hieuluat

Công văn 4088/BGDĐT-GDTH nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:4088/BGDĐT-GDTHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Hữu Độ
    Ngày ban hành:25/08/2022Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:25/08/2022Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Số: 4088/BGDĐT-GDTH
    V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiu học năm học 2022-2023

    Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2022

     

     

     

    Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo1.

     

    Thực hiện Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 và Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành khunkế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ GDĐT hưng dn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học như sau:

    A - NHIỆM VỤ CHUNG

    1. Tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 bo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

    2. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình giáo dục phổ thông 2006) đối với lớp 4, lớp 5.

    3. Tiếp tục nâng cao cht lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ qun lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình giáo dục ph thôncấp tiểu học.

    4. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao cht lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiu hc là giáo dục bt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

    5. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, qun trị trường học2; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

    B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ

    I. Thực hiện chương trình giáo dục ph thông

    1. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục

    Chuẩn bị tt các phương án đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trên cơ sở hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục; nâng cao ý thức, trách nhiệm và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong trường học; duy trì vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý.

    Các cơ sở giáo dục chủ động chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án tổ chức dạy học theo các hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý học sinh đề phòng trường hợp xảy ra dịch bệnh tại địa phương, nhà trường trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước, thực hiện kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

    2. Chỉ đạo thực hiện chương trìnhkế hoạch giáo dục

    a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

    Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH3; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cui năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023 cn lưu ý việc củncố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới; những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giảm nội dung dạy học, phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập linh hoạt khác trong các năm học trước vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

    *) Đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3

    Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiu học đã được Bộ GDĐT ban hành4, cụ thể:

    - Đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiu theo quy định5; đảm bo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

    - Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bt buộc6, các môn học tự chọn7 theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, nănkhiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

    - Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần vi 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tp, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý gia các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời đim trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý la tuổi học sinh tiểu học.

    - Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 bui/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn8, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

    - Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học bui chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đm dinh dưng, sức khỏe cho học sinh.

    - Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    *) Đối với lớp 4 và lớp 5

    Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông9, cụ th:

    - Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, địa phương, đồng thời từnbước thực hiện đi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển nănlực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản nhng nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

    - Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 để học sinh được chuẩn bị học lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng dẫn tại Công văn số 3799/BGDĐT-GDTH10. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần chú trọng rèn luyện các kỹ năng và tạo tâm thế cho học sinh lớp 5 sẵn sàng học lớp 6.

    c) Tổ chức dạy học Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình cp tiểu học

    - Tiếp tục triển khai Chương trình môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 đm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Công văn số 681/BGDĐT-GDTH11; tạo cơ hội cho học sinh lớp 1, lớp 2 được tiếp cận giáo dục Tin học, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học cho học sinh theo hướng dẫn của B GDĐT12.

    - Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học bt buộc cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022-2023 bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trin khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT13.

    - Tiếp tục triển khai Chương trình Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Chương trình thí điểm Tiếng Anh cấp Tiểu học14 đối với học sinh lớp 4 và lớp 5; tăng cường tổ chức dạy Tiếng Anh 4 tiết/tun cho học sinh lớp 4, lớp 5; sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học theo quy định của Bộ GDĐT15.

    - Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học Tiếng Anh để tăng cường thời lượng học Tiếng Anh; dạy học Tiếng Anh qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bng Tiếng Anh16; tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học Tiếng Anh qua truyền hình, các phương tiện truyền thông phù hợp khác và đẩy mạnh thực hành Tiếng Anh qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động tri nghiệm, các sân chơi, giao lưu.

