hieuluat

Công văn 4406/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộc

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4406/BGDĐT-GDDTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày ban hành:08/09/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/09/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ------------
    Số: 4406/BGDĐT-GDDT
    V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộc
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------
    Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2016
                                         
     
                  Kính gửi: - Các sở giáo dục và đào tạo;
                                  - Các trường dự bị đại học;
                                  - Các trường: Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Hữu Nghị 80, Hữu Nghị T78.
     
    Căn cứ Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục; Quyết định số 1893/QĐ-BGDĐT ngày 03/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộc như sau:
    A. NHIỆM VỤ CHUNG
     Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục dân tộc quy định tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành kèm theo Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GDĐT;Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
    Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc; tập trung rà soát thực trạng phát triển giáo dục dân tộc và hệ thống các trường chuyên biệt cho con em người dân tộc thiểu số và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN). Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, MN và hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), các trường dự bị đại học (DBĐH), Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80.
    Tiếp tục tổ chức tốt việc dạy học tiếng DTTS cho học sinh và cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ sở giáo dục theo quy định; triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ở vùng DTTS, MN.
    Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục dân tộc; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, MN. 
    B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
    I. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
    Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
    Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các tấm gương điển hình về đạo đức nhà giáo; tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lí tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm, sáng kiến trong quản lý, giáo dục, giảng dạy và chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh ở vùng DTTS, MN. 
    II. Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN
    1. Bảo đảm duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS ở các cấp học
    Các cấp quản lí và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, miền núi tiếp tục tập trung chỉ đạo huy động tối đa trẻ em, học sinh đi học; đồng thời có các biện pháp duy trì sĩ số bảo đảm tỷ lệ học sinh chuyên cần trong năm học. 
    Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về chất lượng, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS của địa phương từ mầm non đến phổ thông, trên cơ sở đó, tăng cường các giải pháp đồng bộ, thiết thực, phù hợp thực tế để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS. 
    2. Nâng cao chất lượng giáo dục trong trường PTDTNT, PTDTBT, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80
    2.1. Quy hoạch mạng lưới trường lớp
    - Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Tiếp tục thực hiện Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT theo Quyết định số 1719/QĐ-BGDĐT ngày 23/5/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2016-2020.  
    - Tiếp tục quy hoạch, thành lập trường PTDTBT theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trúban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT; bảo đảm trường PTDTBT được thành lập phát triển bền vững, ổn định, có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định để thực hiện tốt việc giáo dục, chăm sóc học sinh bán trú.
    2.2. Công tác tuyển sinh
     - Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh vào trường PTDTNT. Đổi mới phương thức tuyển sinh đối với trường PTDTNT theo hướng nâng cao chất lượng đầu vào, bảo đảm tuyển chọn được những học sinh ưu tú của các DTTS; tuyển thẳng học sinh các DTTS rất ít người theo quy định.
    - Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú trong các trường PTDTBT theo quy định, đúng quy trình, khách quan, công bằng, kịp thời.
    2.3. Nâng cao chất lượng dạy và học
    a) Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục
    Cơ quan quản lý giáo dục dân tộc chỉ đạo các nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học; Quy định quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 
    b) Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng học sinh DTTS 
    - Các trường tổ chức khảo sát phân loại năng lực học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng đúng đối tượng học sinh; đổi mới phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối tượng học sinh DTTS; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phù hợp tình hình thực tế để nâng cao chất lượng dạy học.
    - Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá xếp loại học sinh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phù hợp đối tượng học sinh DTTS; thực hiện tốt việc phân tích kết quả đánh giá, xếp loại các môn học của học sinh năm học 2015 – 2016, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
    c) Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh  
    - Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.
    - Tổ chức và quản lí học sinh trong khu nội trú; hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; tổ chức bếp ăn tập thể bảo đảm dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định; phối hợp với các cơ sở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh.
    - Tăng cường giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh và ứng phó với xâm hại tình dục trong học đường; giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục lạc hậu (ma chay, cưới xin thời gian dài ngày; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,...); giáo dục học sinh kĩ năng hoạt động xã hội với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa DTTS.
    - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội khác nhằm nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức cho học sinh học hát Quốc ca để thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca trong các lễ chào cờ.
                d) Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT
    - Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong và ngoài nhà trường.Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm hướng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng thị trường lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp học sinh trường PTDTNT sau khi tốt nghiệp THPT, có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, địa phương.
    - Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để đào tạo và công nhận kỹ năng nghề cho học sinh.
    - Khuyến khích triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học/giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở THCS, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả.
    - Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức hoạt động lao động sản xuất cải thiện đời sống cho học sinh. 
    3. Nâng cao chất lượng giáo dục của các trường dự bị đại học
    - Thực hiện công tác tuyển sinh, bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ học sinh vào đại học, cao đẳng đối với học sinh dự bị đại học theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT; công tác tuyển sinh thực hiện nghiêm túc, công khai, công bằng, hiệu quả. 
    - Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục trong các trường, khoa DBĐH theo hướng đảm bảo kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học, cụ thể: củng cố kiến thức văn hóa cơ bản bảo đảm yêu cầu để học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục đại học;bồi dưỡng các kiến thức về hướng nghiệp và ngoại ngữ, tin học cơ bản; chuẩn bị các kĩ năng cần thiết cho quá trình học tập trong các trường đại học, cao đẳng. 
    - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
    4. Tăng cường dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số
     4.1. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS trong các cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi và Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80
    - Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.  
    - Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh DTTS, lưu học sinh thông qua hoạt động dạy học của môn học và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
    - Tổ chức hiệu quả chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh DTTS cấp tiểu học. 
    4.2. Dạy học tiếng dân tộc thiểu số
    a) Tăng cường công tác dạy học tiếng DTTS trong trường phổ thông
    - Tiếp tục triển khai thực hiện dạy tiếng DTTS trong các trường phổ thông theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ. Các địa phương chỉ đạo dạy tiếng DTTS theo hướng: ngoài các tiếng DTTS đang giảng dạy, các sở GDĐT tích cực tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung dạy thí điểm các tiếng DTTS khác của địa phương để đáp ứng nhu cầu học tập của đồng bào các dân tộc và góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.   
    - Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan như: sở văn hóa – thể thao – du lịch, đài phát thanh truyền hình, báo địa phương tổ chức cho học sinh DTTS tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng tiếng DTTS.
    b) Tiếp tục triển khai dạy tiếng DTTS cho cán bộ quản lí, giáo viên vùng DTTS theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng DTTS, miền núi và Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24/10/2012 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng DTTS.
    III. Tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở vùng DTTS, MN
     1. Tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc
    - Các sở GDĐT tiếp tục tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục dân tộc; thực hiện nghiêm túc phân cấp quản lí về giáo dục dân tộc theo các quy định hiện hành; đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để toàn xã hội quan tâm tới giáo dục ở vùng DTTS, MN.
    - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý, chỉ đạo giáo dục dân tộc ở các tỉnh/thành phố có đông học sinh DTTS, bảo đảm mỗi sở giáo dục và đào tạo có bộ phận đầu mối quản lí, chỉ đạo về giáo dục dân tộc của địa phương theo tinh thần Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”.
    - Các cấp quản lí và các nhà trường tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hệ thống dữ liệu về giáo dục dân tộc của địa phương theo các cấp học và theo từng DTTS. Thực hiện tốt công tác thông tin giữa Bộ GDĐT và địa phương về giáo dục dân tộc, bảo đảm đáp ứng có chất lượng, kịp thời các văn bản chỉ đạo về giáo dục dân tộc của Bộ GDĐT.
    - Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các trường DBĐH, PTDTNT, PTDTBT và các cơ sở giáo dục vùng DTTS về các lĩnh vực: quản lí dạy học, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh nội trú, bán trú; thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, công khai đối với cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.  
    2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở vùng DTTS, MN
    - Rà soát, đánh giá thực trạng và tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vùng DTTS, MN và các trường PTDTNT, PTDTBT. 
    - Quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, công tác học sinh nội trú, bán trú; đặc điểm tâm lí học sinh DTTS, văn hoá dân tộc và tri thức địa phương; về giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục kĩ năng sống, tư vấn tâm lí học đường,…cho giáo viên.
    IV. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc 
     1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác ở vùng DTTS, miền núi
    - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đã được ban hành đối với trường PTDTNT, PTDTBT, DBĐH và học sinh bán trú, học sinh DTTS, trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người. Sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện các chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 
    - Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ sở giáo dục, học sinh DTTS, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác ở vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách giáo dục nói chung, đối với giáo dục dân tộc nói riêng.
    2. Tiếp tục cấp phát một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS, MN và vùng đặc biệt khó khăn 
    Bộ GDĐT phối hợp với Ủy ban Dân tộc tiếp tục cấp phát một số loại báo, tạp chí cho các lớp học thuộc cấp tiểu học, THCS theo quy định tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 19/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    Các sở GDĐT chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh sách, địa chỉ các trường theo quy định tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 19/4/2016 và chỉ đạo việc sử dụng, bảo quản báo chí được cấp có hiệu quả.
    3. Tiếp tục tham mưu ban hành chính sách của địa phương
    Bên cạnh chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, các sở GDĐT chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để ban hành các chính sách của địa phương về giáo dục dân tộc; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vùng DTTS, MN. 
    C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Giám đốc các sở GDĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộc cụ thể, phù hợp.
    2. Hiệu trưởng các trường dự bị đại học, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 phù hợp chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
    3. Các đơn vị chấp hành chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định tại Kế hoạch thời gian năm học và các văn bản hướng dẫn sơ kết, tổng kết nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục dân tộc) để kịp thời xử lí.
     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Các Thứ trưởng;
    - UBND các tỉnh, thành phố (để phối hợp);
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT;
    - Lưu: VT, Vụ GDDT.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
     
    Đã ký
     
     
     
     Nguyễn Thị Nghĩa
     
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú
    Ban hành: 02/08/2010 Hiệu lực: 17/09/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
    Ban hành: 09/06/2014 Hiệu lực: 09/06/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 30/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 11/12/2015 Hiệu lực: 25/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
    Ban hành: 15/01/2016 Hiệu lực: 02/03/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 1719/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (giai đoạn 2016-2020)
    Ban hành: 23/05/2016 Hiệu lực: 23/05/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 1893/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
    Ban hành: 03/06/2016 Hiệu lực: 03/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 2805/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025
    Ban hành: 15/08/2016 Hiệu lực: 15/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Chỉ thị 3031/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục
    Ban hành: 26/08/2016 Hiệu lực: 26/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 4406/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộc

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:4406/BGDĐT-GDDT
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:08/09/2016
    Hiệu lực:08/09/2016
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (8)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X