hieuluat

Quyết định 202/TCCP-VC tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Giáo dục

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:202/TCCP-VCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Ngọc Tường
    Ngày ban hành:08/06/1994Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/06/1994Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức
  • BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
    -----
    Số: 202/TCCP-VC
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    --------
    Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 1994
     
     
    QUYẾT ÐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC
    NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ------------------------------
    BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992;
    Căn cứ Nghị định số 135/HÐBT ngày 07 tháng 05 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ;
    Căn cứ Ðiều 14 Nghị định của Chính phủ số 25/CP ngày 23 tháng 05 năm 1993 về ban hành tiêu chuẩn và quản lý các ngạch công chức-viên chức;
    Theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Ðào tạo tại công văn số 3561-TCCB ngày 03 tháng 06 năm 1994,
     
    QUYẾT ÐỊNH:
     
    Ðiều 1. Nay ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành Giáo dục và Ðào tạo (có văn bản tiêu chuẩn kèm theo) bao gồm:
    1. Giáo sư:
    2. Phó Giáo sư;
    3. Giảng viên chính đại học;
    4. Giảng viên đại học;
    5. Giáo viên cao cấp dạy nghề;
    6. Giáo viên dạy nghề;
    7. Giáo viên cao cấp trung học chuyên nghiệp;
    8. Giáo viên trung học chuyên nghiệp;
    9. Giáo viên cao cấp phổ thông trung học;
    10. Giáo viên phổ thông trung học;
    11. Giáo viên cao cấp trung học cơ sở;
    12. Giáo viên trung học cơ sở;
    13. Giáo viên tiểu học;
    14. Giáo viên mầm non.
    Ðiều 2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên là căn cứ để các Bộ, Ngành địa phương thực hiện việc sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và chuyển ngạch cho công chức ngành Giáo dục và Ðào tạo theo quy định của Nhà nước.
    Ðiều 3. Những Quyết định trước về chức danh-tiêu chuẩn viên chức trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
    Ðiều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN
    TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ




