hieuluat

Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:131/2003
    Số hiệu:161/2003/QĐ-TTgNgày đăng công báo:15/08/2003
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Gia Khiêm
    Ngày ban hành:04/08/2003Hết hiệu lực:15/03/2019
    Áp dụng:30/08/2003Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • Quyết định

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 161/2003/QĐ-TTG
    NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2003 BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO,
    BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 11 tháng 12 năm 1998;

    Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

     

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

     

    Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


    QUY CHẾ

    ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg
    ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

     

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Quy chế này quy định về đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng sau (gọi chung là cán bộ, công chức):

    1. Công chức hành chính, công chức dự bị làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

    2. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;

    3. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

     

    Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    Điều 3. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

     

    CHƯƠNG II
    NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, KIỂM TRA
    VÀ CẤP CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

     

    MỤC 1
    NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU

     

    Điều 4. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm:

    1. Lý luận chính trị;

    2. Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước;

    3. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

    4. Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.

     

    Điều 5. Các chương trình, giáo trình, tài liệu sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm:

    1. Loại chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh cán bộ, công chức.

    2. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức:

    a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh cán bộ, công chức;

    b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ;

    c) Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý;

    d) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chương trình, tài liệu đào tạo dành cho công chức dự bị;

    e) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

    3. Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch.

     

    Điều 6. Việc quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phân cấp như sau:

    1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan quy định cấu trúc nội dung các chương trình nêu tại khoản 1, các chương trình nêu tại các điểm a, d, e, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên nêu tại điểm c khoản 2 của Điều 5.

    Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo cấu trúc nội dung các chương trình quy định tại khoản này.

    2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nêu tại điểm b, các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp phòng nói tại điểm c khoản 2 của Điều 5.

    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình và quy định các nội dung khác liên quan đến việc đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ nêu tại khoản 3 của Điều 5.

     

    Điều 7. Các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo từng loại cụ thể trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định cho từng loại chức vụ, từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực và có cấu trúc hợp lý giữa các phần kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành.

    Điều 8.

    1. Các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định tại Điều 5 của Quy chế này đều phải được thẩm định trước khi ban hành sử dụng.

    2. Cơ quan nào quy định cấu trúc nội dung chương trình, cơ quan đó có trách nhiệm tổ chức thẩm định và ra quyết định ban hành sử dụng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.

    3. Cơ quan ra quyết định ban hành giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện; tổ chức nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu hoặc tổ chức chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp.

     

    Điều 9. Cơ quan biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm:

    1. Hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng sau khi có quyết định ban hành sử dụng;

    2. Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

     

    MỤC 2
    KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG CHỈ

     

    Điều 10. Tất cả các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện theo các chương trình, giáo trình, tài liệu quy định tại Điều 5 của Quy chế này đều phải được tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả trước khi kết thúc. Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình, giáo trình quy định.

     

    Điều 11.

    1. Chứng chỉ là văn bản pháp lý xác nhận kết quả học tập và trình độ của người được cấp chứng chỉ đã hoàn thành một chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

    2. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức được xếp vào ngạch đã học và là điều kiện để cán bộ, công chức được theo học chương trình quy định của ngạch cao hơn liền kề.

     

    Điều 12.

    1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương quy định, hướng dẫn sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng bổ sung trình độ kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh; các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức dự bị và bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên.

    2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và hướng dẫn sử dụng các loại chứng chỉ bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp phòng.

     

    Điều 13.

    1. Việc tổ chức in, cấp chứng chỉ cho cán bộ, công chức sau khi hoàn thành các khoá đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình nội dung nào, được cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chương trình nội dung đó.

    3. Chứng chỉ do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước.

     

    CHƯƠNG III
    GIẢNG VIÊN

     

    Điều 14. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bao gồm: giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; cán bộ, công chức thuộc các ngạch chuyên viên chính và tương tương trở lên.

     

    Điều 15. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

    Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

     

    Điều 16. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được hưởng các chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ quy định khác của Nhà nước.

     

    CHƯƠNG IV
    TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
    TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

     

    Điều 17. Trách nhiệm của cán bộ, công chức:

    1. Cán bộ, công chức phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận; kiến thức, kỹ năng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác theo quy định.

