hieuluat

Quyết định 03/2004/QĐ-TTg quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:10 - 01/2004
    Số hiệu:03/2004/QĐ-TTgNgày đăng công báo:14/01/2004
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:07/01/2004Hết hiệu lực:23/01/2015
    Áp dụng:29/01/2004Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách, Hành chính
  • Quyết định

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 03/2004/QĐ-TTG
    NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG
    QUY HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Xà, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẾN NĂM 2010

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh ngày 29 tháng 4 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998;

    Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

    Căn cứ Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn";

    Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010 (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) với nội dung chủ yếu sau đây:

     

    I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà

     

    1. Mục tiêu

    a) Mục tiêu chung đến năm 2010

    Xây dựng, chuẩn hóa và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm đủ về số lượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

    b) Mục tiêu cụ thể

    Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    - Đến hết năm 2005, phấn đấu đạt:

    + 70 - 80% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành;

    + 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên;

    + 100% cán bộ chủ chốt và các chức danh chuyên môn ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ sơ cấp; lựa chọn để quy hoạch đào tạo trình độ trung cấp cho 25% đội ngũ cán bộ, công chức này.

    - Từ năm 2006 đến năm 2010, trên cơ sở kết quả đạt được và kinh nghiệm của giai đoạn này, phấn đấu nâng trình độ cán bộ, công chức cấp xã giữ các chức danh được đào tạo đạt trình độ trung cấp trở lên; đạt mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt; bảo đảm đủ về số lượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu.

    2. Yêu cầu

    a) Từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã.

    b) Bảo đảm tính khả thi.

    c) Bảo đảm tính đồng bộ và tính kế thừa trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

    d) Bảo đảm từng bước chuẩn hóa và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

    3. Đối tượng

    Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng áp dụng cho các đối tượng sau đây:

    a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã) trong hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm:

    - Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (đối với những xã chưa thành lập đảng bộ);

    - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

    - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

    - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

    b) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã) gồm các chức danh:

    - Trưởng công an (nơi chưa có lực lượng Công an chính quy);

    - Chỉ huy trưởng quân sự;

    - Văn phòng - Thống kê;

    - Tài chính - Kế toán;

    - Địa chính - Xây dựng;

    - Tư pháp - Hộ tịch;

    - Văn hóa - Xã hội.

    c) Những người đưa vào quy hoạch dự kiến nguồn cho các chức danh trên, bao gồm:

    - Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đáp ứng đúng yêu cầu chuyên ngành các chức danh chuyên môn của cấp xã, hiện chưa có việc làm đang cư trú tại địa phương;

     

    - Những người đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang (quân đội, công an), thanh niên xung phong và các đối tượng khác ở địa phương có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

     

    II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
    CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà

     

    1. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo chức danh

    Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo chức danh tập trung vào các nội dung sau:

    - Đào tạo, đào tạo bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đang giữ các chức vụ qua bầu cử hay các chức danh chuyên môn còn trong độ tuổi quy hoạch (dưới 45 tuổi) đủ tiêu chuẩn về văn hóa, nhưng thiếu những kiến thức nêu trên;

    - Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho những người giữ các chức vụ qua bầu cử, các chức danh chuyên môn gần đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nhưng thiếu tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn;

    - Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho những người được dự kiến phương án kiêm nhiệm theo hình thức đi học tập trung hoặc vừa học vừa làm.

    Việc đào tạo, bồi dưỡng các chức danh chuyên môn ở cấp xã cần tập trung trước hết vào những người chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đang phụ trách.

    2. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo vùng

    a) Vùng đồng bằng và đô thị

    Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tập trung vào các nội dung sau:

    - Đào tạo cán bộ đương chức theo phương châm cán bộ còn trong độ tuổi quy hoạch nhưng thiếu kiến thức nào thì đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đó để đạt trình độ từ trung cấp trở lên;

    - Đào tạo những người chuẩn bị thay thế những cán bộ hưu trí đang đảm nhận công tác tại địa phương và những người đã cao tuổi.

    b) Các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo

    Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tập trung các nội dung sau:

    - Quy hoạch đào tạo trình độ học vấn gắn với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn để nhanh chóng có được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ kiến thức và năng lực quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương;

    - Quy hoạch đào tạo cán bộ thông qua việc thực hiện nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và thanh niên xung phong; thông qua việc luân chuyển cán bộ ở huyện, tỉnh về công tác ở cơ sở.

    3. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ, công chức cấp xã

    Đối với những người đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang (quân đội, công an), thanh niên xung phong và các đối tượng khác ở địa phương có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, có đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu chức danh cán bộ, công chức cấp xã; học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm đang cư trú tại địa phương, việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo các nội dung sau:

    - Lập kế hoạch đào tạo nguồn đối với các đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ trong các lực lượng vũ trang (quân sự, công an), thanh niên xung phong đã tốt nghiệp trung học phổ thông;

    - Tổ chức điều tra, tổng hợp, phân tích, phân loại các đối tượng là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo chuyên ngành được đào tạo chưa có việc làm hiện đang cư trú tại địa phương; lập kế hoạch bồi dưỡng các kiến thức còn thiếu đối với các đối tượng này;

    - Dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chuyên trách, hợp đồng có thời hạn đưa vào diện quy hoạch cán bộ, công chức chuyên trách (coi nguồn này là công chức dự bị của cơ sở);

    - Dự báo nhu cầu đào tạo của địa phương để lập kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ dự bị theo chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết.