    Phan Ngọc Tường
     
     
    TIÊU CHUẨN CHUNG
    CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
     
    GIÁO VIÊN MẦM NON
    1. Chức trách
    Là công chức chuyên môn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi tại trường, lớp công lập.
    2. Nhiệm vụ cụ thể
    - Chịu trách nhiệm quản lý số lượng cháu trong nhóm, lớp được phân công phụ trách.
    - Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của Nhà trẻ, trường Mẫu giáo. Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Ðào tạo ban hành, phù hợp với điều kiện của từng Nhà trẻ, trường Mẫu giáo.
    - Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng mọi tài sản được giao.
    - Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu theo phương pháp khoa học cho cha mẹ cháu và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ cháu để thống nhất trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu ở gia đình.
    - Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
    3. Hiểu biết
    - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cháu.
    - Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình,... các quy chế, nội quy và các quy định khác của ngành học mầm non.
    - Nắm được kiến thức cơ bản về tâm lý, sinh lý và phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 đến 72 tháng tuổi; đặc biệt ở nhóm, lớp được phân công phụ trách.
    - Biết quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm, lớp và của trường.
    - Biết phối hợp với cha mẹ các cháu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
    4. Yêu cầu về trình độ
    Tốt nghiệp trung học phổ thông và qua đào tạo nghiệp vụ từ 6 đến 12 tháng hoặc tốt nghiệp trung học sư phạm mầm non trở lên.
    GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
    1. Chức trách:
    Là công chức chuyên môn, chuyên trách giảng dạy và giáo dục ở trường tiểu học công lập.
    2. Nhiệm vụ cụ thể:
    - Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo của bậc học và chương trình của lớp được phân công. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục.
    - Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế, chế độ, nội quy và các quy định khác của ngành Giáo dục và Ðào tạo như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài phụ đạo, coi thi, chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh,.
    - Tổ chức được sự phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục rèn luyện thói quen đạo đức, ý thức lao động, nền nếp học tập. cho học sinh.
    - Phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoài giờ như văn nghệ, thể thao, tham quan, cắm trại, vui chơi tập thể. để góp phần giáo dục học sinh.
    - Hoàn thành đầy đủ và bảo đảm yêu cầu các chương trình bồi dưỡng giáo viên do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định. Tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.
    - Tham gia một số công tác xã hội, góp phần tuyên truyền thúc đẩy thực hiện các chính sách của Nhà nước về giáo dục xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. đối với địa phương.
    3. Hiểu biết:
    - Nắm được mục tiêu cấp học, nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác giáo dục - đào tạo bậc tiểu học.
    - Nắm vững kiến thức cơ bản các môn học, những kiến thức cơ bản về tâm lý và sinh lý lứa tuổi, phương pháp nhận thức của học sinh tiểu học.
    - Nắm vững chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động giáo dục đào tạo ở bậc tiểu học.
    - Biết cách phối hợp với phụ huynh học sinh để đánh giá chính xác kết quả tu dưỡng, học tập của học sinh, phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo.
    4. Yêu cầu trình độ:
    Tốt nghiệp trung học sư phạm trở lên.
    GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ (CẤP II)
    1. Chức trách:
    Là công chức chuyên môn chuyên trách giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường Trung học cơ sở cấp 2 công lập.
    2. Nhiệm vụ cụ thể:
    - Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo cấp học do Bộ Giáo dục Ðào tạo ban hành.
    - Thực hiện đầy đủ các qui chế chuyên môn như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài, chuẩn bị thí nghiệm, phụ đạo, coi thi chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh và các chế độ, nội quy, các quy định khác của ngành.
    - Hoàn thành đầy đủ các chương trình, nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo chuyên đề môn học, cấp học... và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
    - Ðảm nhiệm các hoạt động giáo dục (chủ nhiệm, lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao...) theo chương trình qui định và phân công của hiệu trưởng.
    - Nêu cao đạo đức, phẩm chất của người giáo viên, gương mẫu tham gia công tác đoàn thể, xã hội trong và ngoài trường; phối hợp với các giáo viên liên quan để xây dựng tập thể sư phạm trong nhà trường và giáo dục học sinh.
    3. Hiểu biết:
    - Nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách... của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác giáo dục.
    - Nắm bắt mục tiêu bậc học.
    - Nắm bắt kiến thức cơ bản, lý luận dạy học và phương pháp giảng dạy các bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy.
    - Nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi, tình hình học tập bộ môn và các hoạt động giáo dục của học sinh mà giáo viên phụ trách.
    - Hiểu biết và tiến hành được một số hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
    4. Yêu cầu trình độ:
    Tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm trở lên, nếu tốt nghiệp trường Cao đẳng (hoặc Ðại học khác) về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình trường trung học cơ sở cấp 2 thì phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Ðào tạo.
    GIÁO VIÊN CAO CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (CẤP 2)
    1. Chức trách:
    Là công chức chuyên môn cao nhất của bậc học, chuyên trách giảng dạy và giáo dục ở bậc trung học cơ sở cấp 2 công lập.
    2. Nhiệm vụ cụ thể:
    - Thực hiện tốt công tác giảng dạy các môn được phân công và trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh ở các lớp đặc biệt, lớp chọn, lớp chuyên đạt hiệu quả cao.
    - Chủ trì ra đề thi tuyển chọn học sinh giỏi bộ môn, kiểm tra chất lượng bộ môn cấp quận, huyện. Phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn cho các lớp chọn, lớp chuyên.
    - Chủ trì tổ chức việc soạn thảo các chuyên đề của môn học để bồi dưỡng cho giáo viên bộ môn của cấp học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh trong nhà trường.
    - Chủ trì được việc tổng kết, soạn thảo các chuyên đề sư phạm, tâm sinh lý học sinh, tham gia giáo dục học sinh cá biệt, tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trong quận, huyện. Làm giáo viên chủ nhiệm các lớp đặc biệt có kết quả.
    - Tham gia kiểm tra, thanh tra giảng dạy và các mặt công tác giáo dục các lớp trong các cấp học (khi được phân công).
    - Chủ trì xây dựng và thực hiện việc quản lý phòng thí nghiệm, vườn thí nghiệm theo môn học mình phụ trách.
    - Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên.
    - Làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong cấp học theo phân công của hiệu trưởng.
    - Là thành viên Hội đồng chấm thi để xét chọn giáo viên giỏi bộ môn (theo yêu cầu).
    3. Hiểu biết:
    - Nắm vững mục tiêu cấp học. Nắm bắt kịp thời những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành Giáo dục và Ðào tạo
    - Hiểu biết sâu sắc kiến thức cơ bản các môn học được phân công giảng dạy, có kỹ năng tốt trong giảng dạy bộ môn. Có phương pháp tốt trong tổ chức giáo dục tập thể học sinh trung học cơ sở cấp 2 hoặc các hoạt động giáo dục.
    - Nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi và tình hình học tập, sinh hoạt, đạo đức... của học sinh để có biện pháp phù hợp nhằm giảng dạy, giáo dục có kết quả.
    - Biết phối hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường để phục vụ công tác giảng dạyvà giáo dục học sinh có hiệu quả.
    4. Yêu cầu về trình độ:
    - Tốt nghiệp đại học sư phạm (nếu tốt nghiệp trường đại học khác về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình trung học cơ sở cấp 2 thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình nội dung của Bộ Giáo dục và Ðào tạo).
    - Có chứng chỉ B ngoại ngữ, giáo viên ngoại ngữ phải có chứng chỉ C ngoại ngữ thứ 2.
    - Có thâm niên ở ngạch giáo viên tối thiểu là 9 năm..
    - Có các công trình thuộc chuyên đề cải tiến chuyên môn và giáo dục học sinh có chất lượng cao được cấp tỉnh công nhận. Ðã được công nhận là giáo viên giỏi cấp quận, huyện trở lên.
    GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
    I. GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CẤP 3
    1. Chức trách:
    Là công chức chuyên môn, chuyên trách giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông trung học cấp 3 công lập.
    2. Nhiệm vụ cụ thể:
    - Giảng dạy môn học theo mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo của bậc học do Bộ Giáo dục và Ðào tạo ban hành.
    - Thực hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, thực hành, giảng bài, phụ đạo, coi thi, chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh, các chế độ, nội quy... và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Ðào tạo.
    - Hoàn thành đầy đủ các chương trình, nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo chuyên đề... và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
    - Ðảm nhận các hoạt động giáo dục (chủ nhiệm, lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao, luyện tập quân sự và các hoạt động ngoại khoá khác) theo nội dung chương trình và phân công của hiệu trưởng.
    - Rèn luyện đạo đức, phẩm chất của người giáo viên, gương mẫu tham gia các công tác xã hội, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, phối hợp với các giáo viên liên quan để xây dựng tập thể sư phạm.