     

    2. Cán bộ, công chức đang giữ chức vụ và thuộc ngạch, chức danh nào phải đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho chức vụ và ngạch, chức danh đó.

    3. Cán bộ, công chức, sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ việc hoặc chuyển công tác khỏi khu vực nhà nước vì lý do cá nhân thì phải bồi thường cho cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức các chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước.

     

    Điều 18. Quyền lợi của cán bộ, công chức.

    1. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan bố trí thời gian và kinh phí theo chế độ quy định.

    2. Trong trường hợp cán bộ, công chức theo nguyện vọng cá nhân mà được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được cơ quan hỗ trợ về thời gian và kinh phí tuỳ theo khả năng và điều kiện cho phép.

    3. Trong thời gian được cử đi dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định.

     

    CHƯƠNG V
    TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

     

    MỤC 1
    PHÂN CÔNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

     

    Điều 19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thuộc các ngạch chuyên viên chính trở lên và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn và cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên và một số đối tượng khác.

     

    Điều 20. Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngạch cán sự, ngạch chuyên viên; cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; tổ chức bồi dưỡng tạo nguồn và kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng của địa phương.

     

    Điều 21. Trường (Trung tâm) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngạch cán sự, ngạch chuyên viên; tổ chức bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý chuyên ngành cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ, cấp sở, ban ngành và tương đương, các chức danh chuyên môn cấp cơ sở xã, phường, thị trấn theo chuyên môn ngành dọc và một số đối tượng khác theo nhu cầu.

    Điều 22. Các hình thức cơ bản tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là tập trung, bán tập trung, tại chức.

    Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp đối với từng đối tượng cán bộ, công chức, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khoá đào tạo, bồi dưỡng.

     

    Điều 23. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tích cực: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học; tăng cường hoạt động đối thoại trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau.

     

    Điều 24. Mối quan hệ phối hợp, hướng dẫn trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:

    1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng giảng viên cho Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành.

    2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng theo sự hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, phối hợp biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp.

    3. Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng theo sự hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, phối hợp biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm cho giám đốc, cán bộ giáo vụ và giảng viên kiêm chức của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

     

    Điều 25. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp; đóng góp của các cơ quan, tổ chức cử cán bộ, công chức đi học; đóng góp của các cá nhân được cử đi học và các nguồn kinh phí do nước ngoài tài trợ.

    Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành.

     

    MỤC 2
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
    CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

     

    Điều 26. Bộ Nội vụ là đầu mối phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tham mưu, giúp Chính phủ quản lý và thực hiện hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền được giao về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

    1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

    2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức, hướng dẫn thực hiện và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành và địa phương;

    3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ khác;

    4. Xây dựng chỉ tiêu ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm, trung hạn và dài hạn trình Chính phủ phê duyệt; xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các Bộ, ngành và địa phương;

    5. Quy định chương trình, kiểm tra, cấp chứng chỉ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

    6. Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cơ sở vật chất kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn giảng viên;

    7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

    8. Tổ chức các hoạt động thi đua và khen thưởng, kỷ luật.

     

    Điều 27. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong phạm vi ngành và địa phương, có trách nhiệm:

    1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm và kế hoạch năm tiếp theo về Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp;

    2. Quản lý, xây dựng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và đội ngũ giảng viên thuộc phạm vi thẩm quyền;

    3. Xây dựng và ban hành các chế độ khuyến khích cán bộ, công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác;

    4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện những nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 6, Điều 8 và khoản 2 Điều 12 của Quy chế này.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật giáo dục số 11/1998/QH10
    Ban hành: 02/12/1998 Hiệu lực: 01/06/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Pháp lệnh 11/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức
    Ban hành: 29/04/2003 Hiệu lực: 01/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 07/2006/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    Ban hành: 01/12/2006 Hiệu lực: 30/12/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    05
    Thông tư 06/2006/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn Quyết định 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010.
    Ban hành: 08/08/2006 Hiệu lực: 03/09/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 1182/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 19/11/2014 Hiệu lực: 19/11/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 05/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
    Ban hành: 24/01/2019 Hiệu lực: 15/03/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:161/2003/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:04/08/2003
    Hiệu lực:30/08/2003
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:15/08/2003
    Số công báo:131/2003
    Người ký:Phạm Gia Khiêm
    Ngày hết hiệu lực:15/03/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X