    - Thực hiện các giải pháp phù hợp để tăng số lượng trường, lớp, học sinh lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học tự chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, khi thực hiện cn có những giải pháp tiếp cận Chương trình môn Tin học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách linh hoạt, phù hợp.

    d) Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

    Tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và triển khai tài liệu giáo dục địa phương cấp tiu học đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định của Bộ GDĐT17; đặc biệt đối với tài liệu giáo dục địa phương lớp 4 thực hiện tổ chức biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục “địa phương em” tronChương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 cấp tiểu học theo Công văn s 5576/BGDĐT-GDTH18, bảo đảm kịp thời với lộ trình, thời điểm triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 4. Các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH19.

    e) Triển khai giáo dục STEM

    Các địa phương chủ động phương án tổ chức thực hiện giáo dục STEM tiếp cận theo yêu cầu trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các cơ sở giáo dục tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và khả năng đáp ứng của nhà trường. Đối với các địa phương được thực hiện thí điểm, triển khai thực hiện các nội dung theo Công văn số 2918/BGDĐT-GDTH20.

    3. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá

    a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

    Thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp nhng thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

    Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới21; triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột22; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới23; vận dụn“Sơ đồ tư duy” vào tổ chức dạy học một số môn học phù hợp; tiếp tục đi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học24; thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường25; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên26.

    b) Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá

    Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT27. Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT28.

    Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

    Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn các giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Tiếng Anh, môn Tin học, môn Công nghệ29 theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT từ năm học 2022-2023.

    II. Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục

    1. Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp

    Triển khai rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục tiểu học theo hướng dẫn30 của Bộ GDĐT, bảo đm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018; khắc phục tình trạng nhiều đim trường lẻ, trường học có quy mô nh, trường học có quy mô lớp học và sĩ số học sinh/lớp vượt quá quy định; tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục tiểu học của địa phương.

    Thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019, vì vậy khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp tiểu học cần phải gn với nâng cao chất lượng giáo dục, bo đm công bằng trong tiếp cn giáo dục; phù hợp tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh và nhu cầu, điều kiện thực tế của mi địa phương; khi thực hiện quy hoạch, dồn ghép trường lớp cn ưu tiên thực hiện dồn ghép các trường tiểu học có quy mô nhỏ với nhau bảo đảm thực hiện đúng quy định của Điều lệ; có thể bố trí đim trường để tạo điều kiện thuận lợi cho người học (có thể thành lập trường tiểu học liên xã, liên phường) không thành lập trường liên cấp Mầm non-Tiểu học.

    Đối với các trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở cần bảo đảm quy định tiêu chuẩn cơ sở vt chất các trường phổ thông có nhiều cấp học31, trong đó đặc biệt quan tâm đến khối phòng học tập, khối phụ trợ cần được bố trí thành phân khu riêng biệt cho từng cấp học và khu sân chơi, bãi tập, thể dục thể thao cần bố trí dụng cụ, thiết bị vận động phù hợp cho từng cấp học; bảo đảm các quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông32, trong đó các phòng học bộ môn cần được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học bảo đm đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

    2. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cp giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

    a) Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

    Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; củng c, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

    b) Thực hiện hiệu quả công tác kim định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

    Tiếp tục thực hiện kim định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GDĐT33. Thực hiện tốt công tác tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch, lộ trình thực hiện xây dựntrường tiu học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng mô hình trường tiểu học thật sự tiêu biểu, đin hình từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Khuyến khích các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện chương trình giáo dục tích hợp theo quy định34; áp dụnnhững mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế để đáp ứng nhu cầu học tập của người học.

    3. Thực hiện hiu quả tổ chức dy hc môn học Tiếng dân tc thiểu số và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiu số.

    a) Dạy học tiếng dân tộc thiu s

    Tổ chức thực hiện dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP35 phù hp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu của học sinh, cụ thể: tp trung tối đa thời lượng để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1; đối vi tiếng dân tộc đã đủ điều kiện thực hiện, các trường tiểu học triển khai dạy học tiếng dân tộc thiểu số (môn học tự chọn) theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT36 và sách giáo khoa tiếng dân tộc được biên soạn, thẩm định và được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Đối với các tiếng dân tộc chưa đủ điều kiện thực hiện, các trưng tiểu học tổ chức dạy học tiếng dân tộc theo chương trình và các bộ sách giáo khoa tiếng dân tộc hiện hành37 theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của B GDĐT.

    b) Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh vùng đng bào dân tộc thiểu s

    Tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”38, cụ thể: nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tham mưu UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiu học vùng dân tộc thiểu số hàng năm; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tăng cường kim tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiu số, việc dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt.

