hieuluat

Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Công văn 4378/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017-2018

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4378/BGDĐT-QLCLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Mai Văn Trinh
    Ngày ban hành:20/09/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/09/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    --------
    Số: 4378/BGDĐT-QLCL
    V/v:Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017
     
     

    Kính gửi:
    - Các sở giáo dục và đào tạo;
    - Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng).
     
     
    Căn cứ Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018 của Ngành Giáo dục và Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 áp dụng cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn xác định nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên như sau:
     
    Phần I
    CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
     
    1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chuẩn bị các điều kiện để triển khai tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.
    2. Tăng cường rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác thi, kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý văn bằng chứng chỉ đảm bảo thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
    3. Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi và quản lý chất lượng giáo dục các cấp; từng bước nâng cao năng lực cho các phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục tại các sở GDĐT.
    4. Tiếp tục triển khai các Chương trình quốc gia và Chương trình đánh giá quốc tế, gồm: PISA chu kỳ 2018, TALIS chu kỳ 2018, chương trình đánh giá học sinh tiểu học các nước khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM), chương trình phân tích giáo dục các nước ASEAN (LEAP) và tham gia mạng lưới Hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục các nước ASEAN (NEQMAP) do UNESCO tổ chức.
    5. Chú trọng công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Tăng cường quản lý việc cấp các loại chứng chỉ của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
     
    Phần II
    CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
     
    I. CÔNG TÁC THI VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
    1. Đối với Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia:
    a) Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh. Cụ thể:
    - Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi;
    - Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016, 2017; đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia ổn định từ năm 2018 đến năm 2020;
    - Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác đề thi, coi thi, chấm thi, phần mềm quản lý thi để cán bộ, giáo viên nắm vững quy định của quy chế, thực hiện tốt các khâu của Kỳ thi;
    - Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; có các phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi;
    - Các sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh tại địa phương.
    b) Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực;
    c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.
    2. Đối với các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế:
    a) Tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thi chọn và tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế;
    b) Tiếp tục thực hiện chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic khu vực và quốc tế, thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật trong nước và quốc tế.
    3. Đối với việc tổ chức Olympic Vật lí Châu Á năm 2018 tại Việt Nam (APhO 2018): Chuẩn bị các điều kiện về mọi mặt để tổ chức tốt APhO 2018.
    4. Tiếp tục triển khai các chương trình đánh giá quốc tế, cụ thể:
    - Tổ chức triển khai khảo sát thử nghiệm Chương trình đánh giá học sinh tiểu học lớp 5 khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) ở các trường tiểu học theo mẫu được chọn vào tháng 01/2018;
    - Tổ chức triển khai khảo sát chính thức Chương trình đánh giá quốc tế việc dạy và học (TALIS) chu kỳ 2018 ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo mẫu được chọn vào tháng 3/2018;
    - Tổ chức triển khai khảo sát chính thức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2018 ở các cơ sở giáo dục có học sinh tuổi 15 theo mẫu được chọn vào tháng 4/2018.
    Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác chuẩn bị về dữ liệu mẫu hiệu trưởng, giáo viên, học sinh; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực để tham gia tổ chức khảo sát, đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật của OECD và của Việt Nam.
    II. CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
    1. Chú trọng tự đánh giá hằng năm. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp, hiệu quả và khả thi.
    2. Đẩy mạnh hoạt động đánh giá ngoài ở tất cả các cấp học, bậc học. Phấn đấu đến hết năm học 2017 - 2018 có ít nhất 39% cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, 43,5% cơ sở giáo dục mầm non được đánh giá ngoài.
    3. Triển khai kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ 2 đối với các cơ sở giáo dục đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm. Phấn đấu đánh giá ngoài ít nhất 20% số trường đã được công nhận tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm.
    4. Tiếp tục sử dụng hiệu quả phần mềm hỗ trợ công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
    5. Tăng cường đào tạo, tập huấn để xây dựng đội ngũ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác này trong thời gian tới.
    6. Bảo đảm đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
    7. Khuyến khích các địa phương, các vùng, khu vực tổ chức hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục với hình thức phù hợp, hiệu quả.
    8. Tăng cường hỗ trợ, tư vấn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
    9. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi cho những đơn vị thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và có chế tài đủ mạnh để xử lý những cơ sở giáo dục làm không tốt.
    III. VỀ VIỆC QUẢN LÝ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ
    1. Các sở GDĐT tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc ban hành văn bản mới về việc quản lý văn bằng, chứng chỉ cho phù hợp với yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.
    2. Tăng cường quản lý việc cấp phát chứng chỉ, nhất là chứng chỉ tin học và ngoại ngữ của các cơ sở giáo dục trực thuộc.
    3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài trên địa bàn. Thực hiện việc công nhận văn bằng của các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam theo thẩm quyền.
     
    Phần III
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Các sở GDĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nội dung liên quan; quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị để thực hiện theo Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 và thực hiện báo cáo theo quy định của Bộ GDĐT.
    Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, phát sinh cần báo cáo về Bộ GDĐT (Cục Quản lý chất lượng, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; e-mail: cucqlcl@moet.edu.vn; fax: 024.38684995, 024.38683700; điện thoại 024.38683361, 024.38683992) để giải quyết kịp thời./.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên (để thực hiện);
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - Các Thứ trưởng (để b/c);
    - Các đơn vị liên quan thuộc Bộ;
    - Website Bộ;
    - Lưu: VT, Cục QLCL.
    TL. BỘ TRƯỞNG
    CỤC TRƯỞNG
    CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG




    Mai Văn Trinh
     
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Công văn 4378/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017-2018

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:4378/BGDĐT-QLCL
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:20/09/2017
    Hiệu lực:20/09/2017
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Mai Văn Trinh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X