     

    III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, HÌNH THỨC, CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà

     

    1. Yêu cầu

    a) Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được xây dựng theo tinh thần đổi mới phù hợp với những quan điểm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của chính quyền cấp xã ở từng vùng.

    b) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp xử lý giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách và trong chuyên môn nghiệp vụ của công chức.

    2. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

    a) Đối với cán bộ đảng, đoàn thể: Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (đối với những xã chưa thành lập đảng bộ), Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, cần đào tạo, bồi dưỡng:

    - Trình độ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ theo chức vụ đang đảm nhận (đối với cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị);

    - Đào tạo trình độ học vấn kết hợp với bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo).

    b) Đối với cán bộ chính quyền: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, cần đào tạo:

    - Trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp quản lý nhà nước và trung cấp chuyên môn nghiệp vụ (đối với cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị);

    - Trình độ học vấn kết hợp với bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị, chương trình quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, hải đảo).

    c) Đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (quy định tại điểm b khoản 3 mục I Điều này) nội dung, chương trình đào tạo:

    - Chuyên môn, nghiệp vụ hệ trung cấp, kiến thức cơ bản về tin học văn phòng (đối với cấp xã ở vùng đồng bằng);

    - Đối với cán bộ, công chức ở phường của các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đào tạo phổ cập chương trình tin học văn phòng;

    - Trình độ học vấn kết hợp với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo);

    d) Đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức cấp xã không biết tiếng dân tộc ở những xã có đồng bào dân tộc chiếm từ 50% dân số trở lên ở địa phương.

    3. Hình thức đào tạo

    Các hình thức đào tạo: chính quy, không chính quy, bán tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn.

    4. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

    a) Kiện toàn, củng cố để nâng cao năng lực đào tạo bồi dưỡng của các trường chính trị, trường quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của các bộ, ngành được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

    b) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức cấp xã.

    5. Các giải pháp thực hiện

    a) Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

    b) Điều tra, thống kê, phân tích thực trạng cán bộ, công chức cấp xã theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ học vấn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

    c) Dự báo nhu cầu và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ nay đến năm 2005 và đến 2010.

    d) Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo chức danh, theo vùng; quy hoạch cán bộ, công chức nguồn.

     

    Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện

    1. Bộ Nội vụ

    a) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của cả nước.

    b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung ban hành các chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

    c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, thống nhất hệ thống chương trình khung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

    d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thông tin, Quốc phòng, Công an chỉ đạo các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên môn cấp xã xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về các chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã.

    đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã các địa phương vùng đồng bào dân tộc.

    e) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm và 5 năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổng hợp, đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong toàn quốc; định kỳ 2 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

    a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm và 5 năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

    b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học cho các cơ sở được giao nhiệm vụ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

    Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ (Học viện Hành chính Quốc gia) xây dựng kết hợp chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị với đào tạo trung cấp quản lý nhà nước để tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

    4. Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành quy chế hướng dẫn thực hiện việc đào tạo trình độ học vấn kết hợp với chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo. Ưu tiên các vùng Tây Nguyên, các tỉnh vùng núi phía Bắc và các tỉnh Tây Nam Bộ.

    5. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

    Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các trường nghiệp vụ của Bộ:

    a) Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình về chuyên môn, nghiệp vụ để đào tạo trình độ trung cấp cho Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị.

    b) Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Quân sự xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo.

    6. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Căn cứ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã; đặc điểm địa lý, tự nhiên, yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của từng địa phương; quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã và năng lực của các cơ sở đào tạo tại địa phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    a) Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện điều tra, thống kê, phân tích, phân loại cán bộ, công chức cấp xã phục vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

    b) Tổng hợp quy hoạch, đào tạo cán bộ, công chức cấp xã; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 5 năm, hàng năm của địa phương gửi Bộ Nội vụ và tổ chức triển khai thực hiện.

    c) Tổng hợp số lượng cán bộ, công chức được đào tạo hàng năm, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở hàng năm báo cáo về Bộ Nội vụ.

    d) Trong phạm vi những quy định của Chính phủ, ban hành chế độ, chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương động viên, khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã tham gia học tập.

     

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

     

    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh Cán bộ, công chức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 02L/CTN
    Ban hành: 26/02/1998 Hiệu lực: 01/05/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Pháp lệnh 11/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức
    Ban hành: 29/04/2003 Hiệu lực: 01/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    Ban hành: 04/08/2003 Hiệu lực: 30/08/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
    Ban hành: 10/10/2003 Hiệu lực: 29/10/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Chỉ thị 38/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, mièn núi
    Ban hành: 09/11/2004 Hiệu lực: 09/11/2004 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 43/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2014
    Ban hành: 23/01/2015 Hiệu lực: 23/01/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 03/2004/QĐ-TTg quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:03/2004/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:07/01/2004
    Hiệu lực:29/01/2004
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách, Hành chính
    Ngày công báo:14/01/2004
    Số công báo:10 - 01/2004
    Người ký:Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực:23/01/2015
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X