    4. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

    a) Đối với trẻ khuyết tật

    Mở rộng quy mô, nâncao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật tại địa phương theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản39 quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. Bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập; được học hòa nhập, được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân. Việc tổ chức dạy và học cho học sinh khuyết tật phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh khuyết tật.

    Tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập nhằm thúc đy công tác giáo dục hòa nhập ở địa phương bảo đảm quyn được học, được tiếp cận với giáo dục đối với trẻ em khuyết tật.

    b) Đối với trẻ em lang thang cơ nh

    Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khóa biểu được điều chnh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương. Nội dung học tập cần tập trung vào các môn Toán, TiếnViệt nhằm rèn kỹ năng đọc, viết và tính toán cho học sinh. Căn cứ số lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép không quá hai trình độ. Đánh giá học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực hiện theo quy định hiện hành và căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định40.

    5. Thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lp ghép

    Căn cứ số lượng học sinh, điều kiện từng trường, từng địa phương các trường tiu học dựa vào kết quả đánh giá năng lực, trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh tổ chức các lớp học linh hoạt để thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng; tại các địa bàn khó khăđể đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh có thể tổ chức dạy học lớp ghép, mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh/lớp và không quá 2 trình độ, trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh/lớp, tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau, hạn chế ghép lớp ở các lớp đầu cấp (lớp 1) và cuối cấp (lớp 5); thực hiện tổ chức dạy học các lớp ghép bđảm chất lượng theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

    III. Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

    1. Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

    a) Thực hiện tuyển dụng và linh hoạt các giải pháp bố trí, sử dụng giáo viên

    Tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tuyển dụng giáo viên, thực hiện rà soát, bố trí, sử dụng giáo viên bo đm đủ giáo viên dạy đúng, đủ các môn học theo quy định; khắc phục tình trạng thiếu hoặc bố trí, sử dụng giáo viên không phù hợp với chuyên ngành đào tạo đối với cấp tiểu học; thực hiện phương án điều chuyn, biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; thực hiện các giải pháp để bảo đảm có đủ giáo viên dạy học các môn Tiếng Anh, môn Tin học đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT41; chủ động xây dựng các phương án để có nguồn tuyển dụng giáo viên tại địa phương thông qua hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo liên thông; đào tạo nâng trình độ chuẩn và một số gii pháp khác phù hợp với điu kiện cụ thể tại địa phương.

    Đối với các trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở cần thực hiện biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo cơ cấu, thành phần, số lượng theo các quy định42, trong đó bố trí giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp đảm nhiệm dạy học phù hợp cho từng cấp học và phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ bộ môn, quy chế sinh hoạt chuyên môn, nhà trường.

    b) Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

    Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi dưng tại địa phương theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gn nội dung bồi dưng thường xuyên với nội dung sinh hoạt t, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường để nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên.

    Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hin thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp gii quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục dự kiến phân công giáo viên dạy học lớp 4 năm học 2023-2024 để tập trung bồi dưng.

    2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

    a) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dy học

    Chủ động tham mưu y ban nhân dân cấp tỉnh cân đối, bố trí ngân sách phù hợp đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện mua sắm thiết bị dạy học để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học theo đúng quy định, bảo đảm có đủ thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu đi mới giáo dục; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có; vào đầu năm học yêu cầu các cơ sở giáo dục công khai danh mục, thiết bị đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, tăng cường công tác kim tra việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học với mục tiêu kiên quyết không để tình trạng “thiết bị đến trường mà không ra lớprà soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định43; thực hiện rà soát, đề xuất các nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, các hạng mục, ưu tiên đầu tư, mua sm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