    3. Hiểu biết:
    - Nắm được mục tiêu cấp học, nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác giáo dục - đào tạo.
    - Nắm được kiến thức cơ bản, lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy.
    - Nắm được tâm sinh lý lứa tuổi tình hình học tập bộ môn và các hoạt động giáo dục của học sinh mà giáo viên phụ trách.
    - Hiểu biết và tiến hành được một số hoạt động giáo dục.
    4. Yêu cầu trình độ:
    - Tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên (nếu tốt nghiệp trường đại học khác về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học cấp 3 thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình nội dung của Bộ Giáo dục và Ðào tạo).
    - Có chứng chỉ A ngoại ngữ, giáo viên ngoại ngữ phải có chứng chỉ B ngoại ngữ khác.
    II. GIÁO VIÊN CAO CẤP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CẤP 3
    1. Chức trách:
    Là công chức chuyên môn cao nhất của bậc học, chuyên trách giảng dạy và giáo dục trong trường trung học phổ thông cấp 3 công lập.
    2. Nhiệm vụ cụ thể
    - Thực hiện tốt công tác giảng dạy các môn học được phân công và trực tiếp giảng dạy được ở các lớp đặc biệt, lớp chọn, lớp chuyên...
    - Chủ trì ra đề thi tuyển học sinh giỏi bộ môn, kiểm tra chất lượng bộ môn của nhà trường trở lên, phát hiện, giảng dạy và bồi dưỡng có kết quả học sinh giỏi bộ môn cho các lớp chọn, lớp chuyên...
    - Chủ trì tổ chức và soạn thảo các chuyên đề của môn học để bồi dưỡng cho giáo viên bộ môn của bậc học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc giáo dục.
    - Chủ trì hướng dẫn, đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên.
    - Làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong cấp học theo sự phân công của hiệu trưởng.
    - Chủ trì xây dựng và hoàn thiện được mô hình học cụ, tốt nghiệp phục vụ công tác giảng dạy.
    - Chủ trì được việc tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm nghiệp vụ giảng dạy bộ môn, soạn thảo các chuyên đề sư phạm, tâm sinh lý học sinh. Tham gia giáo dục học sinh cá biệt. Tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp tỉnh và thành phố.
    - Tham gia kiểm tra giảng dạy và các mặt công tác giáo dục ở các trường của bác học (khi có yêu cầu).
    - Là thành viên Hội đồng chấm thi để xét chọn giáo viên giỏi bộ môn (khi có yêu cầu).
    3. Hiểu biết:
    - Nắm vững mục tiêu bác học. Nắm bắt kịp thời những quan điểm, chủ trường, đường lối chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành Giáo dục và Ðào tạo.
    - Hiểu biết sâu kiến thức cơ bản bộ môn các môn học có liên quan có kỹ năng thành thạo trong giảng dạy bộ môn, có phương pháp tốt trong tổ chức giáo dục một tập thể học sinh phổ thông trung học cấp 3 hoặc hoạt động giáo dục có kết quả.
    - Nắm chắc tâm sinh lý lứa tuổi và tình hình học tập của học sinh để có biện pháp phù hợp nhằm giảng dạy, giáo dục có kết quả.
    - Phối hợp có kết quả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giảng dạy và giáo dục.
    4. Yêu cầu trình độ:
    - Có chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học về môn học trực tiếp giảng dạy.
    - Có chứng chỉ C ngoại ngữ. Giáo viên ngoại ngữ phải có chứng chỉ C ngoại ngữ thứ 2.
    - Có thâm niên ở ngạch giáo viên tối thiểu là 9 năm.
    - Có các công trình sáng tạo thuộc chuyên đề cải tiến chuyên môn và giáo dục được cấp tỉnh, thành phố công nhận. Ðã được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên.
    - Có chứng chỉ lý luận Mác Lê nin theo chương trình bồi dưỡng cho công chức sau đại học.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học
    Ban hành: 05/12/2017 Hiệu lực: 20/01/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Thông tư 07/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học
    Ban hành: 15/06/2018 Hiệu lực: 01/08/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
    Ban hành: 12/08/2019 Hiệu lực: 26/09/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
    Ban hành: 14/09/2015 Hiệu lực: 01/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    05
    Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập
    Ban hành: 16/09/2015 Hiệu lực: 03/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    06
    Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập
    Ban hành: 16/09/2015 Hiệu lực: 03/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    07
    Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập
    Ban hành: 16/09/2015 Hiệu lực: 03/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 202/TCCP-VC tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Giáo dục

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
    Số hiệu:202/TCCP-VC
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:08/06/1994
    Hiệu lực:08/06/1994
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phan Ngọc Tường
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X