huống, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết vấn đề thực tiễn;
    - Kết quả biên soạn các loại tài liệu dưới các hình thức phù hợp để tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng.
    2.4. Xây dựng chính sách, pháp luật đối với nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
    - Hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng và vùng miền còn có nhiều khó khăn;
    - Có chính sách đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
    - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện tập huấn, bồi dưỡng và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ cán bộ vùng khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    2.5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật
    2.6. Xây dựng hệ tiêu chí đối với nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
    - Nghiên cứu, đánh giá kết quả củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
    - Xây dựng các tiêu chí cụ thể đối với từng nhóm đối tượng để có cơ sở hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn tiếp theo.
    2.7. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết
    II. Đánh giá chung
    1. Ưu điểm
    - Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của Đề án, trong đó chú ý đánh giá mục tiêu đạt được của Đề án về củng cố tổ chức, bộ máy và mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này (trong đó cần nêu rõ mục tiêu nào đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được, nguyên nhân vì sao?);
    - Đánh giá tác động của Đề án đến việc nâng cao năng lực, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước;
    - Đánh giá mô hình, phương pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL hiệu quả tại bộ, ngành, địa phương.
    2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
    3. Một số bài học kinh nghiệm qua 04 năm thực hiện Đề án
    - Bài học về các mô hình, phương pháp, cách làm hiệu quả để đạt được các mục tiêu của Đề án;
    - Bài học về cơ chế tổ chức thực hiện; điều kiện đảm bảo...
    III. Phương hướng cho giai đoạn tiếp theo
    - Nêu rõ các giải pháp cụ thể trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL trong việc nâng cao ý thức và hành động tìm hiểu, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
    - Kiến nghị, đề xuất cho giai đoạn tiếp theo.
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X