    Nghiên cứu, nhân rộng mô hình thư viện thân thiện trường tiu học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Triển khai hiệu quả các văn bản44 hướng dẫn của Bộ GDĐT nhằm tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện trong các trường tiu học, trong đó đảm bảo thư viện lưu trữ sách giáo khoa để sử dụng lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

    b) Tổ chức lựa chọn, triển khai sách giáo khoa

    Tham mưu ủy ban nhân dân cấp tnh tổ chức thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, trong đó cần đặc biệt quan tâm ý kiến từ các tổ chuyên môn trong quá trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Phối hợp với các Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn để đảm bảo cung ứng sách giáo khoa và tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo quy định.

    3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đi số trong giáo dục và đào tạo

    Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”45 phù hợp với kế hoạch, đề án triển khai thực hiện tại địa phương.

    Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tập huấn sử dụng cho đội ngũ giáo viên bảo đm tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến (tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn... bng hình thức trực tuyến) đạt từ 2% đến 5% ở cấp tiểu học; khuyến khích các cơ sở giáo dục duy trì phương thức dạy học trực tuyến đối với một số môn học, hoạt động giáo dục; chuẩn bị các phương án sẵn sàng đáp ng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp.

    IV. Tăng cường huđộng nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục

    Tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành thực hiện bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục 201946 và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg47; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của ngành Giáo dục và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt; thực hiện huy động các nguồn tài chính hp pháp khác để tăng cường cơ sở vật cht, thiết bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT. Quan tâm đầu tư, bổ sung kinh phí nâng cấp, xây dựng cải tạo thư viện đáp ứng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

    Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng hiệu quả các nguồn lực được huy động, phải biến các nguồn lực được huy động thành chất lượng giáo dục của nhà trường; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch dạy học và giáo dục theo quy định48, đm bảo sự tham gia của các lực lượng xã hội như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội... để giúp nhà trường huy động được các nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

    V. Đẩy mạnh công tác truyền thông

    Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, lớp 2, lớp 3 và công tác chuẩn bị đối với các lớp sau theo lộ trình. Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và x lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của Ngành; đy mạnh truyền thông về nội dung, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

    Khuyến khích đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục viết bài và đưa tin về các hoạt động của Ngành việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học.... để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

    C - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn trên đây và căn cứ vào tình hình thực tin tại địa phương, Sở GDĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có những vấn đề vướng mc, đề nghị các Sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) để kịp thời giải quyết./.

     

    Nơi nhận:
    - Như trên (để thực hiện);
    - Bộ trưởng (đ
     báo cáo);
    - Các Thứ trưởng (đ
    ể phối hợp chỉ đạo);
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Các cơ quan thuộc Bộ (để thực hiện);
    - Cổng TT
    ĐT Bộ GDĐT;
    - Lưu: VT, Vụ GDTH.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Nguyễn Hữu Độ

     

     

     

     

    1 Bao gồm Sở Giáo dục, Khoa hc và Công nghệ tnh Bạc Liêu.

    2 Thực hiện đổi mới quản lý, quản trị trường học được quy định tại Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học.

    3 Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 7/6/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cp Tiểu học.

    4 Công văn s 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/202về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiu học, Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về việc hướng dẫn thực hin nội dung Hoạt động trải nghiệm  cp tiu học; Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về việc hướng dn tổ chức dạy hc Tin học và tổ chức hoạt động tin học ở cấp tiu học; ng văn s 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/3020 về việc hưng dn t chc dạy học n Tiếng Anh tự chlớ1, lớp 2; Công văn s 816/BGDĐT-GDTH ngày 09/3/2022 về vic tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học theo Chương trình GDPT 2018 cp tiu học; Công văn s 1315/BGDĐT-GDTngày 16/4/2020 về việc hướng dn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiu học.

    5 Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Danh mc thiết bị dạy học tối thiểu cp Tiểu học.

    6 Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhc, Mĩ thuật, Tin học, ng Nghệ, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm.

