BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------------------- Số: 5843/BNN-TCCB V/v: Tổ chức xây dựng bài giảng lồng ghép vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------- Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010 |
Kính gửi: | - Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I, II; - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ; - Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ; - Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc; - Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên; - Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. |
Chương trình Cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD) do Chính phủ Thụy sỹ tài trợ từ năm 2008, đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hai tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng triển khai nhiều hoạt động, trong đó liên quan tới xây dựng tài liệu và đào tạo nâng cao năng lực.
Để chuyển giao kết quả của Chương trình PS-ARD, Bộ đã giao và chỉ đạo Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I làm đầu mối, phối hợp với một số trường trực thuộc Bộ tổ chức bổ sung tài liệu ban đầu (do nhà tài trợ cung cấp đã được áp dụng thử nghiệm trong thời gian qua tại hai tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng) và đã lựa chọn, mở 6 lớp ToT cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và giáo viên của 15 trường về 3 nội dung: “Chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường”.
Nhằm phát huy tốt kết quả đã đạt được từ các lớp tập huấn và thực hiện tốt mục tiêu của Chương trình PS-ARD, Bộ chỉ đạo các trường có tên trên tiếp tục chỉ đạo lồng ghép các nội dung đã tiếp nhận được từ các lớp tập huấn vào các chương trình giảng dạy phù hợp của nhà trường. Cụ thể như sau:
1. Thí điểm lồng ghép nội dung đã tập huấn vào chương trình, bài giảng của trường với các hình thức:
- Hình thức 1: Lựa chọn hoặc sử dụng cả 3 nội dung đã học (FFS, PTD, Khuyến nông thị trường) đưa vào chương trình giảng dạy cho một đối tượng cụ thể. Các nội dung trên cần được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của trường.
- Hình thức 2: Lựa chọn một số nội dung cụ thể của các chương trình đã học để hình thành một bài giảng mới.
- Hình thức 3: Sử dụng phương pháp FFS hoặc phương pháp PTD để thực hiện một bài giảng (mô tả bước thực hiện, nội dung và điều kiện thực hiện mỗi bước cụ thể của một bài giảng vận dụng phương pháp FFS, hoặc PTD).
Cả ba hình thức trên được biên soạn thành bài giảng cụ thể để sử dụng chung cho các trường của Bộ có cùng nội dung giảng dạy.
2. Giao Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I làm đơn vị đầu mối, chủ trì liên hệ, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ trong việc:
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan;
- Tiếp nhận, tổng hợp và hoàn chỉnh nội dung các bài giảng do các trường xây dựng;
- Thanh toán chi phí viết bài giảng theo quy định của Chương trình PS-ARD.
3. Các Trường liên quan viết bài giảng có nội dung lồng ghép (theo phụ lục đính kèm), hoàn thành trước 15/11/2010, gửi trực tiếp về Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I.
Đề nghị Hiệu trưởng các trường khẩn trương triển khai, thực hiện tốt các nội dung nêu trên, góp phần nâng cao được hiệu quả của công tác đào tạo của nhà trường và làm cơ sở dữ liệu cho việc tổ chức hội thảo của Bộ về việc phổ biến nhân rộng kết quả của chương trình PS-ARD dự kiến vào tháng 11/2010.
Nếu cần thông tin chi tiết thêm, liên hệ với Phòng Đào tạo, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I. Điện thoại (Fax): 043.8611.803; Mail: tcbql1@mard.gov.vn
Nơi nhận: - Như trên; - Vụ trưởng Vụ TCCB (b/cáo); - Lưu VT, TCCB. | TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÓ VỤ TRƯỞNG Phạm Hùng |