    7 Tiếng dân tộc thiểu sốNgoại ngữ 1.

    8 Khi đảm bo điu kiện thực hiện.

    9 Thực hiện theo hướng dn tại Công văn s 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục ph thông hin hành theo đnh hướng phátriển năng lực và phchất học sinh từ năm học 2017-2018.

    10 Công văn s 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 ca Bộ GDĐT về vithực hin kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng u cu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

    11 Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớ1, lớp 2 theo Chương trình giáo dục ph thông 2018.

    12 Theo Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin hở cấp tiu học từ năm học 2019 - 2020.

    13 Công văn s 816/BGDĐT-GDTH ngày 09/3/2022 về việc t chc dạy hc môn Tiếng Anh và môn Tin hc theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.

    14 Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 của Bộ tởng Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình thí đim tiếng Anh tiu học.

    15 Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chn chnh việc sử dụng SGKtài liệu dạy Tiếng Anh tiểu học và các văn bản khác của B GDĐT.

    16 Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngà17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định vic dạy và học bng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

    17 Thông tư s 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Công văn s 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học.

    18 Công văn số 5576/BGDĐT-GDTH ngày 02/12/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn biên son, thm định nội dung giáo dục “Đa phương em” trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lp 4 cấp tiểu học.

    19 Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiu học.

    20 Công văn số 2918/BGDĐT-GDTH ngày 08/7/2022 về vic triển khai thí đim giáo dục STEM cp tiu học.

    21 Theo Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 về việc triển khai mô hình trưng học mới từ năm học 2016-2017 và Công văn s 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 về việc rà soát, đảm bo các điều kin thực hiện mô hình trường học mới.

    22 Theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về việc hướng dẫn trin khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạhọc tích cực khác, trong đó các nhà trường chú trọng chủ động thực hin việc sp xếp li nội dung dhọc một cách phù hợpthuận lợi để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.

    23 Theo hướng dẫn tại Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 về việc trin khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở tiểu học, trung học cơ sở.

    24 Theo hướng dẫn tại Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2021 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kim tra, đánh giá môn Ngữ văở trường ph thông.

    25 Giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bo vệ môi trường, giáo dục chăm sóc mắt và phòng chng mù lòa cho học sinh tiu học (theo Quyết định số 1078/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT tại địa ch matsanghochay.moet.gov.vn), giáo dục về quyn con người,...

    26 Theo hướng dẫn ti Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cp Tiểu học.

    27 Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiu học; Thông tư s 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sa đi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiu học ban hành kèm theo Thông tư s 30/2014/TT-BGDĐT.

    28 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiu học.

    29 Phân môn Tin hc và phân môn Công nghệ thực hiện bài kiểm tra định kỳ như các môn học độc lập.

    30 Công văn s 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 v vic hướng dẫn thực hiện rà soát, sp xếp, tổ chức li các cơ sở giáo dục mm non, ph thông; Thông tư s 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mm non, tiu học, THCS, THPT và trưng phổ thông có nhiều cp học; Công văn s 6088/BGDĐT-CSVC ngày 26/12/2017 về việc rà soát thực trạng, nhu cầu đtư cơ sở vật chất, thiết bị dy học và công c dồn gp các điểm trường lẻ của cơ s giáo dục mầm non và ph thông.

    31 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vt chất các trường mầm non, tiu họctrung học cơ sở, trung hc phổ thông và trường ph thông có nhiu cấp học.

    32 Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưng Bộ GDĐT ban hành Quy định phòng học bộ môn ca cơ sở giáo dục ph thông.

    33 Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 củBộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lưng giáo dục và công nhn đạt chun quốc gia đối với trường tiểu học; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cp học; Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.

    34 Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06/06/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (đối với các cơ sở giáo dục tư thục); Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 về quy định một số điu của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

    35 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dâtộc thiểu s trong các cơ s giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

    36 Thông tư s 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưng Bộ GDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục ph thông môn hc tiếng Bahnar, tiếng Chămtiếng Ê đêtiếng Jraitiếng Khmertiếng Mnông, tiếng Mông, tiếng Thái.

    37 Chương trình ban hành với 08 tiếng dân tộc: Chăm, Khmer, Jrai, Bahnar, Ê đê, Hmông, M’Nông, Thái và 06 bộ sách giáo khoa các tiếng Cm, Khmer, Jrai, Bahnar, Hmông, Êđê.

    38 Theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch s 182/KH-BGDĐT ngày 02/3/2021 về việc tổ chức các hoạđộng ng cường tiếng Vit cho hc sinh tiểu hc vùng dân tộc thiu s năm hc 2021-2022; Công văn số 1949/BGDĐT-GDTH ngày 13/5/2021 về việc Trin khai các hot động và gii pháp tăng cường tiếng Việt cho hc sinh tiu hc vùng dân tộc thiu số nhằm nâng cao hiệu quả các hoạđộng tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiu học vùng dân tộc thiu số.

    39 Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Th tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tt giai đoạn 2021-2030; Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhp đi với người khuyết tt; Thông tư s 15/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 ban hành Quy định chuẩn quốc gia về chữ ni Braille chngười khuyết tt và Thông tư s 17/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 ban nh Quy định Chuẩn quốc gia về ngôn ng ký hiệu cho người khuyết tật; Thông tư s 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ LĐTB&XH quy định về xác định mức độ khuyết tt do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

    40 Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 ca Bộ GDĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho tr em có hoàn cảnh khó khăn.

    41 Công văn s 371/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2021 của Bộ GDĐT v chun bị giáo viên Tiếng AnhTin học từ năm học 2022-2023 cp Tiểu học; Công văn số 816/BGDĐT-GDTH ngày 09/3/2022 về việc tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môTin hc theo Chương trình giáo dục phổ thông cp tiểu học.

    42 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường tiu học; Thông  số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trưng trung học ph thông và trường phổ thông có nhiều cp học; Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giádục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trưng trung học ph thông và trường ph thông có nhiều cp học; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưng Bộ GDĐT ban hành hưng dn danh mc khung vị trí việc làm và định mc s lưng người làm việc trong các cơ s giáo dc ph tng công lập.

    43 Công văn số 4470/BGDĐT-CSVC ngày 28/9/2018 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thôngThông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định phòng học bộ môn trong cơ sở giáo dục ph thông; Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Danh mục thiết bị dạy học ti thiểu cấp tiểu học.

    44 Công văn s 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019 nhm hình thành thói quen đọc sách, phát triển năng lực, phm chất và tăng cường ngôn ng tiếng Vit cho học sinh tiểu học: ng văn số 5750/BGDĐT-GDTH ngày 31/12/2020 về việc tổ chức các hot động thư viện trong trường tiểu học từ năm học 2020 - 2021.

    45 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính ph Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyđổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

    46 Khon 1 Điều 96 Luật Giáo dục 2019.

    47 Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng chính phủ về ban hành Quyết định về nguyên tc, tiêu chí và định mức phân b d toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước t năm 2022.

    48 Nghị định s 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính ph v Quy định việc qu trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục ph thông công lp và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Đilệ trường tiu học.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học
    Ban hành: 28/08/2014 Hiệu lực: 15/10/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 22/09/2016 Hiệu lực: 06/11/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
    Ban hành: 26/12/2018 Hiệu lực: 15/02/2019 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Luật Giáo dục của Quốc hội, số 43/2019/QH14
    Ban hành: 14/06/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học
    Ban hành: 04/09/2020 Hiệu lực: 20/10/2020 Tình trạng: Đã đính chính lại
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
    Ban hành: 05/08/2022 Hiệu lực: 05/08/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 4088/BGDĐT-GDTH nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:4088/BGDĐT-GDTH
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:25/08/2022
    Hiệu lực:25/08/2022
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Hữu Độ
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Công văn 4088/BGDĐT-GDTH nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023 (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Công văn 4088/BGDĐT-GDTH nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023 (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X